intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

80
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà nước Việt Nam luôn đánh giá cao những cống hiến của người phụ nữ đối với những thắng lợi chung của dân tộc từ xưa đến nay, coi đó là nguồn nhân lực dồi dào và không thể thiếu trong tiến trình phát triển của đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM"

  1. TAÛP CHÊ KHOA HOÜC, Âaûi hoüc Huãú, Säú 47, 2008 QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM Mai Thị Diệu Thuý Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Nhà nước Việt Nam luôn đánh giá cao những cống hiến của người phụ nữ đối với những thắng lợi chung của dân tộc từ xưa đến nay, coi đó là nguồn nhân lực dồi dào và không thể thiếu trong tiến trình phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước luôn nhận thức sâu sắc rằng phụ nữ hoàn toàn xứng đáng được hưởng quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước (Hiến pháp năm 1946), Nhà nước đã ghi nhận quyền công dân nói chung và quyền bình đẳng của phụ nữ nói riêng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp. Nguyên tắc này tiếp tục được kế thừa và phát triển trong các bản Hiến pháp về sau, tạo ra khung pháp lí hoàn thiện cho hệ thống pháp luật Việt Nam, thể hiện rõ bản chất ưu việt của nền dân chủ mang tính nhân văn của N hà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Lịch sử đấu tranh của nhân loại tiến bộ nói chung và phụ nữ nói riêng đã chứng minh sức mạnh to lớn của nhu cầu về quyền tự do, bình đẳng của con người chống áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Vì thế, quyền con người và quyền công dân là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất của mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội của bất kì một quốc gia nào trên thế giới. Trong Hiến pháp của tất cả các nước dù thuộc chế độ xã hội nào, vấn đề quyền con người, quyền công dân đều được xác định là chế định quan trọng của mỗi bản Hiến pháp. Đây được xem là nền tảng pháp lí cơ bản cho mỗi công dân nói chung và nữ công dân nói riêng thực hiện các quyền tự do, dân chủ của mình trên cơ sở sự đảm bảo của nhà nước. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật mới. Ngay từ Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp năm 1946) quyền công dân nói chung và quyền bình đẳng của phụ nữ nói riêng đã được ghi nhận thành một nguyên tắc cơ bản và được tiếp tục kế thừa trong các bản Hiến pháp và văn bản pháp luật về sau. Ngay trong lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946, Nhà nước ta đã xác định một trong ba nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp là: “đoàn kết toàn dân không phân biệt giống
  2. nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo”. Trên cơ sở đó, Điều 1 Hiến pháp năm 1946 khẳng định ”Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Quy định này đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của t ư tưởng dân chủ, rút ngắn khoảng cách phân biệt đối xử giữa nam và nữ trên thực tế. Bên cạnh đó, quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân được Hiến pháp năm 1946 cụ thể hoá tại Điều 6 như sau: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá” và tại Điều 7 như sau: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo t ài năng và đức hạnh của mình”. Còn nội dung Điều 9 Hiến pháp năm 1946 khẳng định “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, quyền bình đẳng nam nữ đã được ghi nhận trong đạo luật có hiệu lực pháp lí cao nhất của nhà nước. Chính nội dung qui định này đã tạo tiền đề pháp lí quan trọng cho những thay đổi về địa vị của người phụ nữ trên văn bản pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền chính trị của công dân nữ, Điều 18 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền”. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Tại Điều 20 của Hiến pháp năm 1946 quy định: “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra”. Ngoài ra, theo qui định tại Điều 21 Hiến pháp năm 1946 “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia” . Bản Hiến pháp năm 1946 dù được ban hành đã trên 60 năm, trong bối cảnh nước Việt Nam vừa thoát khỏi chế độ thực dân phong kiến, còn tồn tại những tàn dư của xã hội cũ và những định kiến khắt khe với người phụ nữ nhưng nó vẫn chứa đựng nhiều nội dung thực sự tiến bộ. Nội dung Hiến pháp năm 1946 không chỉ thể hiện thái độ trân trọng, đánh giá đúng những đóng góp to lớn của phụ nữ mà còn thể hiện quan điểm kiên quyết bảo vệ quyền lợi người phụ nữ của Đảng và Nhà nước ta. Nhất là khi so sánh với Hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới cũng như với pháp luật quốc tế giai đoạn này, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn giá trị và ý nghĩa của những qui định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong Hiến pháp năm 1946. Kế thừa những nội dung tiến bộ của Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đ ã có những điều luật qui định trực tiếp và cụ thể hơn quyền bình đẳng nam nữ và quyền chính trị của phụ nữ. Tại Điều 22 và Điều 23 của Hiến pháp năm 1959 tiếp tục khẳng định ”mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử, trừ những người mất trí và những người bị toà án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử và ứng cử.”
  3. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính khả thi cho những quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiến pháp năm 1959 đã bổ sung thêm một số nội dung cụ thể như: Điều 24 Hiến pháp năm 1959 qui định: “phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Cùng làm việc như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” Tại Điều 25 Hiến pháp năm 1959 ghi nhận: “công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không phân biệt nam nữ đều có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu t ình. Nhà nước đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.” Với quan điểm kế thừa và phát triển, những qui định của Hiến pháp năm 1959 đã góp phần tạo điều kiện để chị em phụ nữ trong giai đoạn này có những cơ hội nhất định tham gia vào các hoạt động lao động, sáng tạo, vượt ra khỏi những trói buộc của gia đ ình phong kiến và từng bước khẳng định chỗ đứng vững chắc trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Đồng thời, Hiến pháp năm 1959 cũng đã xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo tính khả thi đối với quyền bình đẳng của phụ nữ trong thực tiễn cuộc sống. Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 18/12/1980 tiếp tục kế thừa và phát triển những qui định của Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 (tại các Điều 55, Điều 57, Điều 63) và thể hiện sự bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ ở mức độ cao hơn hẳn so với các bản Hiến pháp trước đó. Bên cạnh những qui định mang tính nguyên tắc xác định quyền của phụ nữ với t ư cách là một công dân (Điều 55 - Hiến pháp năm 1980), Hiến pháp năm 1980 còn bổ sung thêm một số nội dung mới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Chẳng hạn Điều 63 của Hiến pháp khẳng định: ”phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính tr ị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội. Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã...”. Như vậy, nếu nội dung của Điều 24 Hiến pháp năm 1959 chỉ quy định cho nữ công nhân và viên chức được hưởng phụ cấp sinh sản, thì Điều 63 Hiến pháp năm 1980 đã mở rộng đối tượng sang cả nữ xã viên hợp tác xã. Đây chính là điểm mới của Hiến pháp năm 1980 thể hiện sự đổi mới theo xu hướng mở rộng phạm vi tác động trong nội dung quy định của Hiến pháp về quyền phụ nữ. Bên cạnh đó, Điều 63 Hiến pháp năm 1980 tiếp tục xác định cụ thể hơn vai trò của Nhà nước và xã hội trong việc thực hiện các chính sách “chăm lo phát triển
  4. các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi”. Có thể nói, với những qui định về trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc đảm bảo điều kiện phát triển trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội... cho phụ nữ, nội dung của Hiến pháp năm 1980 đã đi vào chiều sâu của vấn đề bình đẳng giới. Giờ đây, trách nhiệm của Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo ho àn thành chính sách lao động phù hợp với đặc trưng của phụ nữ mà còn nhằm mục đích giải phóng cho lao động nữ và tạo nền tảng vững chắc giúp người phụ nữ phát huy vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ mang tính chất to àn diện, trong nội dung Hiến pháp 1980, lần đầu tiên vấn đề bảo hộ hôn nhân và gia đình được tách thành một điều khoản riêng. Điều 64 của Hiến pháp năm 1980 qui định: “Nhà nước bảo hộ chế độ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên t ắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng... Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con“. Nội dung quy định này đã khẳng định sự tôn trọng của Nhà nước đối với quyền tự định đoạt của người phụ nữ khi họ ở vị trí chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình trên thực tế. Trong đời sống hôn nhân, cả hai phía nam và nữ tự tìm hiểu, không bị ai ép buộc, đều có trách nhiệm xây dựng gia đình và đều có quyền chấm dứt hôn nhân khi mối quan hệ không còn cơ sở tồn tại. Bên cạnh đó, quy định này còn mang ý nghĩa xác định cụ thể vai trò của gia đình trong xã hội, trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình cũng như quan điểm nhân đạo của Nhà nước và xã hội trong việc thừa nhận sự bình đẳng giữa vợ chồng và giữa các con trong gia đình. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, nhiều chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước được thi hành nhằm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên quyết xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, cho phép các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng các quan hệ quốc tế. Với những thay đổi đó của đất nước, để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội mới, Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kì đổi mới được ban hành. So với các bản Hiến pháp năm 1946, 1959 và 1980, nội dung quyền bình đẳng của phụ nữ trong Hiến pháp năm 1992 mang tính chất toàn diện hơn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chung của xã hội. Đặc biệt, lần đầu tiên Hiến pháp ghi nhận vấn đề tôn trọng quyền con người về chính tr ị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội và coi đó là nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp (Điều 50). Bên cạnh đó, những nội dung thể hiện quyền bình đẳng nam nữ trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959 và 1980 tiếp tục được kế thừa tại các Điều 52, Điều 53, Điều 54 của Hiến pháp năm 1992. Nhất là vấn đề giải phóng phụ nữ trong Hiến pháp năm 1980 về cơ bản vẫn được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận nhưng ở mức độ cao hơn. Điều 63 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Công dân nữ và nam ngang quyền nhau về mọi mặt chính trị, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức
  5. Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo qui định của pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội, chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận người mẹ”. Nội dung Điều 63 Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện sự trân trọng của Nhà nước và xã hội đối với mọi lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội trong đó có 51% là phụ nữ {5,32}. Chính vì thế, để bảo vệ sức lao động, Nhà nước ta đã ban hành những quy định về chế độ nghỉ bảo hiểm đối với lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Bên cạnh đó, Điều 63 của Hiến pháp năm 1992 còn bổ sung thêm một vấn đề mà Hiến pháp năm 1980 chưa đề cập đến, đó là: “nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”. Có thể coi đây là việc chúng ta đã “nội luật hoá” qui định của những Công ước quốc tế liên quan đến quyền phụ nữ mà Việt Nam đã tham gia. Chính qui định bổ sung này đã quán triệt toàn bộ nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) mà Nhà nước Việt Nam đã phê chuẩn vào ngày 27/11/1981 và có hiệu lực chính thức đối với Việt Nam vào ngày 19/03/1982 {6,12}. Thêm vào đó, Hiến pháp năm 1992 còn quy định một loạt biện pháp nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ. Hiến pháp xác định việc thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình là nghĩa vụ của mọi công dân bao gồm cả người chồng và vợ (Điều 40). Nội dung của quy định này sẽ dần xoá bỏ quan niệm lạc hậu, bất bình đẳng tồn tại từ trước đến nay về nghĩa vụ phải sinh con trai của phụ nữ và trách nhiệm kế hoạch hoá gia đình chỉ thuộc về phụ nữ. Ngoài ra, sự phát triển xuyên suốt của các nguyên tắc và qui định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay không chỉ thể hiện thông qua sự phát triển về mặt nội dung mà còn ở sự thay đổi về cách thức diễn đạt các qui định. Trong các bản Hiến pháp năm 1946 và 1959 xác định: “đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện” (Điều 9 Hiến pháp năm 1946) hay tại Điều 24 Hiến pháp năm 1959 qui đ ịnh: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng ho à có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Còn ở Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 lại qui định tại Điều 63: “Công dân nữ và nam ngang quyền nhau về mọi mặt chính trị, văn hoá, xã hội và gia đình”. Xét trên phương diện ngôn ngữ, việc bổ sung thêm từ “công dân“ và sự thay thế từ “với” bằng từ “và” trong các qui định kể trên mang một ý nghĩa lớn lao, nó thể hiện sự thay đổi về mặt nhận thức, từ quan điểm xem đàn ông là chủ thể có vị trí cao hơn trong xã hội sang quan điểm coi phụ nữ và đàn ông là những chủ thể hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lí - đều là những công dân của xã hội. Những quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền bình đẳng của phụ nữ là một điểm nổi bật thể hiện bản chất ưu việt và quan điểm dân chủ mang tính nhất quán của Nhà nước ta. Địa vị của người phụ nữ luôn được Đảng và Nhà nước coi là một tiêu chí
  6. quan trọng thể hiện trình độ văn minh và là mục tiêu cơ bản nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Chính vì thế, Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 ngày 25/12/2001 tiếp tục giữ nguyên những qui định tiến bộ về quyền bình đẳng nam nữ được nêu rõ trong Hiến pháp năm 1992. Nhìn chung, vấn đề bình đẳng giới và bảo vệ quyền phụ nữ được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) là cơ sở pháp lí vững chắc cho các văn bản luật cụ thể hoá và đảm bảo tính khả thi của nó trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, nó cũng là nền tảng quan trọng cho các Uỷ ban cũng như các tổ chức chính trị xã hội và toàn xã hội đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ. Chính vì thế, Uỷ ban về địa vị của phụ nữ thuộc Liên hợp quốc đã khẳng định: “Chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa Hiến pháp và pháp luật đặt vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ thành một quốc sách thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của toàn dân và là mối quan tâm chung của to àn xã hội chứ không phải là vấn đề riêng của nữ giới”. {7,11} Nói tóm lại, qua việc nghiên cứu một số quy định của Hiến pháp Việt Nam về quyền bình đẳng của phụ nữ, chúng ta có thể khẳng định: lịch sử lập hiến Việt Nam là tiến trình phát triển đi lên của những quy định về bảo vệ quyền của phụ nữ. Việc coi vấn đề bình đẳng nam nữ là nguyên tắc của hiến pháp, quyền cơ bản của công dân và không ngừng mở rộng trên cơ sở quan điểm tôn trọng phụ nữ đã tạo ra khung pháp lí hoàn thiện cho hệ thống pháp luật Việt Nam, thể hiện rõ tính ưu việt của nền dân chủ mang tính nhân văn của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, nó mang ý nghĩa là một cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người nói chung và các công ước quốc tế liên quan đến quyền phụ nữ nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về chăm sóc, bảo vệ phụ nữ và trẻ em, NXB Lao động - xã hội, HN, 2002. 2. Công ước về xoá bỏ tất cả những hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Nhà xuất bản Sự thật, 1985. 3. Hiến pháp nước CHXHCNVN các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và nghị quyết về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000. 4. Nguyễn Thị Hồi, Chuyên đề: Việc thực hiện một số quyền chính trị của phụ nữ theo CEDAW ở Việt Nam, HN, 2006. 5. Lê Thi, Phụ nữ Việt Nam qua 10 năm đổi mới đất nướ,. NXB Tư pháp HN, 2001. 6. Văn phòng Quốc hội, Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2003. 7. Vị thế phụ nữ trên thế giới ngày nay, NXB khoa học xã hội, HN, 2003. THE WOMEN’S EQUALITY RIGHTS IN VIETNAM’S CONSTITUTIONS
  7. Mai Thi Dieu Thuy College of Sciences, Hue University SUMMARY Since the past uptil now, the Vietnamese state have always highly appreciated the dedications of women to our nation’s victory, which are regarded as the abundant and indispensable human resources during the course of our country’s development. The Party and State have been fully aware that women richly deserve to enjoy the true equality to men in all aspects of life. As a result, in the first Constitution of our country (the 1946 Constitution), the State acknowledged the human rights in general and the women’s rights in particular as one of the basic principles of the Constitution. This principle has been continually inherited and developed in the next constitutions, creating the comprehensive legal frame for Vietnam’s law system and manifesting the preeminence of the humanistic democracy of the Vietnam State in the present time.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2