intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam - Eric Rosenthal

Chia sẻ: 9 9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

121
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam đưa Luật pháp của Việt Nam phù hợp với Công ước Liên Hiệp quốc về Quyền của Người khuyết tật đã đưa ra những đánh giá và phân tích văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến trẻ khuyết tật (TKT) cùng với Công ước CRPD và những hiệp ướcm, chuẩn mực và tiêu chuẩn khác về NK; rà soát dự thảo Luật Người khuyết tật, rà soát những nhận xét và khuyến nghị để sửa đổi và hoàn chỉnh luật này; soạn thảo những khuyến nghị cho chính phủ Việt Nam về thay đổi chính sách và pháp luật để việc thực thi những tiêu chuẩn pháp lý mới đã được qui định trong CRPD.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam - Eric Rosenthal

  1. QUYỀN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM Đưa Luật pháp của Việt Nam phù hợp với Công ước Liên Hiệp quốc về Quyền của Người khuyết tật Tháng 12, 2009 Tác giả Eric Rosenthal và Viện Quốc tế bảo vệ quyền người khuyết tật tâm thần thực hiện theo yêu cầu của UNICEF Việt Nam
  2. mục lục Viết tắt......................................................................................................................................................................... 6 Lời tựa đề.................................................................................................................................................................... 7 Lời cảm ơn.................................................................................................................................................................. 9 1. Bối cảnh thực tế của TKT tại Việt Nam.........................................................................................................13 1.1. Khả năng tiếp cận......................................................................................................................................13 1.2. Dịch vụ dựa vào cộng đồng và y tế.........................................................................................................14 1.3. Giáo dục......................................................................................................................................................14 1.4. Thành lập các cơ sở chăm sóc tập trung................................................................................................15 1.5. Hệ thống bảo vệ trẻ em............................................................................................................................15 1.6. Tham gia của công dân.............................................................................................................................16 2. Tổng quan Công ước về Quyền của NKT.....................................................................................................16 2.1. Tác động của phê chuẩn và tuân thủ với CRPD..................................................................................16 2.2. Nội dung tổng quát của Công ước về Quyền của Người khuyết tật................................................17 3. Tổng quan pháp luật Việt Nam liên quan đến NKT và Dự thảo Luật Người khuyết tật.....................17 3.1.Cơ sở của pháp luật Việt Nam liên quan đến NKT.............................................................................17 4. Quyền được bảo vệ không bị phân biệt đối xử chỉ vì khuyết tật...............................................................20 4.1 Định nghĩa khuyết tật................................................................................................................................20 4.2. Nâng cao phẩm giá, bình đẳng và không phân biệt đối xử................................................................21 4.3. Môi trường sống phù hợp........................................................................................................................22 5. Quyền tiếp cận....................................................................................................................................................22 5.1. Quyền tiếp cận môi trường lý tính và phương tiện giao thông........................................................23 5.2. Quyền tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông........................................................................24 6. Quyền sống trong cộng đồng...........................................................................................................................24 6.1. Quyền được gia đình bảo vệ....................................................................................................................24 6.2. Quyền được sống trong cộng đồng........................................................................................................25 6.2.1. Quyền được sống trong nền tảng gia đình..................................................................................26 6.2.2. Quyền được ra khỏi các cơ sở chăm sóc tập trung.....................................................................27 6.3. Quyền được dịch vụ và đủ tiêu chuẩn cuộc sống................................................................................30 6.4. Quyền không bị lạm dụng và bóc lột, và quyền không bị tra tấn, đối xử ác nghiệt, phi nhân bản, đối xử nhục mạ và trừng phạt..........................................................................................................................31 7. Quyền được chăm sóc sức khỏe......................................................................................................................32 7.1. Quyền được chăm sóc sức khỏe miễn phí và đặc biệt........................................................................32 7.2. Quyền được phòng ngừa và can thiệp sớm..........................................................................................34 3
  3. 7.3. Quyền được thể hiện ý nguyện bằng lòng, tự quyết và tự lựa chọn................................................34 8. Quyền được giáo dục.........................................................................................................................................35 8.1 Giáo dục hòa nhập......................................................................................................................................36 8.1.1. Giáo dục hòa nhập theo luật chung của Việt Nam....................................................................37 8.1.2. Giáo dục hòa nhập theo Dự thảo Luật Người khuyết tật của Việt Nam...............................39 8.2. Môi trường phù hợp trong các chương trình giáo dục......................................................................40 9. Quyền về danh tính , khai sinh và năng lực pháp lý.....................................................................................41 9.1. Danh tính và khai sinh..............................................................................................................................41 9.2. Năng lực pháp lý........................................................................................................................................42 10. Giám sát & tăng cường....................................................................................................................................43 10.1. Hệ thống bảo vệ trẻ em..........................................................................................................................43 10.2. Giám sát thực thi CRPD........................................................................................................................44 10.3. Thu thập dữ liệu.......................................................................................................................................45 11. Tham gia công dân...........................................................................................................................................45 12. Kiến nghị cho chính phủ Việt Nam..............................................................................................................46 12.1. Quyền được bảo vệ không bị phân biệt đối xử vì khuyết tật..........................................................46 12.1.1. Tuyên bố về phân biệt đối xử.......................................................................................................46 12.1.2. Tuyên bố về môi trường cư ngụ hợp lý......................................................................................46 12.2. Quyền tiếp cận.........................................................................................................................................47 12.2.1. Nêu rõ về khái niệm tiếp cận........................................................................................................47 12.2.2. Tăng cường thực hiện những quy định hiện hành...................................................................47 12.3. Quyền được sống trong cộng đồng.....................................................................................................47 12.3.1. Tuyên bố về quyền của TKT được sống với gia đình riêng của mình.................................47 12.3.2. Tuyên bố về quyền của TKT được sống với một gia đình thay thế.....................................47 12.3.3. Thiết lập một hệ thống toàn diện chăm sóc như gia đình có điều tiết công khai..............47 12.3.4. Tạo lập tiêu chuẩn chăm sóc trong các......................................................................................47 12.3.5. Cấm đưa thêm TKT mới vào các cơ sở chăm sóc tập trung..................................................47 12.3.6. Thiết lập hệ thống bảo vệ trẻ em để phòng ngừa lạm dụng trong gia đình và trong các cơ sở chăm sóc...................................................................................................................................................48 12.4. Quyền được chăm sóc sức khỏe...........................................................................................................48 12.4.1. Cải thiện tình hình tiếp cận chăm sóc sức khỏe can thiệp sớm............................................48 12.4.2. Cải thiện tình hình tại những cơ sở và phương tiện thiết bị phục hồi chức năng..............48 12.4.3. Tuyên bố về quyền có ý kiến đồng ý..........................................................................................48 12.5. Quyền được giáo dục..............................................................................................................................48 12.5.1. Yêu cầu pháp lý...............................................................................................................................48 4
  4. 12.5.2. Khảo sát việc tiếp cận....................................................................................................................48 12.5.3. Đào tạo giáo viên............................................................................................................................48 12.5.4. Thay đổi thái độ..............................................................................................................................49 12.5.5. Thu thập dữ liệu..............................................................................................................................49 12.5.6. Tăng cường việc thi hành Chỉ thị của Thủ tướng số 01/2006/CT-TTg..............................49 12.5.7. Chính sách đối với các nhà tài trợ quốc tế................................................................................49 12.6. Quyền về danh tính................................................................................................................................50 12.6.1. Đăng ký khai sinh khi ra đời.........................................................................................................50 12.6.2. Tôn trọng năng lực tham gia của TKT.......................................................................................50 12.7. Tăng cường thực hiện và cơ chế giám sát............................................................................................50 12.7.1. Thiết lập một hệ thống bảo vệ trẻ em.........................................................................................50 12.7.2. Đào tạo cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp........................................................................50 12.7.3. Giám sát và thực thi.......................................................................................................................50 12.7.4. Tham gia công dân.........................................................................................................................50 13. Kiến nghị cho các nhà tài trợ..........................................................................................................................50 Phụ bản 1: Ban hành giáo dục hòa nhập ở các nước đang phát triển...........................................................52 5
  5. viết tắt UBVH,GD Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ LĐ,TB&XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bộ TC Bộ Tài chính Bộ KH&ĐT Bộ kế hoạch và đầu tư Bộ YT Bộ Y tế Bộ GT&VT Bộ Giao thông vận tải CT-TTg Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông MDRI Viện Quốc tế bảo vệ quyền người khuyết tật tâm thần NCCD Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam VNAH Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam WHO Tổ chức Y tế Thế giới 6
  6. lời tựa đề Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và chính phủ Việt Nam ủy nhiệm cho ông Eric Rosenthal thực hiện đánh giá và phân tích trong báo cáo này, cùng với những chuyên gia khác của Viện Quốc tế bảo vệ Quyền Người khuyết tật tâm thần (MDRI). Mục đích chính của báo cáo là để giúp chính phủ Việt Nam đưa luật pháp và những chính sách của mình phù hợp với Công ước mới của Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người khuyết tật (sau đây viết tắt là CRPD), mà Việt Nam đã ký kết vào ngày 22 tháng 10 năm 2007. Những mục tiêu chính của nhiệm vụ tư vấn này là: ▪▪ Đánh giá và phân tích văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến trẻ khuyết tật (TKT) cùng với Công ước CRPD và những hiệp ước, chuẩn mực và tiêu chuẩn khác về NKT (sử dụng phương pháp rà soát những văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam liên quan đến TKT do chuyên gia luật trong nước thực hiện); ▪▪ Rà soát dự thảo Luật Người khuyết tật, rà soát những nhận xét và khuyến nghị để sửa đổi và hoàn chỉnh luật này; ▪▪ Soạn thảo những khuyến nghị cho chính phủ Việt Nam về thay đổi chính sách và pháp luật để việc thực thi những tiêu chuẩn pháp lý mới đã được qui định trong CRPD; những gợi ý này dựa trên phân tích của chúng tôi về luật pháp Việt Nam cùng với các cuộc phỏng vấn với quan chức chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ, nhà giáo dục, những người hoạt động về khuyết tật; phân tích của chúng tôi cũng có thông tin từ các chuyến thăm thực địa đến những chương trình dịch vụ phục vụ cho cả trẻ em và người lớn khuyết tật tại Việt Nam. Văn bản phân tích luật này đã được ông Eric Rosenthal, Giám đốc điều hành của MDRI soạn thảo, có hỗ trợ của Arlene S. Kanter, Giáo sư Luật, Đại học luật Syracuse, và Erin Jehn, luật sư trợ lý của MDRI. Giáo sư Arlene S Kanter đã thăm Việt Nam hồi mùa xuân năm 2009 thay mặt cho VNAH và đã tham gia vào các buổi họp biên soạn bộ Luật Người khuyết tật mới của Việt Nam. UNICEF đã mời Eric Rosenthal đến Việt Nam hồi tháng 7 và tháng 9 năm 2009. Hồi tháng 9-2009, Viện Quốc tế bảo vệ Quyền người Khuyết tật tâm thần (MDRI) đã mời bà Elizabeth Bauer, thư ký của Ban giám đốc MDRI, đồng thời là ủy viên của Sở Giáo dục tiểu bang Michigan (Hoa Kỳ). Còn hồi tháng 7 năm 2009, Eric Rosenthal đã tham gia vào một hội thảo do Bộ LĐTB&XH và VNAH bảo trợ để soạn thảo bộ Luật Người khuyết tật mới. Ông Rosenthal cũng tham gia và một lớp tập huấn các nhà hoạt động khuyết tật do VNAH tổ chức, và ông cũng đã đến thăm thực địa một Trung tâm Phục hồi chức năng cho TKT tại Hà nội. Rosenthal và cán bộ của UNICEF đã đến Đà nẵng hồi tháng 7 năm 2009 và thăm một trung tâm phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ em và NKT, một trường học chuyên cho trẻ khuyết tật, một trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và một trung tâm chăm sóc nạn nhân chất độc da cam. Hồi tháng 9 năm 2009, Rosenthal và Bauer đã gặp gỡ các quan chức chính phủ tại Hà nội, Đà Nẵng và Đồ Sơn, tiến hành hội thảo cho các quan chức cấp bộ về xây dựng các văn bản pháp lý về NKT. Những chuyên gia này cũng đã phát biểu tại một hội thảo của Quốc hội về dự thảo Luật Người khuyết tật hồi tháng 9 năm 2009. Cũng trong tháng 9, MDRI và cán bộ UNICEF đã tới thăm thực địa tại một trường đặc biệt, một cơ sở tâm thần, một mô hình trung chăm sóc ban ngày dành cho TKT. Chuyên gia Rosenthal và Bauer đã thực hiện một hội thảo cho UNICEF và các tổ chức phát triển quốc tế khác đang hoạt động tại Việt Nam về cách áp dụng thích hợp những chương trình do quốc tế tài trợ để đáp ứng những yêu cầu của Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người khuyết tật (CRPD). Phần phân tích pháp luật Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào công trình nghiên cứu rất tỷ mỉ của Tiến sĩ Tường Duy Kiên. Công trình nghiên cứu này tóm lược pháp luật Việt Nam và phân tích những điểm mạnh và những hạn chế. Chúng tôi không có bản dịch sang tiếng Anh của một số văn bản luật được đề 7
  7. cập trong công trình nghiên cứu này và chúng tôi đã giả định rằng đa phần nội dung công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Kiên là chính xác trong việc miêu tả về pháp luật Việt Nam. MDRI đã gặp đại diện Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới trong chuyến thăm tháng 9 năm 009. MDRI biết rằng Bộ Y tế đang phác thảo một luật mới về Sức khỏe tâm thần mới, nhưng MDRI chưa thể có được bản dịch bằng tiếng Anh của luật này. CRPD quy định quyền của những người tâm thần hoặc khuyết tật về tâm lý xã hội và yêu cầu điều trị cho họ, nhưng việc không được tiếp cận với luật chăm sóc sức khỏe tâm thần đã tạo nên điểm hạn chế trong phần phân tích này. Quan trọng rằng luật pháp mới này phù hợp với những tiêu chuẩn nêu trong CRPD. Báo cáo này chủ yếu tập trung vào những thay đổi lập pháp cần thiết để Việt Nam có các qui định phù hợp với CRPD. Tuy nhiên, ngoài việc thay đổi luật, CRPD yêu cầu chính phủ Việt Nam cũng phải có thay đổi trong chính sách và thực hiện để chấm dứt sự phân biệt đối xử với trẻ khuyết tật trong xã hội Việt Nam, cũng như để tăng cường thực hiện pháp luật sao cho quyền của những NKT được bảo đảm. Những thay đổi cần thiết này trong chính sách, luật, và thi hành luật được nêu đại cương trong báo cáo này. 8
  8. lời cảm ơn Chúng tôi chân thành cám ơn nhiều người đã dành thời gian thảo luận với chúng tôi tại Việt Nam. Ban chuyên gia soạn thảo Luật Người khuyết tật của Bộ Lao động,Thương binh,Xã hội đã nhiều lần họp với chúng tôi và cung cấp thông tin nền tảng có giá trị về tình hình pháp lý của TKT. Trưởng ban soạn thảo, ông Lập cùng cán bộ của mình đã hỗ trợ đắc lực để tổ chức những chuyến đi thực địa khắp Việt Nam. Đại diện của Quốc hội cởi mở và nhiệt tình, cũng như các quan chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Các cán bộ của Sở Lao động,Thương binh, Xã hội Đà Nẵng đã nhiệt tình giới thiệu các chương trình của họ và đã cung cấp cho chúng tôi thông tin nền tảng về những dịch vụ và chương trình giáo dục TKT trong tỉnh. Chúng tôi đặc biệt đánh giá cao phần giúp đỡ và hỗ trợ của cán bộ UNICEF, đặc biệt là chị Naira Avetisyan, người có kiến thức rộng về TKT và mối quan hệ công tác tuyệt vời với các quan chức Việt Nam, mới làm nên được bản phân tích này. 9
  9. Tóm tắt các quan sát chính VĂN BẢN PHÁP LUẬT Cam kết của chính phủ Việt Nam đưa quốc gia mình tuân thủ với Công ước LHQ về Quyền của Người khuyết tật (CRPD) rất có ấn tượng. Như bản phân tích này cho thấy, Việt Nam đã ban hành một số luật rất có giá trị để bảo vệ quyền của người khuyết tật. Nếu Việt Nam thông qua/phê duyệt Luật về NKT mà hiện nay bản thảo của Luật này đang được xem xét, Việt Nam sẽ đi lâu dài theo hướng tuân thủ với CRPD. Tuy nhiên, còn một số thiếu sót đáng kể trong bản thảo Luật người khuyết tật, song có thể chỉnh sửa những thiếu sót này để luật này phù hợp với CPRD. Để phù hợp hoàn toàn với CRPD, chính phủ Việt Nam nên xem xét những nét chuyển đổi sau đây: ▪▪ Để bảo vệ chống phân biệt đối xử, đề xuất về Luật người khuyết tật cần bao gồm quyền có điều chỉnh hợp lý, như yêu cầu của CRPD Điều 5(3) và được xác định trong CRPD Điều 2; một điều khoản như vậy cần điều chỉnh dịch vụ công và các chương trình cần thiết để cho phép cá nhân khuyết tật tiếp cận đến được giáo dục, nhà ở, y tế, dịch vụ, giao thông và những lĩnh vực khác của cuộc sống. ▪▪ Quyền có được công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp phải được thiết lập trong đề xuất Luật về Người khuyết tật, trong khi đó văn bản hiện nay chưa rõ ràng là quyền này có được bảo đảm hay không. ▪▪ Luật pháp và quy định về quyền tiếp cận phải được tăng cường; việc này gồm quyền tiếp cận môi trường vật chất, phương tiện giao thông, truyền thông, thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ khác; những dạng thức truyền thông có thể tiếp cận đến các dịch vụ công cũng phải được thực thi, kể cả ngôn ngữ ký hiệu, chữ nổi Braille, cassettes, cỡ phông chữ lớn, và những biện pháp công nghệ hỗ trợ khác. ▪▪ Quyền của trẻ em khuyết tật sống trong cộng đồng cùng với gia đình, hoặc nếu nên đảm bảo có được các hình thức các gia đình khác chăm sóc thay thế, nếu cần thiêt. ▪▪ Can thiệp sớm và chăm sóc sức khỏe cần có sẵn sao cho TKT và gia đình các em dễ tiếp cận. ▪▪ Cần phải thiết lập quy trình và đánh giá định kỳ việc đưa các em vào các cơ sở chăm sóc tập trung và luật cần nêu rõ một thời điểm cụ thể khi đã tạo lập được hệ thống hỗ trợ chăm sóc tại cộng đồng thì chấm dứt đưa các cháu mới vào sống trong các cơ sở chăm sóc tập trung. ▪▪ Cần thành lập kế hoạch quá độ để chuyển đổi các trường chuyên biệt thành chương trình giáo dục hòa nhập nhằm đảm bảo rằng tất cả TKT được giáo dục trong hệ thống giáo dục chung. ▪▪ Dự thảo Luật Người khuyết tật cần yêu cầu rằng tất cả trẻ em khuyết tật phải được làm giấy khai sinh khi ra đời. ▪▪ Công tác bảo trợ luật pháp cần được tạo lập để bảo vệ quyền nâng cao năng lực của TKT sao cho các em có thể diễn đạt được quan điểm của mình và có quyền lựa chọn những vấn đề liên quan đến mình. ▪▪ Công tác bảo trợ luật pháp cần phải có để chống lại kiểu chăm sóc ép buộc, không đúng quy cách và cưỡng chế đưa vào trại tâm thần, như yêu cầu của các Điều 12 và 14 của CRPD; pháp chế mới của Việt Nam về sức khỏe tâm thần cần được soạn thảo theo tinh thần nhất quán với những điều khoản này. ▪▪ Cần phải thiết lập hệ thống bảo trợ trẻ em để báo cáo và điều tra những vụ việc tắc trách và lạm dụng. ▪▪ Nên thiết lập một hệ thống giám sát và theo dõi tất cả các chương trình cộng đồng và tất cả các cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật. ▪▪ Tổ chức độc lập của NKT và thành viên gia đình cần phải được lôi cuốn tham gia vào những vấn đề liên quan đến theo dõi và thực thi CRPD. 10
  10. CHÍNH SÁCH Luật pháp của Việt Nam cần phản ánh những nguyên tắc cốt lõi của CRPD, gồm có quyền của tất cả những NKT để họ “tham gia đầy đủ và hiệu quả vào xã hội” − Để có thể làm nên việc này, hệ thống dịch vụ phải được cải cách sao cho TKT có thể sống và lớn lên cùng gia đình trong cộng đồng. Các em phải được giáo dục thích hợp trong hệ thống trường học chính. Dịch vụ y tế, tái phục hồi chức năng, phục hồi chức năng phải có sẵn trong cộng đồng. Thiếu vắng những chương trình hỗ trợ cộng đồng toàn diện, nhiều TKT sẽ ít có cơ hội sống độc lập khi thành người lớn. Một số TKT hiện nay đang sống trong các trại mồ côi và các cơ sở chăm sóc tập trung khác mà tại đó các cháu chịu rủi ro phải sống cả đời tại đó. Trực tiếp đi ngược với Điều 19 của CRPD, MDRI đã thấy rằng Việt Nam đang mở rộng những cơ sở chăm sóc nội trú tập trung và chương trình chuyên biệt kiểu này. Việt Nam nên đảo lại những kế hoạch hiện nay mở rộng các cơ sở nội trú cho trẻ em và mở rộng tầm cỡ của các cơ sở nội trú người tâm thần – Thay vì mở rộng những cơ sở hiện nay, Việt Nam nên thông qua các kế hoạch chấm dứt việc đưa TKT vào sống trong các cơ sở này. Đây nên được coi là ưu tiên hàng đầu cho những cố gắng cài cách bởi vì việc chia tách người ta ra khỏi xã hội sẽ góp phần làm tăng thêm khuyết tật và cản trở việc hưởng thụ những quyền khác. Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ nước ngoài cần hướng công sức vào hỗ trợ cho các trẻ em tại gia đình và cung cấp dịch vụ theo một nền tảng cơ sở tổng hợp nhất. Cần dành công sức hỗ trợ và đào tạo cha mẹ các TKT, đặc biệt là cha mẹ các cháu khuyết tật trí tuệ, bởi vì chính họ là nguồn lực thường xuyên bị coi nhẹ đối với hỗ trợ cộng đồng hiện, mà họ lại đóng tỉ lệ hỗ trợ các cháu khuyết tật rất lớn. Vì Việt Nam dành nguồn lực hạn chế để cung cấp dịch vụ hỗ trợ dựa vào cộng đồng và hỗ trợ cho TKT, Việt Nam nên tránh sai lầm thiết lập những chương trình dịch vụ mới và các trường chuyên biệt, mà chính những cơ sở này lại không hòa nhập TKT vào xã hội một cách đầy đủ − Cần tránh đầu tư vào các cơ sở nội trú mới, cho dù những cơ sở này nhỏ hơn, sạch sẽ hơn những cơ sở hiện nay. Tương tự như thế, ta nên tránh đầu tư vào giáo dục chuyên biệt. Cải cách giáo dục nên thiết lập giáo dục hòa nhập cho tất cả TKT − Điều 24 của CRPD nêu rằng các chính phủ “phải bảo đảm có một hệ thống giáo dục hòa nhập ở tất cả các cấp học”. Theo đó, Việt Nam nên bảo đảm rằng các trường phải nhận, dạy và tiếp nhận TKT. Cộng thêm vào xây dựng, sửa đổi các trường hiện có, sao cho học sinh khuyết tật các loại có thể tiếp cận đến học, điều thiết yếu là phải đầu tư mới vào các chương trình đào tạo giáo viên, cung cấp các giáo trình học tập thích hợp và hỗ trợ giảng dạy TKT tật trí tuệ và các dạng khuyết tật khác. Chính phủ, NKT và thành viên gia đình có NKT cũng nên tham gia tích cực đóng góp công sức vào giám sát những chương trình và cố gắng cải cách hiện nay − Cuộc cải cách hiệu quả sẽ bị hạn chế nếu không minh bạch và không có số liệu về tình hình hiện nay. Như UNICEF và Bộ LĐTB&XH đã mô tả trong báo cáo năm 2009 “tạo ra một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam”, sẽ không thể có một hệ thống tổng hợp và toàn diện để bảo vệ trẻ em trong những hoàn cảnh chuyên biệt. CRPD đòi hỏi rằng cơ quan chính quyền độc lập cần được thành lập để theo dõi giám sát bất cứ chương trình nào phục vụ TKTt. Điều 4(3) nêu rõ rằng NKT và những tổ chức đại diện cho họ cần được tham gia giám sát như vậy cũng như được tham gia vào lập kế hoạch thực thi CRPD. 11
  11. THAM GIA CÔNG DÂN & THỰC THI Thiếu sót chính trong bất cứ một cố gắng cải cách nào tại Việt Nam chính là thiếu một phong trào mạnh, có tổ chức và độc lập của các bên liên quan – chủ yếu là NKT và thành viên gia đình họ - cam kết hối thúc việc thực thi và thực hiện luật hiện có tại cấp địa phương và quốc gia. Thiếu một cơ chế cử tri mạnh giám sát việc thực hiện thì một bộ Luật mới về Người khuyết tật dù có ấn tượng đến đâu cũng không được tăng cường thực hiện. Để làm cho những cố gắng khổng lồ trong cải cách luật pháp của Việt Nam xứng đáng, điều thiết yếu là cần trao quyền cho NKT lập chính sách và biện lý chính sách công. Đa phần trên thế giới, cải cách đã diễn ra tại nơi đâu xã hội dân sự độc lập có lãnh đạo của NKT tìm kiếm được cải cách chính phủ. Người khuyết tật nên được bổ nhiệm vào UBND và những chức vụ lãnh đạo khác trong các cấp chính quyền trung ương và địa phương làm chính sách và thực thi những chương trình tác động đến những NKT. Giả định là từ lâu đã thiếu đào tạo và cơ hội cho NKT, nhóm khuyết tật này trong xã hội có thể thiếu kinh nghiệm và thiếu trình độ đảm đương những vị trí này. Cách nhanh nhất để phát triển kinh nghiệm đó là thách thức cá nhân khuyết tật bằng chính trải nghiệm đời thực triển khai và thực thi các chương trình. Cá nhân khuyết tật phải được hỗ trợ và đào tạo cần thiết cho phép họ làm việc hiệu quả trong những cương vị ấy. 12
  12. 1. Bối cảnh thực tế của TKT tại Việt Nam Giống như bất cứ trẻ em nào, TKT cũng có tiềm năng phát triển trong cộng đồng và ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của mọi người quanh mình. Khác biệt ở đây là xã hội có thể phải thích ứng để thực hiện hóa tiềm năng đó của trẻ. Bằng việc ký Công ước về Quyền của Người khuyết tật (CRPD), Việt Nam đã đánh tín hiệu rằng nước mình cam kết một xã hội thích ứng với nhu cầu của TKT và Việt Nam đã đạt tiến bộ đầy ý nghĩa trong lĩnh vực này. Tại Việt Nam, như nhiều nơi trên thế giới, TKT đương đầu với nhiều khó khăn tiếp cận môi trường vật chất, cũng như tiếp cận những dịch vụ dựa vào cộng đồng, dịch vụ y tế, giáo dục và hệ thống bảo vệ trẻ em. Thực thi CRPD sẽ đòi hỏi nhiều biện pháp tích cực để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử. Trong khi một số biểu hiện phân biệt đối xử là kết quả của luật pháp có tính phân biệt, đại đa số phân biệt đối xử lại là kết quả của những chính sách và cách làm có lịch sử từ lâu là tách biệt TKT ra khỏi xã hội thông thường. Những thách thức đặc biệt đối với TKT tại Việt Nam được nêu đại cương dưới đây. 1.1. Khả năng tiếp cận Vấn đề thiếu khả năng tiếp cận đối với NKT tại Việt Nam đặc biệt trầm trọng đối với TKT, nó tạo ra những rào cản đến dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao và những hoạt động khác rất thiết yếu cho sự phát triển của một đứa trẻ. Cụ thể là, TKT tật thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ giao thông công cộng, trường học, bệnh viện, nhà vệ sinh, các tòa nhà văn hóa và những tòa nhà khác.1 Thiếu tiếp cận đến thông tin liên lạc đối với những người khiếm khuyết về thị lực và thính lực.2 Trẻ em khiếm khuyết thị lực và thính lực không thể tiếp cận được những chương trình học tập và những thông tin khác vì những nội dung đó không có bằng chữ nổi Braille, phông chữ lớn, hoặc có phụ đề bằng chữ đi kèm.3 Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu thì hiếm và NKT phải dựa vào cố gắng của các giáo viên tình nguyện làm việc với những người điếc.4 Trong kkhi đài truyền hình Việt Nam (VTV) có chương trình thời sự đêm với phụ đề, các chương trình khác có phụ đề thì lại chưa sẵn có.5 1.2. Dịch vụ dựa vào cộng đồng và y tế Xét đến những dịch vụ dựa vào cộng đồng và dịch vụ y tế, thiếu những dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm, tái phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng dành cho TKT trong cộng đồng tại Việt Nam. Trong khi những chính sách chính thống cung cấp dịch vụ tái hồi chức năng cho NKT cũng có đấy, tổng quan vẫn còn thiếu rất nhiều những dịch vụ như vậy, cũng như hoàn toàn còn thiếu những dịch vụ lấy TKT làm mục tiêu.6 Thiếu những dịch vụ này là do kinh phí chưa đầy đủ, thực thi kém, mở rộng dàn trải và thiếu duy trì.7 Nhiều TKT không nhận được chăm sóc sức khỏe và dịch vụ phục hồi chức năng.8 Còn đối với những em nào nhận được, số lượng trẻ em sử dụng trợ giúp phục hồi chức năng rất thấp, chỉ khoảng 1/5 TKT được dùng tay giả, chân giả, chỉnh hình, hỗ trợ nghe và nhìn hoặc xe lăn..9 Dịch vụ phục hồi chức năng không sẵn có tại nhiều cộng đồng và nhân viên 1 Phân tích tình hình trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, UNICEF và Bộ LĐ-TB-XH 155 (Hà Nội), 2004. 2 Michael Schwartz, Điếc tại Việt Nam: Liệu Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền của người khuyết tật có làm nên khác biệt hay không? 34 Syracuse J. Int’l L. & Com 483, 492 (2007). 3 Phân tích tình hình trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 1, trang 128. 4 Michael Schwartz, như đã trích dẫn chú giải 2, trang 492. 5 Như trên 6 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam: đánh giá luật và những chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có những hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam, UNICEF và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 80 (Hà Nội), 2009. 7 Người hướng dẫn quyền người khuyết tật quốc tế (IDRM)—Báo cáo khu vực châu Á: báo cáo quốc gia Việt Nam 140 (2005), http://www.idrmnet.org/pdfs/CIR_IDRM_Asia_05.pdf (lần xem gần đây nhất 23 tháng 11, 2009). 8 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, tại 80. 9 Như trên 13
  13. y tế thì thường chưa được đào tạo đầy đủ, hoặc họ chưa có động viên vật chất để làm việc cùng với gia đình TKT.10 Nhiều gia đình TKT không nhận được hỗ trợ mà họ rất cần để nuôi một đứa con khuyết tật. Hiện nay, chưa có chương trình phát hiện có hệ thống, chưa có đánh giá chuyên nghiệp hoặc chưa giúp đỡ được cho những gia vị tổn thương thế để giúp cho TKT ở lại với gia đình.11 Còn một số chương trình hỗ trợ tại trường học và cộng đồng dành cho TKT thì còn hạn chế.12 Các gia đình không được lợi lộc gì từ các chương trình tham mưu, dịch vụ tư vấn cho tuổi thiếu niên, các chương trình kỹ năng sống, những trung tâm tiếp nhận hoặc những hoạt động giải trí.13 Thêm vào đó, còn thiếu cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp được đào tạo.14 Bởi vì công tác xã hội còn là một nghề mới, hiện nay vẫn chưa bổ nhiệm chức danh cho những cán bộ làm công tác xã hội được đào tạo.15 1.3. Giáo dục Việt Nam từ lâu đã biết đánh giá tầm quan trọng của giáo dục và chính phủ Việt Nam đã đầu tư một tỉ lệ ngân sách nhà nước cao cho các dịch vụ giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, lại có một tỉ lệ khá lớn TKT không được đi học tí nào. Theo một số con số thống kê, chỉ có 52% TKT được tiếp cận với giáo dục, trong khi đó 33% TKT bị mù chữ.16 Những nghiên cứu khác cho thấy một tỉ lệ thấp hơn rất nhiều (20%) các TKT được đi học.17 Trong số những TKT được đi học, hệ thống giáo dục chia tách các loại khuyết tật và xếp các em vào những trường học hoặc lớp học riêng.18 Mặc dầu đã có một số cố gắng để tạo ra một hệ thống giáo dục hòa nhập, vẫn còn thiếu hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.19 Thiếu đào tạo giáo viên và thiếu thông tin cũng góp phần làm thiếu giáo dục hòa nhập.20 Cuối cùng, rất nhiều TKT không có được điều chỉnh phù hợp cho phép các em có thể học tập hoặc ở trường chuyên biệt, hoặc ở trường hòa nhập.21 1.4. Thành lập các cơ sở chăm sóc tập trung Một trong những thách thức căng thẳng nhất đối với TKT tại Việt Nam là việc đưa các em vào những trung tâm bảo trợ xã hội, các trại tế bần, các trường nội trú hoặc các cơ sở khác. Vấn đề này là mối quan tâm đặc biệt khi Việt Nam dường như đang định hướng những luồng nguồn lực mới vào xây dựng các tòa nhà và chương trình để tăng số lượng người lớn và TKT nhận vào các cơ sở nội trú. Hiện nay, chưa có thống kê tin cậy về số lượng trẻ em trong các trung tâm và cơ sở như thế của chính phủ, của các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các tổ chức tôn giáo, các cơ sở tư nhân và các tổ chức địa phương. Tuy nhiên, một nghiên cứu trích dẫn số lượng trẻ em trong những cơ sở này là 14,574,22 mặc dầu người ta tin rằng con số thực tế còn cao hơn. Còn tồn tại nhiều bất cập lớn liên quan đến những con số thống kê về số TKT không được học tập và cần phải có những quy trình thu thập số liệu tốt hơn để giải quyết vấn đề này. 10 Phân tích tình hình trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 1, at 129. 11 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, at 24. 12 Như trên 13 Như trên 14 Như trên tại 29. 15 Như trên 16 Như trên tại 81. 17 Phân tích tình hình các chương trình và cơ sở chăm sóc trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, UNICEF và Bộ LĐ-TB-XH 34 (Hà Nội), 2005. 18 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, tại 81. 19 Như trên tại 82. 20 Như trên 21 Phân tích tình hình trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 1, tại 128. 22 Phân tích tình hình các chương trình và cơ sở chăm sóc trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 17, tại 8. 14
  14. Việc nhận các em vào một cơ sở thường là dựa trên tư cách chung của trẻ chứ không dựa trên cơ sở thể hiện nhu cầu và việc nhận vào các cơ sở này lại không được coi là phương cách bất đắc dĩ cuối cùng.23 Nói chung, TKT được đưa vào các trường là do gia đình em đó khó khăn về kinh tế, khó chu cấp thực phẩm, chi phí đi học và y tế.24 Một khi cháu bé đã vào trường, không có tổng kết theo giai đoạn, không có đánh giá nhu cầu đối với việc đưa cháu vào trường.25 Lại nữa là, em bé đó chắc phải ở lại trong trường khá lâu (trung bình là 5- 12 năm).26 Còn TKT có thể ở mãi trong các trung tâm nuôi dưỡng tập trung cả đời. Mới đây, chính phủ đã cố gắng giảm việc đưa thêm số lượng trẻ vào các trại.27 Tuy nhiên, có một số nhân tố đang góp phần làm tăng thêm số trẻ vào trại. thứ nhất, không có một cơ chế rõ ràng thông qua đó các gia đình có TKT có thể tìm kiếm được dịch vụ; thứ hai là số lượng hạn chế các chương trình phát hiện và đánh giá để nhìn nhận những gia đình đang nằm trong tình trạng rủi ro; và thứ ba là hệ thống sẵn có hiện nay thiếu hụt nhân viên và thiếu đào tạo để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ có ý nghĩa.28 Hơn nữa, không có hệ thống theo dõi hoặc tổng kết theo định kỳ đối với trẻ em đang được chăm sóc.29 Bởi vì chương trình chưa được thực thi rộng rãi và bởi vì một số hộ gia đình không thể nuôi nổi một con khuyết tật, nên TKT vẫn phải đi đến kết cục là các em phải vào sống trong các trung tâm nuôi dưỡng tập trung.30 1.5. Hệ thống bảo vệ trẻ em Không tồn tại một hệ thống bảo vệ trẻ em toàn diện làm cho việc phát hiện và báo cáo tình hình lạm dụng TKT thật khó khăn, cũng như công tác điều tra và tiến trình đánh giá những báo cáo về lạm dụng.31 Các dịch vụ xã hội hiện nay chủ yếu là theo phương pháp tiếp cận kiểu từ thiện, ngược với phương pháp tiếp cận dựa vào quyền.32 Còn đối với việc phát hiện và báo cáo, hiện Việt Nam chưa có quy chế khiếu nại tách biệt với Luật Khiếu nại và tố cáo hoặc Bộ Luật Tố tụng Hình sự, cả hai văn bản luật đó đều không có ích gì để trẻ em có thể lập hồ sơ cho mình.33 Không có hợp phần điều tra và đánh giá để đáp ứng với những báo cáo lạm dụng trẻ em, mà chỉ có Luật xử lý những vi phạm hành chính và Luật tố tụng hình sự là có để giải quyết những khiếu nại.34 1.6. Tham gia của công dân Hiện nay, những điều khoản luật quy định quyền hạn của các tổ chức của NKT được tham gia vào tiến trình ra luật và giám sát các chương trình thì vẫn còn thiếu trong luật của Việt Nam. Ít tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này và năng lực biện lý cho quyền của họ và tác động vào chính sách quốc gia còn hạn chế.35 Tổ chức nổi bật nhất có chức năng chính là biện lý chính sách cho NKT, và ảnh hưởng của nó tới công tác điều phối các luật và chính sách, giám sát việc thực thi Luật Người khuyết tật, hoặc gây ảnh hưởng đến việc đề ra luật và những quy định còn bị hạn chế.36 23 Như trên tại 38. 24 Như trên, tại 51. 25 Như trên. 26 Như trên tại 55. 27 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, tại điểm 31-32. 28 Như trên tại điểm 24. 29 Như trên tại điểm 34. 30 Như trên tại điểm 32. 31 Như trên tại điểm 29-30. 32 Như trên tại điểm 13. 33 Như trên tại điểm 29. 34 Như trên tại điểm 30. 35 Tiến sĩ T. Duy Kiên, Báo cáo phân tích so sánh Luật quốc tế và Luật Việt Nam về quyền của trẻ em khuyết tật 53 (2009) [từ sau đây gọi tắt là “Báo cáo phân tích so sánh”]. 36 Như trên 15
  15. 2. Tổng quan Công ước về Quyền của NKT 2.1. Tác động của phê chuẩn và tuân thủ với CRPD Công ước nhân quyền đầu tiên của thế kỷ thứ 21, Công ước về Quyền của Người khuyết tật (CRPD), đã được LHQ thông qua vào ngày 13-12-2006 và có hiệu lực từ ngày 4 tháng 5 năm 2008. Từ đó đến nay, công ước đã được mau chóng công nhận khắp nơi trên thế giới. Đến thời điểm ngày 1 tháng 12 năm 2009, đã có 143 quốc gia ký vào CRPD và 74 quốc gia đã phê chuẩn thực hiện.37 Khi một nước “phê chuẩn” hay “tham gia vào” công ước, nước đó đã chấp nhận công ước là luật ràng buộc.38 Ký kết vào công ước là bước đầu tiên tiến đến phê chuẩn, việc đó thể hiện một cam kết chính trị là quốc gia sẽ không hành động trái ngược và có hại tới tới “đối tượng và mục đích” của công ước.39 Cao ủy LHQ về Quyền con người đã ban hành hướng dẫn cho các chính phủ nào đang xem xét việc phê chuẩn, hoặc những chính phủ nào mới đây phê chuẩn CRPD.40 Để chuẩn bị cho việc phê chuẩn, Cao ủy LHQ kiến nghị cần phải rà soát cả luật pháp và cả chính sách xem có tuân thủ với CRPD hay không.41 Trong cố gắng đó, Cao ủy LHQ kiến nghị rằng các chính phủ nên bàn thảo với xã hội dân sự, kể cả các tổ chức đại diện cho NKT.42 Trên cơ sở phê duyệt CRPD, các cơ quan nhà nước không chỉ có nghĩa vụ chấm dứt những cách làm có tính chất phân biệt đối xử NKT, mà còn khẳng định chắc chắn nghĩa vụ cung cấp dịch vụ cần thiết cho NKT để họ tham gia và xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người không bị khuyết tật. Công ước CRPD rút ra nhiều kinh nghiệm quốc tế để khuyến khích áp dụng những các thực hiện hay và hỗ trợ các quốc gia thành viên chú trọng đến các bước họ cần thực hiện để bảo đảm bảo vệ nhân quyền và để NKT được tham gia đầy đủ vào xã hội. CRPD cũng đòi hỏi các chính phủ không chỉ chuyển đổi luật pháp, chính sách và cách làm mà còn phải tăng cường thực hiện.43 CRPD công nhận rằng các quốc gia có quyền “thực hiện liên tục dần” những quyền con người đó sau một thời gian. Luật pháp về nhân quyền quốc tế, tuy thế, đòi hỏi rằng các quốc gia thành viên áp dụng các chính sách ngay lập tức để đặt quốc gia lên con đường tiến lên thực hiện đầy đủ những quyền đó. 37 http://un.org/disabilities/countries/asp?id=166 (lần truy cập gần đây nhất vào 20-10- 2009). Tổng quan những bước mà các nước trên thế giới tiến hành nhằm phù hợp với CRPD, xem phần hiện trạng của Công ước về quyền của người khuyết tật và Nghị định thư tùy nhiệm là : Báo cáo của tổng thư ký ngày 7-7- 2009, UNGA phiên họp lần thứ 65th , mục 70 nêu bật và bảo vệ nhân quyền: Công ước về quyền của người khuyết tật, tài liệu của LHQ số. A/64/128. 38 Theo điều 43 của CRPD, một nước có thể nêu dự định của mình ràng buộc pháp lý bằng việc đầu tiên là ký kết sau đó phê chuẩn hoặc có thể tham gia một công ước trực tiếp luôn mà không cần ký lúc đầu. 39 Công ước Vienna về Luật của những hiệp ước (VCLT), điều. 18. 40 Cao ủy LHQ về Nhân quyền, “Báo cáo thường niên của Cao ủy LHQ về Nhân quyền và Báo cáo của văn phòng Cao ủy LHQ và Tổng thư ký: Nghiên cứu chủ điểm của Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền về tăng cường ý thức và hiểu biết về Công ước Quyền của Người khuyết tật” Hội đồng Nhân quyền, phiên họp lần thứ 10 ngày 29-1-2009, UN Doc. No. A/HRC/10/48. [sau đây gọi chung là “Báo cáo thường niên của Cao ủy LHQ về Nhân quyền và Báo cáo của văn phòng Cao ủy LHQ và Tổng thư ký”] 41 Như trên ở đoạn 16. 42 Như trên ở đoạn 67. 43 “Các quốc gia thành viên thực hiện bảo đảm và nêu cao việc thực hiện đầy đủ tất cả các quyền con người và những quyền tự do căn bản cho tất cả những người khuyết tật mà không được phân biệt đối xử ở bất cứ dạng nào chỉ vì họ khuyết tật.” Điều 4(1). Việc này gồm cả hành động “thực hiện tất cả những biện pháp thích hợp để điều chỉnh, bãi bỏ những điều luật và quy định hiện hành nào, phong tục và tập quán nào gây ra phân biệt đối xử với người khuyết tật.” Điều 4(1)(b). 16
  16. 2.2. Nội dung tổng quát của Công ước về Quyền của Người khuyết tật Công ước CRPD dựa trên những nguyên tắc (a) quyền được mọi người tôn trọng phẩm giá, tự chủ và độc lập, (b) không phân biệt đối xử, (c) được tham gia đầy đủ và hiệu quả vào hòa nhập xã hội, (d) tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận NKT là một phần của tính đa dạng nhân loại và nhân văn, (e) bình đẳng trong mọi cơ hội, (f) bảo đảm khả năng tiếp cận, (g) bình đẳng nam nữ, và (h) tôn trọng năng lực tiến hóa của TKT và tôn trọng quyền của trẻ em được duy trì bản sắc của mình.44 Làm như thế, công ước nâng cao phẩm cách, bình đẳng và chống phân biệt đối xử, tất cả những điều đó đều là những hòn đá tảng của hiệp ước có tính nhân quyền quốc tế này. Đặc biệt, CRPD thiết lập nên là “phân biệt đối xử chống lại bất cứ ai vì họ khuyết tật là vi phạm phẩm cách vốn có và nhân phẩm.”45 Để phòng ngừa sự phân biệt đối xử đó, chính phủ không chỉ “bảo vệ pháp lý hiệu quả” mà còn phải để xã hội thích ứng thông qua cung cấp “môi trường cư ngụ hợp lý” sao cho những cá nhân khuyết tật có thể thực hiện đầy đủ những quyền này.46 Một nguyên tắc cốt lõi của CRPD là cần có những cư ngụ hợp lý để bảo đảm cho tất cả những NKT “tham gia đầy đủ và hiệu quả vào xã hội”.47 Điều 19 của CRPD thiết lập Quyền của NKT được sống trong cộng đồng có quyền lựa chọn bình đẳng như những người. Quyền này áp dụng cho tất cả TKT, kể cả những TKT nặng về thể chất và trí lực mà các cháu có thể phải cần hỗ trợ rất nhiều từ cộng đồng. Việc tham gia đầy đủ vào xã hội đòi hỏi phải tiếp cận được về mặt lý tính48 và những chương trình tái phục hồi trí tuệ và phục hồi chức năng, kể cả các chương trình cho TKT trí tuệ.49 Đối với những cá nhân khiếm khuyết về giác quan, đó có thể là giúp học ngôn ngữ ký hiệu hoặc sử dụng chữ nổi Braille.50 CRPD là một văn bản tầm rộng mô tả việc chăm sóc sức khỏe,51 giáo dục,52 dịch vụ xã hội,53 công ăn việc làm,54 tiêu chuẩn chung cho cuộc sống,55 cũng như đời sống văn hóa, nghỉ ngơi và thể thao56 mà phải có cho trẻ em và NKT trên cơ sở bình đẳng với những người không khuyết tật. 3. Tổng quan pháp luật Việt Nam liên quan đến NKT và Dự thảo Luật Người khuyết tật 3.1.Cơ sở của pháp luật Việt Nam liên quan đến NKT Cam kết của chính phủ Việt Nam bảo vệ quyền của TKT có ấn tượng. Là một quốc gia đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em (CRC) cách đây 20 năm, Việt Nam cam kết tăng cường những quyền con người cơ bản cho tất cả trẻ em mà không chỉ riêng TKT. Theo CRC, Việt Nam bảo 44 Như trên tại điều 3. Xem Arlene S. Kanter, “Lời hứa và thách thức của Công ước LHQ về quyền của người khuyết tật” Tạp chí Luật pháp và Thương mại quốc tế. 34: 287-321. (2007). 45 Công ước LHQ về Quyền của Người khuyết tật (CRPD), ngày 13-12- 2006, G.A. Res. 61/106, U.N. Doc. A/ RES/106, có hiệu lực từ ngày 3-5-2008. Việt Nam đã ký ngày 22-10-2007. 46 Như trên tại điều 5(3). 47 Như trên tại Điều 3(c). Xem Arlene S. Kanter, “Lời hứa và thách thức của Công ước LHQ về quyền của người khuyết tật” Tạp chí Luật pháp và Thương mại quốc tế. 34: 287-321. (2007). 48 Như trên tại điều 9. 49 Như trên tại Điều 26. 50 Như trên tại Điều 24(3) and (4). 51 Như trên tại Điều 25. 52 Như trên tại Điều 24.ho9 53 Như trên tại Điều 19. 54 Như trên tại Điều 27. 55 Như trên tại Điều 28. 56 Như trên tại Điều 29. 17
  17. đảm rằng mọi trẻ em, kể cả TKT, đều được “tiếp cận giáo dục và học hành, các dịch vụ y tế dịch vụ phục hồi chức năng, được chuẩn bị nghề cho việc làm và những cơ hội giải trí theo cách thức có lợi cho trẻ em để hội nhập xã hội và phát triển cá nhân đầy đủ nhất.”57 UNICEF và chính phủ Việt Nam đã có truyền thống lịch sử quan hệ cùng nhau xem xét những cách thức thực thi những quyền này. Việt Nam đến nay đã áp dụng nhiều luật và chính sách để bảo vệ trẻ em. Bắt đầu với Điều 50 của Hiến pháp năm 1992, tất cả công dân Việt Nam đều được bảo đảm quyền xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị. Hiến pháp Việt Nam hơn nữa cũng nêu rằng NKT, người già, người cơ cực và trẻ em mồ côi “được nhà nước bảo trợ”58 Việt Nam tiếp tục thông qua những luật trao quyền bổ sung cho trẻ em và người lớn khuyết tật. Những luật này gồm Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 1999, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Giáo dục năm 2005, Luật Đào tạo dạy nghề 2006, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật thể dục thể thao năm 2006, Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Thêm vào những luật này, các bộ ngành khác nhau của chính phủ Việt Nam đã triển khai ít nhất là 20 chỉ thị, nghị định và những quyết định khác nhau liên quan đến khuyết tật trong những lĩnh vực như lao động và việc làm, dạy nghề, giao thông dễ tiếp cận, tiêu chuẩn xây dựng các công trình nhà ở và các tòa nhà thương mại, chính sách phúc lợi xã hội, đào tạo giáo viên và thể thao.59 Chính phủ Việt Nam đã tiến một bước 57 Công ước LHQ về Quyền trẻ em (CRC), G.A. Res. 44/25, U.N. G.A.O.R., phiên họp lần 44, phần bổ sung số 49. tại Điều 23(3), U.N. Doc. A/44/25, Việt Nam đã phê chuẩn vào ngày 28-2-1990. 58 VIETNAM CONST. (1992), điều. 67. 59 Những tài liệu này gồm: Nghị định No.67/ND-CP ngày 13/4/2007 về chính sách hỗ trợ xã hội cho những đối tượng chính sách; Nghị định No. 43/NĐ/2008/ND-CP của chính phủ ngày 8/4/2008 về quy định chi tiết và hướng dẫn thực thi Điều 62 và Điều 72 của Luật đào tạo dạy nghề; Nghị định của chính phủ No. 55/1999/ND-CP ngày 10/7/1999 về thi hành một số điều của Pháp lệnh về Người khuyết tật; Nghị định của chính phủ No. 36/2005/ND- CP ngày 17/3/2005 về thi hành một số điều của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Thông tư số. 13/2000/ TT-BLDTBXH ngày 12/5/2000 của Bộ LĐ-TB-XH về hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định chính phủ số. 55/1999/ND-CP ngày 10/7/1999 về thi hành một số điều của Pháp lệnh về Người khuyết tật; Quyết định số: 23/2001/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 26/02/2001 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam, giai đoạn 2001 – 2010; Quyết định số 201/2001-TTg của Thủ tướng ngày 28/12/2001 về phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục cho giai đoạn 2001 - 2010”; Quyết định số 65/2005-TTg của Thủ tướng ngày 25/3/2005 về phê duyệt “Kế hoạch quốc gia chăm sóc trẻ mồ côi vô thừa nhận, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân chất độc và trẻ em sống chung với HIV/AIDS cho giai đoạn 2005-2010;” Quyết định của Thủ tướng số 239/2006/QD-TTG ngày 24/10/2006 phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người khuyết tật cho giai đoạn 2006- 2010; Thông tư liên bộ số số .46/2007/TTLT-BTC–BLDTBXH của Bộ TC và Bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định của Thủ tướng số 239/2006/QD-TTg ngày 24/10/2006 về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ người khuyết tật cho giai đoạn 2006-2010; Quyết định của Thủ tướng số 554/QD-TTg ngày 11/9/1995 phê duyệt việc thành lập Hiệp hội thể thao người khuyết tật Việt Nam; Chỉ thị số 03/2007/CT-UBDTTT của Ủy ban Thể dục thể thao ngày 11/07/2007 về thúc đẩy thực thi những chính sách hỗ trợ người khuyết tật trong các hoạt động thể thao; Chỉ thị số.03/2006/CT-BGTVT của Bộ Giao thông ngày 2/3/2006 về thúc đẩy thực thi những chính sách hỗ trợ người khuyết tật trong ngành giao thông; Quyết định số 23/2006/QD-BGDDT ngày 22/ 5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật; Quyết định số 49/2007/QD-BGDT ngày 29/ 8/2007 về chương trình đào tạo giáo viên và quản lý giáo dục phụ trách giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại các trường phổ thông cơ sở; Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXD Viet Nam 01:2002 về tiêu chuẩn xây dựng bảo đảm việc tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD Viet Nam 264:2002 và nhà ở và công trình xây dựng – những nguyên lý cơ bản cho xây dựng công trình bảo đảm việc tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD Viet Nam 265:2002 đường phố và hè đường - những nguyên lý cơ bản cho xây dựng công trình bảo đảm việc tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD Viet Nam 266-2002 xây dựng nhà ở, hướng dẫn bảo đảm việc tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật; Quyết định số 08/2005/QD-BGTVT ngày 10/01/ 2005 của Bộ Giao thông vận tải về ban hành quy định về các bến đỗ xe buýt chở khách. 18
  18. đầy ý nghĩa trong năm 2006 khi Bộ LĐTB&XH soạn thảo Kế hoạch quốc gia Hỗ trợ NKT để thực thi trong giai đoạn 2006 - 2010. Hiện nay, dự thảo “Luật về Người khuyết tật” (là luật toàn diện nhất trong lĩnh vực NKT được Việt Nam triển khai. Trong mấy năm qua, Bộ LĐTB&XH đã chủ trì việc soạn thảo gồm đại diện của nhiều bộ liên quan. Ban soạn thảo cũng thu hút nhiều đại diện của Ủy ban quốc gia NKT, Hội hỗ trợ Người tàn tật Việt Nam (VNAH), và các chuyên gia quốc tế. Lấy theo hình thức của Công ước quốc tế về NKT làm mẫu, Dự thảo Luật Người Khuyết tật này có tiềm năng trở thành bộ luật NKT tiến bộ và toàn diện nhất trên thế giới. Đến tháng 10-2009, Dự thảo Luật Người khuyết tật đã được chính phủ và Bộ Tư pháp hoàn tất, trình lên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội để xem xét. Bằng việc ký kết CRPD, chính phủ Việt Nam đã khẳng định cam kết của mình là đưa luật pháp và tập quán quốc gia phù hợp với Công ước quốc tế về NKT trong công tác chuẩn bị đệ trình CRPD cho Quốc hội để phê chuẩn. Như vậy, Việt Nam đã bắt đầu soạn luật để đưa quốc gia mình vào tuân thủ với CRPD. Luật Người khuyết tật giải quyết phần lớn những lĩnh vực của cuộc sống NKT tại Việt Nam. Luật bảo đảm quyền của trẻ em và người lớn khuyết tật tiếp cận bình đẳng đến dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, việc làm, chỗ ở và các tòa nhà chính phủ, phương tiện giao thông công xe buýt, tàu hỏa, ICT, hoạt động văn hóa và giải trí. Luật này lần đầu tiên nghiêm cấm phân biệt đối xử chống lại NKT trong việc không chịu nhận họ vào các trường học vì lý do khuyết tật.60 Luật cũng dựng nên ưu tiên cho giáo dục hòa nhập,61 và đòi hỏi các trường giáo dục và dạy nghề cung cấp nơi ăn chốn ở cho học sinh.62 Luật cũng bảo đảm cho NKT về nghe, nói, nhìn và những khiếm khuyết khác cơ hội “tham dự các lớp dùng ngôn ngữ tín hiệu, chữ nổi Braille mà được chuẩn hóa ở cấp quốc gia hoặc sử dụng những công cụ giáo dục, tài liệu soạn cho NKT.”63 Dự thảo Luật Người khuyết tật này cũng bảo đảm cho NKT tiếp cận những địa điểm văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí và công nhận cần phải phục hồi chức năng cho NKT dựa vào cộng đồng.64 Luật này cũng hỗ trợ tài chính cho các gia đình có NKT “nặng” mặc dầu không nhất thiết phải cho cả những người khác bị khuyết tật.65 Luật đề xuất này tạo ra một quỹ để hỗ trợ những NKT,66 luật cũng hướng các chính sách vì NKT vào chính sách phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước.67 Có lẽ điều có ý nghĩa nhiều nhất chính là luật này đòi hỏi chính phủ Việt Nam bảo đảm một ngân sách hàng năm đủ để thực thi những chính sách từ Dự thảo Luật Người khuyết tật này.68 Dự thảo Luật Người khuyết tật đi một chặng đường dài đến chương mục bảo vệ pháp lý mà CRPD yêu cầu. Tuy nhiên, còn có một số lỗ hổng trọng yếu cũng như một vài lĩnh vực mà Dự thảo Luật Người khuyết tật mâu thuẫn với những nguyên tắc cơ bản thiết lập trong CRPD. Bản báo cáo này trình ra đây cách thức làm thế nào để Dự thảo Luật Người khuyết tật này có thể được chỉnh sửa nhằm bảo đảm tuân thủ với CRPD. 60 Luật Người khuyết tật 2010/QH12 điều 13(1). (2009) (bản thảo lần 6, cập nhật ngày 5-10-2009) [sau đây gọi là “Dự thảo Luật Người khuyết tật”]. 61 Như trên tại Điều 21. 62 Như trên tại Điều 25. 63 Như trên tại Điều 20(3). 64 Như trên tại Điều 18. 65 Như trên tại điều 34. 66 Như trên tại Điều 10. 67 Như trên tại Điều 30. 68 Như trên tại Điều 5(1). 19
  19. 4. Quyền được bảo vệ không bị phân biệt đối xử chỉ vì khuyết tật Hiến pháp 1992 của Việt Nam, cùng danh mục lớn nhiều luật, nhìn chung đã nghiêm cấm phân biệt đối xử. Ấy vậy tới nay vẫn chưa có luật cụ thể riêng nào để bảo vệ NKT. Dự thảo Luật Người khuyết tật của Việt Nam sẽ là một bước tiến lớn lao nghiêm cấm phân biệt đối xử NKT. Luật này sẽ được củng cố, tất nhiên, bằng những điều khoản cụ thể hơn. Thứ nhất là, Dự thảo Luật Người khuyết tật cần một câu chữ rõ ràng đặc biệt nghiêm cấm việc phân biệt đối xử NKT trong giáo dục, nhà ở, y tế, tiếp cận dịch vụ, đi lại và tất cả những lĩnh vực khác của cuộc sống. Thứ hai là, luật cần thiết lập quyền có “môi trường cư ngụ hợp lý”, một yếu tố trọng yếu để bảo vệ trẻ em và người lớn khuyết tật khỏi bị phân biệt đối xử. 4.1 Định nghĩa khuyết tật Bản thân văn bản CRPD không có định nghĩa khuyết tật, nhưng đó là để áp dụng cho “những người khiếm khuyết lâu ngày về thể chất, thần kinh, trí tuệ hoặc các giác quan mà khi tác động tương hỗ với những rào cản khác nhau có thể gây cản trở cho việc tham gia hiệu quả và đầy đủ vào xã hội, trên cơ sở bình đẳng với những người khác.”69 CRPD đặc biệt loại ra mô hình y tế về khuyết tật coi một NKT là một bệnh nhân cần điều trị hoặc cần từ thiện. Thay vào đó, CRPD công nhận “mô hình xã hội” của khuyết tật.70 Theo mô hình xã hội này, khuyết tật là một phần của trải nghiệm nhân loại; khuyết tật tự nó không giảm bớt quyền của trẻ em và người lớn được lựa chọn và kiểm soát cuộc đời mình, được sống và được dịch vụ trong một môi trường hòa nhập, được tham gia đầy đủ và đóng góp cho cộng đồng của mình thông qua kết nhập và hòa nhập đầy đủ vào dòng chảy cuộc sống về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và giáo dục. Hơn thế nữa, mô hình xã hội, như CRPD thừa nhận, đặt trách nhiệm lên toàn xã hội (chứ không phải lên cá nhân NKT) phải tháo dỡ những rào cản lý tính và thái độ đang “làm khuyết tật” những con người có chút khiếm khuyết và cản trở họ thực hiện quyền của họ, cản trở họ hòa nhập đầy đủ vào xã hội. Dự thảo Luật Người khuyết tật xác định “là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng làm suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ, giác quan trong một thời gian dài được biểu hiện dưới các dạng khuyết tật và do các rào cản xã hội, thiếu các điều kiện hỗ trợ phù hợp dẫn tới bị cản trở tham gia bình đẳng vào hoạt động xã hội.”71 Định nghĩa này về khuyết tật là một cải biến lớn so với định nghĩa trong Pháp lệnh 1998 và những định nghĩa nằm trong những phiên bản luật trước đó, chỉ chú trọng duy nhất về hạn chế chức năng của NKT, mà không hề nhắc đến những nhân tố xã hội và môi trường can thiệp vào năng lực của những NKT cản trở họ thực hiện những quyền của mình.72 Như đã viết, định nghĩa này phù hợp với CRPD, mặc dầu những yếu tố khác trong Dự thảo Luật Người khuyết tật chưa nhất quán với định nghĩa này. 69 CRPD, 22-10-2007, điều 1. 70 Thuật từ “khuyết tật” và “khiếm khuyết” trong tiếng Anh có một khác biệt. Định nghĩa khuyết tật do Tổ chức y tế thế giới đưa ra năm 1980 phân biệt giữa khiếm khuyết như mất một bộ phận và khuyết tật như một hạn chế vì khiếm khuyết. Xem thêm Tổ chức y tế thế giới, Phân loại khiếm khuyết, khuyết tật và tật nguyền: Sổ tay phân loại liên quan đến hậu quả của bệnh tật (Geneva, 1980). LHQ chấp nhận trong: Những quy tắc tiêu chuẩn về Bình đẳng những cơ hội cho người khuyết tật, A/RES/48/96 (20-12- 1993. 71 Dự thảo Luật Người Khuyết tật, 5-10-2009, điều. 2(1). 72 Ví dụ, Pháp lệnh 1998 định nghĩa một người khuyết tật là “ hỏng chức năng của một hoặc nhiều phần của cơ thể thể hiện ra dạng khuyết tật khác nhau và làm giảm khả năng hoạt động, gây khó khăn cho làm việc, sống và học tập”. Bổ sung thêm, một trong những bản sơ thảo sớm nhất, hồi tháng 2- 2009, định nghĩa người khuyết tật là “công dân Việt Nam hỏng chức năng của một hoặc nhiều phần của cơ thể, ở dạng khuyết tật khác nhau và làm giảm khả năng thực hiện hoạt động của cuộc sống hàng ngày.” Những định nghĩa này bao hàm “mô hình y tế” của khuyết tật; trái lại Công ước về Người khuyết tật của LHQ sử dụng và phê chuẩn định nghĩa thay thế, “mô hình xã hội” của khuyết tật. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2