intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số ở Nghệ An"

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

528
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luật giáo dục quy định tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được sử dụng thống nhất trong nhà trường Việt Nam. Nó có vai trò là công cụ để học tập và giao tiếp. Trẻ bước vào lớp 1 phải có vốn tiếng Việt và có kỹ năng tối thiểu khi sử dụng tiếng Việt: phát âm chuẩn, dùng từ ngữ phù hợp với nội dung, ngữ cảnh. Trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức, hình thành các kỹ năng và từ đó thiếu niềm tin vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " Tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số ở Nghệ An"

  1. Tăng cường tiếng việt cho trẻ mầ m non dân tộc thiểu số ở Nghệ An Luật giáo dục quy định tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được sử dụng thống nhất trong nhà trường Việt Nam. Nó có vai trò là công cụ để học tập và giao tiếp. Trẻ bước vào lớp 1 phải có vốn tiếng Việt và có kỹ năng tối thiểu khi sử dụng tiếng Việt: phát âm chuẩn, dùng từ ngữ phù hợp với nội dung, ngữ cảnh. Trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức, hình thành các kỹ năng và từ đó thiếu niềm tin vào hoạt động học tập dẫn đến chán học, bỏ học. Sự non yếu về tiếng Việt sẽ làm hạn chế về giao tiếp của các em trong sinh hoạt ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. Trước khi đến trường, vốn từ và các kỹ năng giao tiếp của trẻ chủ yếu được hình thành qua thói quen I. Đặt vấn đề Luật giáo dục quy định tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được sử dụng thống nhất trong nhà trường Việt Nam. Nó có vai trò là công cụ để học tập và giao tiếp. Trẻ bước vào lớp 1 phải có vốn tiếng Việt và có kỹ năng tối thiểu khi sử dụng tiếng Việt: phát âm chuẩn, dùng từ ngữ phù hợp với nội dung, ngữ cảnh. Trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức, hình thành các kỹ năng và từ đó thiếu niềm tin vào hoạt động học tập dẫn đến chán học, bỏ học. Sự non yếu về tiếng Việt sẽ làm hạn chế về giao tiếp của các em trong sinh hoạt ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. Trước khi đến trường, vốn từ và các kỹ năng giao tiếp của trẻ chủ yếu được hình thành qua thói quen bắt chước. Hình thành ngôn ngữ theo hướng này tuy có nhiều yếu tố không chuẩn mực nhưng lại rất bền vững. Ngược lại, khi đến trường, vốn từ của trẻ được hình thành thông qua con đường giáo dục bài bản. Điều này sẽ đảm bảo các chuẩn mực nhưng lại thiếu tính tự nhiên của lời nói nên hình thành chậm và không bền vững. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, trẻ dân tộc thiểu số có thể tư duy bằng ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ của chúng, nhưng để học lên chương trình phổ thông, trẻ phải
  2. có vốn tiếng Việt để có thể hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh (về các sự vật, hiện tượng gần gũi trong cuộc sống, hoạt động học tập…). Vì vậy, vấn đề tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và UBND tỉnh Nghệ An hết sức quan tâm. Trong nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Bộ GD&ĐT ghi rõ: “Các địa phương phát huy sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp giáo d ục mầm non (GDMN), xây dựng tài liệu tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của từng địa phương, làm tốt việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi vào tiểu học”. II. Thực trạng và giải pháp Nghệ An là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống (35/53 dân tộc trong cả nước), mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng của mình. Phần đông trẻ em người dân tộc thiểu số biết rất ít tiếng Việt, thậm chí có em không biết. Khi tới trường, các em phải học tập và tiếp nhận sự giáo dục bằng tiếng Việt nên gặp rất nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên mầm non ở các huyện vùng cao Nghệ An đa số là giáo viên miền xuôi lên công tác nên không biết tiếng dân tộc. Sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ làm hạn chế việc tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Bên cạnh đó, môi trường ngôn ngữ của trẻ ở gia đình chủ yếu là tiếng mẹ đẻ. Bố mẹ các cháu do nhận thức và điều kiện sống còn nhiều hạn chế, vốn tiếng Việt không nhiều nên chưa quan tâm đến việc dạy nói tiếng Việt cho trẻ. Đội ngũ giáo viên người dân tộc hầu hết có trình độ đào tạo hệ 9+2, hình thức đào tạo không chính quy, tuổi đời cao, khả năng tiếp nhận những vấn đề đổi mới của bậc học gặp rất nhiều khó khăn. Để chuẩn bị các điều kiện cho trẻ vào lớp 1 phổ thông, trong những năm qua, GDMN Nghệ An đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số:
  3. - Năm học 2007-2008, Phòng GDMN - Sở GD&ĐT Nghệ An đã biên soạn tài liệu “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số” và trực tiếp mở 2 lớp bồi dưỡng cho 300 cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số tại 2 huyện Con Cuông và Quỳ Châu. - Năm học 2008-2009, Sở GD&ĐT Nghệ An tiếp tục mở 5 lớp tại 5 huyện vùng cao bồi dưỡng cho 500 giáo viên mẫu giáo dạy trẻ người dân tộc thiểu số. - Tổ chức hội thi “Tạo môi trường cho trẻ học tập ở trong và ngoài nhóm, lớp” đã thu hút được sự tham gia của nhiều giáo viên, phụ huynh và các đoàn thể… tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp hấp dẫn trẻ, tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ tăng cường tiếng Việt, mở rộng hiểu biết. - Tổ chức hội thảo “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số” các huyện vùng cao tỉnh Nghệ An. Tại hội thảo, cán bộ quản lý và giáo viên của các huyện vùng cao Nghệ An đã đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp và bài học kinh nghiệm quý báu về: Công tác quản lý, chỉ đạo, tham mưu, xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền vận động phụ huynh và các đoàn thể, chính quyền địa phương... để tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; công tác tổ chức các hoạt động “bán trú dân nuôi”, “lễ hội”… phù hợp với các trường mầm non ở vùng cao, xóa bỏ những tập tục thói quen của địa phương làm ảnh hưởng đến việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ; Đổi mới trong việc tạo môi trường giáo dục, kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các hoạt động giao tiếp tiếng Việt; Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức, lựa chọn nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ một cách phù hợp. Nhìn chung, chất lượng dạy và học tiếng Việt nói riêng ở các huyện miền núi, nhất là vùng cao có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn đang là vấn đề quan tâm không chỉ của ngành giáo dục mà của cả xã hội. Do đó, việc tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các huyện núi cao vẫn đang là vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc áp dụng
  4. các giải pháp cũng phải tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh các dân tộc, từng điều kiện, hoàn cảnh của từng trường, lớp, để áp dụng những giải pháp khác nhau, trong đó có những giải pháp chung và có những giải pháp mang tính đặc thù: - Đổi mới công tác quản lý thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ, trong đó coi trọng việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc. - Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, linh hoạt, sáng tạo, sát đối tượng học sinh; đổi mới cách học tập của trẻ - trẻ tích cực hoạt động, tìm tòi khám phá... - Tăng cường xã hội hóa giáo dục; công tác tuyên truyền phối hợp phụ huynh... trong dạy học tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho dạy và học tiếng Việt... Tất cả những giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số phải được thực hiện một cách đồng bộ từ các cấp quản lý, Đảng, chính quyền và các đoàn thể, đặc biệt là ngành GD&ĐT. Phải làm cho mọi người dân hiểu được tiếng Việt cũng là một trong những công cụ quan trọng để cho họ tiếp thu được các tri thức khoa học... nhằm giúp họ thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, đẩy nhanh mức sống ngày càng cao cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi vùng cao, vùng sâu, vùng xa... Hiện nay, GDMN cả nước nói chung, GDMN Nghệ An nói riêng đang được Đảng, Chính phủ và các cấp, các ngành hết sức quan tâm. GDMN Nghệ An đang tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: Triển khai năm thứ 2 thực hiện chương trình mầm non mới đại trà cho những nơi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên (Mục tiêu của chương trình là giúp trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ); Thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi của Thủ tướng chính phủ và đăng ký hoàn thành công tác Ph ổ cập vào năm 2012; Th ực hiện Đề án chuyển
  5. đổi loại hình GDMN bán công sang công l ập. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, GDMN Nghệ An vùng dân tộc thiểu số cần sớm có những giải pháp và chính sách cụ thể cho cô và trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. III. Kiến nghị Nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số ở Nghệ An trong thời gian tới, xin kiến nghị một số vấn đề sau: - Nhà nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, có chính sách hỗ trợ chế độ cho giáo viên và học sinh để tổ chức “bán trú” hoặc “bán trú dân nuôi” nhằm tăng thời gian cho trẻ được học tập, sinh hoạt cả ngày tại trường, tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ được tăng cường tiếng Việt, hình thành nề nếp, thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp...; Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết cho trẻ vào lớp 1 phổ thông; Đồng thời, cung cấp đầy đủ đồ dùng, thiết bị tối thiểu theo Thông tư 02/2010/TT- BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi dân tộc thiểu số vùng cao Nghệ An. Đây là một điều kiện rất quan trọng trong việc dạy và học tiếng Việt, đồng thời là một tiêu chuẩn để công nhận phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. - Sở GD&ĐT Nghệ An biên soạn tài liệu hướng dẫn và tăng cường tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên về việc thực hiện chương trình mầm non mới phù hợp với các huyện vùng cao Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số. - Tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên d ạy trẻ người dân tộc thiểu số; Có chính sách cho giáo viên h ọc thêm ngôn ngữ thứ 2 là tiếng dân tộc; Tổ chức thi giao tiếp tiếng dân tộc cho giáo viên các huy ện vùng cao.
  6. - Chỉ đạo các địa phương tăng cường tổ chức các lễ hội của bé trong trường mầm non hoặc phối hợp với các cấp học tổ chức tại các thôn bản để tăng cường giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và các đoàn thể ở địa phương hỗ trợ các điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2