intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: “Phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội”

Chia sẻ: Nguyen Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

259
lượt xem
75
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Căn cứ vào đâu mà đại hội lần VI của Đảng đã chủ trương tiến hành đổi mới phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: “Phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội”

  1. THÀNH VIÊN NHÓM 16 1. PHẠM THỊ CHÂU 2.NGUYỄN PHƯƠNG ANH 3. TRƯƠNG THỊ ÁI 4. BÙI HỒNG DIỄM 5. TRẦN THỊ KIM HỒNG 6. VŨ THỊ KIM HUỆ 7. TRẦN THỊ THANH NHÀN 8. ĐỖ THỊ THỦY 9. NGUYỄN THANH LIỀN 10. ĐỖ MỘNG TRINH 11. NGUYỄN THỊ XUÂN 12. LÊ THỊ NGỌC PHƯỢNG 13. NGUYỄN KIM NỮ NHUNG HUYỀN Câu 16: Căn cứ vào đâu mà đại hội lần VI của Đảng đã chủ trương tiến hành đổi mới phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
  2. LỜI MỞ ĐẦU Hơn 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, làm thay đổi khá rõ tình hình đ ất nước. Thế và lực của Việt Nam được tăng cường, vị thế quốc tế được nâng cao. Nước ta không còn là một nước nông nghiệp lạc hậu kém phát triển, từ quan liêu bao cấp đã trở thành nền kinh t ế th ị tr ường theo đ ịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển sang vận hành theo c ơ ch ế m ới từ Đại hội VI (1986). Sự kiện đánh dấu bước chuyển này là vi ệc kh ẳng định đường lối đổi mới kinh tế của Việt Nam: “Phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã h ội”, coi chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược, lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã thay đổi cơ bản phương thức phát triển của đất nước, mở đầu cho hàng loạt những đổi mới toàn diện sau này trên tất c ả các lĩnh v ực nông nghiệp, công nghiệp, văn hoá, xã hội … Bài tiểu luận này chúng em xin nêu những nội dung cơ bản của Đảng ta về chủ trương đổi mới phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
  3. I. KHÁI NIỆM CƠ CẤU KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ KINH TẾ HÀNG HÓA: 1. Khái niệm cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận của nền kinh t ế quốc dân, được sắp xếp theo một tương quan tỉ lệ nào đó. Thành phần kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân xét về mặt quan hệ sản xuất với hình thức sở hữu và quan hệ sở hữu đặc trưng, với trình độ nhất định về lực lượng sản xuất. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là tổng thể các thành phần kinh tế, được sắp xếp theo một tương quan hợp lí nhằm mục tiêu phát tri ển l ực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. 2. Khái niệm kinh tế hàng hóa: Là mô hình kinh tế dựa trên quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa.
  4. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRƯỚC 1986: Xét một cách tổng thể, từ năm 1955 đến 1985, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều thời kì phát triển khác nhau. Căn cứ vào đặc trưng của mỗi thời kì có thể phân chia sự phát triển và biến đổi nền kinh t ế ở n ước ta qua 3 thời kì khác nhau: - Từ 1955 đến 1964 - Từ 1965 đến 1975 - Từ 1976 đến 1985 1. Thời kì 1955 – 1964: a) Hoàn cảnh lịch sử: Đất nước bị chia cắt: Miền Nam chịu ách thống trị của đế quốc Mỹ. Miền Bắc: tiến hành xã hội chủ nghĩa. b) Mục tiêu kinh tế: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III xác định là: xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở Miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. c) Thành tựu: Phát triển nhanh về các lĩnh vực kinh tế và xã hội, cơ s ở vật ch ất trong công nghiệp, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng được xây dựng. Tốc độ phát triển
  5. kinh tế cao, giáo dục, y tế phát triển khá nhanh, xã h ội mi ền B ắc xã h ội do những người lao động làm chủ, đời sống tinh thần lành mạnh. Miền Bắc trở thành hậu phương lớn, căn cứ địa vững chắc để nhân dân cả nước có thể đánh thắng đế quốc Mĩ. 2. Thời kì 1965 – 1975: a) Hoàn cảnh lịch sử: Đây là thời kì cả nước có chiến tranh, trực tiếp ch ống Mĩ cứu nước. Nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc là phải kịp thời chuy ển h ướng tư t ưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế, tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới. b) Mô hình kinh tế: Là mô hình có tính tập trung cao với những đặc điểm chủ yếu là: Nhà nước quản lí nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính d ựa trên h ệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan Nhà nước có th ẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ ch ức bộ máy, ti ền l ương, nhân sự… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao ch ỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp các sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu. Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lí đối quyết định của mình. Những thiệt h ại v ật ch ất do các
  6. quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh ch ịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Quan hệ hàng hoá – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật chủ yếu. Nhà nước quản lí kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng, không được coi là hàng hóa về mặt pháp lí. Bộ máy quản lí cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lí kém năng lực, phong cách c ửa quy ền, quan lieu, nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động. Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu: Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, - thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị th ực c ủa chúng nhi ều l ần so với giá trị thị trường. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế - độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, theo định mức hình thức tem phiếu. Bao cấp theo chế độ phát vốn của ngân sách, nh ưng - không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đ ơn v ị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách, vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin – cho”.
  7. Mô hình này quá đề cao vai trò của một thành phần kinh t ế xã h ội ch ủ nghĩa dưới hai hình thức: Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập th ể, còn các thành phần kinh tế khác bằng những chính sách, biện pháp hành chính, áp đặt nóng vội để đẩy nhanh tiến độ cả tạo xã h ội ch ủ nghĩa đ ối v ới chúng, với mục tiêu chính không phải là để huy động, phát triển, mà là h ạn ch ế, thu hẹp, thậm chí xoá bỏ các thành phần kinh tế. c) Kết quả, hạn chế: Trong một thời gian, mô hình kinh tế này đã từng phát huy tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá theo kiểu cổ điển, tập trung được các nguồn lực, sức người, sức của đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng Miền Nam, th ống nhất đ ất nước. Nhưng càng về sau mô hình này càng bộc lộ nh ững khi ếm khuy ết: các nhu cầu của xã hội vượt quá khả năng đáp ứng của một nền kinh tế kém hiệu quả, thiếu năng động do thực hiện cơ ch ế kế hoạch hóa t ập trung, quan liêu; công tác, chỉ đạo, quản lí cũng phạm phải một số sai lầm. d) Chủ trương cải cách: Đảng và Nhà nước ta đã dần dần thấy ra được những nhược điểm của mô hình kinh tế đó và đã bắt đầu có chủ trương cải tiến một ph ần c ơ ch ế quản lí kinh tế. Thí dụ: - Hội nghị lần thứ 20 Ban chấp hành Trung ương khóa III (tháng 4- 1972) bàn về quản lí kinh tế đã thấy rõ sức cản của cơ ch ế quản lí hành
  8. chính cung cấp và chủ trương chuyển sang thực hiện phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa. - Hội nghị lần tháy 24 Ban chấp hành Trung ương khóa III (tháng 9 – 1975) đã đề cập đến vấn đề duy trì nền kinh tế nhiều thành phần ở miền Nam trong một thời gian nhất định, ra sức sử dụng mọi khả năng lao đ ộng kĩ thuật, tiền vốn, kinh nghiệm quản lí để đẩy mạnh sản xuất. 3. Thời kì 1976 – 1985: a) Hoàn cảnh đất nước: Đây là thời kì cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã h ội trong tình hình đ ất nước gánh chịu những đảo lộn kinh tế và xã hội với quy mô lớn sau cuộc chiến tranh ác liệt lâu dài. Nước ta có những thuận lợi và khó khăn: - Thuận lợi: Cả nước được hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội, tạo đi ều ki ện phát huy tìm năng của đất nước, nhân dân phấn kh ởi tập trung xây d ựng đ ất nước. - Khó khăn: Điểm xuất phát của cả nước ở trình độ rất thấp: nền sản xuất nh ỏ, manh mún, cơ sở vật chất kĩ thuật nghèo nàn, quan hệ sản xuất lạc hậu. Hậu quả của 30 năm chiến tranh kéo dài tàn phá đất nước nặng nề. Riêng miền Nam 21 năm sống dưới ách chủ nghĩa thực dân kiểu mới, nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội tràn lan, hậu quả của chủ nghĩa th ực dân
  9. mới về văn hóa, tư tưởng, di sản đã tạo nên tình hình căng thẳng ở mi ền Nam. Mỹ thực hiện kế hoạch “hậu chiến” chống phá Việt Nam: bao vây cấm vận, sử dụng bọn tay sai gây bạo loạn. Sau giải phóng miền Nam ta chưa đánh giá hết những khó khăn, còn lạc quan với chiến thắng của đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai. Đảng và nhân dân ta lại phải tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu biên giới: chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên gi ới phía Bắc. Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khó khăn, trì trệ, yêu c ầu khách quan phải cải tổ, cải cách. b) Sức ép từ phía quốc tế với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam: Chính phủ Mĩ thi hành chính sách cấm vận kinh tế đối với Việt Nam nhằm đặt nền kinh tế Việt Nam vào thế cô lập, suy yếu và dẫn đ ến s ụp đổ. Khi Việt Nam lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội thì Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và nhiều nước trong hệ thống xã h ội chủ nghĩa trên thế giới cũng lâm vào tình cảnh tương tự Do khủng hoảng kinh tế, các nước xã hội chủ nghĩa cũng không th ể triển khai kế hoạch hợp tác kinh tế với Việt Nam một các bình th ường. Do đó, viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa – nguồn lực phát trỉển h ết sức quan trọng đối với Việt Nam – bị suy giảm; hoạt động thương m ại c ủa Việt Nam đối với khu vực thị trường truyền thống, th ị trường quan trọng
  10. hàng đầu cũng bị suy giảm mạnh, làm trầm trọng thêm những mất cân đối lớn vốn có của nền kinh tế. Trong khi đó, Trung quốc đã thành công trong việc “cải cách, mở c ửa” vào năm 1978 nền kinh tế theo định hướng thị trường nh ưng vẫn gi ữ đ ược con đường xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế Trung Quốc có sự tăng trưởng phát triển nhanh. Hơn thế, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đang diễn ra với quy mô lớn chưa từng có,đem lại cho loài người nh ững thành t ựu vô cùng to lớn. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa h ọc – kĩ thu ật, nhiều nước trên thế giới thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, mở c ửa n ền kinh tế và phát triển kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước. c) Sai lầm, khuyến điểm trong hoạt động của Đảng, Nhà nước: Sản xuất tăng chậm so với khả năng, yêu cầu vốn có c ủa n ền kinh t ế, hiệu quả sản xuất, đầu tư thấp, năng xuất lao độn giảm, chất lượng sản phẩm sút kém. Những mất cân đối lớn của nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt còn gay gắt hơn trước. Quan hệ sản xuất xã hội ch ủ nghĩa ch ậm được củng cố, vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh yếu, các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa được cải tạo và sử dụng tốt. Đời sống nhân dân, nhất là công nhân viên chức còn nhiều khó khăn. Nhiều người lao động chưa có việc làm, nhiều nhu cầu tối thiểu của người dân chưa được đảm bảo. Hiện tượng tiêu cực phát triển, công bằng bị vi phạm, pháp luật, kỉ cương không nghiêm;lộng quyền, tham nhũng, những hoạt động phi pháp chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời. Thực trạng trên làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đ ạo của Đảng và của các cơ quan Nhà nước.
  11. d) Quá trình hình thành đường lối đổi mới 1976 – 1986: * Giai đoạn 1976 – 1981: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (tháng 12 – 1976) đã đề ra đường lối chung với những nội dung chủ yếu: xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng kinh tế Trung ương và phát triển kinh tế địa phương, kết hợp lực lượng sản xu ất v ới xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; xây dựng ch ế độ mới: ch ế đ ộ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa mới; xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Từ những đường lối chung đó, Đại hội đã đề ra những ch ỉ tiêu c ụ th ể cho kế hoạch 5 năm (1976 – 1980): Ở miền Nam tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, đưa nông dân vào t ập đòan sản xuất, hợp tác xã. Đến 1979, các tỉnh miền Nam đã căn bản hoàn thành việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể dưới hai hình thức tập đoàn sản xuất và hợp tác xã. Tiến hành cải t ạo công th ương nghi ệp t ư bản tư nhân đạt kết quả. Ở miền Bắc chủ trương đưa các hợp tác xã lên quy mô lớn và tập trung. Toàn miền Bắc năm 1979 có 4.154 hợp tác xã có quy mô toàn xã. Nhưng các mô hình này không mang lại hiệu quả. Tháng 3 – 1977, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định trong hai năm 1977 – 1978 hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải t ạo xã h ội ch ủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, trước hết là xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đối với nông nghiệp Nam bộ, áp dụng mô hình tập thể hóa ở miền Bắc, không phù hợp với đặc điểm của một nền nông
  12. nghiệp đã bước đầu sản xuất hàng hóa. Kết quả là chẳng nh ững không thúc đẩy được sản xuất ở Nam bộ phát triển mà lại kiềm hãm nông nghi ệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Nền nông nghiệp cả nước lâm vào tình trạng khủng hoảng. Năm 1978, thống nhất tiền tệ trong cả nước. Trong những năm 1976 – 1978, xuất hiện “Khoán chui” trong nông nghiệp ở Đồ Sơn (Hải Phòng) với hình thức giao ruộng đất cho nông dân sản xuất và có hiệu quả. Thành ủy cho triển khai khoán trong toàn Hải Phòng. Đây là dấu hiệu của các làm ăn mới. Kết quả: Nhìn chung kinh tế phát triển chậm, giá cả mỗi năm tăng 2%, l ạm phát ba con số. Tổng sản phẩm xã hội tăng 1,4%/năm, thu nh ập quốc dân tăng 4% trong khi số dân tăng 2,24%/năm, thiên tai dồn dập, đất nước thật sự lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Khắc phục: Trước thực tế đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải tìm ra con đường đổi mới đất nước. Tháng 8 – 1979, Hội nghị Trung ương 6 (khóa IV) họp bàn nh ững vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội và vấn đề hàng tiêu dùng. Hội ngh ị kh ẳng định sự cần thiết phải tồn tại thị trường tự do, khuyến khích san xuất “bung ra” định hướng, khắc phục những khuyến điểm trong quản lí kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đề ra chủ trương phù h ợp với l ực lượng sản xuất.
  13. Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 6 của ban chấp hành trung ương khoá IV, tháng 9 – 1979 chinh phủ ra quyết định tận dụng đ ất nông nghi ệp, qui định rõ mức được hưởng đối với tập thể và người lao động có công t ận dụng đất hoang hoá. Tháng 10 – 1979, hội đồng chính phủ công bố quy ết định xóa bỏ các trạm kiểm soát để người sản xuất được tự do lưu thông hàng hóa ngoài thị trường, không phải nộp thuế sau khi làm tròn nghĩa v ụ đầy đủ đối với nhà nước. Nhà nước tăng mức đầu tư cho nông nghiệp về phân bón, giống, cơ khí. Năm 1979, sản lượng lương thực tăng 1.718.500 tấn so với năm 1978. Tiểu thủ công nghiệp được chú trọng và phát triển. Trước tình hình khó khăn và trì trệ của sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương (như Hải Phòng, Vĩnh Phú, Nghệ An) đã mạnh dạn tìm cách tháo gỡ: khoán việc cho các hội xã viên nhưng bề ngoài vẫn giữ mô hình tập thể (khoán chui) . Căn cứ vào kết quả thực tế, ban bí thư trung ương Đảng cho phép các địa phương mở rộng khoán sản phẩm và khoán việc. Trong công nghiệp, chính phủ chủ trương phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về nền kinh tế của các xí nghi ệp quốc doanh. Mở rộng hình thức trả lương khoán, lương th ực ph ẩm. Góp phần làm giảm tình trạng trì trệ trong sản xuất của doanh nghiệp nhà nước. * Giai đoạn 1982 – 1985: Đại hội Đảng lần thứ 5 chủ trương tiếp tục tìm tòi cơ ch ế quản lí mới cho thích hợp, xoá bỏ cơ chế cũ, điều ch ỉnh lại cơ c ấu, qui mô, t ốc đ ộ và các bước đi của công nghiệp hóa. Kết quả: Tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến nhất định: Nông nghi ệp trong thời kì 1981 – 1985 tăng 4.5%. Sản lượng lương thực tăng đều trong 5
  14. năm, từ 15 triệu tấn lên 18.2 triệu tấn, tốc độ bình quân của công nghiệp trong các năm 1981 – 1985 là 9.5%. Cuối năm 1984 đầu năm 1985, Long An đi đầu về xóa bỏ bao cấp trong sản xuất, khuyết khích các đơn vị tự chủ trong sản xuất, bỏ tem phiếu, xóa bỏ các bất hợp lí trong cung - cầu. Hạn chế: Trên lĩnh vực lưu thông phân phối còn nhiều vấn đề nóng bỏng ch ưa được giải quyết. Trong bối cảnh đó, Đảng và nhà nước ta ti ến hành c ải cách giá, lương, tiền lần thứ nhất năm 1981 – 1982. Lần cải cách này đã làm cho lạm phát trầm trọng thêm từ đó đẩy giá th ị trường ti ếp tục tăng nhanh (năm 1985 tăng thêm 300% so với năm 1984). Khắc phục: Tháng 6 – 1985, hội nghị trung ương lần thứ 8 họp chuyên bàn về giá – lương - tiền, quyết định phải dứt khoát xóa bỏ tập trung quan liêu bao c ấp, thực hiện chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doan xã h ội chủ nghĩa. Hội nghị cho thấy Đảng đã có sự đổi mới tư duy trên lĩnh vực phân phối lưu thông một cách cơ bản, đã thừa nhận sản xuất hàng hóa và những qui luật của sản xuất hàng hóa. Tóm Lại: Từ hội nghị 6 ban chấp hành trung ương khóa IV (Tháng 8 – 1979) đ ến hội nghị 8 ban chấp hành trung ương khoá V, nh ững chủ trương có tính chất đổi mới đã từng bước đi vào thực tiễn nước ta, là cơ sở để Đảng ta hình thành đường lối đổi mới toàn diện.
  15. Đảng đã khẳng định: chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. B ước đầu, Đảng ta đã thành công trong đổi mới tư duy lí luận, nhất la tư duy kinh tế, nhận thức rõ hơn những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kì quá độ, về chủ nghĩa xã hội. Những năm 1976 – 1986 là thời kì đầy khó khăn th ử thách. Đ ảng c ộng sản Việt Nam với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự th ật, đã quyết tâm đổi mới để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã h ội, đ ưa đ ất nước tiến lên. III. ĐẠI HỘI KHÓA VI (1986): Hoàn cảnh lịch sử của đại hội: 1. Đại hội VI của Đảng họp từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 tại thủ đô Hà Nội trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nh ững thu ận l ợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức: Việt Nam vẫn chịu tác động của chính sách bao vây cấm - vận của đế quốc Mỹ. Kinh tế phát triển chậm, sản xuất trì trệ do sai lầm chủ - quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, nóng vội trong c ải tạo xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ các thành phần kinh t ế phi xã h ội ch ủ nghĩa. Trải qua thời kì khảo nghiệm thực tiến tìm tòi con - đường đổi mới có không ít khuyết điểm, vấp váp nh ưng Đảng, Nhà
  16. nước, nhân dân ta cũng có được những thành tựu và kinh nghi ệm bước đầu. Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa cũng có nhiều khó - khăn và đứng trước yêu cầu khách quan phải cải tổ, cải cách. Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đạt được những thành công bước đầu. Thực tiễn đó đòi hỏi đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đ ối với Đảng, đối với vận mệnh của dân tộc. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đại hội 2. VI đề ra: Đổi mới cơ cấu kinh tế: (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện). Đại hội xác định phải “Tập trung sức phát triển nông nghi ệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước ti ến lên s ản xu ất lớn xã hội chủ nghĩa”; công nghiệp nặng thì “phải nhằm ph ục v ụ các m ục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và theo khả năng thực tế, chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong chặng đường tiếp theo”… Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm: Chương trình lương thực thực phẩm phát triển theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích cây lúa ở những nơi có điều kiện, phấn đấu tăng diện tích ruộng đất sử dụng của cả nước. Ở những nơi có điều kiện phải thực hiện khai hoang, mở rộng thêm diện tích trồng tr ọt; phải coi trọng cả lúa và màu; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tăng đàn gia
  17. súc, gia cầm, áp dụng rộng rãi mô hình VAC để nâng cao hi ệu qu ả s ản xuất… Chương trình hàng tiêu dùng thì chú trọng tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng về số lượng, chủng loại để đáp ứng nhu cầu đa dạng c ủa xã h ội; tập trung giải quyết vấn đề nguyên liệu, tận lực khai thác các ngu ồn nguyên liệu trong nước, đồng thời ưu tiên dành ngoại tệ để nhập khẩu những nguyên liệu cần thiết. Phải đổi mới cơ ch ế và chính sách đ ể thu hút lực lượng tiểu, thủ công nghiệp và các lực lượng khác tham gia làm hàng tiêu dùng. Chương trình hàng xuất khẩu “tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết”. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử d ụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế: Với các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đại hội chỉ rõ, quan trọng nhất là củng cố và phát triển kinh tế XHCN, trước hết là làm cho kinh t ế quốc doanh thật sự giữ vai trò chủ đạo, chi phối được các thành ph ần kinh tế khác. Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã h ội ch ủ nghĩa d ựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ th ực t ế c ủa n ước ta và là
  18. sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cu ộc c ải tạo xã h ội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng ch ế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải t ạo các thành ph ần kinh tế xã hội chủ nghĩa ; thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách xã hội, kế hoạch hoá dân số và giải quyết việc làm cho người lao động. Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân. Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn di ện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ qu ốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân th ế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập th ể c ủa nhân dân lao động vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Phương thức vận động quần chúng phải được đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó là nền n ếp hàng ngày
  19. của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà n ước của mình. Báo cáo Chính trị chỉ rõ 6 nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy Nhà nước là: - Thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể. - Xây dựng chiến lược kinh tế- xã hội và cụ th ể hoá chi ến l ược đó thành những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Quản lý hành chính xã hội và hành chính kinh tế, điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn xã hội theo kế hoạch, giữ vững pháp luật, kỷ cương nhà nước và trật tự xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước, phát hiện những mất cân đối và đề ra những biện pháp để khắc phục. - Thực hiện quy chế làm việc khoa học có hiệu suất cao. - Xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao, với đội ngũ cán b ộ có phẩm chất chính trị, có năng lực quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Về nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh: Đảng phải đổi mới v ề nhi ều m ặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.
  20. Nâng cao chất lượng đảng viên và sức mạnh chiến đấu của tổ chức cơ sở, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách của công tác xây dựng Đảng. Ý nghĩa lịch sử của Đại hội: 3. Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để. Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đ ảng và toàn dân và cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Đảng trước đất nước và dân tộc. Đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra thể hiện sự phát triển tư duy lí luận, khả năng tổng kết và tổ chức thực tiễn của Đảng mở ra thời kì mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. IV. QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA NHIỀU THÀNH PHẦN CỦA ĐẠI HỘI KHÓA VI: Sự tiến triển tư duy lí luận của Đảng về mô hình 1. kinh tế ở nước ta:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2