intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ỨNG DỤNG GIS ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ THÍCH HỢP ĐẤT ĐA TIÊU CHÍ CHO CÂY TRỒNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở XÃ HƯƠNG BÌNH, THỪA THIÊN HUẾ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

84
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tìm kiếm một tiếp cận mới trong quá trình đánh giá sự thích hợp đất bằng việc kết hợp nguồn thông tin hai chiều từ trên xuống “top-down” và dưới lên “bottom-up”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ỨNG DỤNG GIS ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ THÍCH HỢP ĐẤT ĐA TIÊU CHÍ CHO CÂY TRỒNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở XÃ HƯƠNG BÌNH, THỪA THIÊN HUẾ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 50, 2009 ỨNG DỤNG GIS ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ THÍCH HỢP ĐẤT ĐA TIÊU CHÍ CHO CÂY TRỒNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở XÃ HƯƠNG BÌNH, THỪA THIÊN HUẾ Huỳnh Văn Chương Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu tìm kiếm một tiếp cận mới trong quá trình đánh giá sự thích hợp đất bằng việc kết hợp nguồn thông tin hai chiều từ trên xuống “top-down” và dưới lên “bottom-up”. Đánh giá sự thích hợp đất cho cây trồng nông nghiệp được tiến hành theo hai giai đoạn gồm: đánh giá sự thích hợp của điều kiện môi trường tự nhiên, tiếp đến là đánh giá sự thích hợp cả tự nhiên, kinh tế và xã hội và được gọi là tiếp cận đánh giá đa tiêu chí. Để thực hiện nghiên cứu theo hướng này, kỹ thuật hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các phần mềm hỗ trợ trong phân tích thứ bậc tiêu chí đã được ứng dụng. Kết quả nghiên cứu, cơ sở dữ liệu GIS cả về không gian và thuộc tính của khu vực nghiên cứu đã được thiết lập, tiến hành phân loại mức độ thích hợp đất đai cho một số cây trồng chính. Nghiên cứu cho thấy việc đánh giá sự thích hợp đất có sự hỗ trợ của các công nghệ như GIS và phần mềm phân tích đa tiêu chí có tính khả thi cao ở điều kiện Việt Nam và có thể tiến hành áp dụng cho nhiều vùng sinh thái khác nhau. Bài báo cũng chỉ ra được sự không đồng nhất số liệu đầu vào cho hệ thống thông tin đất đai là một cản trở lớn hiện nay và điều này cần phải được khắc phục để thích ứng với các công nghệ mới trong nghiên cứu, quản lý và đánh giá đất đai cũng như công tác qui hoạch sử dụng đất hiệu quả. Từ khoá: Cây trồng, đánh giá đất, đa tiêu chí, GIS, mức thích hợp. I. Đặt vấn đề Nghiên cứu đánh giá sự thích hợp đất và qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang được quan tâm nghiên cứu trên phạm vi cả nước và từng vùng. Nhiều công trình đánh giá sự thích hợp đất cho các loại hình sử dụng đất đã được các nhà khoa học Việt Nam cũng như hợp tác với các nhà khoa học thế giới nghiên cứu từ nhiều năm trước cho đến nay. Từ năm 1990 đến nay, Viện Qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, cơ quan đại diện của Việt Nam về nghiên cứu đánh giá đất đã thực hiện nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh (Vũ Thị Bình, 1995). Một số công trình nghiên cứu gần đây đã ứng dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của FAO (1976) cũng như sử dụng công nghệ GIS vào việc chồng xếp bản đồ đã mang lại nhiều kết quả khả quan và mở ra một xu thế mới trong nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam hiện tại. 5
  2. Có thể nói rằng, nội dung và phương pháp đánh giá đất của FAO đã được vận dụng có kết quả ở Việt Nam và phục vụ có hiệu quả cho chương trình qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nhiều năm qua (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung đánh giá ở tầm vĩ mô, vùng miền mà chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá đất ở những mức độ chi tiết hơn, đặc biệt là đánh giá sự thích hợp đất ở cấp cơ sở, mà ở đó tất các các dự án và chính sách nông nghiệp được triển khai trực tiếp. Nên khi tiến hành qui hoạch sử dụng đất cấp cơ sở, việc đưa ra các phương án qui hoạch cụ thể còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn, nhiều phương án qui hoạch ít mang tính khả thi do thiếu thông tin về đánh giá đất. Do vậy để có thể thực hiện được các quyết định sử dụng đất đúng, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp cấp xã, huyện, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu nghiêm túc trong đánh giá đất. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự thích hợp của đất cho cây trồng triển vọng bằng cách tiếp cận theo hướng đa tiêu chí kết hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng, thị trường dựa vào dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, trên nền hệ thống thông tin địa lý GIS và phần mềm hỗ trợ việc ra quyết định tại đơn vị sử dụng đất cấp cơ sở nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên, giúp cho việc qui hoạch phát triển các loại cây trồng một cách có khoa học và hiệu quả. II. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1 Mô tả vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu được chọn là xã vùng đồi Hương Bình trực thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí điểm nghiên cứu như Hình 1. VN VN Xã Hương Bình Quảng Trị Tỉnh Thừa Thiên Huế Lào Đà Nẳng Hình 1: Vị trí điểm nghiên cứu 6
  3. Hương Bình, một xã vùng gò đồi nằm phía Tây Nam huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, 107022'30"-107030'00" kinh độ Đông và 16021'30"-16030'00" vĩ độ Bắc, phía Bắc giáp xã Hương Vân, Hương Xuân và Hương Chữ, phía Nam giáp xã Bình Điền, phía Đông giáp xã Hương Hồ, Hương Thọ và Bình Điền, phía Tây giáp xã Hương Vân và Hồng Tiến. Xã gồm nhiều dạng đồi bát úp, núi bao quanh cao dần từ Đông sang Tây và thấp dần về phía thung lũng. Độ cao trung bình là 80m, độ dốc bình quân 80-150. 2.2 Vật liệu nghiên cứu - Nguồn số liệu không gian (bản đồ): gồm các loại bản đồ đơn tính với tỷ lệ 1/10000 đó là bản đồ phân loại đất, bản đồ độ dốc, bản đồ độ sâu tầng đất, bản đồ thành phần cơ giới đất, bản đồ độ phì đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các bản đồ khác. - Nguồn số liệu thuộc tính: bao gồm các bảng số liệu đi kèm với số liệu không gian ở trên và các số liệu thuộc tính phi không gian như số liệu về thời tiết khí hậu, vị trị địa lý; số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; số liệu về sản xuất nông nghiệp và cây trồng, yêu cầu sinh thái và yêu cầu về điều kiện kinh tế, xã hội của cây trồng. - Các phần mềm được dùng: gồm MS Excel và MS Access dùng để lưu trữ các thông tin thuộc tính. Phần mềm sử dụng trong GIS gồm Mapinfo 7.5 và ArcView 3.2 để quản lý, truy vấn, trình bày và truy xuất số liệu không gian và thuộc tính. Phần mềm AHP (Analytical Hierarchy Process) để phân tích thông tin đa tiêu chí trong đánh giá đất. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp chọn lọc số liệu - Kế thừa có chọn lọc các nguồn thông tin và dữ liệu sẵn có như thông tin bản đồ và số liệu thuộc tính về tự nhiên, kinh tế, xã hội được thu thập có chọn lựa ở nhiều cơ quan chuyên môn khác nhau từ cấp xã đến cấp tỉnh. Kế thừa khung đánh giá đất của FAO có điều chỉnh. - Tổ chức thảo luận, họp nhóm và phỏng vấn nông hộ và cán bộ chuyên trách làm cơ sở để đánh giá và cân nặng tiêu chí trên phần mềm AHP. - Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 20 trang được chia làm 3 phần: phần I là thông tin chung về người được phỏng vấn và nông hộ, phần II là điều tra về quá trình sản xuất nông nghiệp của từng nông hộ và hiệu quả kinh tế, phần III là điều tra để xác định tiêu chí đánh giá, so sánh từng đôi giữa các tiêu chí và cân nặng trọng số của mỗi tiêu chí. - Khảo sát, quan sát thực địa, chỉnh lý các bản đồ đơn tính làm cơ sở để xây dựng bản đồ đơn vị đất. 2.3.2 Phương pháp chồng ghép bản đồ bằng kỹ thuật GIS: trên cơ cở các bản đồ đơn tính được quản lý trên phần mềm Mapinfo và tiến hành chồng ghép để xây dựng bản đồ đơn vị đánh giá đất. 7
  4. 2.3.3. Phương pháp đánh giá đất đa tiêu chí cho cây trồng nông nghiệp a. Chọn cây trồng để đánh giá: là để chọn ra các loại cây trồng có triển vọng và có khả năng mở rộng diện tích. Lựa chọn loại cây trồng đánh giá phải thông qua một số tiêu chí đặt ra. Đối với nghiên cứu này đã chọn nhóm cây ăn quả có múi như là trường hợp nghiên cứu điển hình. b. Phương pháp đánh giá sự thích hợp đất tự nhiên cho cây trồng Khung đánh giá sự thích hợp đất tự nhiên cho cây trồng được tóm tắt như Hình 2. Đầu vào Đất Độ dốc Tầng dày TP cơ giới Độ phì đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Dữ liệu không gian Bản đồ phân loại đất Bản đồ độ sâu tầng đất Phần mềm GIS: Bản đồ TP cơ giới đất Mapinfo; Bản đồ độ dốc ArcView Bản đồ độ phì đất Chồng ghép Dữ liệu thuộc tính Chuyển đến Excel, Access Bảng biểu Nhập từ Excel, Access Bản đồ đơn vị đánh giá đất Yêu cầu sinh thái của cây trồng Đầu ra Bản đồ phân loại sự thích hợp đất tự nhiên với cây trồng Hình 2: Khung đánh giá sự thích hợp đất cho cây trồng sử dụng GIS Việc lựa chọn tiêu chí và nhân tố trong đánh giá sự thích hợp đất tự nhiên luôn dựa vào điều kiện thực tế của vùng nghiên cứu và các tiêu chí này đều có thể thay đổi tuỳ theo từng địa phương cụ thể. Tuy nhiên mục tiêu cuối cũng vẫn là phân loại được các mức thích hợp. c. Yêu cầu sinh thái của nhóm cây ăn quả có múi 8
  5. Bảng 1: Tổng hợp yêu cần sinh thái của nhóm cây ăn quả có múi (Trần Thế Tục, 1998; Davies và Albrigo, 1994) Mức thích hợp Đơn Đặc tính đất đai S2 (trung S1 (cao) S3 (thấp) N (không) vị bình) 1. Nhiệt độ (t0) 0 C 25-30 30-33; 25-18 33-35; 18-13 >35; 3.000 2. Lượng mưa (r) mm 1.500-2.000 1.200-1.500 1.100-1.200 100 70-100 50-70 15 6. Độ phì đất (p) Thấp Cao Trung bình - 6,5-7,5; 7,5-8,5; - Phản ứng đất (pH) - 5,5-6,5 >8,4; 2.5 1,0-2,5 0.2 0,1-0,2 15 6-15 15 10-15
  6. Đánh giá sự thích hợp về kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng chỉ tiến hành ở những diện tích đất có mức thích hợp tự nhiên từ mức S3, S2 và S1. Những đơn vị đất không thích hợp tự nhiên để phát triển cây ăn trái sẽ không được tham gia quá trình đánh giá sự thích hợp chung. e. Phương pháp cân nặng tiêu chí tham gia đánh giá sự thích hợp đất Cân nặng tiêu chí theo lý thuyết của Saaty (1980), việc so sánh tiêu chí theo phương pháp so sánh cặp đôi và được tính toán trên phần mềm AHP. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Bản đồ đơn vị đất và hệ thống thông tin đất đai Để thành lập bản đồ đơn vị đánh giá đất của xã Hương Bình phục vụ cho việc phân tích sự thích hợp đất cho cây trồng, nghiên cứu đã tiến hành chồng ghép các bản đồ đơn tính đã được xây dựng và kết quả thu được 35 đơn vị đất đai trong tổng số 3260 ha diện tích đất đã điều tra. Dựa vào bản đồ đơn vị đất đai và các số liệu thuộc tính ở trên các đơn vị đất đai được lưu trữ trong phần mềm Mapinfo và ArcView GIS như Hình 4. Bản đồ đơnUnitánh giá đất Land vị đ Map Xã Hương Bình- Tỉnh Thừa Thiên Huế Huong Binh commune- Huong Tra district- Thua Thien Hue province Scale: 1/10,000 N W E 9 Land evaluation units map 2_region.shp 0 Huong Ho commune S 4 1 2 29 3 Huong Van commune 4 25 5 6 28 2 13 5 6 21 7 32 8 24 33 12 9 14 10 7 27 35 11 Thông tin của 22 34 12 16 10 13 80 26 11 3 1 mỗi ĐVĐ 14 20 15 19 23 18 16 17 17 31 15 18 19 20 21 22 Binh Dien commune 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Tỷ lệ: 1/10000 34 35 Hình 4: Số liệu không gian và thuộc tính của bản đồ đơn vị đất trong GIS và bản đồ ĐVĐ Số lượng đơn vị đất đai của xã Hương Bình cũng rất lớn và điều đó có thể nói rằng các đặc tính đất đai ở xã Hương Bình cũng khá phức tạp và ít có tính đồng nhất cao về chất lượng và đặc tính của đất. Diện tích của mỗi đơn vị đất cũng có sự chênh lệch rất lớn, đơn vị đất có diện tích nhỏ nhất đó là đơn vị đất số 21 với 0.05 ha và đơn vị đất có diện tích lớn nhất là đơn vị đất số 17 với hơn 550 ha. Đại đa số các đơn vị đất ở đây cũng có độ phì nhiêu ở mức thấp, địa hình thay đổi lớn, chế độ nước không ổn định và 10
  7. hầu hết là dựa vào nguồn nước mưa, năng suất cây trồng trên các đơn vị đất chỉ mới đạt mức trung bình và thấp trong nhiều năm do tập quán canh tác, mức đầu tư còn quá thấp so với điều kiện thực tế và những hạn chế khác của vùng. Trên mỗi đơn vị đất được người dân bố trí nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau và một loại hình sử dụng đất cũng được bố trí trên nhiều đơn vị đất đai nhất là lại hình sử dụng đất 2 lúa, lúa- màu. 3.2 Kết quả đánh giá sự thích hợp đất hiện tại và tiềm năng về điều kiện tự nhiên với nhóm cây ăn quả có múi Tiến hành phân hạng sự thích hợp đất hiện tại về điều kiện tự nhiên tự nhiên cho nhóm cây ăn quả có múi trên tất cả 35 đơn vị đất của xã. Kết quả phân hạng được thể hiện thông qua bản đồ ở hình 5 (a), trong bảng phân hạng thích hợp của từng đơn vị đất đai luôn ghi kèm theo các yếu tố hạn chế đến quá trình sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Trong tổng diện tích điều tra của toàn xã là 3.260 ha thì mức thích hợp cao (S1) đối với nhóm cây ăn quả có múi là không có và tất cả 35 đơn vị đất của xã đều phát sinh yếu tố hạn chế đến quá trình sinh trưởng và cho năng suất. Mức thích hợp trung bình (S2) có diện tích là 1.195,9 chiếm 32,68% tổng diện tích, các yếu tố gây hạn chế ở mức S2 gồm hai yếu tố trội là loại đất (g), độ dốc (sl) và hai yếu bình thường có thể cải tạo được là thành phần cơ giới (t) và độ phì đất (p), có 7 đơn vị đất đai đạt ở mức thích hợp S2. Mức thích hợp thấp (S3) đối với cây ăn quả của xã Hương Bình là 1.599,61 ha chiếm 47,18% tổng diện tích điều tra, các yếu tố hạn chế chính ở mức S3 bao gồm 3 yếu tố trội là loại đất, độ dốc, độ sâu tầng đất khó cải tạo trong thời gian ngắn và hai yếu tố hạn chế bình thường có thể cải tạo được đó là thành phần cơ giới đất và độ phì đất, có 22 đơn vị đất đai đạt ở mức thích hợp S3. Diện tích đất không thích hợp để trồng cây ăn quả có múi ở xã Hương Bình là 460,57 ha chiếm 14,11%, các yếu tố gây nên sự không thích hợp này chủ yếu là do yếu tố về loại đất, tiếp đến là độ sâu tầng đất và độ dốc, có 6 đơn vị đất đai không thích hợp để trồng cây ăn quả có múi của xã. Trên cơ sở mức thích hợp đất hiện tại và xem xét các yếu tố hạn chế có thể cải tạo được, kết quả mức thích hợp đất tiềm năng của cây ăn quả có múi được thể hiện ở hình 5 (b). Sau khi xem xét các yếu tố hạn chế có thể cải tạo được mức độ thích hợp ở một đơn vị đất đã thay đổi từ mức S3 lên mức S2 (ĐVĐ số 28) với 40,55 ha. Các đơn vị đất thích hợp còn lại mặc dù không có sự nâng lên về mức thích hợp nhưng chất lượng của từng yếu tố thích hợp cũng được nâng lên đó là yếu tố về độ phì đất và thành phần cơ giới đất, nếu có biện pháp cải tạo tốt thì hai yếu tố này sẽ giúp cho cây ăn quả có múi sinh trưởng và phát triển tốt hơn, năng suất cũng sẽ được cải thiện đáng kể. 11
  8. TheSự thích Potential ềm năng vSuitability for ó múi Fru Map of hợp đất ti Physical ới cây ăn quả c Citrus The Map of hợp đất hiện tại đốiSuitability for Citrus Frui Sự thích Current Physical với cây ăn quả có múi Huong Binh commune- Huong Tra district- Thua Thien ế Xã Hương Bình- Tỉnh Thừa Thiên Hu Hue province Huong Binh commune- Bình- Tỉnh ThừaThua Thien ế Xã Hương Huong Tra district- Thiên Hu Hue province N Tỷ lệ: 1/10000 Tỷ lệ: 1/10000 N Scale: 1/10,000 Scale: 1/10,000 Huong Van commune Huong Van commune W E W Huong Ho commune Huong Ho commune 9 9 S S 4 4 29 29 25 25 6 6 28 2 28 2 5 5 13 13 21 21 32 32 24 24 33 33 12 12 14 14 a) 7 27 b) 7 27 35 35 22 34 22 34 16 16 10 10 80 80 26 11 3 26 11 3 1 1 20 20 23 23 19 18 19 18 17 17 31 15 31 15 Land suitability for citrus fruit in huong binh 2007_final_region.shp Binh Dien commune N Land suitability for citrus fruit in huong binh 2007_final_region.shp S2d.t.p Binh Dien commune N S2g.p S2sl.p S2d S2sl.t.p S2g S1 N S1 S2t.p N Area (in ha) 14% 0% S2sl 0% Area (in ha) 14% S3d.p S2 S3d S2 38% S3d.t.p 37% S3g.d.p S3d.sl.d S3g.p S3g S3g.sl.d.p S3g.d S3 S3g.sl.t.p 48% S3g.sl S1 S2 S3 N S3g.t.p S3 S3sl S3sl.d.p S1 S2 S3 N 49% S3sl.p S3sl.d S3t.p Hình 5: Bản đồ phân loại sự thích hợp đất hiện tại và tiềm năng đối với cây ăn quả có múi 3.3 Kết quả đánh giá sự thích hợp điều kiện KT-XH và môi trường 3.3.1 Kết quả tính toán trọng số với của các tiêu chí tham gia quá trình đánh giá Kết quả tính toán trọng số của mỗi tiêu chí đánh giá được thông qua bảng 2. Bảng 2: Giá trị cân nặng của các tiêu chí tham gia đánh giá (Cây có múi) Tiêu chí Tiêu chí phụ Giá trị tổng số (w = w x W1 Wi i 1 w) 1.1 Hệ thống giao thông nông thôn 0,137 0,081 1.2 Hệ thống tưới và tiêu nước NN 0,244 0,144 1. Kinh tế-CSHT 0,589 1.3 Phương tiện vận chuyển và 0,048 0,028 dụng cụ sản xuất nông nghiệp 1.4 Dụng cụ bảo quản và chế biến 0,036 0,021 1.5 Kênh thị trường tiêu thụ SP 0,109 0,064 1.6 Lợi nhuận/chi phí 0,426 0,251 2.1 Lực lượng lao động sẵn có W2 0,155 0,025 12
  9. 2.2 Tiếp cận nguồn vốn 0,212 0,034 2.3 Tiếp cận thông tin về giá và TT 0,066 0,011 0,159 2.4 Kỹ năng lao động của nông dân 0,094 0,015 2.5 Tập quán canh tác của nông dân 0,026 0,004 2.6 Chính sách nhà nước về NN 0,043 0,007 2.7 Diện tích đất canh tác/đầu 0,403 0,064 3.1 Sự thích hợp tự nhiên của đất W3 0,645 0,162 3.2 Mức độ che phủ đất 0,085 0,021 3. Môi trường 0,252 3.3 Bảo vệ nguồn nước 0,215 0,054 3.4 Mức độ đa dạng sinh học 0,054 0,014 Tổng 1 1,000 Qua số liệu Bảng 2 cho thấy: đối với xã Hương Bình, để đánh giá sự thích hợp đất nhằm phát triển cây ăn quả có múi thì tầm quan trọng của 3 tiêu chí chính có sự khác nhau cụ thể tiêu chí về kinh tế-cơ sở hạ tầng có mức quan trọng lớn nhất với trọng số là 0,589, tiếp đến là tiêu chí về môi trường tự nhiên với trọng số là 0,252 và cuối cùng là tiêu chí về xã hội với 0,159. Cột cuối cùng bên phải của Bảng 2 cũng thể hiện kết quả tính toán giá trị trọng số chung của 17 tiêu chí con đối với cây ăn quả có múi, tiêu chí con quan trọng nhất với trọng số lớn nhất là lợi nhuận/chi phí, tiếp đến là mức thích hợp tự nhiên với 0,162, đứng thứ 3 là hệ thống tưới và tiêu nước với 0,144 và hai tiêu chí con có trọng số thấp nhất là tập quán canh tác của người dân và chính sách tác động của nhà nước với trọng số 0,004 và 0,007. 3.3.2 Kết quả đánh giá sự thích hợp đa tiêu chí cho nhóm cây có múi Thông qua chồng xếp các lớp thông tin thuộc tính của 17 tiêu chí con và tính toán chỉ số thích hợp Si = Wi x Xi (Xi là giá trị thực của mỗi tiêu chí ở thực tế) cho mỗi đơn vị đất có mức thích hợp đất tự nhiên từ S3 trở lên, kết quả phân loại mức thích hợp đất cuối cùng theo cách tiếp cận đa tiêu chí ở xã Hương Bình được chúng tôi thể hiện ở Bảng 3 và Hình 6. Bảng 3: Diện tích đất ở các mức thích hợp khác nhau cho cây ăn quả có múi ở Hương Bình Mức thích Diện tích Diện tích Đơn vị đánh giá đất hợp (ha) (%) S1 - 0.00 0.00 S2 3,4,5,6,7,8,9,10,12,13,19,21,23,25,27,28,29,32 1.327,42 40,71 S3 1,11,14,15,17,20,22,31,32,34,35 1.472,59 45,16 N 2,16,18,24,26,33 460,57 14,13 13
  10. Tổng 3.260,58 100 Các loại đất 3.076,42 khác Toàn bộ DT 6.337,00 Th e đồ u hân loại mứMthíchfo r Cấitrus F ru its Bản S p itab ility c ap hợp đ t với cây ăn quả Xã Hương Bình- Tỉnh Thừa Thiên Huế H uong B inh c om m u ne- H uo n g Tr a d istrict- T h ua T hie n H ue pr o vin c e N Tỷale: 1 /10 ,00 0 Sc lệ: 1/10000 Huong Van commune W E H uon g H o c om m un e 9 S 4 29 25 6 28 2 5 13 21 32 24 33 12 14 7 27 35 22 34 16 10 80 26 11 1 3 20 23 19 18 17 31 15 Binh D ien c om m u ne E co no m ic_so cia l_ en viron m en t suita b ility fo r citrus fruit_re g io n.sh p N S2 S1 N S3 0% 14% Area (ha) S2 41% S3 S1 S2 S3 N 45% Hình 6: Bản đồ phân loại các mức thích hợp cho cây ăn của có múi ở xã Hương Bình Qua số liệu Bảng 3 và Hình 6 cho thấy: Với việc gặp một số khó khăn và hạn chế cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nên trong tổng diện tích đất điều tra không xuất hiện mức thích hợp cao (S1) đối với cây ăn quả có múi, mức thích hợp trung bình (S2) đạt 1.327,42 ha chiếm 40,71% và thể hiện trên các đơn vị đất là 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 19, 21, 23, 25, 27, 28, 29, 32. Mức thích hợp thấp (S3) có diện tích là 1.472,59 ha chiếm 45,16% và thể hiện trên các đơn vị đất 1, 11, 14, 15, 17, 20, 22, 31, 32, 34, 35 và diện tích đất không thích hợp để trồng cây ăn quả có múi ở xã Hương Bình là 460,57 ha chiếm 14,13%. IV. Kết luận - Đánh giá sự thích hợp đất đối với nhóm cây ăn quả có múi theo cách tiếp cận đa tiêu chí ở vùng nghiên cứu đã xác định 3 tiêu chí chính và 17 tiêu chí con, 3 tiêu chí chính đó là điều kiện kinh tế - cơ sở hạ tầng, điều kiện xã hội, và điều kiện môi trường tự nhiên. Trong đó tiêu chí về điều kiện kinh tế-cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng lớn nhất và cao hơn rất nhiều so với hai tiêu chí còn lại, tiếp đến là tiêu chí về điều kiện môi trường tự nhiên, điều này cũng phản ánh người dân ở đây khi trồng bất kỳ cây trồng nào cũng quan tâm đến chỉ tiêu phát triển về kinh tế là trên hết, yếu tố về bền vững xã hội chưa được quan tâm nhiều. 14
  11. - Qui trình đánh giá sự thích hợp đất đai dùng cách tiếp cận phân tích đa tiêu chí có sự hỗ trợ của công nghệ GIS đã được xây dựng và áp dụng thành công trong điều kiện vùng nghiên cứu. Từ qui trình này có thể thấy rằng việc đánh giá sự thích hợp đất cho cây trồng hay loại hình sử dụng đất không nên chỉ thực hiện theo hướng một chiều “từ trên xuống”, mà cần thiết phải có sự phối hợp phân tích thực tế vùng nghiên cứu theo chiều ngược lại “bottom-up”. Phương pháp này cho kết quả có tính khả thi cao, phù hợp với tính hình thực tế của địa phương và có thể mở rộng nghiên cứu cho nhiều xã có điều kiện tương tự ở Việt Nam. - Việc đồng nhất về cở sở dữ liệu không gian hiện có ở vùng nghiên cứu là rất quan trọng, giúp cho việc thu thập và xây dựng các bản đồ đơn tính cũng như bản đồ đơn vị đất được chính xác và thuận lợi. Vì vậy khi xây dựng các bản đồ chuyên đề mới ở cấp cơ sở trong thời gian đến nên có sự thống nhất, đồng dạng theo một qui trình chung để sản phNm thu được ở dạng bản đồ số dễ dàng được kế thừa chuyển đổi trên các phần mềm khác nhau và làm giảm chi phí cho việc điều tra lại số liệu từ đầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ NN và PTNT, Qui trình đánh giá đất phục vụ nông nghiệp, 10 TCN 343-98, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nhà Xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 1999. 2. Davies, F. S and L. G. Albrigo, Crop production science in horticulture: Citrus fruits. In: Jeff Atherton (eds.). CAB International, Cambridge, UK, 1994. 3. Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, Giáo trình đánh giá đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1998, 9-71. 4. FAO, A framework for land evaluation. Soils Bulletin 32, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, Italy, 1976. 5. FAO, Land evaluation for development. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, Italy, 1986, 4-59. 6. FAO, An international framework for evaluating sustainable land management (FESLM). Rome, Italy, 1993. 7. TCTK, Số liệu thống kê về nông nghiệp và kinh tế của Việt Nam, Tổng cục Thông kê Việt Nam, Hà Nội, 2005. 8. Saaty, T. L. The analytic hierarchy process: McGraw Hill International., New York, 1980. 9. Vũ Thị Bình. Đánh giá đất đai phục vụ định hướng qui hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm vùng Đồng bằng sông Hồng. Luận án Tiến sĩ KHNN, Trường ĐH Nông Nghiệp 1 Hà Nội, 1995. 15
  12. MULTI-CRITERIA LAND SUITABILITY EVALUATION FOR AGRICULTURAL CROPS USING GIS - A CASE STUDY IN HUONG BINH COMMUNE, THUA THIEN HUE PROVINCE Huynh Van Chuong College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY This research looks to a new research approach that combines the “top-down” and “bottom-up” information for land suitability evaluation on selected crops at the community level in Vietnam. When considering this approach it is important that two groups of factors are concerned and the suitability assessment has been done in two ways: (1) physical land suitability evaluation and (2) social-economic, environmental suitability evaluation. It is necessary to adopt a technique that allows an estimation of many different evaluated criteria. Therefore, the main objective of this paper is to produce the GIS database and to assess the land suitability for the selected crops in Huong Binh commune by applying the multi-criteria analysis and GIS techniques. At first, the GIS database at community level had to be developed. The crucial spatial and non spatial data sources were obtained through field work, inherence, literature review, expert opinions, interviews of local farmers, professional agencies. On the basis of the established GIS database, after overlaying the thematic maps by GIS techniques, the map of land units for study area is found and it is the basic for land suitability evaluation. The study results show that land suitability evaluation in combination with farming system analysis by multi-criteria approach and GIS was established and successfully applied to the study area and it is suitable with the status of the community level in Vietnam. Soil or land information system created on the GIS tool is necessary for this methodology. It is noted that the detailed and updated soil survey is fundamental for this completed database GIS to land suitability evaluation. Integration of GIS and multi-criteria approach for land suitability evaluation could be a useful methodology for further research in Vietnam. The most difficult problem for building the database GIS to apply this methodology under Vietnamese conditions is that the patterns of spatial and attributive data are not consistent, the data are collected at different points of time. Besides, each specialized office has its own way of managing information and data; and the software systems for managing map and attribute data are also different. Key word: Crops, land suitability, GIS, multi-criteria approach, suitability class. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2