Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học<br />
Tam Thất (Panax Notoginseng)<br />
<br />
Zhong Yao Cai. Tháng 11/ 2007;30(11):1388-91.<br />
<br />
Nghiên cứu về các thành phần hóa học của Cây Tam thất, một loại thực vật<br />
thân rễ.<br />
Zeng J, Cui XM, Zhou JM, Jiang ZY, Zhang XM, Chen JJ.<br />
Thông tin tác giả : Wenshan Institute of Sanqi Research, Institute of Medicine Research, Wenshan<br />
663000, Trung Quốc.<br />
<br />
Tóm tắt<br />
MỤC TIÊU:<br />
Nghiên cứu các thành phần hóa học của Cây Tam thất, một loại thực vật thân rễ.<br />
PHƢƠNG PHÁP:<br />
Các thành phần hóa học được phân lập và tinh chế bằng các phương pháp sắc ký,<br />
tất cả các hợp chất đều được xác định trên cơ sở phân tích cụ thể và các đặc tính<br />
hóa lý.<br />
KẾT QUẢ:<br />
Tám hợp chất được phân lập từ 80% chiết xuất cồn của thân rễ và cấu trúc hợp chất<br />
cũng được xác định là ginsenoside Rh4 (I), ginsenoside Rh1 (II), ginsenoside Re (III),<br />
notoginsenoside R1 (IV) , ginsenoside Rd (V), ginsenoside Rh1 (VI), notoginsenoside<br />
S (VII), notoginsenoside T (VIII).<br />
KẾT LUẬN:<br />
Hợp chất I đã phân lập từ cây Tam thất trong lần đầu tiên, hai Hợp chất VII, VIII được<br />
phân lập từ thân rễ cây Tam thất trong lần đầu tiên.<br />
Neural Regen Res. 2014 Sep 1;9(17):1635-42. doi: 10.4103/1673-5374.141792.<br />
<br />
Những xu hƣớng công bố trong các nghiên cứu về cây tam thất để điều trị<br />
thƣơng tổn não do thiếu máu cục bộ (ischemic brain injury)<br />
Li H, Qiang L, Zhang C, Wang C, Mu Z, Jiang L.<br />
Department of Neurology, Bệnh viện liên kết với Đại học Beihua Affiliated Hospital of Beihua<br />
University, Jilin, Tỉnh Jilin, Trung Quốc.<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính là một trong những bệnh nguy hiểm, góp phần<br />
làm tăng tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Hiện nay, chúng ta còn thiếu kỹ thuật y học<br />
thực chứng (evidence-based medicine) để nâng cao hiệu quả của các phương pháp<br />
điều trị thông thường. Các thành phần hoạt tính chính trong thân rễ của cây tam thất<br />
đóng vai trò bảo vệ thần kinh khi bị thương tổn não do thiếu máu cục bộ, và được<br />
sử dụng rất phổ biến để điều trị nhồi máu não cấp tính và các di chứng của nhồi máu<br />
não cấp tính. Chúng tôi đã tìm kiếm trên các website Khoa học, ClinicalTrials.gov, Cơ<br />
sở dữ liệu các kết quả khoa học & kỹ thuật của ClinicalTrials.gov, Cochrane<br />
Collaboration, CNKI, Wanfang và Trung Quốc, sau đó phân tích các kết quả thực<br />
nghiệm và lâm sàng của nghững nghiên cứu về việc sử dụng rễ cây Tam thất để điều<br />
trị thương tổn do thiếu máu não cục bộ nhằm nâng cao hiểu biết và cải thiện vốn kiến<br />
thức về những xu hướng nghiên cứu liên quan và các vấn đề còn tồn tại. Chúng tôi<br />
nhận ra rằng hơn 10 năm qua, Trung Quốc vẫn luôn nghiên cứu về cây tam thất,<br />
trong khi đó những nghiên cứu về cây tam thất lại rất khan hiếm trên Website khoa<br />
học. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường tập trung vào vai trò bảo vệ<br />
thần kinh khi bị thương tổn não do thiếu máu cục bộ và không có dữ liệu lâm sàng<br />
nghiên cứu trên quy mô lớn để xác minh tính hiệu quả và an toàn của nghiên cứu.<br />
Hiện vẫn còn nhu cầu về các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, trên<br />
quy mô lớn, trong thời gian dài để xác định xem cây tam thất có giúp giảm nguy cơ<br />
tái phát chứng đột quy và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hay không.<br />
<br />
Tạp chí y học tự nhiên (Journal of Natural Medicines ) Tháng 04/ 2006, Tập 60, Quyển 2, Trang<br />
97-106 Ngày: 16 / 02 / 2006<br />
<br />
Nghiên cứu hóa thực vật và phân tích cây tam thất<br />
F.H. Chen, Chong-Zhi Wang, Eryn McEntee, Dr. Sheila Michelle Wicks, Ji-An Wu, Chun-Su Yuan Đại<br />
học Chicago, Khoa gây mê & chăm sóc tích cực Department of Anesthesia and Critical Care 5841<br />
South Maryland Avenue, MC 4028 Chicago IL 60637 USA 5841 South Maryland Avenue, MC 4028<br />
Chicago IL 60637 Hoa Kỳ.<br />
Tạp chí y học tự nhiên (Journal of Natural Medicines)<br />
(Yếu tố tác động: 1.45).<br />
03/2006;<br />
60(2):97-106. DOI: 10.1007/s11418-005-0027-x<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Cây tam thất phân bố khắp phía tây nam Trung Quốc, Miến Điện và Nepal. Phần rễ<br />
cây tam thất còn được gọi là củ tam thất hay Sanchi, được sử dụng từ rất lâu như<br />
một phương thuốc trong y học cổ truyền phương Đông. Các nghiên cứu hiện đại đã<br />
phát hiện ra rằng chiết xuất và các hợp chất từ cây củ tam thất có rất nhiều tác<br />
dụng sinh lý. Các thành phần hoạt tính chủ yếu được công nhận là saponins<br />
(Xapô-nin). Trong quá trình đánh giá, chúng tôi đã tóm tắt các phát hiện và phân tích<br />
các thành phần hóa học của cây tam thất. Sáu mươi chất saponin từ cây tam<br />
thất đã được phân lập và giải thích. Tất cả những saponin này đều là dammarane<br />
saponins, trong đó, 35 saponin thuộc nhóm protopanaxadiols và 21 saponin<br />
thuộc nhóm protopanaxatriols. Các bằng chứng nghiên cứu hóa thực vật về cây<br />
tham thất chứng tỏ rằng không có saponin loại oleanane (oleanane-type saponin)<br />
chứa trong nhân sâm Châu Á (Panax ginseng) và nhân sâm Mỹ (Panax<br />
quinquefolius). Những loại hợp chất khác như amino axít nonprotein (non-protein<br />
amino acids), , polyacetylenes, phytosterols, flavonoids, và polysaccharides, trong<br />
đó, nhiều hợp chất có tác động dược lý và cũng được phân lập từ cây tam thất.<br />
Các nghiên cứu phân tích về cây tam thất đều được tiến hành dựa trên những tiến<br />
bộ trong thực vật và hóa thực vật. Xác định các nguyên liệu và chiết xuất thảo<br />
dược là mục tiêu chính của các nghiên cứu định tính. Việc sử dụng các phương<br />
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (hay phương pháp HPLC), phương pháp dấu<br />
vân tay và sinh học phân tử cho kết quả xác định chính xác và hiệu quả. Các<br />
phương pháp quang phổ, sắc ký và miễn dịch cũng được áp dụng trong các phân<br />
tích định lượng. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao đóng vai trò chủ đạo<br />
trong quá trình xác định các saponin và những loại thành phần khác. Ngoài ra, các<br />
điều kiện sắc ký và thiết bị phát hiện sắc ký sử dụng trong phương pháp HPLC<br />
cũng được bàn luận.<br />
Hoạt động giống nhƣ Estrogen của Ginsenoside Rg1 có trong cây tam thất<br />
Robbie Y. K. Chan, Wen-Fang Chen, Aling Dong, Dean Guo, và Man-Sau Wong Ngày nhận nghiên<br />
cứu: 02/10/2001 Ngày phê duyệt nghiên cứu: 17/04/2002 Ngày công bố trực tuyến lần đầu:<br />
02/07/2013<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Ginsenosides đẫ được chứng minh là có tác dụng dược lý trong hệ thần kinh trung<br />
ương, hệ tim mạch và nội tiết. Chúng tôi giả thuyết rằng ginsenosides đóng vai trò<br />
trung gian trong những tác động này bằng cách kết hợp ginsenosides với thụ thể<br />
estrogen (estrogen receptor) vì chúng đều tham gia vào các hoạt động bảo vệ của<br />
estrogen trong các hệ sinh lý. Nghiên cứu này nhằm xác định xem chất ginsenoside<br />
Rg1 có hoạt động giống như estrogen trong việc kích thích tăng trưởng của các tế<br />
bào ung thư vú ở người và trong việc kích hoạt động luciferase có yếu tố đáp ứng<br />
estrogen trong HeLa cell. Rg1 hay không, chứ không phải xác định hợp chất<br />
aglycone của nó, kích thích tổng hợp [methyl-3H] thymidine trong tế bào ung thư vú<br />
<br />
MCF-7 chứa thụ thể estrogen (estrogen receptor-positive MCF-7) theo phương pháp<br />
xác định dựa trên liều lượng (10−15–10−7 m). Sự kích thích phát triển tế bào MCF-7<br />
lên 3 × 10-13 m Rg1 có thể được ức chế bởi 10−6 m ICI 182780 – một chất đối<br />
kháng estrogen. Ngoài ra, Rg1 có thể kích thích hoạt động của các gen chỉ thị yếu tố<br />
đáp ứng estrogen (estrogen response element-luciferase reporter gene) trong các tế<br />
bào ung thư cổ tử cung (HeLa) với liều lượng tối ưu là 3 × 10−10 m. Quá trình kích<br />
thích này cũng có thể được ức chế bằng 10−6 m ICI 182780. Ngoài ra, Rg1 không có<br />
tác dụng kết hợp [methyl-3H]thymidine trong các tế bào ung thư vú ở người chứa thụ<br />
thể estrogen (MDA-MB-231). Hơn nữa, Rg1 không làm thay đổi sự kết hợp của<br />
[3H]17β-estradiol với các chất dung giải tế bào ung thư vú MCF-7, cho thấy rằng việc<br />
không có sự tương tác trực tiếp giữa Rg1 với thụ thể estrogen đóng vai trò rất quan<br />
trọng đối với hoạt động estrogen của Rg1. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra<br />
rằng ginsenosides Rg1 có hoạt tính giống như estrogen và nên được xếp vào nhóm<br />
mới - nhóm potent phytoestrogen.<br />
Nghiên cứu hóa chỉ tế bào (metabolomics) đối với Tam tất sống và chín dựa<br />
trên phƣơng pháp Sắc ký lỏng hiệu năng cao/ Khối phổ thời gian bay (time-offlight mass spectrometry) dựa trên<br />
Eric C. Y. Chan, Swee-Lee Yap, Aik-Jiang Lau, Pay-Chin Leow, Ding-Fung Toh and Hwee-Ling Koh<br />
Ngày công bố trực tuyến lần đầu: 22 /01/ 2007<br />
DOI: 10.1002/rcm.2864<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Hiện nay, lập hồ sơ chuyển hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y<br />
học thảo dược chẳng hạn như chu trình tái sinh, hình thành, kiểm soát chất lượng và<br />
thử nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu sơ bộ này chỉ ra rằng Nghiên cứu hóa chỉ tế bào<br />
(Metabolomics) dựa trên Phương pháp Sắc ký lỏng hiệu năng cao/ Khối phổ thời<br />
gian bay (UPLC/TOFMS) có thể phát hiện trực tiếp các chất dẫn suất xuôi dòng của<br />
ccs chất chuyển hóa, phát sinh trong quá trình hình thành thảo dược. Phương pháp<br />
phân tích này cho phép phân biệt và dự kiến những ‘dấu ấn sinh học’ độc đáo<br />
(biomarkers) liên quan đến chiết xuất thảo dược bằng cách áp dụng Phép phân tích<br />
thành phần chính (Principal Components Analysis - PCA) đa biến và không giám sát.<br />
Việc xác định dự kiến những ‘dấu ấn sinh học’ được bổ sung bởi phép đo lường khối<br />
lượng chính xác của TOFMS và khả năng lặp lại thời gian lưu và độ phân giải cao từ<br />
UPLC. Việc áp dụng phương pháp này để phân biệt chiết xuất thảo dược và phát<br />
hiện ‘dấu ấn sinh học’ ginsenoside của Tam thất sống và tam thất chín cũng được<br />
chứng minh và thảo luận trong nghiên cứu này.<br />
Tạp chí Journal of Strength & Conditioning Research:<br />
Tháng 02/ 2005<br />
<br />
BỔ SUNG TAM THẤT GIÚP TĂNG CƢỜNG SỨC KHỎE TRONG THỂ DỤC BỀN<br />
SỨC<br />
Tóm tắt<br />
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra xem một liều 1.350mg tam chất (PNG) có<br />
thể tăng cường năng lực, độ bền và huyết áp trung bình (MAP) ở người lớn hay<br />
không. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 29 người lớn, từ 20-35 tuổi để thực hiện thử<br />
nghiệm trong nhóm thử nghiệm (EXP, n = 13) hay nhóm đối chứng (CON, n = 16).<br />
Trong 30 ngày thửnghiệm, nhóm thử nghiệp EXP được uống viên nang tam thất<br />
1.350mg mỗi ngày, và nhóm đối chứng CON uống 1.350mg viên nang tinh bột mỗi<br />
ngày. Các biến đo lường được đánh giá trước và sau 30 ngày bổ sung tam thất và<br />
giả dược. Kết quả cho thấy nhóm thử nghiệm EXP đã cải thiện (p < 0.05) được sức<br />
<br />
bền thêm 7 phút, và giảm (p < 0.05) Huyết áp trung bình (MAP) tối đa từ xuống 109<br />
+/- 14 mm Hg 113 +/- 12, và sự tiêu thụ oxy (VO2) tại phút thứ 24 (từ 32.5 +/- 8<br />
xuống 27.6 +/- 8 ml[middle dot]kg-1[middle dot]min-1) trong quá trình luyện tập. Qua<br />
nghiên cứu, chúng tôi kết luận rằng việc bổ sung 1.350mg tam thất mỗi ngày trong<br />
vòng 30 ngày giúp cải thiện sức bền, giảm MPA và VO2 trong quá trình tập luyện.<br />
Áp dụng phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định bốn<br />
saponin hoạt tính chứa trong cây tam thất trong huyết thanh chuột và ứng<br />
dụng vào nghiên cứu dƣợc động học<br />
Lie Li, Yuxin Sheng, Jinlan Zhang, Chuanshe Wang and Dean Guo<br />
Ngày công bố trực tuyến lần đầu: 13 OCT 2004<br />
DOI: 10.1002/bmc.400<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bốn saponin hoạt tính chính (ginsenosides Rg1, Rb1, Rd và notoginsenoside R1)<br />
chứa trong cây tam thất trong huyết thanh chuột sau khi uống và tiêm tĩnh mạch<br />
những saponin này vào chuột được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu<br />
năng cao. Các mẫu huyết thanh được xử lý trước bằng phương pháp chiết pha rắn<br />
(Solid Phase Extraction) trước khi đem đi phân tích. Những đường cong hiệu chuẩn<br />
của 4 loại saponin này đều là đường tuyến tính trong phạm vi nồng độ đã quy định.<br />
Các hệ số biến thiên trong ngày và qua các ngày trong huyết thanh nhỏ hơn 10% và<br />
lượng phục hồi của phương pháp này cao hơn 80% trong các nồng độ cao, trung<br />
bình và thấp. Phương pháp này được áp dụng để nghiên cứu dược động học sau khi<br />
tiêm vào tĩnh mạch và uống tam thất PNS.<br />
<br />
Tác dụng hủy tiểu cầu và kháng đông của tam thất: So sánh tam thất sống và<br />
chín với tam thất Nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolium) và Nhân sâm châu Á<br />
(Panax ginseng)<br />
Aik-Jiang Laua, Ding-Fung Toha, Tung-Kian Chuab, Yun-Keng Panga, Soo-On Wooc, Hwee-Ling<br />
Koha.<br />
Phòng Dược - Department of Pharmacy, Khoa khoa học - Faculty of Science, Đại học quốc gia<br />
Singapore - National University of Singapore, 18 Science Drive 4, Singapore 117543, Singapore<br />
Bộ Giáo dục Singapore<br />
Khoa Kỹ thuật và Khoa học - Faculty of Engineering and Science, Đại họcTunku Abdul Rahman,<br />
Malaysia<br />
Ngày nhận nghiên cứu: 7/06/2009, Ngày xem xét nghiên cứu: 13/07/2009, Ngày phê duyệt nghiên<br />
cứu: 30/07/2009, Ngày công bố trực tuyến : 7 /08/ 2009<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Tầm quan trọng của Ethnopharmacological<br />
Cây tam thất Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen (Araliacea) được sử dụng từ lâu<br />
để cầm máu và có tác dụng về tim mạch khi sống và là một loại thuốc bổ khi hấp<br />
chín.<br />
Mục đích của nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này nhằm so sánh các tác động của cây tam thất, Nhân sâm Châu Á<br />
(Panax ginseng C. A. Meyer), và nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolium Linn.) sống và<br />
chín đối với mức kết tập tiểu cầu (platelet aggregation) và đông máu huyết tương<br />
(plasma coagulation).<br />
Vật liệu và phƣơng pháp<br />
Những tác dụng đối với mức kết tập tiểu cầu do collagen được nghiên cứu bằng<br />
cách sử dụng máy kết tập tiểu cầu (platelet aggregometer), trong khi đó những tác<br />
dụng đối với đông máu huyết tương (plasma coagulation) lại được xác định bằng<br />
cách sử dụng máy phân tích đông máu huyết tương (plasma coagulation analyzer).<br />
<br />