Báo cáo nghiên cứu khoa học:" THÀNH TỰU VÀ ĐẶC ĐIỂM 60 NĂM QUAN HỆ VIỆT – NGA"
lượt xem 49
download
Thời đại ngày nay, việc gìn giữ và mở rộng các mối quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ song phương là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Việt Nam và Liên bang Xô Viết, kế tục là Liên bang Nga thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ đầu năm 1950, đến nay tròn 60 năm. Quan hệ Việt - Liên Xô và Nga 60 năm qua đã đạt nhiều thành tựu lớn. Đó là thành tựu về chính trị - quân sự; thành tựu về quan hệ kinh tế và hợp tác văn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học:" THÀNH TỰU VÀ ĐẶC ĐIỂM 60 NĂM QUAN HỆ VIỆT – NGA"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 THÀNH TỰU VÀ ĐẶC ĐIỂM 60 NĂM QUAN HỆ VIỆT – NGA ACHIEVEMENTS AND CHARACTERISTICS OF THE 60 - YEAR VIETNAM - RUSSIA RELATION Lưu Trang Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Thời đại ngày nay, việc gìn giữ và mở rộng các mối quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ song phương là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Việt Nam và Liên bang Xô Viết, kế tục là Liên bang Nga thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ đầu năm 1950, đến nay tròn 60 năm. Quan hệ Việt - Liên Xô và Nga 60 năm qua đã đạt nhiều thành tựu lớn. Đó là thành tựu về chính trị - quân sự; thành tựu về quan hệ kinh tế và hợp tác văn hoá, giáo dục và khoa học công nghệ. Suốt 60 năm qua quan hệ hai nước chuyển từ quan hệ anh em sang quan hệ đối tác chiến lược; quan hệ toàn diện; nổi trội nhất, khác với quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc khác, là hai nước Việt - Nga chưa từng xung đột vũ trang với nhau suốt trong lịch sử hơn nửa thế kỷ quan hệ. ABSTRACT Nowadays, preservation and expansion of international relations, especially bilateral relations, is the vital question of each country. Vietnam and the Soviet Union -- which was later substituted by the Russian Union -- have maintained their official diplomatic relations for 60 years, since its establishment in early 1950. During those 60 years, the relations between Vietnam and Soviet Union ( Russian Union ) have recorded many great achievements. They are the achievements in a many-sided cooperation in political, military, economic, cultural, educational, scientific and technological aspects. During the past sixty years, Vietnam and the Soviet Union have transferred from the close friendship links to the strategic partners. Significantly, unlike the relations with other powerful countries, the relations between Vietnam and the Soviet Union over the past 50 years have never been interrupted by armed conflicts. 1. Thành tựu - Về chính trị - quân sự Thành tựu nổi bật trong lịch sử 60 năm quan hệ chính trị giữa hai nước Việt - Nga là đã từng thiết lập được quan hệ đồng chí gần gũi tin cậy. Tình đồng chí Việt - Nga không phải được xác lập ngay từ những năm đầu thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng không hoàn toàn từ chung một nền tảng tư tưởng chính trị Mác xít - Lênin nít, mà còn qua một quá trình lâu dài vượt qua nhiều khó khăn thử thách của cả hai nước. Ngày 30 tháng 1 năm 1950, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (XHCN) Xô Viết (Liên xô), nhưng thời gian đầu do hoàn cảnh quốc tế phức tạp tác động và do những yếu tố chủ quan của mỗi nước, quan hệ hai nước còn dè dặt. Từ năm 1965 trở đi, quan hệ chính trị hai nước được đẩy lên bước phát triển mới trên tinh thần quốc tế vô sản anh 289
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 em. Liên Xô đã giúp đỡ vật chất và tinh thần to lớn cho nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong thời kỳ này, chỉ riêng về viện trợ trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự Liên Xô đã giúp cho Việt Nam 2 tỷ Rúp. Và trong những năm đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc, Liên Xô nhiều lần đề nghị phối hợp với Trung Quốc hành động giúp đỡ Việt Nam, và sẵn sàng lập cầu hàng không qua Trung Quốc để bảo vệ và giúp đỡ Việt Nam đánh Mỹ. Cuộc chiến đấu và chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam đối với đế quốc Mỹ đã góp phần nâng cao vị trí của Liên Xô và hệ thống XHCN trên trường quốc tế, khẳng định sức mạnh quân sự và chính trị ưu việt của Liên Xô và hệ thống XHCN. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, cả nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên CNXH. Đỉnh cao trong quan hệ hai nước là Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết được ký kết ngày 3 tháng 11 năm 1978. Từ đây quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước được thực thi, góp phần đáng kể cho Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng thời góp phần nâng cao uy tín và sự phát triển toàn diện của Liên bang Xô Viết. Một vài năm đầu sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, do những nhân tố chủ quan và khách quan, quan hệ hai nước có những khó khăn và suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, từ tháng 6 năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Liên bang Nga, quan hệ chính trị hai nước từng bước được phục hồi: tháng 8 năm 1998, Tuyên bố chung Việt – Nga được ký kết; đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2001, Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước được ký kết. Mục tiêu của tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược là khẳng định quyết tâm của hai nước tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt trong thế kỷ XXI, vì lợi ích của hai nước và hoà bình ổn định ở khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở mục tiêu của quan hệ đối tác chiến lược và truyền thống quan hệ, trong 10 năm triển khai quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Liên bang Nga đã có những bước tiến mạnh mẽ, nhiều mặt trong quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương, cũng như luôn ủng hộ, giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ lẫn nhau tại các tổ chức và diễn đàn đa phương nhằm đem lại lợi ích cho cả hai nước, các nước trong khu vực và thế giới. - Về quan hệ kinh tế Thời kỳ Liên bang Xô Viết tồn tại, Việt Nam nhận được viện trợ về kinh tế lớn từ Liên Xô. Hàng loạt các cơ sở kỹ thuật công nghiệp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam được Liên Xô viện trợ. Đó là nhà máy thuỷ điện Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện sông Đà lớn nhất Đông Nam Á, nhà máy cơ khí công cụ Trần Hưng Đạo… Liên Xô còn là nước cung cấp hơn 80% các mặt hàng máy móc, phân bón, xăng dầu cho Việt Nam, và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch buôn bán của hai nước có lúc đạt 2 tỷ Rúp/ năm. Đáng nói là liên doanh Vietsopetro giữa Việt Nam và Liên Xô tìm kiếm và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam là biểu tượng quan hệ kinh tế truyền thống, bền vững Việt - Nga. 290
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tuy có những khó khăn về chính trị - xã hội, nhưng Liên bang Nga và Việt Nam vẫn nỗ lực duy trì quan hệ kinh tế. Năm 1992, Tổng thống En-xin Nga khẳng định tiếp tục thực hiện mọi cam kết của Liên Xô cũ đối với Việt Nam. Ngay sau chuyến thăm Nga của Phó Thủ tướng Trần Đức Lương, tháng 7/ 1992, Uỷ ban liên Chính phủ (UBLCP) hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật Việt - Nga được thành lập. Từ năm 1993 trở đi, UBLCP Nga - Việt đã có nhiều văn bản thoả thuận và biện pháp để thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước phát triển. Nội dung của các văn bản đó không chỉ là việc tự nguyện, bình đẳng của hai nước trong những cam kết hợp tác kinh tế hiện tại, mà còn xử lý có tình những tồn đọng về tài chính của hai nước trong lịch sử. Tiêu biểu là Hiệp định xử lý nợ ký vào tháng 9 năm 2000, theo đó Việt Nam chỉ trả cho Nga 15% của 11,069 tỷ Rúp Việt Nam nợ Liên Xô cũ, tương đương với 1,7 tỷ USD, nhưng trong đó 90% trả bằng hàng hoá, 10% trả bằng ngoại tệ với lãi suất 4% thời hạn 23 năm, Nga dành 0,25% của lãi suất chuyển thành viện trợ đào tạo cho Việt Nam. Cụ thể hơn, hai nước thống nhất xác định danh mục và định hướng hàng hoá trao đổi, còn khối lượng cụ thể do các công ty xác định; thống nhất việc xúc tiến hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với vùng Siberi và Viễn Đông Nga… Nhờ đó, quan hệ thương mại giữa hai nước tăng từ 750 triệu USD trong những năm 2001 - 2004, lên 1,019 tỷ USD năm 2005 và 1,4 tỷ năm 2007. Quan trọng là cán cân thương mại giưa hai nước khá cân bằng. Đầu tư của Nga vào Việt Nam cũng tăng đáng kể. Năm 1995, Nga chỉ có 36 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn 160 triệu USD; đến năm 2008 tăng lên 50 dự án với số vốn 617,5 triệu USD. Về đầu tư của Việt Nam vào Liên bang Nga tuy còn khiêm tốn, 38 triệu USD (năm 2005), nhưng là bước khởi đầu có nhiều ý nghĩa đối với cả hai nước. - Hợp tác văn hoá - giáo dục, khoa học - công nghệ Thành tựu về hợp tác văn hoá - giáo dục và khoa học - công nghệ hai nước Việt - Nga 60 năm qua là liên tục và rất lớn. Dưới thời Liên Xô nền văn hoá Nga rực rỡ và văn hoá Xô Viết phong phú, huy hoàng được truyền bá “miễn phí” vào Việt Nam. Đối với các tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật - tư tưởng cao được dịch ra tiếng Việt. Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng và phát triển các loại hình nghệ thuật như múa Balê, nhạc kịch, xiếc, phát hiện và đào tạo nhiều nhân tài âm nhạc người Việt nổi tiếng trên thế giới; giúp Việt Nam tham gia vào chương trình bay vũ trụ quốc tế, dự thể thao Olimpic quốc tế… Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam cũng xâm nhập vào đất nước Liên Xô rộng lớn. Tuyển tập các tác phẩm văn học hiện thực phê phán và văn học hiện đại của Việt Nam cũng được dịch sang tiếng Nga. Thời Liên bang Nga, hợp tác văn hoá giữa hai nước Việt - Nga tiếp tục được duy trì và có những phát triển đáng kể. Kể từ năm 2000, sau Hiệp định hợp tác văn hoá được ký kết giữa hai nước trở đi, các hoạt động Ngày văn hoá, Tuần văn hoá Việt, Nga liên tục được tổ chức ở hai nước. Đó là chưa kể hàng loạt các hoạt động như hội thảo, toạ đàm về quan hệ giữa hai nước, các hoạt động phối hợp tuyên truyền, triển lãm về đất nước, con người, lịch sử và văn hoá của mỗi nước cũng thường xuyên được tổ chức. 291
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Hợp tác về giáo dục giữa hai nước đạt kết quả hết sức lớn và ấn tượng. Trong 60 năm qua Liên Xô và Liên bang Nga đã đào tạo cho Việt Nam hơn 70.000 chuyên gia, trong đó hơn 30.000 trình độ đại học, hơn 3000 tiến sĩ chuyên ngành và hơn 200 tiến sĩ khoa học. Liên Xô còn giúp Việt Nam xây dựng một số cơ sở đào tạo khá hoàn thiện, như trường đại học Bách Khoa Hà Nội, trường đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, trường đại học Văn hoá, trường Múa, trường Điện ảnh và một số trường trung học chuyên nghiệp khác v.v… Hợp tác khoa học - công nghệ cũng là lĩnh vực hợp tác truyền thống đạt thành tựu lớn của hai nước. Trong thời kỳ Việt Nam chiến tranh, Liên Xô vừa giúp Việt Nam đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật, vừa viện trợ các thiết bị khoa học công nghệ. Nhờ đó, sau vài ba thập niên Việt Nam đã có một nền tảng cơ sở vật chất khoa học - kỹ thuật tiên tiến nhất định, có một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có khả năng tiếp cận với những thành tựu khoa học - công nghệ mới. Tiếp nối thành quả hợp tác đó, vào thời kỳ mới, ngày 31/ 7/ 1992, chính phủ hai nước ký Hiệp định hợp tác về khoa học -công nghệ. Với Hiệp định này, quan hệ hợp tác khoa học - công nghệ giữa hai nước được nâng cao một bước, vừa tiếp tục hợp tác đào tạo, chuyển giao kết quả nghiên cứu, vừa hợp tác nghiên cứu các chuyên ngành, đề tài khoa học cụ thể. Chuyên ngành và lĩnh vực hợp tác nghiên cứu được chú trọng thuộc khoa học tự nhiên, cụ thể là công nghệ sinh học, sinh thái, khí tượng thuỷ văn, vật liệu mới, hoá dầu, y học, điện hạt nhân v.v… Nhìn chung hợp tác khoa học - công nghệ giữa hai nước từng bước đi vào chiều sâu và có tính hai chiều. 2. Đặc điểm - Đặc điểm quan trọng nhất 60 năm quan hệ Việt - Nga là từ quan hệ anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa chuyển sang quan hệ đối tác chiến lược. Giai đoạn 1950 - 1991, quan hệ hai nước là quan hệ anh em cùng một hệ thống chính trị XHCN. Trong điều kiện Việt Nam chiến tranh và lạc hậu, Liên Xô đã giúp đỡ to lớn cả vật chất và tinh thần cho Việt Nam. Những giúp đỡ đó đã góp phần rất lớn cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam thắng lợi, đồng thời góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật then chốt, và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho nền kinh tế Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay, quan hệ Việt - Nga từng bước chuyển từ quan hệ anh em sang quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng hai bên cùng có lợi. Quan hệ đối tác chiến lược là xu hướng mới trong quan hệ ngoại giao ngày nay. Đây là quan hệ bình đẳng cấp nhà nước giữa hai nước, có tính chiến lược, lâu dài, toàn diện, và có tính ưu tiên so với quan hệ với các đối tác “bình thường” khác của mỗi nước. Đến nay đã có nhiều nước xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, nhưng quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga được xây dựng từ nền tảng truyền thống quan hệ hữu nghị hợp tác anh em trước đây, nên có điều kiện để đẩy mạnh sự hợp tác phát triển bền vững. - Xuất phát từ nền tảng quan hệ hợp tác tương trợ anh em và hợp tác “đối tác chiến lược”, quan hệ Việt - Nga 60 năm qua là quan hệ toàn diện tất cả các lĩnh vực: 292
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học công nghệ. Do điều kiện lịch sử mỗi giai đoạn mỗi khác, lĩnh vực quan hệ chính, có tính mũi nhọn giữa hai nước có khác nhau. Thời kỳ tồn tại của trật tự Hai cực và diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh Lạnh, cũng như cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đang diễn ra quyết liệt, quan hệ về chính trị và quân sự của hai nước được đặt lên hàng đầu. Sang thời kỳ “đối tác chiến lược”, quan hệ kinh tế được xem trọng. Tuy nhiên, trong bất kỳ giai đoạn nào ngoài lĩnh vực mũi nhọn, các lĩnh vực khác cũng được duy trì và phát triển ở mức độ nhất định. - Một đặc điểm khác cũng cần nói đến là xuyên suốt 60 năm dài quan hệ Việt - Nga, tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều thay đổi và tình hình của mỗi nước cũng có nhiều biến động, nhưng hai nước chưa hề có một cuộc xung đột hay đụng độ vũ trang nào. Liên Xô và nước Nga chưa hề mang quân đội vào Việt Nam phản đối công cuộc cách mạng của Việt Nam. Trong khi đó, do những điều kiện lịch sử, trong quá khứ có một bộ phận lực lượng vũ trang các nước như Pháp, Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc… đưa vào Việt Nam để chống lại Việt Nam. 3. Kết luận Trải qua 60 năm với những thăng trầm của lịch sử, những thay đổi, biến động sâu sắc của mỗi nước, quan hệ Việt - Liên Xô và Liên bang Nga tuy có những điều chỉnh, thay đổi nhưng về cơ bản vẫn được tiếp tục duy trì theo hướng hoàn thiện đi vào chiều sâu. Những điều chỉnh ấy là cần thiết, hợp quy luật và phù hợp với xu hướng quan hệ quốc tế mới ngày nay. Những thành tựu rực rỡ và đặc điểm nổi trội 60 năm quan hệ Việt - Nga là tài sản thừa kế đặc biệt quý báu của hai nước hai dân tộc ngày nay tiếp tục củng cố hoàn thiện và phát triển hơn quan hệ xứng với tinh thấn “đối tác chiến lược”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (1979), Nxb Sự thật Hà Nội. [2]. Tuyên bố chung về đối tác chiến lược giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và Liên bang Nga (2001), Báo Nhân dân, số ngày 2/3. [3]. Vũ Dương Huân (cb) (2002), Ngoại giao Việt Nam hiện đại, vì sự nghiệp đổi mới (1975 - 2002), tr 301. [4]. Trương Tấn Sang (2008), Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, Báo Nhân Dân, số ngày 8/7. 293
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 382 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 339 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 387 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 356 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 310 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 299 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 350 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 259 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 252 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn