Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh<br />
Khoa Giáo dục tiểu học<br />
<br />
Báo cáo tập huấn thử nghiệm<br />
<br />
NỘI DUNG ĐÀO TẠO CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ<br />
NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH BẰNG<br />
TRẮC NGHIỆM<br />
<br />
Người nghiên cứu: Th.s. Hoàng Thị Tuyết<br />
<br />
Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh<br />
Tháng 12/2001<br />
<br />
Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh<br />
Khoa Giáo dục tiểu học<br />
<br />
Báo cáo tập huấn thử nghiệm<br />
<br />
NỘI DUNG ĐÀO TẠO CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ<br />
NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH BẰNG<br />
TRẮC NGHIỆM<br />
<br />
Người nghiên cứu: Th.s. Hoàng Thị Tuyết<br />
<br />
Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh<br />
Tháng 12/2001<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TẬP HUẤN .................................................................... 1<br />
1. Đối tƣợng tham gia ............................................................................................ 1<br />
2. Thời gian tập huấn ............................................................................................. 1<br />
3. Nội dung tập huấn .............................................................................................. 1<br />
4. Phƣơng thức tập huấn ........................................................................................ 2<br />
II. NHỮNG KẾT QUẢ TÌM THAY ĐƢỢC SAU ĐỢT TẬP HUẤN ..................... 3<br />
1. Về hoạt động phân tích nội dung kiến thức hay kỹ năng/ hành vi cần đo lƣờng<br />
đƣợc của những bài trắc nghiệm ........................................................................................ 3<br />
2. Về hoạt động xác lập bảng mục tiêu ................................................................. 4<br />
3. Về việc xác lập tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học và bảng phân bố câu<br />
hỏi trong bài trắc nghiệm ................................................................................................... 5<br />
4. Về việc chọn lựa và thiết kế hình thức trắc nghiệm phù hợp với bảng mục tiêu<br />
............................................................................................................................................ 5<br />
5. Về việc xem xét tính giá trị của các bài trắc nghiệm ......................................... 6<br />
6. Về số lƣợng các mục trắc nghiệm của một bài trắc nghiệm. ............................. 7<br />
7. Về việc tính độ tin cậy cho bài trắc nghiệm....................................................... 7<br />
III. NHỮNG KINH NGHIỆM TỪ ĐỢT TẬP HUẤN GIÁO VIÊN VỀ ĐÁNH GIÁ<br />
NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ................................ 7<br />
PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................... 9<br />
MỘT SỐ BẢNG MỤC TIÊU VÀ BÀI TRẮC NGHIỆM DO HỌC VIÊN BIÊN<br />
SOẠN......................................................................................................................................... 9<br />
<br />
I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TẬP HUẤN<br />
1. Đối tượng tham gia<br />
33 cán bộ quản lý chuyên môn của các trƣờng tiểu học thuộc địa bàn thành phố Hồ<br />
Chí Minh tự nguyện tham gia đợt tập huấn của nghiên cứu. Họ đang theo học khóa cử nhân<br />
tiểu học của Khoa Giáo dục tiểu học, trƣờng Đại học sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.<br />
33 cán bộ này đều đã từng biên soạn đề thi, kiểm tra định kỳ hay hàng tháng cho<br />
trƣờng tiểu học mà mình phụ trách. Trong khoa trình học lớp cử nhân tiểu học, họ đƣợc trang<br />
bị một số hiểu biết về trắc nghiệm nói chung qua việc học bộ môn Tâm lý học trắc nghiệm<br />
(45 tiết). Theo họ, những hiểu biết lĩnh hội đƣợc từ bộ môn này đã bƣớc đầu cho họ một số<br />
cơ sở để nhìn lại những điều mình đã làm và ít nhiều biết điều chỉnh việc biên soạn các đề thi,<br />
đề kiểm tra. Tuy nhiên, tất cả họ đều chƣa trải qua một khoa tập huấn chính thức nào về đo<br />
lƣờng thành quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học bằng trắc nghiệm. Cùng với<br />
môn Toán, ở tiểu học, thành quả học tập môn Tiếng Việt đƣợc đánh giá chủ yếu theo hƣớng<br />
định lƣợng với rất nhiều bài kiểm tra: kiểm tra hàng tháng, kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối<br />
năm. (Ý kiến này nêu ra khi các trƣờng tiểu học chƣa áp dụng đại trà thông tƣ 15 của Bộ giáo<br />
dục- đào tạo về đánh giá thành quả học tập của học sinh tiểu học. Theo thông tƣ này, hiện<br />
nay, kết quả học tập môn Tiếng Việt và Toán chỉ đƣợc tính trên điểm số của bốn bài kiểm tra:<br />
2 bài kiểm tra giữa học kỳ và 2 bài kiểm tra cuối kỳ. Các bài tập, bài làm hàng tháng chỉ đánh<br />
giá là hoàn thành hay chƣa hoàn thành). Vì vậy, họ thực sự có nhu cầu tìm hiểu, nắm vững<br />
kiến thức về đo lƣờng thành quả môn Tiếng Việt bằng trắc nghiệm để có thể vận dụng chúng<br />
vào thực tiễn biên soạn các bài tập, bài kiểm tra. Mặt khác, nếu không trực tiếp biên soạn các<br />
bài trắc nghiệm thì đối những nhà quản lý chuyên môn, những giáo viên, hiểu biết về vấn đề<br />
đo lƣờng thành quả học tập môn Tiếng Việt cũng hữu ích cho họ trong quá trình xem xét, xác<br />
định giá trị và hiệu quả của các bài trắc nghiệm do những cơ quan chuyên môn ở cấp cao hơn<br />
biên soạn.<br />
<br />
2. Thời gian tập huấn<br />
Thời gian tập huấn kéo dài trong bốn tháng rƣỡi.<br />
- 6 buổi học viên tham gia bài giảng để nắm những vấn đề lý thuyết kết hợp với một<br />
số bài tập thực hành mẫu trên lớp.<br />
- Phần thực hành đƣợc tiến hành kéo dài trong hơn ba tháng. Trong thời gian này,<br />
ngƣời nghiên cứu trực tiếp làm việc với từng nhóm nhỏ để hƣớng dẫn, theo dõi và điều chỉnh<br />
các hoạt động thực hành của các học viên.<br />
<br />
3. Nội dung tập huấn<br />
a. Lý thuyết<br />
- Đo lƣờng định lƣợng và trắc nghiệm<br />
- Cách phân loại trắc nghiệm<br />
- Các hình thức trắc nghiệm<br />
- Mục tiêu dạy học và cách xác lập bảng mục tiêu<br />
- Trắc nghiệm trong dạy học các lĩnh vực hoạt động ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, từ<br />
ngữ và ngữ pháp.<br />
- Tính giá trị và cách xác định tính giá trị của bài trắc nghiệm ngôn ngữ.<br />
<br />
1<br />
<br />
- Độ tin cậy và cách xác định độ tin cậy của bài trắc nghiệm ngôn ngữ.<br />
b. Thực hành<br />
- Nhận diện và phân tích các mục tiêu cụ thể (hành vi học tập/ hành vi ngôn ngữ)<br />
đƣợc thể hiện trong bài trắc nghiệm<br />
- Phân tích các mục tiêu cụ thể đƣợc thể hiện trong bài trắc nghiệm rồi đối chiếu với<br />
bảng mục tiêu đã định để xác định tính giá trị của bài trắc nghiệm.<br />
- Xem xét, diễn giải các mục tiêu dạy học đã đƣợc công bố trong môn Tiếng Việt của<br />
Dự thảo chƣơng trình TH 2000, rồi xác lập bảng mục tiêu cho một phân môn học = một lĩnh<br />
vực hoạt động ngôn ngữ trong một thời đoạn làm cơ sở để thực hiện trình dạy học và đánh<br />
giá.<br />
- Theo dõi những mục tiêu đã định đƣợc thực hiện trong thực tế dạy học nhƣ thế nào?<br />
Có sự thay đổi điều chỉnh nào không? Ghi lại các điều đã ghi nhận đƣợc trong quá trình theo<br />
dõi.<br />
- Căn cứ trên trên bảng mục tiêu đã định cùng với những thay đổi điều chỉnh trên thực<br />
tế (nếu có), xem xét lại nội dung đã giảng dạy, xác định những hình thức trắc nghiệm thích<br />
hợp.<br />
- Biên soạn các bài trắc nghiệm và cho học sinh làm.<br />
- Vận dụng một cách tính độ tin cậy đơn giản để xác định mức độ tin cậy của bài trắc<br />
nghiệm.<br />
<br />
4. Phương thức tập huấn<br />
- Học viên nắm những lý thuyết về trắc nghiệm dạy tiếng thông qua nghe giảng và<br />
đọc nghiên cứu tài liệu theo hƣớng dẫn của giáo viên tập huấn. Việc cung cấp lý thuyết giúp<br />
mỗi học viên hình thành một phƣơng pháp luận thích hợp cho bản thân, nhờ đó học viên có<br />
thể ứng dụng những lý thuyết này vào thực tiễn lớp học.<br />
- Tổ chức một số hoạt động/ hình thức bài tập giúp học viên truy cập lại kiến thức,<br />
kinh nghiệm đã có về biên soạn trắc nghiệm, rồi suy nghĩ , dƣới hình thức cá nhân hay trao<br />
đổi với ngƣời khác, phác thảo ra những phƣơng diện lý thuyết liên quan đến trắc nghiệm.<br />
Hƣớng dẫn học viên đối chiếu các phƣơng diện lý thuyết đã nghiệm thấy với các phần lý<br />
thuyết trong tài liệu tham khảo, sau đó thử nghiệm những lý thuyết này một lần nữa trong<br />
thực tiễn.<br />
- Tập hợp giáo viên/ nhà quản lý từ nhiều trƣờng khác nhau thảo luận theo nhóm về<br />
những tiêu chí hay tiêu chuẩn năng lực thông qua việc phân tích các sản phẩm bài làm của<br />
học sinh. Những trao đổi nhƣ thế này cung cấp cho học viên cơ hội nhận ra những năng lực<br />
tiêu biểu biểu hiện những trình độ khác nhau của học sinh, và nhƣ vậy giúp họ nâng cao tính<br />
nhất quán của các phán đoán của mình về năng lực ngôn ngữ của học sinh thông qua việc<br />
xem xét các kết quả học tập thu đƣợc từ các bài trắc nghiệm<br />
- Giáo viên tập huấn làm mẫu, học viên theo mẫu luyện tập thực hành<br />
- Tổ chức đƣa học viên vào những hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm/cặp<br />
nhằm giúp họ thực hành hình thành và phát triển bảng mục tiêu qui định các kết quả học tập,<br />
thực hành viết các câu trắc nghiệm, thực hành xem xét nội dung kiểm tra có tƣơng thích với<br />
<br />
2<br />
<br />