Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG (B, Mo, Zn) VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG (α-NAA) TÁC ĐỘNG TĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ"
lượt xem 22
download
Sử dụng phối hợp các nguyên tố vi lượng B, Mo, Zn và chất kích thích sinh trưởng αNAA tác động tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng đã được thực hiện rất thành công ở nhiều nước trên thế giới nhưng chưa có nghiên cứu nào theo hướng này cho cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG (B, Mo, Zn) VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG (α-NAA) TÁC ĐỘNG TĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG (B, Mo, Zn) VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG (α-NAA) TÁC ĐỘNG TĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Đình Thi Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Sử dụng phối hợp các nguyên tố vi lượng B, Mo, Zn và chất kích thích sinh trưởng α- NAA tác động tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng đã được thực hiện rất thành công ở nhiều nước trên thế giới nhưng chưa có nghiên cứu nào theo hướng này cho cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm này được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ năm 2007 – 2008 đã xác định được: Sử dụng phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA đã tăng sinh trưởng và năng suất lạc ở mức sai khác có ý nghĩa; Sử dụng hỗn hợp B, Mo, Zn đã tăng năng suất củ tới 23,23%; Sử dụng phối hợp B, Mo, Zn kết hợp với α-NAA tăng năng suất củ tới 28,69%. Nồng độ phù hợp của các nguyên tố vi lượng là 0,03% và của α-NAA là 20 ppm. I. Đặt vấn đề Sử dụng hợp lý nguyên tố vi lượng (B, Mo, Zn) và chất điều hoà sinh trưởng (α- NAA) góp phần tăng năng suất cây trồng là hướng nghiên cứu có hiệu quả cao, đã được khẳng định ở nhiều nước trên thế giới [2, 6] nhưng còn ít được thực hiện ở Việt Nam. Ở Thừa Thiên Huế, lạc là cây trồng chính nhưng năng suất hiện còn thấp (17,6 tạ/ha, 2005). Việc nghiên cứu bón bổ sung vi lượng và chất điều hoà sinh trưởng cho lạc trên đất cát ở đây là hướng nghiên cứu mới, có triển vọng do: 1) Thừa Thiên Huế là tỉnh có diện tích đất cát nghèo dinh dưỡng lớn và khí hậu tương đối khắc nghiệt; 2) Các loại đất cát ở Việt Nam đã được xác định là rất thiếu vi lượng; 3) Chưa có công trình nghiên cứu toàn diện nào theo hướng diện được công bố [7]. Từ năm 2005 đến nay, tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ, chúng tôi đã tiến hành nhiều thí nghiệm riêng rẽ và đã xác định được liều lượng cũng như thời kỳ xử lý thích hợp góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc [4, 5]. Thí nghiệm này được bố trí dựa trên những kết quả thu được nhằm nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của các nguyên tố vi lượng (B, Mo, Zn) và chất điều hoà sinh trưởng (α-NAA) đến sinh trưởng và sự tạo năng suất lạc, làm cơ sở tạo hỗn hợp tăng năng suất lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế và những vùng tương tự khác. 127
- II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu Giống lạc thí nghiệm: L14, đây là giống có triển vọng ở miền Trung [1] Hóa chất sử dụng: ZnSO4.4H2O; H3BO3; (NH4)6Mo7O24.4H2O và α - NAA 80% hoạt chất 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm gồm 8 công thức, được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Các công thức đều được xử lý vi lượng cho hạt trước khi gieo và phun lên lá vào thời kỳ sau ra hoa [4, 5]. Diện tích mỗi ô là: 1,5 x 5 = 7,5 m2. Công thức 1: đối chứng (xử lý nước lã) Công thức 2: xử lý α - NAA (20 ppm) Công thức 3: xử lý B (0,02%) + Mo (0,02%) + Zn (0,02%) Công thức 4: xử lý B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) Công thức 5: xử lý B (0,04%) + Mo (0,04%) + Zn (0,04%) Công thức 6: xử lý B (0,02%) + Mo (0,02%) + Zn (0,02%) + α - NAA 20 ppm Công thức 7: xử lý B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α - NAA 20 ppm Công thức 8: xử lý B (0,04%) + Mo (0,04%) + Zn (0,04%) + α - NAA 20 ppm Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm gồm: chiều cao thân, số cành và chiều dài cành, số lượng và khối lượng nốt sần, chỉ số diện tích lá, khối lượng diện tích lá, hiệu suất quang hợp, tích luỹ chất khô, số lượng và khối lượng quả trên cây, khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt, năng suất sinh vật, năng suất kinh tế, hệ số kinh tế. Mỗi chỉ tiêu được xác định theo phương pháp nghiên cứu hiện hành cho cây lạc và cho sinh lý thực vật [3]. Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình MSTATC. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của B, Mo, Zn và α-NAA đến sinh trưởng và năng suất lạc, chúng tôi thu được một số kết quả mới lần lượt trình bày ở các bảng sau: 3.1. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến sinh trưởng thân cành lạc Chiều cao cây là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng tạo nên bộ khung tán cây, mang lá (nguồn) và quả (vật chứa kinh tế). Kết quả ở bảng 1 cho thấy sử dụng các hỗn hợp tác động đã thay đổi chiều cao cây qua các thời kỳ theo dõi. Công thức xử lý phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA làm tăng chiều cao cây ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng và các công thức phối hợp khác. Công thức 7 có chiều cao cây lớn nhất, chiều cao cây 128
- thấp nhất ở công thức đối chứng và công thức 5. Như vậy, phối hợp vi lượng và chất điều hoà sinh trưởng cho lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế đã có tác dụng tăng trưởng chiều cao cây. Bảng 1: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến chiều cao thân chính Chiều cao thân chính tại thời kỳ ...... (cm/cây) Công thức Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa Thu hoạch 1 3,00 de 10,16 d 27,20 e 32,820 e 2 2,89 e 10,78 c 26,57 e 33,79 cd 3 3,00 de 10,83 c 29,67 c 33,36 de 4 3,28 bc 11,13 c 30,46 bc 34,11 bc 5 3,13 cd 9,34 e 28,56 d 33,01 e 6 3,39 b 12,64 ab 29,96 c 34,72 b 7 3,63 a 12,94 a 31,50 a 35,34 a 8 3,39 b 12,22 b 30,94 ab 34,61 b LSD0,05 0,181 0,484 0,896 0,607 Đối với cây lạc, số cành và chiều dài cành là những chỉ tiêu có tương quan thuận và chặt với năng suất. Phần lớn quả lạc (khoảng 70 - 80%) được tạo ra trên cành [1]. Qua số liệu bảng 2 cho thấy xử lý phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA đã tăng số cành và chiều dài cành lạc ở mức sai khác có ý nghĩa. Trong các công thức thí nghiệm, công thức 7 cho kết quả cao nhất về số cành và chiều dài cành cấp 1, cấp 2. Bảng 2: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến sự tạo cành lạc Số cành (cành/cây) Chiều dài cành (cm/cây) Công thức Cành cấp 1 Cành cấp 2 Cành cấp 1 Cành cấp 2 1 4,80 cd 1,80 g 38,63 e 26,12 f 2 5,00 ab 1,97 d 39,41 b-e 28,62 de 3 4,90 b-d 1,97 d 39,12 c-e 29,17 cd 4 5,07 ab 2,07 b 40,44 bc 29,87 bc 5 4,77 d 1,83 f 39,04 de 27,89 e 6 5,07 ab 2,00 c 40,32 b-d 29,74 bc 7 5,17 a 2,13 a 41,98 a 31,11 a 8 4,97 bc 1,93 e 40,54 b 30,50 ab LSD0,05 0,170 0,027 1,231 1,029 3.2. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến số lượng và khối lượng nốt sần Nốt sần lạc là kết quả cộng sinh giữa vi khuNn Rhizobium với rễ cây, trong quan hệ đó lạc cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cho vi khuNn còn vi khuNn sẽ thực hiện quá trình khử N2 thành dạng đạm dễ sử dụng cung cấp lại cho cây nhờ enzyme nitrogenase. 129
- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến số lượng và khối lượng nốt sần trên cây lạc cho thấy xử lý phối hợp các nguyên tố trên với nồng độ hợp lý đã tăng đồng thời số lượng và khối lượng nốt sần hữu hiệu ở các thời kỳ theo dõi. Bảng 3: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến số lượng và khối lượng nốt sần Số lượng nốt sần ở thời kỳ ... Khối lượng nốt sần ở Công (nốt/cây) thời kỳ ... (g/cây) thức Tr. ra hoa Ra hoa Sau ra hoa Tr. ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 1 32,89 c 110,69 d 385,00 e 0,017 a 0,133 cd 0,393 b 2 42,56 a 129,24 c 503,78 ab 0,024 a 0,128 d 0,501 a 3 34,00 c 129,78 c 436,33 c 0,020 a 0,149 bc 0,396 b 4 35,89 bc 140,89 b 492,33 b 0,022 a 0,166 ab 0,418 b 5 24,00 d 81,89 e 394,56 de 0,017 a 0,160 ab 0,381 b 6 38,67 ab 130,89 c 515,44 ab 0,021 a 0,154 ab 0,411 b 7 42,31 a 165,56 a 527,56 a 0,023 a 0,177 a 0,424 b 8 41,60 a 134,33 bc 419,56 cd 0,022 a 0,161 ab 0,403 b LSD0,05 4,120 7,098 27,350 0,0189 0,0189 0,0597 3.3. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến chỉ số diện tích lá và khối lượng diện tích lá Chỉ số diện tích lá và khối lượng diện tích lá là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng tạo và vận chuyển chất hữu cơ từ nguồn (lá) về vật chứa kinh tế (quả và hạt). Chỉ số diện tích lá và khối lượng diện tích lá thích hợp chứng tỏ bộ lá có cấu trúc thuận lợi để cây thực hiện quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ và khả năng trao đổi nước tốt hơn. Bảng 4: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA chỉ số diện tích lá và khối lượng diện tích lá Chỉ số diện tích lá ở thời kỳ ... Khối lượng diện tích lá tại thời Công (m2 lá/m2 đất) kỳ ...... (g/dm2) thức Tr. ra hoa Ra hoa Sau ra hoa Tr. ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 1 0,387 dc 1,983 c 4,094 c 0,411 c 0,489 b 0,473 b 2 0,404 a-c 2,017 bc 4,360 bc 0,440 a-c 0,502 b 0,493 ab 3 0,398 bc 2,048 bc 4,464 b 0,454 a-c 0,501 b 0,479 ab 4 0,418 ab 2,120 ab 4,872 a 0,473 ab 0,513 ab 0,508 ab 5 0,359 d 1,863 d 4,303 bc 0,417 bc 0,478 b 0,481 ab 6 0,404 a-c 2,160 a 4,836 a 0,457 a-c 0,509 ab 0,518 a 7 0,429 a 2,221 a 4,993 a 0,485 a 0,533 a 0,523 a 8 0,395 bc 2,114 ab 4,481 b 0,425 bc 0,501 b 0,497 ab LSD0,05 0,0267 0,0981 0,2839 0,0534 0,0267 0,0378 130
- Kết quả sử dụng B, Mo, Zn và α-NAA cho lạc đã tăng hợp lý chỉ số diện tích lá ở tất cả các thời kỳ theo dõi. Ở thời kỳ trước ra hoa và ra hoa, xử lý phối hợp các nguyên tố vi lượng hoặc nguyên tố vi lượng với chất điều hoà sinh trưởng α-NAA đã tăng chỉ số diện tích lá ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng, tuy nhiên công thức xử lý riêng rẽ α-NAA lại có chỉ số diện tích lá thấp hơn. Thời kỳ sau ra hoa, chỉ số diện tích lá tăng trong khoảng thích hợp để cây có hoạt động quang hợp tốt và đạt giá trị cao nhất tại công thức 7 (4,993 m2 lá/m2 đất). Khối lượng diện tích lá đã tăng ở tất cả các thời kỳ theo dõi khi được xử lý B, Mo, Zn và α-NAA. Công thức xử lý đồng thời B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α-NAA (20 ppm) có khối lượng diện tích lá cao nhất trong cả 3 thời kỳ theo dõi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khả năng chịu hạn và tạo chất hữu cơ của lạc. 3.4. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến hiệu suất quang hợp và tích luỹ chất khô Kết quả của quá trình quang hợp là tạo nên phần lớn lượng chất khô trong cây. Ở thời kỳ trước ra hoa, lượng chất khô cây tích luỹ được chủ yếu sử dụng để tạo nên thân lá cành và bộ rễ. Hiệu suất quang hợp ở thời kỳ này ít sai khác giữa các công thức có xử lý B, Mo, Zn và α-NAA. Thời kỳ ra hoa, cây chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, nhiều chất hữu cơ thứ cấp được hình thành đồng thời cây phải tiêu hao một lượng chất hữu cơ để ra hoa nên hiệu suất quang hợp giảm so với thời kỳ trước. Sang thời kỳ sau ra hoa, phần lớn vật chất cây tổng hợp được sẽ chuyển hoá thành chất thứ cấp như: dầu, protein... tích luỹ trong quả và hạt. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở 2 thời kỳ này, xử lý các công thức phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA không tăng hiệu suất quang hợp thuần ở mức sai khác có ý nghĩa. Khác với hiệu suất quang hợp thuần, khối lượng chất khô cây tích luỹ được qua các thời kỳ theo dõi giữa các công thức thí nghiệm lại sai khác có ý nghĩa. Nguyên nhân là do dưới tác động phối hợp của B, Mo, Zn và α-NAA đã làm thay đổi khối lượng diện tích lá và chỉ số diện tích lá, vì vậy, cho dù hiệu suất quang hợp không tăng nhưng cây lại tăng được lượng chất khô tích luỹ. Nhìn chung, công thức 7 phối hợp B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α-NAA (20 ppm) vẫn cho hiệu suất quang hợp thuần và tích luỹ chất khô cao hơn các công thức còn lại. Bảng 5: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến hiệu suất quang hợp và tích luỹ chất khô Hiệu suất quang hợp tại thời kỳ .... Khối lượng vật chất khô tại thời Công (g chất khô/m2 lá/ngày) kỳ...... (g chất khô/cây) thức Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 1 2,709 ab 1,542 a 0,939 a 1,05 d 6,52 cd 20,24 d 2 2,726 ab 1,603 a 0,956 a 1,10 cd 6,63 cd 20,89 cd 3 2,757 ab 1,585 a 1,029 a 1,13 cd 6,77 c 20,78 cd 131
- 4 2,778 ab 1,681 a 1,040 a 1,21 ab 7,15 b 22,53 ab 5 2,547 b 1,507 a 0,970 a 1,08 d 6,48 d 18,76 e 6 2,805 ab 1,612 a 0,996 a 1,17 bc 7,14 b 21,58 bc 7 2,880 a 1,626 a 1,106 a 1,26 a 7,75 a 23,29 a 8 2,726 ab 1,546 a 0,940 a 1,10 d 6,77 c 21,07 cd LSD0,05 0,2730 0,1569 0,2111 0,071 0,243 1,065 3.5. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Bên cạnh tác dụng tăng sinh trưởng thân cành thì hỗn hợp B, Mo, Zn và α-NAA còn ảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu quả và hạt. Kết quả ở bảng 6 cho thấy xử lý phối hợp vi lượng B, Mo, Zn và chất điều hoà sinh trưởng α-NAA đã thay đổi số quả, khối lượng quả và hạt lạc. Công thức xử lý B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α- NAA (20 ppm) đạt các chỉ tiêu quả và hạt cao nhất trong các công thức ở mức sai khác ý nghĩa. Bảng 6: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến sự tạo quả lạc Công Tổng số quả Số quả chắc KL quả chắc KL 100 quả KL 100 hạt thức (quả/cây) (quả/cây) (g/cây) (g) (g) 1 30,97 b 20,07 e 20,19 g 142,06 d 51,91 d 2 31,33 b 21,47 cd 23,46 d 143,78 c 52,36 cd 3 31,00 b 21,17 cd 24,31 c 144,12 c 52,26 cd 4 33,87 a 22,03 b 24,88 b 148,52 b 53,88 ab 5 28,33 c 19,23 f 21,24 f 144,88 c 51,82 d 6 31,57 b 21,63 bc 24,42 c 147,73 b 53,51 b 7 34,30 a 22,77 a 25,98 a 150,24 a 54,17 a 8 31,77 b 20,97 d 22,38 e 144,96 c 52,70 c LSD0,05 1,117 0,515 0,439 1,006 0,605 Với tác dụng tăng số lượng và khối lượng các chỉ tiêu quả và hạt, hỗn hợp B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α-NAA (20 ppm) đạt năng suất sinh vật (11,152 tấn/ha) và năng suất kinh tế (6,001 tấn/ha) cao nhất, tăng 28,69% so với đối chứng không xử lý. Bảng 7: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến năng suất lạc Năng suất kinh tế Công Năng suất sinh Hệ số kinh tế thức vật (tấn/ha) tấn/ha % so đ/c 1 7,441 f 3,497 g 100,00 0,47 f 2 7,897 cd 4,064 d 116,21 0,52 c 3 7,988 c 4,211 c 120,41 0,53 b 4 8,232 ab 4,310 b 123,23 0,52 b 132
- 5 7,618 ef 3,680 f 105,24 0,48 e 6 8,069 bc 4,231 c 120,98 0,52 b 7 8,364 a 4,501 a 128,69 0,54 a 8 7,802 de 3,874 e 110,76 0,50 d LSD0,05 0,2282 0,1017 - 0,009 Xử lý phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA hợp lý cho cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế không chỉ tăng năng suất sinh vật, năng suất kinh tế mà còn tăng hệ số kinh tế ở mức sai khác ý nghĩa so với đối chứng. Điều đó chứng tỏ hỗn hợp vi lượng - chất điều hoà sinh trưởng bên cạnh tác dụng tăng các hoạt động sinh lý, tăng trưởng thân lá còn có tác dụng tăng sự tạo quả và thúc đNy quá trình vận chuyển và tích luỹ sản phNm đồng hoá từ nguồn (lá, rễ...) về vật chứa kinh tế của lạc (quả, hạt). V. Kết luận 4.1. Xử lý phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA cho lạc trồng trên đất cát đã có tác dụng tốt đến tăng trưởng thân, lá, nốt sần ở rễ, quả và năng suất lạc. 4.2. Công thức xử lý phối hợp B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α-NAA (20 ppm) có tác dụng tốt hơn so với các công thức còn lại mức sai khác có ý nghĩa ở tất cả các chỉ tiêu sinh lý sinh trưởng và năng suất. Năng suất kinh tế tăng tới 28,69% so với đối chứng. 4.3. Bước đầu khuyến cáo sử dụng hỗn hợp nguyên tố vi lượng - chất điều hoà sinh trưởng trên vào 2 thời điểm: ngâm hạt trước khi gieo và phun lên lá ở thời kỳ kết thúc ra hoa cho cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế. VI. Kiến nghị Cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến phNm chất lạc và các chỉ tiêu sâu bệnh hại lạc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Chinh, Kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà nội, 2006. 2. Dương Văn Đảm, Nguyên tố vi lượng và phân vi lượng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1994) 3. Trần Thế Hanh, Nghiên cứu ảnh hưởng của DH1, α - NAA, PIX đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất của giống lạc L14 trên đất bạc mầu Việt Yên - Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Mã số 4.01.01, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, 2004. 4. Nguyễn Đình Thi, Hoàng Minh Tấn, Đỗ Quý Hai, Ảnh hưởng của việc xử lý B, Mo, Zn cho hạt trước khi gieo đến sinh trưởng và năng suất lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội nghị KHCN tuổi trẻ các trường ĐH và CĐ khối Nông-Lâm - Ngư toàn quốc lần thứ ba, 133
- (3/2007) 318 - 323. 5. Nguyễn Đình Thi, Hoàng Minh Tấn, Hoàng Kim Toản, Ảnh hưởng của α-NAA và CCC đến sinh trưởng và năng suất lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí KHKT Nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp I, code: 1859 – 0004, tập V, số (4/2007) 13 – 16. 6. Lê Văn Tri, Chất điều hòa sinh trưởng và năng suất cây trồng; NXB Nông nghiệp, Hà Nội (1998) 7. Nguyễn Vy, Phạm Thuý Lan, Hiểu đất và biết bón phân, NXB Lao động Xã hội (2006) USING THE COMBINATION OF MICRONUTRIENT (B, Mo, Zn) AND PLANT HORMONE (α-NAA) TO IMPROVE THE GROWTH AND POD YIELD OF PEANUT ON SANDY SOIL IN THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Dinh Thi College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY The using B, Mo, Zn and α-NAA to increase crop yields has been successful in many countries but there has been no research on this technique applied to stimulate the growth and yield of peanut on sandy soil in Thua Thien Hue province. This experiment was conducted in 2007 – 2008 at Tu Ha Crops Research Center, College of Agriculture and Forestry, Hue University to investigate the effect of using B, Mo, Zn and α-NAA at difference concentraions on the growth and productivity of peanut. The results showed that B, Mo, Zn and α-NAA have significant effects on the growth and pod-yield. The pod-yield could increase up to 23.23 – 28.69% when comparing with control. For peanut planted on sandy soil in Thua Thien Hue, it is best to use the combination of B (0.03%), Mo (0.03%), Zn (0.03%) and α-NAA (20ppm) to soak seeds before sowing and spray on leaves after the flowering stage. 134
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 378 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 347 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 372 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn