intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MOLYBDENUM (MO) ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

151
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyển tạp các báo cáo nghiên cứu khoa học của trường đại học huế đề tài:NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MOLYBDENUM (MO) ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MOLYBDENUM (MO) ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MOLYBDENUM (MO) ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguy n ình Thi, Nguy n H u Trung Đễ ễ ữ Tr ng i h c Nông Lâm, i h c Hu ờư ạĐ ọ ạĐ ọ ế Hoàng Minh T n ấ Tr ng i h c Nông nghi p I Hà N i ờư ạĐ ọ ệ ộ Quý Hai ỗĐ Tr ng i h c Khoa h c, i h c Hu ờư ạĐ ọ ọ ạĐ ọ ế TÓM TẮT Molybdenum (Mo) là nguyên t vi l ng có tác d ng quan tr ng n s c nh m, ố ợư ụ ọ ếđ ịđ ố ự ạđ chuy n hoá m và nhi u ho t ng sinh lý khác c a cây l c nh ng hàm l ng c a nó trong t ể ạđ ề ộđ ạ ủ ạ ư ợư ủ ấđ cát tr ng l c Th a Thiên Hu r t th p. Bên c nh ó, nông dân ây ch a bón b sung vi ồ ởạ ừ ấế ấ ạ đ đở ư ổ l ng cho cây tr ng. Thí nghi m này c ti n hành t i Trung tâm Nghiên c u Cây tr ng T ợư ồ ệ ợưđ ế ạ ứ ồ ứ H và ã xác nh c: Bón b sung Mo cho l c ã t ng sinh tr ng và n ng su t m c sai ạ đ ịđ ợưđ ổ đạ ă ởư ă ởấ ứ khác có ý ngh a, n ng su t l c c t ng t i 14,96 – 17,54%, n ng x lý Mo có tác d ng cao ĩ ă ạấ ăủ ớ ồ ử ộđ ụ nh t cho cây l c tr ng trên t cát Th a Thiên Hu là 0,03%, th i k x lý có hi u qu nh t ấ ạ ồ ấđ ở ừ ế ờ ửỳ ệ ả ấ là x lý h t tr c khi em gieo và phun lên lá vào giai o n k t thúc ra hoa. ử ạ ớư đ ạđ ế 1. Đặt vấn đề Lạc là cây họ đậu, cây công nghiệp ngắn ngày được canh tác lâu đời, có giá trị kinh tế cao và có khả năng cải tạo đất nhưng năng suất ở Thừa Thiên Huế còn thấp (17,6 tạ/ha – 2006). Nông dân trồng lạc ở Thừa Thiên Huế hiện chỉ mới bón phân đa lượng (N, P, K, Ca...), trong khi hầu hết đất trồng ở Việt Nam được xác định là thiếu vi lượng [1] nên đã hạn chế lớn đến năng suất lạc. Trong các nguyên tố vi lượng, Mo có vai trò thiết yếu đến quá trình cố định đạm và chuyển hoá nitrat đối với cây họ đậu nhưng hàm lượng trong đất rất thấp [2]. Ưng Định (1968 – 1969) bón 2kg/ha (NH4)6Mo7O24.4H2O đã tăng 19,0% năng suất lạc; Trần Văn Hồng (1970 – 1980) xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Mo đã tăng năng suất lạc 9,2%; Nguyễn Đình Mạnh (1988), Dương Văn Đảm (1993) một số tác giả khác khi phun phối hợp Mo với Cu cho lạc trên đất bạc màu đã tăng năng suất tới 13,8% [2; 4; 5]. Nguyễn Tấn Lê (1992) dùng Mo nồng độ 250 ppm xử lý cho cây lạc trồng trên đất cát Quảng Nam đã tăng năng suất lạc quả 8,0 – 14,2%, hàm lượng lipít 73
  2. tăng 10,1 – 25,5%, hàm lượng protein tăng 21,1 – 24,4% so với đối chứng [3]. Tuy vậy, các nghiên cứu tương tự về ảnh hưởng của Mo đến sinh trưởng và năng suất lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa được tiến hành một cách bài bản, cho đến nay vẫn chưa xác định được liều lượng Mo cây cần và thời kỳ bón có hiệu quả nhất. Đề tài này được tiến hành trên giống lạc L14, trong vụ xuân tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ đã tập trung giải quyết những tồn tại trên và bước đầu thu được một số kết quả mới, có độ tin cậy cao. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu Giống lạc sử dụng trong thí nghiệm: L14, đây là giống có triển vọng ở miền Trung [6]. Hóa chất sử dụng: Môlípdát amôn (NH4)6Mo7O24.4H2O chứa 99,5% hoạt chất có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các nồng độ Mo xử lý: 0,00% (đ/c); 0,01%; 0,03%; 0,05%; 0,07%; 0,09%. Các thời kỳ xử lý: ngâm hạt; phun lên lá ở thời kỳ trước ra hoa, ra hoa và sau ra hoa. Mỗi thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô = 7,5 m2. Chỉ tiêu theo dõi gồm: chiều cao thân chính; số cành và chiều dài cành; số lượng và khối lượng quả trên cây; sự tích lũy chất khô; khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt; năng suất kinh tế. Mỗi chỉ tiêu được xác định theo phương pháp nghiên cứu hiện hành đối với cây lạc. Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình MSTATC. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của Mo đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính cây lạc B ng 1. nh h ng c a Mo n chi u cao thân chính (cm/cây) Ả ởư ủ ếđ ề ả Thời kỳ xử lý Mo Nồng độ xử hạt trước ra hoa lý (%) ra hoa sau ra hoa 0,00 (đ/c) 26,73 c 27,73 a 25,70 bc 29,03 b 0,01 28,30 bc 28,53 a 26,90 ab 29,03 b 0,03 30,23 a 26,80 b 27,80 a 32,90 a 74
  3. 0,05 28,83 ab 26,63 b 26,00 bc 28,67 bc 0,07 28,67 ab 24,93 c 25,87 bc 27,53 cd 0,09 27,90 bc 24,87 c 24,93 c 27,20 d LSD0,05 1,510 0,899 1,168 1,265 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Mo đến chiều cao cây trình bày ở bảng 1 cho thấy: bổ sung Mo cho lạc bằng cách xử lý hạt trước khi gieo hoặc phun lên lá vào thời kỳ ra hoa hoặc sau ra hoa với nồng độ 0,03% có tác dụng tăng chiều cao cây ở mức sai khác có ý nghĩa. Phun bổ sung Mo vào thời kỳ cây con ít có sự tăng trưởng chiều cao cây. 3.2. Ảnh hưởng của Mo đến tổng số cành và chiều dài cành cấp một của cây lạc B ng 2. nh h ng c a Mo n t ng s cành (cành/cây) Ả ởư ủ ổ ếđ ố ả Thời kỳ xử lý Mo Nồng độ xử Hạt Trước ra hoa lý (%) Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 8,22 b 7,67 a 8,22 a 7,78 cd 0,01 8,67 a 7,45 ab 8,45 a 8,56 a 0,03 8,44 ab 7,56 ab 8,44 a 8,78 a 0,05 8,34 b 7,44 ab 8,33 a 8,33 ab 0,07 8,33 b 7,11 bc 7,77 b 7,89 bc 0,09 8,33 b 6,89 c 7,44 b 7,33 d LSD0,05 0,269 0,449 0,406 0,518 Kết quả bảng 2 cho thấy: phun Mo lên lá thời kỳ trước ra hoa hoặc ra hoa ít có tác dụng tăng số cành, thậm chí ở nồng độ xử lý cao (0,09%) còn làm giảm số cành trên cây. Bên cạnh đó, sử dụng Mo với nồng độ 0,01% - 0,03% xử lý hạt hoặc phun lên lá vào thời kỳ sau ra hoa đã tăng tổng số cành trên cây ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. B ng 3. nh h ng c a Mo n chi u dài cành c p m t (cm/cành) Ả ởư ủ ếđ ề ấ ộ ả Thời kỳ xử lý Mo Nồng độ xử Hạt Trước ra hoa lý (%) Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 28,77 b 29,23 b 28,80 b 30,70 c 0,01 29,83 b 31,03 a 29,93 b 33,20 b 75
  4. 0,03 33,63 a 29,17 b 31,77 a 35,13 a 0,05 30,60 b 28,80 bc 29,57 b 31,13 c 0,07 30,40 b 27,47 cd 29,20 b 30,60 c 0,09 29,47 b 27,10 d 28,67 b 28,47 d LSD0,05 1,918 1,558 1,260 1,586 Về ảnh hưởng của Mo đến chiều dài cành cấp một, kết quả bảng 3 cho thấy: dùng Mo xử lý hạt, phun lên lá ở thời kỳ ra hoa hoặc sau ra hoa với nồng độ 0,03% có tác dụng tăng chiều dài cành cấp một so với đối chứng. Phun Mo cho lạc ở thời kỳ trước ra hoa ít có tác dụng tăng chiều dài cành cấp một, nồng độ xử lý có chiều dài cành cấp một lớn nhất là 0,01%. 3.3. Ảnh hưởng của Mo đến số lượng và khối lượng quả lạc Khả năng tạo quả lạc dưới tác động của Mo được thể hiện qua chỉ tiêu số quả và khối lượng quả trên cây. Kết quả bảng 4 cho thấy: Mo đã làm thay đổi số quả chắc trên cây ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Nồng độ xử lý có hiệu quả cao ở các thời kỳ là 0,01% - 0,05%. B ng 4. nh h ng c a Mo n s qu ch c trên cây (qu /cây) Ả ởư ủ ắ ả ố ếđ ả ả Thời kỳ xử lý Mo Nồng độ xử Hạt Trước ra hoa lý (%) Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 12,50 c 11,07 c 12,90 c 12,80 c 0,01 16,97 a 14,63 a 15,63 a 13,83 b 0,03 17,07 a 13,07 b 14,07 b 14,30 a 0,05 17,53 a 12,97 b 13,83 b 13,03 c 0,07 15,00 b 12,73 b 11,40 d 12,30 d 0,09 14,20 bc 12,50 b 10,44 e 11,87 d LSD0,05 1,878 0,728 0,696 0,445 Kết quả bảng 5 cho thấy: khối lượng quả chắc trên cây đã tăng mạnh dưới tác động hợp lý của Mo. Trong 4 thời kỳ tác động thì xử lý hạt và phun ở thời kỳ sau ra hoa có tác dụng mạnh hơn 2 thời kỳ kia và nồng độ có hiệu quả nhất là 0,03%. Như vậy, Mo đã ảnh hưởng lớn đến quá trình vận chuyển và tích luỹ các sản phẩm quang hợp vào quả và hạt. 76
  5. B ng 5. nh h ng c a Mo n kh i l ng qu ch c trên cây (g/cây) Ả ởư ủ ếđ ợư ố ắả ả Thời kỳ xử lý Mo Nồng độ xử Hạt Trước ra hoa lý (%) Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 14,53 e 13,27 d 14,33 b 14,27 c 0,01 15,63 c 14,63 ab 15,07 a 15,83 ab 0,03 17,03 a 14,87 a 15,47 a 16,43 a 0,05 16,07 b 14,93 a 14,87 ab 15,43 b 0,07 15,27 cd 14,40 b 13,30 c 15,40 b 0,09 14,97 d 13,87 c 13,13 c 14,03 c LSD0,05 0,421 0,292 0,587 0,668 3.4. Ảnh hưởng của Mo đến khối lượng chất khô cây tích luỹ được B ng 6. nh h ng c a Mo n kh i l ng ch t khô trên cây (g/cây) Ả ởư ủ ếđ ợư ố ấ ả Thời kỳ xử lý Mo Nồng độ xử Hạt Trước ra hoa lý (%) Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 33,63 b 26,17 c 31,50 b 32,90 c 0,01 34,80 a 30,27 a 34,23 a 38,53 a 0,03 35,23 a 29,90 a 34,77 a 38,00 a 0,05 35,40 a 27,93 b 31,13 bc 36,07 b 0,07 34,87 a 27,23 bc 29,80 bc 35,53 b 0,09 32,77 c 26,80 bc 29,53 c 32,47 c LSD0,05 0,752 1,152 1,703 1,085 Khả năng tích lũy chất khô là kết quả tổng hợp của các hoạt động sinh lý trong suốt chu kỳ sống của cây. Kết quả bảng 6 cho thấy, tích lũy chất khô đã tăng mạnh dưới tác động của Mo. Nồng độ xử lý hạt tốt nhất là 0,03% - 0,05%, nồng độ phun lên lá ở các thời kỳ sinh trưởng tốt nhất là 0,01% - 0,03%. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa các thời kỳ thì xử lý hạt và phun lên lá ở thời kỳ sau ra hoa tỏ ra có hiệu quả hơn. 3.5. Ảnh hưởng của Mo đến khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt Số liệu bảng 7 và bảng 8 cho thấy, Mo không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng, sự tạo quả mà còn ảnh hưởng lớn đến khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt. Nhìn chung, nồng độ xử lý có hiệu quả là 0,01 - 0,05% và nồng độ tối ưu là 0,03%. 77
  6. B ng 7. nh h ng c a Mo n kh i l ng 100 qu (g) Ả ởư ủ ếđ ợư ố ả ả Thời kỳ xử lý Mo Nồng độ xử Hạt Trước ra hoa lý (%) Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 129,30 d 132,30 c 137,30 b 132,00 cd 0,01 133,30 c 146,30 a 137,70 b 145,30 a 0,03 139,30 b 138,30 b 143,70 a 138,30 b 0,05 144,30 a 137,70 b 138,00 b 138,70 b 0,07 132,30 c 134,00 c 135,70 b 136,00 bc 0,09 131,70 c 132,30 c 135,30 b 127,30 d LSD0,05 2,010 1,923 4,362 5,307 B ng 8. nh h ng c a Mo n kh i l ng 100 h t (g) Ả ởư ủ ếđ ợư ố ạ ả Thời kỳ xử lý Mo Nồng độ xử Hạt Trước ra hoa lý (%) Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 46,63 d 47,17 c 48,30 cd 44,63 b 0,01 49,17 bc 52,43 a 49,40 b 49,70 a 0,03 51,20 ab 50,03 b 51,47 a 49,70 a 0,05 51,80 a 49,63 b 49,00 bc 48,50 a 0,07 47,40 cd 47,00 c 48,40 bcd 45,60 b 0,09 47,17 cd 46,37 c 47,77 d 44,33 b LSD0,05 2,183 1,520 0,996 1,817 3.6. Ảnh hưởng của Mo đến khả năng tạo năng suất kinh tế lạc Thông qua các hoạt động sinh lý, hoá sinh diễn ra trong suốt chu kỳ sống, phần vật chất cây tích lũy được trong quả chắc sẽ tạo nên năng suất kinh tế. Dưới tác động của Mo, năng suất kinh tế lạc đã tăng ở mức sai khác có ý nghĩa. Điều này chứng tỏ đất cát trồng lạc ở Thừa Thiên Huế rất thiếu Mo. Tác dụng của Mo đến năng suất kinh tế ở các thời kỳ tác động không giống nhau nhưng nhìn chung đều đạt giá trị cao nhất tại nồng độ 0,03%. 78
  7. B ng 9. nh h ng c a Mo n n ng su t kinh t l c Ả ởư ủ ă ếđ ấ ạế ả Thời kỳ xử lý Mo Nồng Hạt Trước ra hoa độ xử Ra hoa Sau ra hoa Tấn/ha Tấn/ha Tấn/ha Tấn/ha % % % % lý (%) so đc so đc so đc so đc 0,00 (đ/c) 3,60 e 100,00 3,30 d 100,00 3,56 c 100,00 3,55 d 100,00 0,01 3,88 c 107,95 3,63 ab 109,94 3,75 ab 105,26 3,93 b 110,79 0,03 4,23 a 117,54 3,69 a 111,78 3,84 a 107,95 4,08 a 114,96 0,05 3,99 b 110,92 3,70 a 112,18 3,68 bc 103,51 3,83 c 107,77 0,07 3,79cd 105,25 3,57 b 108,15 3,31 d 92,89 3,82 c 107,55 0,09 3,72 d 103,34 3,45 c 104,48 3,26 d 91,60 3,49 d 98,17 LSD0,05 0,104 - 0,073 - 0,145 - 0,101 - 4. Kết luận - Bổ sung Mo cho cây lạc trồng trên đất cát có tác dụng tăng sinh trưởng và năng suất ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. - Trong các thời kỳ tác động, dùng Mo xử lý hạt trước khi gieo và phun lên lá ở thời kỳ sau ra hoa có tác dụng tăng sinh trưởng và năng suất lạc hơn 2 thời kỳ còn lại. - Trong các nồng độ xử lý, nồng độ 0,03% có hiệu quả lớn nhất. - Xử lý Mo cho cây lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế đã tăng năng suất tới 14,96% - 17,54%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Th Dân và nh ng ng i khác, K thu t t n ng su t l c cao Vi t Nam, NXB ỹ ă ạđ ậ ạấ ệở ế ữ ờư Nông nghi p, Hà N i, 2000. ệ ộ 2. D ng V n m, Nguyên t vi l ng và phân vi l ng, NXB Khoa h c và K thu t, ố ợư ợư ơư ảĐ ă ọ ỹ ậ Hà N i, 1994. ộ 3. Nguy n T n Lê, nh h ng c a các nguyên t vi l ng Mo, B và ch t c ch hô h p Ả ởư ủ ợư ố ế ứấ ấ ễ ấ sáng Na2SO3 n các ch tiêu sinh h c c a cây l c tr ng Qu ng Nam - à N ng, ếđ ỉ ủọ ởồạ ả ẵĐ Lu n án PTS h c, Mã s : 1.05.17, 1992. ậ ọ ố 4. Chu Th Th m, Phan Th Lài, Nguy n V n Tó, Phân vi l ng v i cây tr ng, NXB Lao ợư ớ ồ ị ơ ị ễ ă ng, Hà N i, 2006. ộđ ộ 79
  8. 5. T Qu c Tu n, Tr n V n L t, Cây u ph ng, k thu t tr ng và thâm canh, NXB Nông ậđ ộ ỹ ồậ ạ ố ấ ầ ă ợ nghi p, Tp. H Chí Minh, 2006. ệ ồ 6. Nguy n V n Vi t, T Kim Bính, Nguy n Th Y n, K thu t tr ng m t s gi ng l c m i ỹ ồậ ốốộ ớạ ễ ă ế ạ ễ ị ế trên t c n mi n núi, NXB Nông nghi p, Hà N i, 2006. ạ ấđ ề ệ ộ EFFECTS OF MOLYBDENUM (MO) ON GROWTH AND YIELD OF PEANUT (ARACHIS HYPOGAEA L.) ON SANDY SOIL IN THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Dinh Thi, Nguyen Huu Trung College of Agriculture and Forestry, Hue University Hoang Minh Tan Hanoi No. 1 Agricultural University Do Quy Hai College of Sciences, Hue University SUMMARY Molybdenum (Mo) plays important roles on the growth and yield of peanut since it activates nitrogenase, nitratreductase enzymes and others. Thua Thien-Hue sandy soil has been deficient in Mo. and farmers aren’t applying Mo. in peanut production. Extensive studies were conducted at Tu Ha Crops Research Center, Agronomy Faculty, Hue University of Agriculture and Forestry, to evaluate the effect of using Mo. in different concentrations and growth stages of peanut growth and productivity. Experiments were conducted in RCBD design with three replications. The results showed that: the effects of Mo. on growth and yield are of great significance. Comparing with control, the yield could increase up to 14,96% - 17,54 %. The best concentration of Mo. application for peanut on sandy soil in Thua Thien Hue is 0,03%. Application resulted in better pod-yield at sowing stage and at after-flowering stage than at other times. 80
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2