Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT TỪ GỖ VANG ĐỂ NHUỘM VẢI"
lượt xem 23
download
Dịch chiết bằng nước từ cây gỗ vang được ứng dụng để làm thuốc nhuộm vải với các chất cắn màu khác nhau: Al2SO4, CrCl3, ZnSO4. Các chất liệu vải dùng để nhuộm là: cotton và tơ tằm màu trắng. Độ bền màu sắc của vải sau khi nhuộm được đánh giá dựa theo các tiêu chí khác nhau như bền với giặt bằng xà phòng và thuốc tẩy, bền với mồ hôi và quá trình là nóng. Kết quả thu được sau khi nhuộm vải cho thấy: dịch chiết từ cây gỗ vang có khả năng tạo màu tốt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT TỪ GỖ VANG ĐỂ NHUỘM VẢI"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT TỪ GỖ VANG ĐỂ NHUỘM VẢI A STUDY ON THE APPLICATION OF THE SOLUTION EXTRACTED FROM SAPPANWOOD TO FABRICS DYEING Giang Thị Kim Liên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Dịch chiết bằng nước từ cây gỗ vang được ứng dụng để làm thuốc nhuộm vải với các chất cắn màu khác nhau: Al2SO4, CrCl3, ZnSO4. Các chất liệu vải dùng để nhuộm là: cotton và tơ tằm màu trắng. Độ bền màu sắc của vải sau khi nhuộm được đánh giá dựa theo các tiêu chí khác nhau như bền với giặt bằng xà phòng và thuốc tẩy, bền với mồ hôi và quá trình là nóng. Kết quả thu được sau khi nhuộm vải cho thấy: dịch chiết từ cây gỗ vang có khả năng tạo màu tốt trên hai loại vải nghiên cứu, màu sắc của vải sau khi nhuộm phong phú với các chất cắn màu khác nhau. Các muối Al2(SO4)3, CrCl3 có thể sử dụng làm chất cắn màu tốt hơn so với ZnSO4. Sản phẩm sau khi nhuộm có độ bền màu khá tốt với các chỉ tiêu đánh giá, đặc biệt là sản phẩm nhuộm trên vải tơ tằm. SUMMARY The solution extracted from sappanwood by water has been used to dye fabrics with different mordants such as Al2SO4, CrCl3 and ZnSO4. The two materials used in dyeing were cotton and silk. The assessment of color and durability of the dyed materials was based on differrent criteria: they were durable when washed in water with soap and detergent and when soaked with perspiration or when ironed.The results from dyeing show that the solution extracted from sappanwood is able to create good colours on the two studied fabrics and that the fabric colours are diverse with different mordants. Al2(SO4)3 and CrCl3 can be better used as mordants than ZnSO4. After being dyed, the products have relatively good color durability based on different assessment criteria, especially the silk products. I. Đặt vấn đề Ngày nay, các loại thuốc nhuộm nhân tạo với màu sắc đa dạng được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đáp ứng được thị hiếu thẩm mĩ ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do lạm dụng thái quá các sản phẩm nhuộm công nghiệp cho nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người cũng như môi trường sống. Ý thức được những tác hại đó, con người ngày càng có xu hướng quay về với những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên [1,2]. Việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng những nguồn nguyên liệu màu tự nhiên để thay thế chất màu nhân tạo đang được các nhà khoa học hết sức quan tâm [3,4]. Cây gỗ vang tên khoa học là Caesalpinia sappan.L.1753 là loại cây vốn rất phổ biến ở các vùng miền núi, trung du ở Việt Nam. 42
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 Đây là loại cây có rất nhiều giá trị sử dụng. Đặc biệt, gỗ vang là nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc nhuộm thiên nhiên [3,4]. Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu ứng dụng của dịch chiết bằng nước từ cây gỗ vang để làm thuốc nhuộm vải với các chất cắn màu khác nhau [5,6]. II. Thực nghiệm 1. Xử lý mẫu vải và tiến hành nhuộm [1,2] Ngâm 10g gỗ đã chẻ nhỏ với 60ml nước cất trong khoảng 1 ngày rồi đem chưng ninh trên bếp điện trong 4 giờ. Dịch chiết đem lọc nóng thu được dung dịch màu, trong suốt. Mẫu vải dùng thí nghiệm được cắt với kích thước 10x5cm. Mỗi loại vải chuẩn bị 4 mẫu, xử lí trong 4 điều kiện: không sử dụng chất cắn màu, lần lượt sử dụng các chất cắn màu là Al2(SO4)3, CrCl3, ZnSO4. Dung dịch các muối dùng để cắn màu được pha ở các nồng độ là: 0.05M; 0.1M; 0.15M; 0.2M; 0.25M. Dịch chiết được đo bằng máy quang phổ UV-VIS để xác định mật độ quang D1. Sau khi xử lý xong mẫu vải thì tiến hành nhuộm. Lấy mẫu vải ra giặt bằng nước ấm 400C, vắt, phơi khô hoặc đem sấy ở 600C rồi tiến hành so màu. Trộn dung dịch màu thu được sau khi nhuộm và nước lưu sau khi giặt, đem đo UV-VIS. Xác định được mật độ quang còn lại của dung dịch sau khi nhuộm vải D2 D1 − D2 So sánh D1 với D2. Xác định tỉ lệ ăn màu a của vải theo CT: a = ⋅ 100 D1 2. Đánh giá độ bền màu của sản phẩm sau nhuộm [1,6,7] Độ bền màu với mỗi tác nhân được đánh giá bằng sự thay đổi màu ban đầu cũng như mức độ dây màu sang vải trắng cùng gia công. Độ bền màu của vật liệu chịu ảnh hưởng của nhiều tác nhân. Chúng tôi lựa chọn một số tác nhân sau: a. Độ bền màu sau khi giặt Sản phẩm sau khi nhuộm lần lượt được giặt với các tác nhân lần lượt là nước, xà phòng, thuốc tẩy ở nhiệt độ 35-400C trong thời gian 15 phút, vắt khô, đem phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không lớn hơn 60oC. b. Độ bền màu với mồ hôi Chuẩn bị dung dịch mồ hôi gồm: 5g/l NaCl, dung dịch NH3 25% 6ml/l, 7ml/l axit axetic đậm đặc. Cho mẫu vải đã nhuộm vào dung dịch trên ở nhiệt độ 37 ± 2oC và giữ trong 30 phút rồi lấy ra phơi khô . c. Độ bền màu sau khi là nóng Chuẩn bị 2 mẫu vải trắng, 1 mẫu vải đã nhuộm. Nhúng ướt 2 mẫu vải, vắt khô. Đặt theo thứ tự lần lượt mẫu vải trắng ướt lên trên, mẫu vải màu ướt ở giữa, mẫu vải trắng khô dưới cùng. Là ở nhiệt độ 140-160oC trong 15s. 43
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 III. Kết quả và thảo luận 1. Kết quả khảo sát nồng độ muối cắn màu Trên cơ sở một số thuốc nhuộm có nhóm định chức ở các vị trí thích hợp, khi gặp các ion kim loại nặng chúng sẽ tạo các phức khó tan, nhờ đó mà độ bền gia công của thuốc nhuộm tăng lên đáng kể. Để tạo phức với phân tử thuốc nhuộm người ta thường dùng các ion kim loại có lớp điện tử ngoài cùng chưa bão hòa như Cr, Fe, Cu, Zn... Sau khi khảo sát sơ bộ, chúng tôi chọn 3 muối làm chất cắn màu là Al2(SO4)3, CrCl3 và ZnSO4. Kết quả khảo sát sự thay đổi mật độ quang D của dịch chiết theo nồng độ các muối được trình bày ở bảng 1 và các đồ thị trên hình1, hình 2 và hình 3. Bảng 1. Sự thay đổi mật độ quang D của dịch chiết theo nồng độ các chất cắn màu Nồng độ chất cắn màu (M) 0,05 0,25 0,10 0,15 0,20 Mật độ quang D 20,09 22,82 30,06 29,80 29,45 (với chất cắn màu Al2(SO4)3) Mật độ quang D 20,68 31,00 32,40 43,21 26,75 (với chất cắn màu CrCl3) Mật độ quang D 13,91 14,40 22,68 18,99 18,38 (với chất cắn màu ZnSO4) 35 30 Mật độ quang- D 29.45 29.8 25 30.06 20 22.82 15 20.09 10 5 0 0,05M 0,1M 0,15M 0,2M 0,25M Nồng độ chất cắn màu Hình1. Đồ thị phụ thuộc giữa mật độ quang của dung dịch và nồng độ muối Al2(SO4)3 44
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 50 43.21 40 Mật độ quang- D 30 32.4 26.75 31 20 20.68 10 0 0,05M 0,1M 0,15M 0,2M 0,25M Nồng độ chất cắn màu Hình 2. Đồ thị phụ thuộc giữa mật độ quang của dung dịch và nồng độ muối CrCl3 25 22.68 18.99 20 Mật độ quang- D 18.38 15 14.4 13.91 10 5 0 0,05M 0,1M 0,15M 0,2M 0,25M Nồng độ chất cắn màu Hình 3. Đồ thị phụ thuộc giữa mật độ quang của dung dịch và nồng độ muối ZnSO4 Từ bảng 1 và các đồ thị 1, 2, 3 cho thấy: khi tăng nồng độ chất cắn màu thì mật độ quang của dịch chiết tăng lên đến khi đạt giá trị cực đại. Nếu tiếp tục tăng nồng độ của chất cắn màu thì làm giảm khả năng tạo phức của ion với thuốc nhuộm nên mật độ quang giảm dần. Vì vậy, ứng với các giá trị mật độ quang cực đại của các dịch chiết, chúng tôi chọn: nồng độ tối ưu của các muối như sau: Al2(SO4)3 là 0,15M; CrCl3 là 0,2M và ZnSO4 là 0,15M. 2. Kết quả nhuộm vải Tỉ lệ ăn màu của vải sau khi nhuộm không dùng chất cắn màu được thể hiện trên bảng 2, nhuộm với các chất cắn màu được thể hiên trên bảng 3. Màu sắc thu được của các sản phẩm sau khi nhuộm được thể hiện trền hình 4. Bảng 2. Kết quả nhuộm vải không dùng chất cắn màu D1 D2 a% 22,325 10,725 51,96 Vải tơ tằm 22,325 9,708 56,52 Vải cotton 45
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 Bảng 3. Kết quả ứng dụng nhuộm vải có sử dụng chất cắn màu TƠ TẰM COTTON Chất cắn màu D1 D2 a% D1 D2 a% Al2(SO4)3 30,06 8,8 70,72 30,06 1,275 95,76 43,21 8,8 70,72 43,21 1,275 95,76 CrCl3 22,68 12,53 44,76 22,68 9,72 57,15 ZnSO4 Từ bảng 2 và bảng 3 cho thấy, khả năng ăn màu của vải khi nhuộm với các chất cắn màu cao hơn nhiều so với nhuộm không có chất cắn màu. Tỉ lệ ăn màu của vải cotton cao hơn so với vải tơ tằm. Hình 4. Màu sắc thu được của các sản phẩm sau khi nhuộm với các điều kiện khác nhau Vải cotton Vải tơ tằm Không dùng chất cắn màu Chất cắn màu Al2(SO4)3 Chất cắn màu CrCl3 Chất cắn màu ZnSO4 Từ hình 4 cho thấy các loại vải sau khi nhuộm cho màu sắc phong phú tùy thuộc vào các muối dùng để cắn màu. Từ màu đỏ, cam đến màu tím ở các sắc đậm nhạt khác nhau. Màu sắc của sản phẩm nhuộm trên vải cotton tươi tắn hơn trên vải tơ tằm. 46
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 3. Kết quả đánh giá độ bền màu của sản phẩm sau khi nhuộm [6] Chất cắn Vải tơ tằm Vải cotton màu Không dùng chất cắn màu Al2(SO4)3 CrCl3 ZnSO4 Hình 5. Màu sản phẩm sau khi giặt với nước Javen Nhận xét chung: các mẫu vải đã nhuộm sau khi được thử với các tác nhân khác nhau hầu hết đều giữ được màu sắc bền vững và phong phú như sau khi nhuộm. Độ dây màu lên vải trắng cùng gia công khá nhỏ. Ở đây chúng tôi chỉ minh họa hình ảnh sự thay đổi màu sắc của vải sau khi giặt bằng thuốc tẩy Javen (hình 5). a. Kết quả đánh giá độ bền màu sau khi giặt - Giặt với nước Đối với các mẫu vải cotton thì mẫu cắn màu bằng muối CrCl3 0,2M có màu sắc ít thay đổi nhất rồi lần lượt đến mẫu cắn màu bằng muối nhôm, kẽm và mẫu không cắn màu. Các mẫu vải tơ tằm sau khi giặt với nước thì màu sắc thay đổi không đáng kể so với mẫu gốc. - Giặt với xà phòng Các mẫu vải cotton phai màu tương đối nhiều so với mẫu gốc. Các mẫu vải tơ tằm thì bền màu hơn khi giặt với xà phòng. 47
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 - Giặt với thuốc tẩy Javen Các mẫu sản phẩm cotton phai màu tương đối nhiều hơn các mẫu tơ tằm nhưng không thay đổi nhiều so với mẫu gốc. b. Kết quả đánh giá độ bền màu với mồ hôi Các mẫu sản phẩm nhuộm cotton thì phai đi khá nhiều so với mẫu gốc. Còn trong các mẫu tơ tằm thì mẫu cắn màu bằng muối kẽm là phai màu nhiều nhất rồi đến muối nhôm, các mẫu còn lại đều khá bền màu kể cả mẫu nhuộm không sử dụng chất cắn màu. c. Kết quả đánh giá độ bền màu sau khi là nóng - Đối với mẫu cotton, độ phai màu và độ dây màu lên vải trắng cùng gia công của các mẫu được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lần lượt là mẫu không dùng chất cắn màu, đến mẫu cắn màu bằng muối nhôm, muối crôm còn mẫu cắn màu bằng muối kẽm thì phai đi nhiều so với màu của mẫu gốc. - Đối với mẫu tơ tằm, chỉ trừ mẫu cắn màu bằng muối nhôm có sự phai màu so với mẫu gốc nhưng khá ít còn các mẫu khác đều khá bền màu khi tiến hành là nóng. Độ dây màu lên vải trắng cùng gia công cũng ít hơn nhiều so với các mẫu cotton. IV. Kết luận 1. Dịch chiết gỗ vang có khả năng tạo màu tốt trên hai loại vải tơ tằm và cotton. Sản phẩm sau khi nhuộm cho màu sắc phong phú tùy thuộc vào các muối dùng để cắn màu. Từ màu đỏ, cam đến màu tím ở các sắc đậm nhạt khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng có thể lựa chọn chất cắn màu để thu được màu sắc như mong muốn. 2. Các muối Al2(SO4)3, CrCl3 có thể sử dụng làm chất cắn màu khá tốt. Riêng muối ZnSO4 thì màu sắc sản phẩm thu được không khác nhiều so với sản phẩm khi nhuộm không dùng chất cắn màu và độ bền màu của sản phẩm cũng không cao cho nên đây không phải là chất cắn màu tốt. 3. Độ bền màu của các sản phẩm nhuộm có sử dụng chất cắn màu khá tốt với các chỉ tiêu đánh giá như: sau khi giặt với các tác nhân khác nhau, dưới tác động của mồ hôi và quá trình là nóng và tốt hơn so với mẫu không dùng chất cắn màu. Đặc biệt, các mẫu sản phẩm nhuộm trên vải tơ tằm bền màu hơn các sản phẩm nhuộm trên vải cotton. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS Cao Hữu Trượng, PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh- Hoá học thuốc nhuộm- Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- 2002. [2] http://www.faculty.ucr.edu/~legneref/botany/tandye.htm. [3] Tô mộc - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia . 48
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 [4] Baek,N.I.,S. G. Jeon, et al. (2000), Anticonvulsant compounds from the wood of Caesalpinia sappan L. Archives of Pharmacal Research Seoul, Department of Life Sciences, Kyung Hee University, South Korea. [5] Giang Thị Kim Liên- Nghiên cứu thành phần và cấu trúc một số hợp chất chính trong cây gỗ vang- Luận văn thạc sĩ hóa học – ĐH Sư Phạm Đà Nẵng- 2007. [6] Nguyễn Thị Lan Phương - Nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết từ cây gỗ vang và ứng dụng làm thuốc nhuộm vải - Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Sư phạm, Đà Nẵng 2009. [7] PGS.TS Đào Hùng Cường- Hóa học các hợp chất màu hữu cơ- Đà Nẵng - 1996. [8] Phùng Thi Xuân Hiệp - Nghiên cứu chiết một số hợp chất màu từ cây gỗ vang - đồ án tốt nghiệp, Đà Nẵng 2007. 49
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 529 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 323 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 320 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 230 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 388 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 269 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 357 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 368 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 353 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 197 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn