<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừađối tượng sử dụng và chất lượng thông tin trên<br />
báo cáo tài chính<br />
Nguyễn Bích Ngọc<br />
Ngày nhận: 07/03/2018 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 20/03/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 23/04/2018<br />
<br />
Báo cáo tài chính (BCTC) lập bởi các doanh nghiệp, bao gồm doanh<br />
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), về cơ bản nhằm mục đích cung cấp<br />
thông tin hữu ích cho người sử dụng. Do sự khác biệt về quy mô và<br />
đặc điểm kinh doanh nên đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC<br />
của DNNVV thường khác với doanh nghiệp lớn. Vì vậy việc xác định<br />
nhóm đối tượng chính sử dụng BCTC của DNNVV cũng như yêu cầu<br />
và đánh giá của họ về chất lượng thông tin trên BCTC là rất quan<br />
trọng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người sử dụng. Qua đó, tạo điều<br />
kiện thuận lợi cho các hoạt động của DNNVV liên quan đến người<br />
sử dụng thông tin. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác<br />
giả xác định đối tượng chủ yếu sử dụng BCTC của DNNVV là ngân<br />
hàng và cơ quan thuế. Hai nhóm đối tượng này đánh giá không cao<br />
về chất lượng thông tin trên BCTC, đặc biệt là đặc điểm “trình bày<br />
trung thực” và “khách quan”.<br />
Từ khóa: đối tượng sử dụng BCTC, DNNVV, chất lượng thông tin<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
<br />
đối tượng chính sử dụng BCTC của DNNVV,<br />
cũng như những đánh giá của họ về chất lượng<br />
thông tin trên BCTC. Nghiên cứu cũng so sánh<br />
đánh giá về chất lượng thông tin trên BCTC<br />
của người sử dụng với người cung cấp- những<br />
người trực tiếp tạo ra sản phẩm BCTC của<br />
DNNVV để từ đó doanh nghiệp có những điều<br />
chỉnh nhất định trong lập và trình bày BCTC,<br />
đáp ứng tốt hơn nhu cầu người sử dụng.<br />
<br />
ới vai trò ngày càng quan trọng<br />
của DNNVV trong nền kinh tế thì<br />
chất lượng thông tin trên BCTC<br />
của DNNVV ngày càng được<br />
các đối tượng sử dụng quan tâm.<br />
Bởi đây là nguồn thông tin cốt yếu giúp người<br />
sử dụng đưa ra những quyết định kinh tế liên<br />
quan đến DNNVV như cho vay vốn, hợp tác<br />
kinh doanh… Nghiên cứu này tập trung làm rõ<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
2. Tổng quan nghiên cứu<br />
<br />
28<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
<br />
<br />
2.1. Đối tượng chính sử dụng BCTC của<br />
DNNVV<br />
Trong IFRS for SMEs, người sử dụng BCTC<br />
là các ngân hàng, nhà cung cấp, các tổ chức<br />
chấm điểm tín dụng, khách hàng và các cổ đông<br />
không tham gia quản lý (ACCA, 2008). Tuy<br />
nhiên, kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm về<br />
người sử dụng BCTC SMEs đã chỉ ra các nhóm<br />
đối tượng sử dụng khác nhau và phạm vi hẹp<br />
hơn. Một nghiên cứu tương đối sớm về BCTC<br />
thực hiện với các kiểm toán viên và giám đốc<br />
của các công ty nhỏ ở Ai Len và Anh (Barker<br />
và Noonan, 1996, Page, 1981, Page, 1984) đã<br />
chỉ ra rằng tác dụng quan trọng nhất của BCTC<br />
SME là cung cấp thông tin cho giám đốc doanh<br />
nghiệp, sau đó đến các cơ quan thuế, ngân hàng<br />
hoặc chủ nợ; còn cổ đông, nhà cung cấp và các<br />
bên có liên quan khác ít quan trọng hơn. Tuy<br />
nhiên, theo nghiên cứu của Page, M. (1984),<br />
hầu hết giám đốc của các công ty nhỏ cũng là<br />
các cổ đông chính.<br />
Trong bảng hỏi thực hiện bởi Collis và Jarvis<br />
(2000), những báo cáo bắt buộc của công ty<br />
được lập chủ yếu cho ngân hàng và các nhà<br />
cung cấp tài chính (69,1%), cơ quan thuế<br />
(45,2%), và giám đốc công ty không phải là<br />
chủ sở hữu (19%). Sian và Roberts (2009) lại<br />
khẳng định rằng chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ<br />
quan thuế và ngân hàng là những đối tượng<br />
chính sử dụng BCTC. Tương tự, trong khảo sát<br />
bảng hỏi 589 DNNVV của Thái Lan tại Băngcốc, cơ quan thuế, cổ đông và nhà quản lý được<br />
xem là các đối tượng chính sử dụng BCTC của<br />
DNNVV (Srijunpetch, 2009). Ở Việt Nam,<br />
các nghiên cứu chỉ ra rằng, đối tượng sử dụng<br />
BCTC của DNNVV bao gồm các ngân hàng<br />
(Đặng Đức Sơn và cộng sự, 2006) và cơ quan<br />
thuế (Huge và D.Linh, 2003; Trần Thị Thanh<br />
Hải, 2015).<br />
2.2. Đánh giá về chất lượng thông tin trên<br />
BCTC của DNNVV<br />
Ở các DNNVV, phạm vi sử dụng thông tin thu<br />
hẹp đáng kể so với doanh nghiệp lớn, các thông<br />
tin trên BCTC chủ yếu phục vụ cho ngân hàng<br />
và công tác điều hành quản lý, do đó cần thiết<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
phải có những bộ BCTC khác nhau tùy theo<br />
quy mô doanh nghiệp (Stainbank, 2010). Mặt<br />
khác, để đáp ứng yêu cầu người sử dụng, BCTC<br />
của DNNVV cần đơn giản hơn so với BCTC<br />
của doanh nghiệp lớn, nhờ đó tính hữu ích sẽ<br />
được nâng lên (Sorin Briciu và cộng sự, 2009).<br />
Tại Việt Nam, kết quả khảo sát của Đặng Đức<br />
Sơn và cộng sự (2006) cho thấy đối tượng bên<br />
ngoài tỏ ra lo ngại về tính trung thực của thông<br />
tin do DNNVV cung cấp. Ngoài ra, thông tin<br />
về dòng tiền cũng như các thông tin mang tính<br />
dự báo cũng được xem khá quan trọng nhưng<br />
các thông tin này lại không được cung cấp hoặc<br />
được cung cấp một cách sơ sài. Từ đó, nhóm<br />
tác giả đi tới kết luận, BCTC của DNNVV ở<br />
Việt Nam cung cấp thông tin không hữu ích cho<br />
việc ra quyết định.<br />
Trần Thị Thanh Hải (2015), sau khi thực hiện<br />
khảo sát với 2 nhóm đối tượng là bên cung cấp<br />
và bên sử dụng thông tin đã khẳng định, đa số<br />
ý kiến đồng ý với quan điểm DNNVV cung cấp<br />
thông tin kịp thời, đầy đủ. Tuy nhiên nhận định<br />
“thông tin kế toán DNNVV cung cấp thường<br />
xuyên được sử dụng cho việc ra quyết định”<br />
không nhận được tỷ lệ đồng thuận cao. Điều<br />
này cũng phản ánh đúng thực trạng hiện nay<br />
dường như BCTC của DNNVV chưa được coi<br />
là kênh thông tin chính, là cơ sở đáng tin cậy để<br />
ra các quyết định kinh tế.<br />
Như vậy, từ tổng quan nghiên cứu trên có thể<br />
thấy rằng, đối tượng sử dụng thông tin, cũng<br />
như đánh giá về chất lượng thông tin trên<br />
BCTC của DNNVV tại những quốc gia khác<br />
nhau, vào những thời điểm, hoàn cảnh khác<br />
nhau, sử dụng phương pháp nghiên cứu khác<br />
nhau có thể không giống nhau. Tuy nhiên,<br />
những nghiên cứu này mới tập trung chủ yếu<br />
vào các nước phát triển, hoặc những vấn đề<br />
phát sinh tại Việt Nam nhưng mang tính lý<br />
thuyết chủ quan, chưa kiểm nghiệm trên diện<br />
rộng. Đây chính là khoảng trống cho những<br />
nghiên cứu tiếp theo.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu<br />
đối tượng chính sử dụng BCTC của DNNVV<br />
tại Việt Nam bằng cách khảo sát trên diện rộng<br />
<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
29<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Bảng 1. Đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC của DNNVV<br />
<br />
Tần suất Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm dồn tích<br />
Frequency Percent<br />
Valid Percent<br />
Cumulative Percent<br />
<br />
Giám đốc/ quản lý doanh nghiệp<br />
<br />
24<br />
<br />
12,5<br />
<br />
12,5<br />
<br />
12,5<br />
<br />
Ngân hàng<br />
<br />
68<br />
<br />
35,4<br />
<br />
35,4<br />
<br />
47,9<br />
<br />
63<br />
<br />
32,8<br />
<br />
32,8<br />
<br />
80,7<br />
<br />
12<br />
<br />
6,3<br />
<br />
6,3<br />
<br />
87,0<br />
<br />
25<br />
<br />
13,0<br />
<br />
13,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
192<br />
<br />
100,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Hợp Cơ quan thuế<br />
lệ Người lao động<br />
Nhà đầu tư<br />
Tổng<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp<br />
<br />
thông qua 544 phiếu khảo sát (bảng hỏi) đến kế<br />
toán viên của các DNNVV trên địa bàn thành<br />
phố Hà Nội. Tác giả lựa chọn cách tiếp cận với<br />
người làm kế toán thông qua danh sách các đối<br />
tượng đăng ký học lớp kế toán trưởng tại các<br />
cơ sở đào tạo trên khu vực Thành phố Hà Nội.<br />
Cách lựa chọn mẫu này được cho là ưu việt<br />
nhất vì các lý do sau:<br />
- Đây là những người đang thực hiện công tác<br />
kế toán tại doanh nghiệp.<br />
- Quá trình chọn mẫu có thể diễn ra thuận lợi<br />
với tỷ lệ phản hồi cao.<br />
Sau khi gửi, số phiếu thu về là 205 và số phiếu<br />
hợp lệ là 192. Kết quả thu được được xử lý<br />
trên phần mềm thống kê SPSS 22. Từ kết quả<br />
này, tác giả xác định đối tượng chủ yếu sử<br />
dụng BCTC DNNVV để tiếp tục gửi bảng hỏi<br />
cho nhóm đối tượng này với tổng số phiếu là<br />
628, số phiếu thu về là 253, và số phiếu hợp lệ<br />
là 248. Mục tiêu khảo sát nhằm đánh giá chất<br />
lượng thông tin trên BCTC từ góc độ người sử<br />
dụng, sau đó so sánh với đánh giá về chất lượng<br />
thông tin của người cung cấp là kế toán viên để<br />
DNNVV có những điều chỉnh nhất định trong<br />
lập và trình bày BCTC, đáp ứng tốt hơn nhu cầu<br />
người sử dụng.<br />
Tác giả sử dụng thang đo Likert 1-5 để chia<br />
đánh giá của người cung cấp cũng như người<br />
sử dụng BCTC thành 5 cấp độ từ “rất không<br />
đồng ý” đến “rất đồng ý” tương ứng với 1 và 5,<br />
mức độ trung bình tương ứng với điểm 3. Ngoài<br />
ra, tác giả cũng tiến hành thực hiện kiểm định<br />
independent sample t test, kiểm định hai mẫu<br />
độc lập để so sánh trung bình mức độ đánh giá<br />
về đặc điểm của thông tin trên BCTC giữa hai<br />
<br />
30 Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
nhóm đối tượng. Thời gian gửi tất cả các phiếu<br />
khảo sát được tiến hành trong 3 tháng, từ tháng<br />
6 đến tháng 9/2017.<br />
4. Kết quả và thảo luận<br />
4.1. Đối tượng sử dụng BCTC của DNNVV<br />
Với câu hỏi “Ai là đối tượng sử dụng chính<br />
những thông tin trên BCTC của doanh nghiệp<br />
anh/chị?”, thì kết quả thu được chỉ ra rằng<br />
doanh nghiệp xác định Ngân hàng và cơ quan<br />
thuế là 2 đối tượng chính cần thông tin trên<br />
BCTC của mình, với tỷ lệ tương ứng là 35,4%<br />
và 32,8%. Các đối tượng khác như nhà quản<br />
lý doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động<br />
không được xác định là đối tượng chủ yếu ở<br />
đây.<br />
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả<br />
thu được từ câu hỏi BCTC được sử dụng cho<br />
mục đích gì (Bảng 2).<br />
Tác giả sử dụng thang đo Likert 1-5 trong<br />
bảng hỏi để chia mức độ thường xuyên sử<br />
dụng BCTC từ “Không bao giờ” đến “Rất<br />
thường xuyên” cho các mục đích lập BCTC của<br />
DNNVV. Kết quả thu được cho thấy, kế toán<br />
viên thường xuyên cung cấp BCTC cho ngân<br />
hàng trong hồ sơ xin vay vốn và thể hiện việc<br />
tuân thủ yêu cầu khoản vay với mức độ thường<br />
xuyên được đánh giá ở thang điểm 3,92. Ngược<br />
lại, người trả lời cho rằng họ ít khi sử dụng<br />
BCTC để xin tín dụng thương mại từ nhà cung<br />
cấp và hỗ trợ việc đấu thầu, mức độ thường<br />
xuyên tương ứng được đánh giá ở thang điểm<br />
2,26 và 2,48. Điều này phù hợp với những<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 2. Mục đích sử dụng BCTC của DNNVV<br />
Vay<br />
vốn từ<br />
ngân<br />
hàng<br />
N<br />
<br />
Hợp lệ<br />
Thiếu<br />
<br />
Trung bình<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
Vay tín<br />
So sánh<br />
Hỗ trợ<br />
dụng<br />
kết quả<br />
đấu thầu<br />
thương<br />
hoạt động<br />
hoặc xin<br />
mại từ nhà<br />
với đối thủ<br />
giấy phép<br />
cung cấp<br />
cạnh tranh<br />
<br />
Tuân thủ<br />
những<br />
ràng buộc<br />
trong hợp<br />
đồng vay<br />
<br />
Hoàn<br />
thành<br />
nghĩa vụ<br />
với cơ<br />
quan thuế<br />
<br />
Quyết định<br />
trong doanh<br />
nghiệp (lập kế<br />
hoạch, chia<br />
lương..)<br />
<br />
192<br />
<br />
192<br />
<br />
192<br />
<br />
192<br />
<br />
192<br />
<br />
192<br />
<br />
192<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3,92<br />
<br />
2,26<br />
<br />
2,48<br />
<br />
3,17<br />
<br />
3,73<br />
<br />
3,86<br />
<br />
3,25<br />
<br />
1,022<br />
<br />
,984<br />
<br />
1,015<br />
<br />
,999<br />
<br />
,967<br />
<br />
,943<br />
<br />
1,030<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp<br />
<br />
nghiên cứu trước đây (Sian và Roberts, 2009;<br />
Đặng Đức Sơn và cộng sự., 2006) về đối tượng<br />
sử dụng chính BCTC của DNNVV, trong đó<br />
ngân hàng được xác định là người sử dụng quan<br />
trọng BCTC doanh nghiệp.<br />
Bên cạnh đó, đa số người trả lời cho rằng họ<br />
lập BCTC để hoàn thành nghĩa vụ về thuế, với<br />
giá trị mean xấp xỉ 4 (3,86). Do DNNVV phải<br />
nộp BCTC và tờ khai thuế cho cơ quan thuế nên<br />
đây là một trong những lý do chính khiến doanh<br />
nghiệp phải lập BCTC. Điều này hoàn toàn<br />
phù hợp với nghiên cứu của Sutthirat (2012) về<br />
DNNVV ở Thái Lan khi 79,1% các kế toán viên<br />
trả lời đều cho rằng họ lập BCTC nhằm mục<br />
đích phục vụ đối tượng bên ngoài như cơ quan<br />
thuế chứ không phải cho mục đích quản trị.<br />
Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong một<br />
nghiên cứu ở Đức, khi đa số DNNVV cho rằng<br />
BCTC là quan trọng cho việc tính thuế (Haller<br />
&Eierle, 2007).<br />
<br />
Mức độ sử dụng BCTC nhằm so sánh kết quả<br />
hoạt động với các đối thủ cạnh tranh và đưa<br />
ra các quyết định trong doanh nghiệp như lập<br />
kế hoạch, chia lương, thưởng còn tương đối<br />
hạn chế (ở mức độ trung bình là 3,17 và 3,25).<br />
Điều này có nghĩa là tính hữu ích của BCTC<br />
liên quan đến khía cạnh quản trị doanh nghiệp<br />
dường như không phù hợp với đa số DNNVV<br />
trong mẫu khảo sát.<br />
4.2. Đánh giá về chất lượng BCTC của<br />
DNNVV<br />
Để đánh giá chất lượng thông tin trên BCTC,<br />
tác giả phân tích đánh giá của cả bên cung cấp<br />
và bên sử dụng. Kết quả khảo sát qua xử lý<br />
thống kê mô tả được thể hiện trong Bảng 3.<br />
Kết quả khảo sát cho thấy các đối tượng được<br />
khảo sát nhìn chung đồng ý một phần với các<br />
nhận định đưa ra (do mức điểm bình quân theo<br />
<br />
Bảng 3. Đặc điểm thông tin trình bày trên BCTCĐánh giá của người cung cấp và người sử dụng<br />
Tiêu chí đánh<br />
giá<br />
<br />
Đặc điểm thông tin trình bày trên BCTC<br />
<br />
Trung thực<br />
<br />
Khách quan<br />
<br />
Đầy đủ<br />
<br />
Đúng kỳ<br />
<br />
Dễ hiểu<br />
<br />
Có thể so sánh<br />
<br />
Đánh giá của người cung cấp<br />
Trung bình<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
3,41<br />
<br />
3,49<br />
<br />
3,51<br />
<br />
3,71<br />
<br />
3,46<br />
<br />
3,44<br />
<br />
1,333<br />
<br />
1,202<br />
<br />
1,396<br />
<br />
1,222<br />
<br />
1,068<br />
<br />
1,360<br />
<br />
Đánh giá của người sử dụng<br />
Trung bình<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
3,02<br />
<br />
3,05<br />
<br />
3,11<br />
<br />
3,95<br />
<br />
3,14<br />
<br />
3,21<br />
<br />
1,339<br />
<br />
1,372<br />
<br />
1,403<br />
<br />
1,142<br />
<br />
1,342<br />
<br />
1,402<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
31<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Bảng 4. So sánh đánh giá về chất lượng thông tin của người cung cấp và người sử dụng<br />
<br />
Tiêu chí đánh giá<br />
Trung thực<br />
Khách quan<br />
Đầy đủ<br />
Đúng kỳ<br />
Dễ hiểu<br />
Có thể so sánh<br />
<br />
Chủ thể đánh giá<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
p<br />
<br />
Người cung cấp TT<br />
<br />
3,41<br />
<br />
1,333<br />
<br />
Người sử dụng TT<br />
<br />
3,02<br />
<br />
1,339<br />
<br />
Người cung cấp TT<br />
<br />
3,49<br />
<br />
1,202<br />
<br />
Người sử dụng TT<br />
<br />
3,05<br />
<br />
1,372<br />
<br />
Người cung cấp TT<br />
<br />
3,51<br />
<br />
1,396<br />
<br />
Người sử dụng TT<br />
<br />
3,11<br />
<br />
1,403<br />
<br />
Người cung cấp TT<br />
<br />
3,71<br />
<br />
1,222<br />
<br />
Người sử dụng TT<br />
<br />
3,95<br />
<br />
1,142<br />
<br />
Người cung cấp TT<br />
<br />
3,46<br />
<br />
1,068<br />
<br />
Người sử dụng TT<br />
<br />
3,14<br />
<br />
1,342<br />
<br />
Người cung cấp TT<br />
<br />
3,44<br />
<br />
1,360<br />
<br />
Người sử dụng TT<br />
<br />
3,21<br />
<br />
1,402<br />
<br />
0,000<br />
0,000<br />
0,003<br />
0,039<br />
0,000<br />
0,004<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp<br />
<br />
thang đo Likert hơn 3, trong khoảng từ 3 đến<br />
4), trong đó, mức đồng ý cao hơn dành cho ý<br />
kiến DNNVV cung cấp thông tin “Đúng kỳ”<br />
và DNNVV cung cấp thông tin “Đầy đủ”; mức<br />
đồng ý thấp nhất đối với ý kiến cho rằng thông<br />
tin trên BCTC của DNNVV được “trình bày<br />
trung thực” và “khách quan” với mức điểm<br />
trung bình do người cung cấp đánh giá tương<br />
ứng là 3,41 và 3,49, người sử dụng đánh giá<br />
tương ứng là 3,02 và 3,05. Điều này cũng phản<br />
ánh đúng thực trạng hiện nay dường như BCTC<br />
của DNNVV chưa được coi là kênh thông tin<br />
chính, là cơ sở đáng tin cậy để ra các quyết<br />
định kinh tế.<br />
Kết quả kiểm định trong Bảng 4 giúp đánh giá<br />
sự khác biệt ý kiến giữa một bên là kế toán<br />
viên, người tạo lập thông tin với một bên là<br />
chuyên viên thuế, nhân viên ngân hàng, những<br />
người sử dụng thông tin.<br />
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong<br />
đánh giá của người cung cấp thông tin so với<br />
người sử dụng thông tin trong việc đánh giá<br />
những đặc điểm của thông tin được cung cấp<br />
trên BCTC của DNNVV về mức độ trung thực,<br />
khách quan, đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh<br />
(p< 0,05). Trong đó, người cung cấp thông tin<br />
có đánh giá cao hơn trong tất cả các mặt so với<br />
người sử dụng thông tin. Điều này hoàn toàn<br />
<br />
32 Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
phù hợp vì kế toán viên là người tạo ra sản<br />
phẩm thông tin kế toán, do đó việc đánh giá sản<br />
phẩm do bản thân tạo ra sẽ tốt hơn so với đánh<br />
giá của đối tượng sử dụng sản phẩm.<br />
5. Kết luận và khuyến nghị giải pháp<br />
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy BCTC của<br />
DNNVV chủ yếu phục vụ nhu cầu vay vốn từ<br />
các NHTM và nộp cho cơ quan thuế để hoàn<br />
thành nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, theo đánh<br />
giá của những đối tượng thường xuyên sử dụng<br />
thông tin của DNNVV bao gồm ngân hàng<br />
và cơ quan thuế thì BCTC chưa đáp ứng nhu<br />
cầu thông tin của họ, cụ thể tính trung thực và<br />
khách quan bị đánh giá ở mức trung bình. Điều<br />
này làm giảm tác dụng cung cấp thông tin hữu<br />
ích của BCTC DNNVV.<br />
Nguyên nhân của thực tế này một phần là do hệ<br />
thống các văn bản pháp lý hướng dẫn về việc<br />
lập và trình bày BCTC có những điểm chưa<br />
thực sự hợp lý, đầy đủ và sát với thực tiễn nên<br />
đôi khi còn gây khó khăn cho người thực hiện<br />
cũng như người sử dụng. Có thể kể đến một số<br />
điểm như sau:<br />
- Một là, người sử dụng thông tin, cụ thể là các<br />
ngân hàng rất quan tâm đến sự thay đổi vốn<br />
chủ sở hữu để đánh giá khả năng thu hồi vốn,<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />