intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TÍNH TOÁN HỆ SỐ BÊTA (β) CỦA MỘT SỐ CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

152
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thị trường chứng khoán ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các thông tin về Cty niêm yết như lợi tức, rủi ro và các thông tin quan trọng khác được tính toán và công bố hàng ngày trên thị trường để giúp các nhà đầu tư xem xét, cân nhắc khi ra quyết định đầu tư. Một trong những tham số quan trọng phản ánh rủi ro của cổ phiếu là hệ số bêta (β). Hệ số này thường do các tổ chức nghiên cứu tài chính chuyên nghiệp cung cấp. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TÍNH TOÁN HỆ SỐ BÊTA (β) CỦA MỘT SỐ CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 TÍNH TOÁN HỆ SỐ BÊTA (β) CỦA MỘT SỐ CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX) THE CALCULATION OF ß COEFFICIENT OF SOME COMPANIES POSTED UP AT HANOI STOCK EXCHANGE Nguyễn Ngọc Vũ Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trên thị trường chứng khoán ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các thông tin về Cty niêm yết như lợi tức, rủi ro và các thông tin quan trọng khác được tính toán và công bố hàng ngày trên thị trường để giúp các nhà đầu tư xem xét, cân nhắc khi ra quyết định đầu tư. Một trong những tham số quan trọng phản ánh rủi ro của cổ phiếu là hệ số bêta (β). Hệ số này thường do các tổ chức nghiên cứu tài chính chuyên nghiệp cung cấp. Tuy nhiên, ở Việt Nam do thị trường chứng khoán ra đời chưa lâu nên còn thiếu các tổ chức tư vấn tài chính chuyên tính toán và công bố các thông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm giúp cho các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin khi tham gia thị trường. Trên cơ sở dữ liệu về giá cổ phiếu giao dịch của 43 Cty niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ ngày 02/01/2007 đến ngày 30/09/2009, chúng tôi tính hệ số bêta của các Cty này nhằm góp phần cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tham khảo khi ra quyết định đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất. ABSTRACT In the stock markets of the countries with developed market-economy, a company’s information on its revenue, risk and other important issues is calculated and published every day for investors so that they can consider and make their investment decisions. One of the important parameters reflecting the risk of stocks is concerned with ß coefficient. This coefficient is often provided by professional finance-consultancy organizations. However, in Vietnam the stock market has just come into being and in recent years there has been a shortage of finance- consultancy organizations specializing in the calculation and publication of necessary enterprises information so as to help investors with enough information to participate in the market. Based on the database of the stock exchange prices of 43 companies posted at Hanoi Stock Exchange in the period from January 2nd, 2007 to September 30th , 2009, the author focuses on calculating the ß coefficient of these companies in order to provide investors with reference information needed for such an investment with highest effects. 1. Đặt vấn đề Trên thị trường chứng khoán ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các thông tin về Cty niêm yết như lợi tức, rủi ro và các thông tin quan trọng khác được công bố hàng ngày trên thị trường để giúp các nhà đầu tư xem xét, cân nhắc nên đầu tư vào ngành nào, vào cổ phiếu nào để đạt hiệu quả cao nhất. Một trong những tham số quan trọng phản ánh rủi ro là hệ số bêta (β) do các tổ chức nghiên cứu tài chính chuyên 169
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 nghiệp cung cấp. Ví dụ: ở Mỹ thì hệ số này là do Merrill Lynch và Value Line công bố, ở Pháp là do Hiệp hội Tài chính công bố. Đây là một trong những thông tin hữu ích giúp nhà đầu tư xem xét, cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, ở Việt Nam thị trường chứng khoán ra đời chưa lâu nên còn thiếu các thông tin cần thiết về doanh nghiệp do các tổ chức tư vấn tài chính chuyên nghiệp tính toán cung cấp nhằm giúp cho các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin khi tham gia thị trường. Vì vậy, mục đích của bài viết này là trình bày phương pháp tính toán hệ số bêta và dựa trên cơ sở dữ liệu về giá cổ phiếu giao dịch của một số Cty niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ ngày 02/01/2007 đến ngày 30/09/2009 để tính hệ số bêta của các Cty này nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tham khảo khi ra quyết định đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất. 2. Hệ số bêta và ý nghĩa của nó Như chúng ta đã biết hệ số bêta là một tham số phản ánh mối quan hệ giữa độ biến động của giá chứng khoán mà ta đang quan tâm với sự biến động của mức giá chung trên thị trường. Nó phản ánh độ nhạy cảm của chứng khoán đang xem xét với mức giá chung của thị trường. Trên thế giới, đặc biệt là các thị trường tài chính hiệu quả, có những tham số mà hầu hết các nhà kinh doanh chứng khoán luôn luôn phải xem xét trước khi quyết định đặt tài sản của mình vào một loại chứng khoán nào đó. Trong đó, câu hỏi mà chúng ta thường gặp là: Hệ số Bêta của cổ phiếu đó là bao nhiêu? Làm sao tính được hệ số bêta đó? Hệ số beta được hình thành trong quá trình giới tài chính tìm cách lượng hoá rủi ro nhằm giảm bớt thiệt hại do rủi ro gây ra. Có rất nhiều khái niệm về rủi ro nhưng trong đầu tư và kinh doanh thì rủi ro đuợc định nghĩa là sự khác biệt hay sai lệch giữa tỷ suất lợi nhuận thực tế đạt được so với tỷ suất lợi nhuận dự kiến. Xét về mặt định tính, thì rủi ro tổng thể của một công ty (hay cổ phiếu) là một tổng của hai rủi ro thành phần cơ bản. Đó là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống(Systematic risks), còn gọi là rủi ro thị trường, là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty nên không kiểm soát được và nó có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường, cả nền kinh tế và tất cả mọi loại chứng khoán. Vì vậy, rủi ro này không phân tán được khi đa dạng hóa đầu tư. Rủi ro hệ thống là những rủi ro xảy ra từ bên ngoài của một ngành công nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị... Rủi ro phi hệ thống (Nonsystematic Risks), còn gọi là rủi ro riêng bao gồm những yếu tố tác động gắn liền với từng công ty riêng biệt như rủi ro kinh doanh hay rủi ro tài chính của công ty đó, mà không ảnh hưởng đến các công ty khác (trừ các công ty lớn). Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát được chỉ ảnh hưởng đến một công ty hoặc một ngành công nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Để giảm thiểu rủi ro loại này, nhà đầu tư thường đa dạng hoá danh mục của mình; do đó rủi ro này còn được gọi là rủi ro phân tán được. Mối quan hệ giữa rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường và rủi ro riêng được biểu diễn qua đồ thị sau: 170
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Độ lệch chuẩn (σ) Rủi ro toàn bộ Rủi ro phi hệ thống Rủi ro hệ thống Số lượng chứng khoán (n) Nhìn vào đồ thị trên, nếu số lượng chứng khoán trong rỗ đầu tư (n) tăng lên, tức là đa dạng hóa đầu tư tối đa thì rủi ro phi hệ thống (rủi ro riêng) sẽ bị triệt tiêu. Khi đó, đường rủi ro tổng thể sẽ tiệm cận đường rủi ro hệ thống. Vì vậy, không có đầu tư nào là không có rủi ro, rủi ro thấp nhất là rủi ro của nền kinh tế, tức rủi ro thị trường. Điều này dẫn đến một kết luận quan trọng sau: rủi ro của một danh mục được đa dạng hóa tốt phụ thuộc vào rủi ro có hệ thống của các chứng khoán trong danh mục. Để có thể xác định mức rủi ro của một chứng khoán cụ thể, ta cần đo lường độ nhạy cảm của chứng khoán đó với các biến động của thị trường. Độ nhạy cảm này gọi là Beta (β). Bêta của một chứng khoán là hệ số đo lường độ nhạy giữa tỷ suất sinh lợi trên chứng khoán đó đối với tỷ suất lợi tức trên chỉ số thị trường. Do đó, β được dùng đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro của một chứng khoán trong tương quan với danh mục thị trường theo công thức sau: Cov(i, m) β= σ 2m Trong đó: Cov(i,m): hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán i và tỷ suất sinh lợi của thị trường, σ2m : phương sai của tỷ suất sinh lợi thị trường. β cho ta biết khuynh hướng và mức độ biến động của một chứng khoán nào đó đối với sự biến động của thị trường. - Nếu chứng khoán có β bằng 1, có nghĩa là giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường. - Nếu chứng khoán có β nhỏ hơn 1, có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường. 171
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 - Và nếu β lớn hơn 1 thì giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường.Ví dụ, nếu beta của một chứng khoán là 1.2; điều đó có nghĩa là giá chứng khoán có biên độ dao động nhiều hơn thị trường 20%. Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có β nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có β lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn. 3. Phương pháp tính hệ số bêta Để tính hệ số β có 2 phương pháp chủ yếu. Một là dùng mô hình CAPM, hai là dùng mô hình chỉ số đơn (SIM). Đối với mô hình CAPM, chúng ta phải chấp nhận những giả thiết sau: 1. Các nhà đầu tư cá nhân là những nhà chấp nhận giá. 2. Hoạt động đầu tư giới hạn với những tài sản tài chính được kinh doanh. 3. Đầu tư trong một thời kì đơn. 4. Không có thuế và phí giao dịch 5. Thông tin không đắt đỏ và luôn sẵn có đối với tất cả các nhà đầu tư 6. Các nhà đầu tư đều là những người có lý trí, lựa chọn danh mục đầu tư dựa vào kì vọng và phương sai. Các ước lượng đều đồng nhất. Nhìn vào những giả thiết trên, chúng ta có thể chỉ ra một số giả thiết không thể phù hợp với thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng. Điển hình là hai giả thiết thứ 4 và 5. Điều đó hoàn toàn không thể xảy ra. Vì vậy, trên thực tế, người ta thường sử dụng mô hình chỉ số đơn để tính hệ số β. Bởi vì theo một nghiên cứu thực nghiệm của William Sharpe vào năm1963 đã chỉ ra sự sai lệch không đáng kể giữa hệ số β được ước lượng bởi mô hình chỉ số đơn với kết quả từ việc sử dụng phân tích Makowitz đầy đủ trực tiếp trên các chứng khoán. Đối với mô hình chỉ số đơn, những giả thiết mà chúng ta cần có là : 1. Có 2 nguồn ảnh hưởng đến sự biến động của lợi tức chứng khoán là các nhân tố vĩ mô và nhân tố thuộc về chính bản thân công ty. 2. Các nhân tố thuộc về công ty thì độc lập giữa các công ty. 3. Có một chỉ số nào đó đại diện cho ảnh hưởng của tất cả các nhân tố vĩ mô. Tỷ suất lợi tức thực nhận trên chứng khoán i được thể hiện theo mô hình chỉ số đơn: Ri = ai + βi RM + ei Trong đó : - Ri: Tỷ suất lợi tức của chứng khoán i. - ai: Phần tỷ suất lợi tức kỳ vọng độc lập với thị trường. - RM: Tỷ suất lợi tức trên một chỉ số thị trường chứng khoán nào đó. 172
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 - ei: Phần tỷ suất lợi tức không kỳ vọng độc lập với thị trường; ei là biến ngẫu nhiên E(ei) = 0.ei không tương quan với ej. - βi : Hệ số đo lường độ nhạy giữa tỷ suất sinh lợi trên chứng khoán i đối với tỷ suất lợi tức trên chỉ số thị trường. Ta có thể ước lượng hệ số β bằng cách thực hiện ước lượng bình phương bé nhất (OLS) trong khoảng thời gian đủ lớn giữa lợi tức của chứng khoán i và thị trường. 4. Kết quả tính toán hệ số bêta và xếp loại các Cty niêm yết Từ các trang web của thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu về giá giao dịch của 43 Cty niêm yết trong khoảng thời gian 02/01/2007 đến ngày 30/09/2009. Một số công ty khác có thời gian giao dịch không đủ dài nên chúng tôi không sử dụng. Áp dụng mô hình chỉ số đơn cho bộ số liệu về giá của 43 loại chứng khoán trên HNX được lấy trong khoảng thời gian trên để tìm hệ số beta của chúng. Đầu tiền từ giá cuối phiên giao dịch ta tính được mức độ thay đổi giá của ngày hôm sau so với ngày hôm trước, đó cũng chính là mức độ sinh lời của chứng khoán trong ngày hôm đó. Tỷ suất sinh lời trong ngày được tính theo công thức sau: p 2 − p1 Ri = x 100 p1 Sau đó sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để ước lượng hệ số bêta. Cụ thể ở đây chúng ta sử dụng hàm Slope trong excel với Ri là tỷ suất sinh lợi của chứng i và RM là tỷ suất sinh lợi của chỉ số HNX-index theo ngày, hoặc sử dụng phần mềm SPSS để hồi quy giữa tỷ suất lợi tức của chứng khoán i và tỷ suất sinh lời của thị trường. Dựa trên kết quả tính toán hệ số beta của 43 doanh nghiệp trên HNX, chúng tôi có thể chia các Cty niêm yết thành ba thành 3 nhóm: nhóm các cổ phiếu có rủi ro cao, nhóm các cổ phiếu có rủi ro trung bình, nhóm các cổ phiếu ít rủi ro. Theo chúng tôi, thì nhóm các cổ phiếu có rủi ro cao là các cổ phiếu có hệ số beta lớn hơn 1.2. Tức là nhóm các cổ phiếu có sự biến động giá lớn hơn 20% so với mức biến động chung của chỉ số HNX-index. Vì vậy, nhóm cổ phiếu này phù hợp cho những nhà đầu tư thích mạo hiểm mong muốn có lợi nhuận cao và không ngại rủi ro. Tiêu biểu trong nhóm này là HPC và PAN. Nhóm cổ phiếu có rủi ro cao 1.400 1.356 1.353 1.341 1.350 1.295 1.300 1.264 1.230 1.221 1.230 Beta 1.250 1.212 1.200 1.150 1.100 BVS HPC PAN S64 SD6 SD7 SD9 SDA SJE 173
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Nhóm các cổ phiếu có rủi ro trung bình là các cổ phiếu có hệ số beta trong khoảng từ 0.8 tới 1.2. Tức là, giá cổ phiếu của nhóm này có sự biến động trong biên độ thấp hơn 20% so với mức biến động chung của toàn thị trường. Vì vậy, đây là nhóm các cổ phiếu có sự cân bằng về rủi ro và lợi nhuận. ACB BBC CMC CTN EBS HNM MEC 0.97 0.87 0.92 0.95 1.17 0.87 0.9 Nhóm các cổ phiếu ít rủi ro là nhóm cổ phiếu có hệ số beta dưới 0.8. Đây là nhóm cổ phiếu được cho là an toàn. Tức là nếu thị trường có đi xuống thì các cổ phiếu ở nhóm này bị suy giảm ít. Tuy nhiên, đổi lại lợi nhuận từ việc đầu tư vào các cổ phiếu này cũng không cao. N hóm cổ phiếu ít rủi ro 1.000 0.843 0.847 0.829 0.828 0.712 0.800 0.688 0.574 0.600 Beta 0.400 0.200 0.000 BHV DAC NLC POT PPG SGD YSC Chúng ta dễ dàng nhận thấy một số hạn chế khi sử dụng mô hình SIM trong việc ước lượng hệ số bê ta. Trong công thức tính, để ý rằng các giả thiết trong SIM tương tự như các giả thiết của một mô hình hồi quy đơn, tức là phần tỷ suất lợi tức không kỳ vọng được tạo ra do đặc thù của công ty là độc lập giữa các chứng khoán khác nhau (ei ± ej). Điều này trong thực tế có thể không hoàn toàn đúng vì ei có thể tương quan với ej. Chẳng hạn như giữa các chứng khoán trong cùng một ngành thường có mối liên hệ nhất định với nhau. Chính điều này khiến cho kết quả ước lượng của mô hình bị sai lệch.Tuy nhiên, ta có thể khắc phục hiện tượng trên một phần bằng cách lấy một lương lớn dữ liệu đầu vào (thường là trong 3 năm). 5. Một số lưu ý khi sử dụng hệ số bêta tại thị trường chứng khoán Việt Nam Do bản thân thị trường, đối với thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể được coi là một thị trường hiệu quả. Những vấn đề tồn tại ở thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: Thứ nhất là về mức giá. Mức giá giao dịch là chỉ số phản ánh mọi thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, mức giá chỉ thể hiện một phần nhỏ về doanh nghiệp, phần lớn là do sự tác động từ cung cầu về cổ phiếu của các nhà đầu cơ. Đặc biệt, tâm lý đầu tư theo “bầy đàn”, hay “hiệu ứng đám đông” luôn chi phối mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Do vậy, beta được tính toán từ các mức giá này không thể nói lên rủi ro của doanh nghiệp. 174
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Thứ hai là danh mục thị trường. Hiện nay, ở Việt Nam có hai chỉ số chính là VN-Index và HNX-Index. Hai chỉ số này chưa đủ sức để tạo nên một danh mục thị trường, bởi danh mục này chưa có đầy đủ các lĩnh vực ngành nghề trong nền kinh tế và trong từng lĩnh vực không bao gồm các doanh nghiệp đại diện cho lĩnh vực đó; bởi vì còn thiếu các Cty lớn. Chính vì vậy, sự biến động của danh mục chưa đánh giá chính xác sự biến động của nền kinh tế. Thứ ba khoảng thời gian các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán còn quá ngắn, chủ yếu từ cuối năm 2006, do đó dữ liệu giá chưa đủ độ dài để có thể tiến hành hồi quy tìm ra hệ số beta chính xác. Với những hạn chế nêu trên, beta hầu như không có ý nghĩa nếu được tính toán trong giai đoạn này. Tuy nhiên, beta vẫn rất hữu ích nếu chúng ta sử dụng nó đúng cách. Hãy trở về với bản chất đầu tiên của beta, đó là một công cụ thống kê đo lường khả năng biến động của cổ phiếu so với sự biến động của thị trường. Chúng ta có thể sử dụng beta như một chỉ báo (indicator) trong phân tích kỹ thuật. Theo đó, khi beta bắt đầu vượt qua mốc 1, nếu HNX index có dấu hiệu tăng lên thì sẽ là thời điểm mua vào, vì giá chứng khoán sẽ gia tăng theo sự gia tăng của chỉ số thị trường. Ngược lại, nếu chỉ số giảm thì nên bán ra vì giá chứng khoán sẽ giảm theo sự giảm của chỉ số. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư phương pháp tính toán hệ số bêta và sử dụng tham số này trong hoạt động đầu tư của mình, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Ngọc Vũ, Hệ số bêta trong phân tích rủi ro khi đầu tư chứng khoán, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (10/2000). [2] Nguyễn Ngọc Vũ, Phân tích rủi ro của các Cty niêm yết qua các tham số của mô hình hồi quy, Kỷ yếu Hội nghị khoa học lần thứ 3 (II) , Đại học Đà Nẵng, tháng 11/2004. [3] Trương Hùng Long, Tài chính doanh nghiệp, số 4/2004, tr 7-8. [4] Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Ngân hàng. 175
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2