intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "RỬA TIỀN MỘT TỘI PHẠM QUỐC TẾ ĐIỂN HÌNH "

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Halinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

98
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quốc tế, Đại học Luật TP. HCM Rửa tiền từ những nguồn thu nhập phi pháp là hành vi đã xuất hiện từ lâu, nhưng trong vòng 20 năm gần đây mới được nghiên cứu, xem xét và quy định trong Luật ở một số quốc gia trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "RỬA TIỀN MỘT TỘI PHẠM QUỐC TẾ ĐIỂN HÌNH "

  1. RỬA TIỀN MỘT TỘI PHẠM QUỐC TẾ ĐIỂN HÌNH VŨ DUY CƯƠNG Giảng viên Khoa luật Quốc tế, Đại học Luật TP. HCM Rửa tiền từ những nguồn thu nhập phi pháp là hành vi đã xuất hiện từ lâu, nhưng trong vòng 20 năm gần đây mới được nghiên cứu, xem xét và quy định trong Luật ở một số quốc gia trên thế giới. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin, hành vi rửa tiền ngày càng lớn về mặt quy mô, đa dạng, tinh vi về cách tiến hành và mang đậm tính quốc tế hơn bao giờ hết. 1. Về khái niệm “Rửa tiền”: Theo nghĩa thông thường, hành vi rửa tiền được coi là “hành vi biến đổi các khoản thu nhập nhằm che đậy nguồn gốc phi pháp nguyên thủy của chúng” (theo định nghĩa của FATF - Financial Aciton Task
  2. Force on Money Laundering - đội đặc nhiệm chống rửa tiền quốc tế), “là một quá trình chuyển đổi doanh thu từ các hoạt động bất hợp pháp thành các nguồn vốn hợp pháp” (Giáo sư Byung-Ki-Lee,Viện nghiên cứu hình sự Hàn Quốc), “là hành vi của bọn tội phạm biến đổi các đồng tiền bất hợp pháp (tiền bẩn) thành đồng tiền hợp pháp (tiền sạch)”…. Rửa tiền là hành vi rất nguy hiểm. Nó không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nền kinh tế mà còn có những ảnh hưởng đến an ninh từng quốc gia, tác động nghiêm trọng đến sự trong sạch và hoàn chỉnh của hệ thống tài chính toàn thế giới. Hành vi rửa tiền được xem là một tội phạm “không biên giới” - một tội phạm quốc tế điển hình vì hành vi này mang 2 đặc trưng chính: - Có thể xảy ra từ khi bắt đầu đến kết thúc liên quan đến nhiều quốc gia.
  3. - Muốn chống lại hành vi rửa tiền hiệu quả, phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa các quốc gia. Hoạt động rửa tiền có thể dựa vào nhiều phương cách khác nhau. Cách thức thông thường nhất mà bọn rửa tiền quốc tế hay làm là tiến hành chuyển một lượng lớn tiền ra nước ngoài bằng con đường hợp pháp hoặc phi pháp, hợp pháp hóa khoản tiền đó bằng nhiều cách như gửi tiền vào hệ thống tài chính quốc gia, đầu tư vào chứng khoán, sòng bạc, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua bán bất động sản, ký hợp đồng thật mua bán giả… sau đó chuyển ngược lại quốc gia ban đầu hoặc khắp thế giới nhằm đạt được mục đích của bọn tội phạm. Như vậy, chúng ta thấy hoạt động rửa tiền có thể trải qua 3 bước sau: - Thâu nhận các khoản tiền từ các hành vi tội phạm. - Hợp pháp hóa tiền bằng nhiều cách thức khác nhau.
  4. - Sử dụng công khai các khoản tiền đã được làm sạch. Thậm chí sau bước thứ ba, từ việc sử dụng các khoản tiền đã được làm sạch đó, các tổ chức tội phạm quốc tế lại tiếp tục cung cấp tài chính cho thế giới tội phạm như buôn bán ma túy, khủng bố, hối lộ… hoặc lũng đoạn cả nền kinh tế, chính trị của quốc gia với bàn tay và bộ mặt sạch sẽ. Vì thế toàn bộ quá trình rửa tiền (dù có lúc bí mật, có lúc công khai) luôn khép kín trong một vòng tròn lợi nhuận phi pháp. Theo đánh giá gần đây nhất, hoạt động rửa tiền được xem là có giá trị đứng thứ 3 trên thế giới sau kinh doanh dầu mỏ và buôn bán vũ khí. Theo đánh giá của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) có trụ sở chính tại Paris, thì doanh số hoạt động rửa tiền lên đến 1.100 tỷ USD/năm, chiếm 2% GDP toàn cầu. Theo bản báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD - Organization For Economic Cooperation
  5. And Development) thì doanh số nền kinh tế đen của Anh chiếm xấp xỉ 7% GDP, ở Mỹ xấp xỉ 9%, Đức 10% trong khi Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha gần 25% GDP. Ở Nga và các quốc gia Trung, Đông Âu dự đoán doanh số của nền kinh tế đen lên đến 50% GDP. Thông thường, có một sự liên hệ chặt chẽ giữa rửa tiền và tội phạm quốc tế. Hay nói cách khác, những hành vi phạm tội xảy ra trước đó chính là tiền đề phát sinh hành vi rửa tiền sau này. Một câu hỏi đặt ra ở đây là tội rửa tiền được phát sinh từ các hành vi phạm tội nào? Trước đây pháp luật về chống rửa tiền tại một số quốc gia trên thế giới đều chỉ nhằm một mục đích ngăn chặn việc tẩy trắng các khoản thu nhập liên quan đến hành vi sản xuất và buôn bán ma tuý. Sau đó, Mỹ và các quốc gia khác đã đi tiên phong trong việc điều tra, ngăn chặn và truy tố những kẻ rửa các khoản tiền phi pháp từ các hành vi tống tiền, hối lộ, tham nhũng và làm hàng giả. Ngày nay, pháp luật các
  6. quốc gia này đã mở rộng phạm vi điều chỉnh hướng tới các khoản thu nhập từ các hành vi phi pháp mang tính quốc tế khác như buôn lậu (rượu, thuốc lá, chip máy tính, vũ khí, vật liệu hạt nhân, kim khí quý, đá quý…) đưa người nhập cư bất hợp pháp, buôn bán phụ nữ, trộm cắp, tiêu thụ đồ gian, buôn bán động thực vật quý hiếm, buôn bán các bộ phận cơ thể người…. 2. Tình hình hợp tác quốc tế về chống rửa tiền: Trong giai đoạn hiện nay, cộng đồng quốc tế đã có những nỗ lực thực sự để xúc tiến các biện pháp, chính sách pháp luật về chống rửa tiền. Tuy nhiên, sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia đôi khi gặp những trở ngại rất lớn liên quan đến an ninh và chủ quyền quốc gia. Trong thực tế đã từng xảy ra những căng thẳng giữa Mỹ và Mexico liên quan đến việc Mexico cho rằng chủ quyền và luật pháp của nước họ bị vi phạm nghiêm trọng bởi hành vi của các nhân viên
  7. điều tra chống rửa tiền Mỹ tiến hành điều tra các ngân hàng tại Mexico. Thậm chí, khi các quy định về pháp luật và tài chính không tương xứng tại các quốc gia khác nhau cũng là nguyên nhân khiến những khoản tiền bẩn rời những quốc gia này để đi “tẩy, rửa” tại các quốc gia khác. Lúc đó, việc chống rửa tiền quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn và sẽ không hiệu quả khi mà việc tẩy trắng tiền bẩn rất khó thực hiện ở quốc gia này nhưng lại được thực hiện dễ dàng ở quốc gia khác. Vì vậy, để cuộc đấu tranh chống tội phạm rửa tiền có hiệu quả luật pháp, chính sách, những kinh nghiệm thực tiễn về chống rửa tiền đã được nhiều quốc gia thông qua và thi hành. Năm 1989, các nhóm nư ớc G7 đã thành lập ra FATF (Đội đặc nhiệm chống rửa tiền quốc tế) và phát triển đến nay với 26 quốc gia thành viên trải khắp các châu lục. Đây là một tổ chức liên chính phủ có uy tín và thực lực, đi tiên phong trong
  8. việc điều tra, ngăn cản hoạt động rửa tiền, tư vấn cho các quốc gia về các biện pháp chống lại nạn rửa tiền đang ngày càng hoành hành trên thế giới. FATF có sự hợp tác chặt chẽ với INTERPOL – Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế. Một số quốc gia cũng có các đạo luật riêng của mình như đạo luật chống rửa tiền 1998 của Mỹ quy định rửa tiền là một tội nghiêm trọng của liên bang. Đây là một đạo luật rất chặt chẽ với việc quy định cụ thể như: thế nào là các loại giao dịch có các khoản tiền đáng ngờ, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tài chính, ngân hàng và công ty Mỹ trong việc nhận biết, điều tra và báo cáo về các tài khoản bị nghi ngờ có thể liên quan đến hoạt động rửa tiền cho các nhân viên có thẩm quyền của Nhà nước. Rõ ràng, đạo luật này đã có những bước đột phá mạnh mẽ vào nguyên tắc đảm bảo bí mật tuyệt đối của hoạt động tiền gửi tại ngân hàng – một lãnh vực được xem như “bất khả
  9. xâm phạm” theo Luật bí mật Ngân hàng được ban hành trước đó. Tuy nhiên, một số hoạt động điều tra của cơ quan pháp luật bị hạn chế là chỉ được thi hành khi “có các bằng chứng cụ thể và hợp lý” và các ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ được bãi bỏ trách nhiệm pháp lý nếu họ đã tự nguyện vạch trần các thủ đoạn rửa tiền tại cơ quan mình hoặc cộng tác chặt chẽ với các nhân viên chống rửa tiền sau đó. Trong đạo luật chống rửa tiền 1998, Mỹ đưa ra mức chế tài phạt tù tối đa 20 năm, phạt tiền tới 500.000 USD hoặc gấp đôi số tiền được rửa – tịch thu khoản tiền đó. Các quốc gia ở Trung Mỹ và Châu Mỹ La tinh luôn được coi là “sân sau”, là “thiên đường” để rửa các khoản tiền phát sinh từ các hoạt động phi pháp của các tổ chức tội phạm ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Gần đây, hầu hết các quốc gia này đều đã thông qua các chính sách, các đạo luật chống tẩy rửa tiền. Quốc gia vùng Trung Mỹ – Belize, trong luật chống rửa tiền
  10. của mình thậm chí còn quy định cả về trách nhiệm pháp lý của các nhân viên chuyên trách điều tra về rửa tiền nếu họ do vô tình hoặc cố ý tiết lộ bí mật đang điều tra về các vụ rửa tiền. Tại Châu Á, hầu hết các quốc gia đều chưa có đạo luật chống rửa tiền, các tổ chức tài chính tại đây cũng chưa có các quy định hoặc cơ chế giám sát thích hợp đối với vấn đề này. Lấy ví dụ từ Trung Quốc – các khoản thu nhập phi pháp từ buôn bán ma túy, buôn lậu, tham nhũng… được chuyển sang Hồng kông để sau đó lại tái đầu tư vào Trung Quốc dưới dạng các khoản đầu tư nước ngoài. Hiện nay, dự thảo Luật chống rửa tiền sắp được thông qua tại Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin… Chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ đặt Việt Nam ta trước nguy cơ thâm nhập “muôn hình muôn vẻ” của các tội phạm quốc tế nói chung và bọn tội
  11. phạm rửa tiền nói riêng. Trong thời gian qua, lực lượng cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với INTERPOL điều tra khám phá nhiều vụ án kinh tế có quy mô quốc tế, trong đó có liên quan đến hành vi rửa tiền. Hiện nay tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 đã có quy định về “Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”. Trong điều luật này đã thể hiện được một số vấn đề pháp lý về tội “Rửa tiền” như: Hành vi thông qua các nghiệp vụ tài chính hoặc các giao dịch khác, tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác để hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có. Chủ thể là người cụ thể đã thực hiện hành vi “rửa tiền” hoặc người khác biết được nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, nhưng vẫn giúp sức, tiếp tay, tạo điều kiện để hợp pháp hóa. Hình phạt tại khung 1 là phạt tù từ 1 đến 5 năm, tội phạm có 3 tình tiết tăng nặng tại khung 2 với mức phạt tù tối đa đến
  12. 15 năm. Trước đó, tại Điều 19 Luật các tổ chức tín dụng (12/12/1997) có quy định nghĩa vụ liên quan đến các nguồn vốn có nguồn gốc bất hợp pháp như sau: 1. Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng không được che giấu, thực hiện bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. 2. Trong trường hợp phát hiện các khoản tiền có dấu hiệu bất hợp pháp, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải thông báo ngay cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có thể xem các quy định trên là những cơ sở pháp lý cơ bản để xây dựng nên khái niệm pháp lý về “Rửa tiền” và “Tội rửa tiền” ở nước ta. Tuy nhiên đó là những quy định còn quá sơ sài, chung chung. Thực tiễn đấu tranh chống rửa tiền trên thế giới cho thấy hệ thống các tổ chức tín dụng của quốc gia là nơi tiềm
  13. ẩn những nguy hiểm, mang tính nhạy cảm dễ bị các tổ chức tội phạm tấn công nhất, nhưng cũng chính là nơi có thể dễ dàng cho sự khám phá, điều tra, truy tố, đồng thời các khoản tiền cũng dễ dàng được thu hồi và tịch thu. Do vậy, trong luật này cần có thêm những quy định cụ thể để các tổ chức tín dụng trở thành các phòng tuyến vững chắc đầu tiên chống lại sự xâm nhập của các khoản tiền bất hợp pháp. Để theo kịp tình hình kinh tế xã hội hiện nay, nếu chưa có điều kiện xây dựng Luật chống rửa tiền ở Việt Nam thì chúng ta cần phải có thêm các quy định pháp lý có liên quan bổ sung thêm về hành vi “rửa tiền”, nhất là trong các lĩnh vực như Ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư nước ngoài…, nhằm phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế. Việc quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự cần được cụ thể hóa để phù hợp với yêu cầu tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội, chống lại hoặc cản trở chính sách kinh tế xã hội của
  14. nhà nước ta, qua đó tạo ra hành lang pháp lý an toàn, bảo đảm khuyến khích các hoạt động kinh tế tích cực, hợp pháp ngày càng phát triển. Ngoài ra, sự hợp tác quốc tế tích cực trong khuôn khổ song phương và đa phương giữa các quốc gia trong khu vực cũng cần được đặt ra. Nước ta cần hợp tác chặt chẽ với Tổ chức cảnh sát ASEAN – ASEANPOL – trong việc đấu tranh chống, ngăn chặn và hạn chế hành vi rửa tiền quốc tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2