Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8
lượt xem 15
download
Thí nghiệm tiến hành trong vụ Xuân 2008 tại thành phố Huế, gồm có 6 công thức thí nghiệm sử dụng các loại phân bón lá khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010 THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ Hoàng Thị Thái Hoà, Đỗ Đình Thục Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Thí nghiệm tiến hành trong vụ Xuân 2008 tại thành phố Huế, gồm có 6 công thức thí nghiệm sử dụng các loại phân bón lá khác nhau. Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc và xác định loại phân bón lá mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra phân bón lá Diệp Lục Tố tỏ ra có hiệu lực cao nhất về chiều cao cây, số nụ trên cây, thời gian sinh trưởng, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế, tiếp theo đó Growmore. Nghiên cứu tiếp theo thực hiện tập trung vào liều lượng phân bón lá Diệp Lục Tố và những loại phân bón lá đang sử dụng phổ biến tại thành phố Huế. 1. Đặt vấn đề Cúc (Chrysanthemum sp.) là một trong những loại hoa được trồng từ lâu đời và quan trọng nhất trên thế giới. Hiện nay, hoa cúc được trồng phổ biến khắp nơi, cúc có mặt ở các vườn hoa công viên, trong phòng khách, trong các lễ hội… Ngoài giá trị làm cảnh, cây hoa cúc còn có nhiều giá trị sử dụng khác như làm thuốc, làm các loại thức uống, làm thực phẩm… Con người đã và đang từng bước nghiên cứu nhằm khai thác tốt nhất các giá trị của cây hoa cúc để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống [1, 2, 3]. Ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù có những vùng sản xuất với những giống cúc nhập nội từ các nước châu Âu như: Pháp, Hà Lan, Trung Quốc... có những giống đã trở thành giống địa phương như giống cúc đại đóa vàng, đại đóa cổ đồng (màu vàng đậm). Bên cạnh đó, các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới cũng được áp dụng nhằm làm tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm từ hoa cây cảnh. Đối với cây hoa cúc, biện pháp kỹ thuật tốt nhất để tăng chất lượng hoa là sự kết hợp sử dụng phân bón lá trên nền phân bón vào đất tối ưu và sử dụng đèn chiếu sáng để điều chỉnh sinh trưởng tăng chiều cao cây [4, 5, 6]. Đây là lý do chúng tôi thực hiện đề tài này với các mục tiêu như sau: - Xác định ảnh hưởng của các loại phân bón lá và phân ngâm ủ từ nguyên liệu cá đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc. - Tìm ra được loại phân bón lá có hiệu quả kinh tế nhất khi sử dụng cho cây hoa cúc. 51
- 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Giống Hoa cúc chi vàng Đà Lạt. Giống được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trồng. 2.1.2. Đất đai Thí nghiệm được thực hiện trên đất thịt nhẹ, vụ trước trồng hoa lay ơn. 2.1.3. Phân bón - Phân chuồng: Phân lợn được trộn thêm 3% vôi và ủ theo phương pháp ủ nóng. - Growmore (20.20.20): Phân hỗn hợp dạng tinh thể đóng trong chai 100g. Thành phần: N: 20%; P2O5: 20%; K2O: 20%; Ca:0,05%; Mg: 0,1%; S: 0,2%; B: 0,02%; Cu: 0,05%; Fe: 0,10%; Zn: 0,05%. - Agriconik: Phân dạng dung dịch lỏng đóng gói 10 ml: Thành phần: N: 0,1%; P: 0,02%; K: 0,04, Cu: 5,0ppm; Fe: 524,1ppm; Zn: 43,0ppm; Mg: 140ppm; Mn: 2,3ppm; Bo: 0,7ppm; Ca: 30,9ppm; Sodium-O-Nitrophenol: 0,4%; Sodium-P-Nitrophenol: 5,1%; Sodium-K- Dinitrophenol. - Diệp lục tố: Phân dạng dung dịch lỏng đóng chai nhỏ 10ml. Thành phần: N: 5%; K: 5%; P: 5% ; Bo: 0,5%; Zn: 0,02%; Mg: 3%; Mn: 0,6%; Mo; Fe; Ni; Cu; GA3. - Phân cá: Chế biến từ cá tươi và đường RS: Trộn cá với đường theo tỉ lệ 1:1 và cho vào ủ trong thùng kín, sau 3 tháng chiết lấy dung dịch để dùng làm phân bón. - Hỗn hợp phân ngâm: Chế biến từ cá tươi, đường và NPK (16-16-8), hòa thêm NPK (tỉ lệ 1 lít phân: 250g NPK). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm bao gồm 6 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại: - Công thức I: Đối chứng (nền): 20 tấn phân chuồng hoai mục + 100 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi/ha + nước lã. - Công thức II: Nền + Diệp lục tố. - Công thức III: Nền + Growmore. - Công thức IV: Nền + Agriconik. - Công thức V: Nền + Phân chiết xuất từ cá (cá + đường). - Công thức VI: Nền + Hỗn hợp ngâm ủ (cá + một số chất dinh dưỡng vô cơ khác). - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD). 52
- 2.2.2. Quy trình kỹ thuật trồng hoa cúc Các biện pháp trong qui trình kỹ thuật tuân thủ theo qui trình chung hướng dẫn cho cây hoa cúc. 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi - Một số đặc trưng hình thái của cây: Chiều cao cây, khả năng phân cành, đường kính gốc. Số lá trên thân chính, kích thước lá. Số nụ, số hoa. Đường kính hoa, độ bền, màu sắc. - Hiệu quả kinh tế 2.2.4. Phương pháp theo dõi và xử lý số liệu Sử dụng các phương pháp theo dõi thông thường và phổ biến hiện nay. Tất cả số liệu tính toán thông thường thực hiện bởi phần mềm MS. Excel, xử lý thống kê bằng phần mềm Statistic trên máy vi tính. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa cúc trong các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu về số cành cấp 1, đường kính gốc và kích thước lá của cây hoa cúc ở các công thức thí nghiệm cũng là những chỉ tiêu sinh trưởng mà người sản xuất, tiêu dùng quan tâm. Theo dõi các chỉ tiêu này chúng tôi thu được số liệu ở bảng 1. Bảng 1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa cúc ở các công thức thí nghiệm Kích thước lá Đường kính Số cành cấp 1 gốc Chiều dài Chiều rộng Công thức CV CV CV TB CV TB TB TB (cành) (%) (mm) (cm) (cm) (%) (%) (%) I 28,03 12,99 5,70 7,84 9,63 6,17 7,69 6,59 II 27,50 12,66 5,72 8,99 9,75 5,62 7,62 8,51 III 26,40 14,05 5,75 8,15 9,81 5,99 7,72 7,11 IV 26,23 15,62 5,80 5,81 9,64 7,94 7,74 6,29 V 26,90 11,68 5,77 8,43 9,84 6,83 7,63 8,23 VI 26,13 13,73 5,78 8,70 9,81 7,70 7,83 6,67 0,05 1,77 0,24 0,33 0,28 LSD 0,01 2,34 0,32 0,44 0,38 53
- Qua bảng số liệu nhận xét: Trong các công thức thí nghiệm, sự khác nhau về số lượng cành cấp 1 trên cây là không lớn. Công thức I có số lượng cành cấp 1 lớn nhất (28,03 cành/cây). Như vậy, trong các công thức thí nghiệm thì các công thức IV và VI có số cành cấp 1 ít hơn so với đối chứng, các công thức còn lại sự sai khác về số cành cấp 1 so với công thức đối chứng là không đáng kể. Đường kính gốc là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng chống đổ gãy của cây hoa cúc. Trong thí nghiệm, trung bình đường kính gốc cây hoa cúc ở các công thức nằm trong khoảng 5,7-5,8 mm. Xét giá trị trung bình thì có sự chênh lệch nhưng kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác về đường kính gốc của cây hoa cúc giữa các công thức thí nghiệm là không có ý nghĩa. Trung bình chiều dài lá ở các công thức có giá trị nằm trong khoảng 9,5 – 10 cm, trung bình chiều rộng lá từ 7,5 - 8,0 cm. Ở độ tin cậy 95%, mức sai khác về kích thước lá giữa các công thức trong thí nghiệm là không có ý nghĩa. Hệ số biến động về kích thước lá các cây trong công thức giữa các công thức với nhau cũng chênh lệch không lớn. Như vậy, kích thước lá của cây hoa cúc ở các công thức khác nhau không đáng kể. 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đên số nụ và số hoa trên cây hoa cúc ở các công thức thí nghiệm Số nụ, số hoa trên cây hoa cúc có quan hệ mật thiết với nhau, số nụ trên cây là cơ sở của số hoa trên cây, nó vừa là điều kiện tiên quyết, vừa mang tính quyết định đến số hoa trên cây. Theo dõi ảnh hưởng của các loại phân bón lá khác nhau, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2 như sau: Bảng 2. Số nụ và số hoa của cây hoa cúc ở các công thức thí nghiệm Tổng số nụ Tổng số hoa Tỷ lệ nụ nở thành Công thức hoa (%) TB CV (%) TB CV (%) I 100,47 5,27 65,63 8,36 65,33 II 115,10 11,73 80,03 4,20 69,53 III 113,23 10,60 77,80 5,59 68,71 IV 119,63 10,16 76,87 5,62 64,25 V 121,37 7,86 75,57 5,04 62,26 VI 114,07 7,01 78,03 5.56 68,41 0,05 5,2471 2,4445 LSD 0,01 6,9259 3,2266 54
- Qua bảng 2 cho thấy: Cây hoa cúc ở các công thức thí nghiệm có số lượng nụ tương đối lớn (trung bình toàn thí nghiệm là 113,98 nụ/cây). Các công thức khác nhau có số nụ khác nhau khá rõ. Kết quả xử lý thống kê 6 công thức phân thành 3 nhóm, công thức đối chứng có số nụ thấp nhất là 100,47 nụ/cây, nhóm 2 bao gồm các công thức II, III và VI có số nụ cao hơn đối chứng nhưng thấp hơn hai công thức còn lại. Nhóm có số nụ cao nhất bao gồm công thức IV và V (119,63 và 121,37 nụ/cây). Như vậy, công thức V có số nụ trên cây cao nhất trong thí nghiệm (hơn đối chứng 20,9 nụ), công thức IV có số nụ cao thứ hai, công thức I có số nụ thấp nhất. Các công thức có bón phân bón lá đều có mức độ biến động số nụ giữa các cây trong công thức cao hơn so với công thức đối chứng (không bón phân bón lá). Phân bón lá làm tăng số nụ trên cây nhưng cũng làm tăng mức biến động số nụ giữa các cây. Số lượng hoa trên cây là yếu tố quyết định chất lượng cây hoa cúc. Số lượng hoa càng nhiều thì càng có giá cao. Công thức II có số hoa cao nhất trong số các công thức thí nghiệm (80,03 hoa/cây), ở độ tin cậy 95% thì cao hơn các công thức IV, V và I, ở độ tin cậy 99% thì cao hơn công thức đối chứng và công thức V. Như vậy, ở công thức II (bón Diệp lục tố), công thức III (bón Grow more) và công thức VI (bón phân hỗn hợp) thì hiệu quả làm tăng tỷ lệ nụ nở thành hoa là thấy rõ. Bón phân cá (ở công thức V) và phân Agriconik (ở công thức IV) thì không làm tăng tỷ lệ nụ nở thành hoa so với đối chứng. 3.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến chất lượng thương phẩm hoa ở các công thức thí nghiệm Chất lượng thương phẩm của cây hoa cúc được cấu thành bởi các chỉ tiêu như đã trình bày ở trên, ngoài ra nó còn được thể hiện ở một số chỉ tiêu có liên quan đến hoa như: đường kính hoa, màu sắc hoa, độ bền màu hoa và độ bền của hoa ngoài tự nhiên. Các chất dinh dưỡng được cung cấp từ các loại phân bón nói chung và phân bón lá nói riêng đều ảnh hưởng tới chất lượng hoa. Qua bảng 3 thấy rằng: Công thức III có đường kính hoa nhỏ hơn so với đối chứng (4,89cm). Các công thức còn lại đều có đường kính hoa lớn hơn công thức đối chứng (từ 5,01-5,24cm), trong đó, công thức V có đường kính hoa lớn nhất (5,24cm). Xử lý thống kê cho thấy sự sai khác giữa các công thức có bón phân bón lá thì ở độ tin cậy 95% thì chỉ có hoa ở công thức V sai khác (cao hơn) so với các công thức I, II, III và IV. Ở độ tin cậy 99% thì đường kính hoa của công thức II sai khác với công thức V (thấp hơn), còn lại các công thức khác không có sự sai khác đáng kể. 55
- Bảng 3. Một số chỉ tiêu có liên quan đến chất lượng thương phẩm hoa ở các công thức thí nghiệm Đường kính hoa Độ bền hoa Độ bền màu hoa Công thức Màu sắc CV TB TB CV TB (cm) CV (%) hoa (%) (ngày) (ngày) (%) I 4,95 8,86 vàng tươi 18 8,20 14 10,79 II 5,01 7,49 vàng tươi 21 8,31 17 9,73 III 4,89 8,68 vàng tươi 20 5,18 16 4,77 IV 5,01 7,21 vàng tươi 20 11,65 16 13,10 V 5,24 9,87 vàng tươi 20 9,92 17 13,10 VI 5,10 10,10 vàng tươi 21 6,12 16 4,60 0,05 0,26 0,89 0,74 LSD 0,01 0,29 1,18 0,98 Màu sắc hoa ở các công thức có màu vàng tươi đặc trưng của giống một cách đồng đều. Trong giới hạn khả năng đánh giá cảm quan bằng mắt thường không nhận thấy có sự sai khác nào đáng kể. Để đánh giá chính xác, chúng tôi tiến hành theo dõi về độ bền màu hoa của các công thức. Độ bền màu hoa được tính bằng khoảng thời gian từ khi hoa nở đến khi hoa phai màu (chuyển từ vàng tươi sang vàng nhạt). Độ bền hoa là khoảng thời gian từ hoa bắt đầu nở đến khi hoa bắt đầu tàn. Độ bền hoa của cây hoa cúc thí nghiệm được căn cứ vào độ bền của hoa nở đầu tiên (hoa trên thân chính). Trong các công thức thí nghiệm có bón phân bón lá so với không bón phân bón lá có sự khác nhau đáng kể về độ bền hoa. Các công thức có bón phân bón lá có độ bền hoa 20-21 ngày cao hơn so với đối chứng khoảng 2-3 ngày, điều này cho thấy phân bón lá làm tăng độ bền hoa là rất đáng kể. 3.4. Hiệu quả kinh tế của phun các loại phân bón lá cho cây hoa cúc Hiệu quả kinh tế là thước đo cuối cùng của một chu trình sản xuất và nó được biểu thị bằng lãi ròng thu được và chỉ số CVR. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng 4 như sau: Bảng 4. Hiệu quả kinh tế và VCR khi sử dụng phân bón lá cho cây hoa cúc Tổng chi Tổng thu Lãi VCR Công thức (1000 đ/ha) (1000 đ/ha) (1000 đ/ha) I 89.540 316.000 226.460 0,0 II 91.465 411.000 319.535 49,4 III 91.540 398.000 306.460 41,0 56
- IV 91.440 387.000 295.560 37,4 V 91.590 381.000 289.410 31,7 VI 91.650 384.000 292.350 32,2 Qua bảng 4 chúng ta thấy: Sự chênh lệch về mức chi phí đầu tư cho các công thức là không lớn, trong đó công thức VI có mức chi phí đầu tư cao nhất (91.650.000 đồng/ha) cao hơn đối chứng 2.110.000 đồng/ha. Các công thức khác có chi phí đầu tư cao hơn đối chứng từ 1.900.000 - 2.100.000 đồng/ha. Tổng thu và tiền lãi từ việc bán sản phẩm thu được theo các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể, công thức II có tổng thu cao nhất (411.000.000 đồng/ha), cao hơn ở công thức đối chứng 94.000.000 đồng/ha. Các công thức khác có tổng thu 381.000.000 - 398.000.000 đồng/ha, đều cao hơn so với công thức đối chứng trên 80.000.000 đồng/ha. Ở các công thức thí nghiệm, công thức II có VCR cao nhất (49,35), công thức III có VCR cao thứ 2 (41,00); công thức V có VCR thấp nhất (31,71); VCR của công thức IV và VI lần lượt là 37,37 và 32,23. Như vậy, việc đầu tư cho việc bón các loại phân bón lá cho cây hoa cúc đều cho chỉ số lãi suất khá cao. Nếu chỉ xét hiệu quả kinh tế khi bón các loại phân bón lá trong giới hạn thí nghiệm thì phân Diệp lục tố cho hiệu quả cao nhất vì có số hoa hữu hiệu tương đối lớn và đồng đều (56,67% cây có trên 70 hoa/cây, 43,33% cây có 60-70 hoa/cây và không có cây nào có số lượng hoa trên cây dưới 60). Trừ đối chứng thì công thức V có hiệu quả thấp nhất vì chất lượng hoa không đồng đều, hoa loại 3 chiếm tỷ lệ khá lớn (36,67% cây có trên 70 hoa/cây, 43,33% cây có 60-70 hoa/cây, 20% cây có số hoa trên cây thấp hơn 60). 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Số nụ và số hoa của cây hoa cúc: Phân cá có tác dụng tốt nhất cho sự ra nụ. Phân Diệp lục tố có tác dụng tốt nhất trong việc nâng cao tỷ lệ nụ nở thành hoa nên cho hiệu quả về số hoa cao nhất. - Chất lượng hoa của cây hoa cúc: Phân diệp lục tố có tác dụng tốt nhất trong việc giữ độ bền hoa và độ bền màu hoa. Phân cá có tác dụng tốt nhất trong việc tăng đường kính hoa. Xét tổng thể về tác dụng tới chất lượng hoa cúc chi Đà Lạt thì phân Diệp lục tố là tốt nhất. - Hiệu quả kinh tế của việc trồng cây hoa cúc: Diệp lục tố là loại phân cho hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đó là phân Growmore. Trong số các loại phân bón lá được sử dụng trong thí nghiệm thì phân Diệp lục tố có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng phát triển của cây hoa cúc trồng làm cảnh. 57
- 4.2. Đề nghị Sử dụng phân Diệp lục tố nồng độ 400 ppm phun cho cây hoa cúc 7 ngày 1 lần trong khoảng thời gian từ trồng đến nở hoa đầu tiên. Nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá, đặc biệt là của phân Diệp lục tố tới sinh trưởng phát triển cây hoa cúc để đưa ra được liều lượng sử dụng tối ưu. Mở rộng nghiên cứu so sánh thêm với một số loại phân bón lá khác đang lưu hành trên thị trường để tìm thêm các loại phân bón lá tốt sử dụng cho cây hoa cúc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao – cây hoa cúc, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2003. 2. Lê Văn Tri, Hỏi đáp về phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002 3. Nguyễn Xuân Linh, Kỹ thuật trồng hoa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2000. 4. Nguyễn Xuân Linh, Trần Thị Kim Lý, Kết quả thử nghiệm trồng một số giống cúc trong vụ xuân hè tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Quản lý Kinh tế, 1999. 5. Nguyễn Quang Thạch, Đặng Văn Đông, Cây hoa cúc và kỹ thuật trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002. 6. Nguyễn Văn Uyển, Phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, 1995. EFFECTS OF FOLIAR FERTILIZERS ON GROWTH AND DEVELOPMENT OF CHRYSANTHEMUM AT HUE CITY Hoang Thi Thai Hoa, Do Dinh Thuc College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY The experiment was conducted in the spring crop of 2008 at Hue city including 6 treatments with different kinds of foliar fertilizers. This research was aimed to determine the effect of foliar fertilizers on the growth and development of chrysanthemum and then identify which foliar fertilizer could help obtain the highest economic efficiency. The results have indicated that the application of foliar fertilizer namely Diep Luc To results in the best performance in terms of plant height, number of buds per plant, duration, flower quality and economic efficiency, followed by Growmore. Further studies will focus to the rate of foliar fertilizer (Diep Luc To) and other popular foliar fertilizersused in Hue city. 58
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 529 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 323 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 320 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 230 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 388 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 269 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 357 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 368 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 352 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 197 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn