LIÊN HỢP QUỐC<br />
<br />
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ<br />
<br />
LIÊN MINH CHÂU ÂU<br />
<br />
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN PHỤC VỤ<br />
CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
CỦA VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH<br />
NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH<br />
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CHO VIỆT NAM:<br />
ĐÁP ỨNG CÁC THÁCH THỨC MỚI<br />
<br />
Do các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam<br />
và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ấn hành<br />
<br />
Hà Nội, tháng 12 năm 2014<br />
<br />
Ấn phẩm này được xuất bản bởi Chương trình Hỗ trợ Đối thoại Chiến lược Việt Nam – EU do Liên minh<br />
châu Âu tài trợ.<br />
Ấn phẩm này thể hiện quan điểm của các tác giả và dưới bất kỳ phương thức nào, những nội dung này<br />
cũng không được xem là phản ánh quan điểm của Liên Hợp quốc và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại<br />
Việt Nam.<br />
<br />
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN PHỤC VỤ<br />
CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
CỦA VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH<br />
NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH<br />
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CHO VIỆT NAM:<br />
ĐÁP ỨNG CÁC THÁCH THỨC MỚI<br />
<br />
Lời tựa<br />
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nghiên cứu<br />
quan trọng về Tài chính phát triển phục vụ<br />
các mục tiêu phát triển bền vững của Việt<br />
Nam khi trở thành nước có thu nhập trung<br />
bình. Nghiên cứu này là kết quả hợp tác chung<br />
giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Liên<br />
hợp quốc (UN) và Liên minh châu Âu (EU),<br />
được thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2014 với<br />
sự hỗ trợ từ Quỹ Hiệu quả Phát triển khu vực<br />
Châu Á - Thái Bình Dương của tổ chức UNDP<br />
(AP-DEF) và từ Phái đoàn Liên minh châu Âu<br />
tại Việt Nam thông qua Chương trình Hỗ trợ<br />
Đối thoại Chiến lược Việt Nam - EU.<br />
Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt được<br />
những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực phát<br />
triển kinh tế - xã hội và xoá đói, giảm nghèo.<br />
Nguồn vốn ODA đáng kể dành cho Việt Nam<br />
cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng quốc<br />
tế đối với chính sách phát triển và cải cách ở<br />
Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào những<br />
thành tựu này. Nhờ phát triển bền vững và các<br />
chính sách được thực hiện thành công, Việt<br />
Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình<br />
vào năm 2010 với bối cảnh phát triển chứng<br />
kiến sự đổi thay nhanh chóng. Ngày nay, việc<br />
huy động nguồn vốn ODA và các khoản vay<br />
kém ưu đãi ở Việt Nam đóng một vai trò khác.<br />
Để tránh cái bẫy thu nhập trung bình và tạo<br />
ra những bước đột phá cần thiết nhằm phát<br />
triển hơn nữa, Việt Nam đang theo đuổi những<br />
cơ hội mới như các nguồn tài chính phát triển<br />
khác từ khu vực tư nhân (đầu tư trực tiếp nước<br />
<br />
ngoài và đầu tư trong nước), tăng cường hợp<br />
tác Nam - Nam và hợp tác khu vực. Việt Nam<br />
cũng đã nỗ lực để hiện đại hóa hệ thống quản<br />
lý tài chính công, đặc biệt hệ thống thuế, để tối<br />
ưu hóa khung khổ thu chi ngân sách nhà nước.<br />
Nghiên cứu này góp phần nâng cao nhận<br />
thức về vai trò của các nguồn tài chính phát<br />
triển trong những năm gần đây. Nghiên cứu<br />
cũng đưa ra những cơ hội và thách thức của<br />
tài chính phát triển để hoàn thiện các chính<br />
sách và định hướng chiến lược trong tương lai<br />
của Việt Nam. Cụ thể hơn, những chính sách<br />
và định hướng này sẽ được thể chế hóa thành<br />
khuôn khổ pháp lý hiệu quả hơn, điển hình như<br />
việc thông qua Luật Đầu tư công vào tháng 6<br />
năm nay và hiện đang tiến hành sửa đổi, bổ<br />
sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật<br />
Ngân sách Nhà nước.<br />
Các kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ cung cấp<br />
các thông tin, dữ liệu, phân tích hữu ích, kịp thời<br />
cùng những khuyến nghị có giá trị để hỗ trợ việc<br />
chuẩn bị xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế<br />
- xã hội thời kỳ 2016 - 2020 và định hướng cho<br />
việc thảo luận cách thức thực hiện các Mục tiêu<br />
Phát triển Bền vững của thế giới ở cấp quốc<br />
gia. Nghiên cứu này cũng sẽ đóng góp vào các<br />
đối thoại chính sách hiện nay giữa Chính phủ<br />
Việt Nam và các đối tác phát triển trong khuôn<br />
khổ chương trình hợp tác phát triển tại Việt Nam<br />
trong bối cảnh mới.<br />
Hà Nội, ngày<br />
<br />
tháng 11 năm 2014<br />
<br />
Nguyễn Chí Dũng<br />
<br />
Pratibha Mehta<br />
<br />
Franz Jessen<br />
<br />
Thứ trưởng<br />
Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br />
Việt Nam<br />
<br />
Điều phối viên thường trú<br />
Liên Hợp Quốc<br />
tại Việt Nam<br />
<br />
Đại sứ/Trưởng Phái đoàn<br />
Liên minh châu Âu<br />
tại Việt Nam<br />
<br />
Tài chính phát triển phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam<br />
khi trở thành nước thu nhập trung bình<br />
<br />
V<br />
<br />