intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu: Thiết lập vườn ươm và đào tạo để nâng cao hiệu quả chất lượng cây giống và thử nghiệm các mô hình trồng Macadamia tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam Cơ quan đại diện phía Việt Nam Trung - MS9

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

119
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án này đang được tiếp tục trong nửa đầu năm 2008 nhằm hỗ trợ việc nhân giống tại các vườn ươm Macadamia mới và tại 3 vườn ươm cũ. Đồng thời, 3 điểm trồng khảo nghiệm giống Macadamia đã được thiết lập tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam. Mỗi điểm rộng khoảng 1 ha, trồng 14 giống Macadamia phù hợp. Bên cạnh đó, dự án cũng đã phối hợp với 3 tổ chức trồng khảo nghiệm thêm 18 mô hình. Các khóa tập huấn về nhân giống, ghép cành, thiết kế và chuẩn bị vườn ươm, trồng cây, chăm sóc và quản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu: Thiết lập vườn ươm và đào tạo để nâng cao hiệu quả chất lượng cây giống và thử nghiệm các mô hình trồng Macadamia tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam Cơ quan đại diện phía Việt Nam Trung - MS9

  1. Ministry of Agriculture & Rural Development Báo cáo tiến độ Dự án Macadamia 037VIE05 MS9: Báo cáo 6 tháng lần thứ 3 Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2008 1
  2. Mục lục 1. Thông tin về tổ chức ________________________________________________________________ 2 2. Sơ lược dự án ______________________________________________________________________ 3 3. Tóm tắt ___________________________________________________________________________ 3 Giới thiệu và bối cảnh ____________________________________________________________________ 5 4. Những tiến bộ của dự án _____________________________________________________________ 5 4.1 Những điểm nổi bật trong việc thực hiện _____________________________________ 5 4.2 Lợi ích của các chủ trang trại quy mô nhỏ ___________________________________ 6 4.3 Nâng cao năng lực________________________________________________________ 6 4.4 Tuyên truyền phổ cập ____________________________________________________ 7 4.5 Quản lý dự án ___________________________________________________________ 7 5. Báo cáo về những vấn đề xuyên suốt ___________________________________________________ 7 5.1 Môi trường______________________________________________________________ 7 5.2 Các vấn đề về giới và xã hội________________________________________________ 8 6. Quá trình thực hiện và những vấn đề mang tính bền vững _________________________________ 8 6.1 Các vấn đề và trở ngại ____________________________________________________ 8 6.2 Tính bền vững ___________________________________________________________ 9 7. Các bước quan trọng tiếp theo ________________________________________________________ 9 8. Kết luận___________________________________________________________________________ 9 9. Tuyên bố có tính quy định_____________________________________ Error! Bookmark not defined. 1
  3. 1. Thông tin về tổ chức Thiết lập vườn ươm và đào tạo để nâng Tên Dự án cao hiệu quả chất lượng cây giống và thử nghiệm các mô hình trồng Macadamia tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam Trung tâm Môi trường, Du lịch và Phát Cơ quan đại diện phía Việt Nam triển (CETD) GS Hoàng Hoè Lãnh đạo nhóm Dự án Việt Nam Hiệp hội Trang trại Lâm nghiệp Á Đơn vị Australia Nhiệt đới Martin Novak, Kim Wilson Nhân viên phía Australia 10 Tháng 1 2006 Ngày bắt đầu 10 Tháng 1 2009 Ngày kết thúc (dự kiến) Ngày kết thúc (duyệt lại) Tháng 1 – Tháng 6 2007 Thời gian báo cáo Văn phòng liên lạc Tại Australia: Trưởng nhóm Martin Novak 61 2 66895027 Tên: Telephone: Chủ tịch 61 2 66895227 Vị trí: Fax: Hiệp hội Trang trại Lâm martinnovak@bigpond.com Đơn vị Email: nghiệp Á nhiệt đới Tại Australia: Địa chỉ liên lạc Valda Mitchell 61 2 66284372 Tên: Telephone: Nhân viên hành chính 61 2 66284386 Vị trí Fax: Hiệp hội Trang trại Lâm sffa@ceinternet.com.au Đơn vị Email: nghiệp Á nhiệt đới Tại Việt Nam Hoàng Hoè 04 8642670, Tên: Telephone: 04 7560233 Giám đốc 04 7560233 Vị trí: Fax: CETD hoanghoe@fpt.vn Đơn vị Email: 2
  4. 2. Sơ lược dự án Dự án này đang được tiếp tục trong nửa đầu năm 2008 nhằm hỗ trợ việc nhân giống tại các vườn ươm Macadamia mới và tại 3 vườn ươm cũ. Đồng thời, 3 điểm trồng khảo nghiệm giống Macadamia đã được thiết lập tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam. Mỗi điểm rộng khoảng 1 ha, trồng 14 giống Macadamia phù hợp. Bên cạnh đó, dự án cũng đã phối hợp với 3 tổ chức trồng khảo nghiệm thêm 18 mô hình. Các khóa tập huấn về nhân giống, ghép cành, thiết kế và chuẩn bị vườn ươm, trồng cây, chăm sóc và quản lý cây trồng tại vườn ươm tiếp tục được tổ chức tại các vườn ươm và khu trồng khảo nghiệm. Hoạt động này bao gồm cả việc phân phát đĩa CD, VCD và trình bày bằng powerpoint cũng như đào tạo thông qua thực hành tại 3 hội thảo tập huấn chính thức và đào tạo ngoài thực địa. Trong suốt 3 năm từ 2006 đến 2008, 840 kg hạt giống từ Úc và Trung Quốc, 6000 cành ghép của các giống đã được lựa chọn và các mẫu dụng cụ vườn ươm đã được cung cấp cho các vườn ươm. Tổ chức một chuyến công tác tới Trung Quốc để thăm và học tập kinh nghiệm của các vườn ươm quan trọng và một vài trang trại lớn tại miền Nam Trung Quốc. Báo cáo về chuyến đi này, bao gồm các ảnh chụp và đĩa DVD đã được gửi tới các bên liên quan quan trọng ở Việt Nam và Úc. Một số chuyến thăm khác của hai bên đã được tổ chức như là các hoạt động tiếp theo. Một nhóm các chủ trang trại quy mô nhỏ đã được lựa chọn để tham gia vào các hoạt động của dự án được tổ chức tại các tỉnh Lạng Sơn, Ba Vì, Hoà Bình và Đắk Lắc. Đồng thời, dự án vẫn đang tiếp tục thu hút sự tham gia của các cơ quan nhà nước quan tâm đến cây Macadamia ở Việt Nam, bao gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, FSI, WASI, RCFTI, RIFA và RIFV. Một số công ty tư nhân cũng đã tham gia vào dự án, tạo thành Câu lạc bộ Macadamia ở Việt Nam. Một số tiến bộ đã đạt được như hoạt động tăng cường năng lực cho nông dân, cán bộ kỹ thuật và khuyến nông từ khi bắt đầu dự án vào Tháng 1 năm 2006. 3. Tóm tắt Dự án tiếp tục được thực hiện trong suốt 6 tháng đầu năm 2008, trong quá trình đó, nhiều cuộc họp giữa các thành viên tham gia đã được tổ chức ở Úc và Việt Nam nhằm trao đổi về tiến bộ của dự án và các thông tin quan trọng liên quan đến các tổ chức tham gia. Chỉ có ông Kim Wislon, đại diện cho nhóm chuyên gia Úc đã tới Việt Nam vào tháng 5. Trưởng nhóm chuyên gia Úc, ông Martin Novak không thể tới Việt Nam vì lý do gia đình có người ốm. Chuyến công tác của ông Kim kéo dài trong 10 ngày. Nhân chuyến đi công tác, ông Kim đã cung cấp 1.000 cành ghép của các giống cây từ Úc cho 3 vườn ươm. Các cành ghép này thuộc một trong số 10 giống cây của Úc đã được lựa chọn cho việc trồng khảo nghiệm, bao gồm 344, 741, 849, 842, 816, A4, A203, A268 và Daddow. Một cuộc hội thảo 1 ngày, gồm cả họp báo đã được tổ chức thành công tại trụ sở của VIFA Hà Nội, với sự tham gia của những người làm trong lĩnh vực Macadamia, một số chủ trang trại mới bắt đầu quan tâm tới, đại diện của MARD và các đại biểu khác. Kim Wilson đã đi thăm vườn ươm ở Lạng Sơn, Yên Thủy, FSI và Ba Vì và các khu trồng khảo nghiệm. Trong suốt chuyến công tác, ông Kim đã hướng dẫn và cung cấp thông tin về việc nhân rộng Macadamia. Báo cáo chi tiết về chuyến công tác của ông Kim được đính kèm với báo cáo này (Phụ lục A1, A1.1, 2, 3, 4, 5, 6, &7). Những vấn đề quan trọng nhóm chuyên gia Úc phát hiện được trong chuyến thăm các vườn ươm là việc cần thiết phải đeo biển tên cho từng loại giống cây. Các vườn ươm vẫn có thể nâng cao chất lượng giống sản xuất bằng cách ghi chép lại một cách có hệ thống, nâng cao chất lượng thành phần ruột bầu hơn nữa. FSI hiện đang cung cấp các 3
  5. cây ghép cho các chủ trang trại, tuy nhiên, nhu cầu trồng cây Macadamia ở Lạng Sơn không nhiều nên họ dự kiến sẽ ngừng không tiếp tục sản xuất giống. Chi tiết cụ thể về các vườn ươm có thể tham khảo trong các báo cáo của nhóm chuyên gia Úc đính kèm (A1.1, 3, 4 và 6). Nhìn chung, các khu trồng khảo nghiệm ở Ba Vì và Lạng Sơn phát triển tốt. Cả 2 điểm trồng khảo nghiệm này đến nay đều đã cung cấp các số liệu thống kê, điều này đóng góp đáng kể vào bức tranh chung về ngành Macadamia ở Việt Nam (A1.2, A1.3). Khu trồng khảo nghiệm Yên Thủy thay đổi kế hoạch và đã trồng cây vào tháng 1 và 3 theo thiết kế ban đầu. Các cây phát triển khỏe mạnh (Tham khảo phụ lục 1.4 – Báo cáo của nhóm chuyên gia Úc). Hội thảo và họp báo về Macadamia đã được tổ chức vào ngày 23/5 tại Trụ sở của VIFA ở Hà Nội. Số ra đặc biệt của Tạp chí “Rừng và Đời sống” với chủ đề về Macadamia đã được công bố tại buổi họp báo. Tham dự buổi họp báo có đại diện Đài Truyền hình Việt Nam (VTV, VCTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (Chương trình nông thôn), Tạp chí Nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Thương mại, Tạp chí Kinh tế nông thôn, Vụ Khoa học kỹ thuật Bộ NN & PTNT, Trung tâm khuyến nông quốc gia. Giáo sư Hoàng Hòe và ông Kim Wilson đã chủ trì cuộc họp (Tham khảo Chương trình A2 và Nội dung Mag A2.1). Trong thời gian này, hơn 10.000 cây giống đã được sản xuất từ 300 kg hạt giống do Long Châu, Trung Quốc cung cấp và được phân bổ cho vườn ươm Ba Vì và Yên Thủy. Ngoài ra, Long Châu cũng cung cấp thêm 1.000 cành ghép thuộc 6 giồng OC, 788, QN1, 800, 900, 246. Đây là số cành ghép bổ sung thêm ngoài 1.000 cành ghép được lấy từ Úc như đã trình bày ở phía trên. 02 hộp cành ghép đã được gửi từ Úc sang. Yêu cầu các vườn ươm và các khu trồng khảo nghiệm phải cung cấp số liệu thống kê cụ thể. (A 3) Trong chuyến công tác, ông Kim Wilson đã tiếp tục thu thập các số liệu. Số liệu của các vườn ươm và khu trồng khảo nghiệm đã được tổng hợp trong báo cáo của ông Kim (A3.1 & A3.2). Sau hội thảo và họp báo, ông Hoàng Hòe và ông Kim Wilsond đã gặp và thảo luận với ông Keith Milligan về dự án và tầm quan trọng của những kế hoạch tới đây của dự án. Sau đó họ có cuộc họp với TS. Triều và Hùng, Vụ trưởng Vụ khoa học kỹ thuật. Kết quả quan trọng của cuộc họp là ưu tiên mở rộng dự án. Trong giai đoạn này, nhóm dự án đã lên kế hoạch đi Đắk Lắc và WASI Trung tâm nghiên cứu trước khi tổ chức hội thảo – dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10/2008. Trao đổi thông tin với các tổ chức và cá nhân, bao gồm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp Trung và Tây Cao nguyên, Thái Bình Foods và một số chủ trang trại quan tâm tiếp tục được duy trì trong giai đoạn này. Đại diện của các tổ chức này và đa số những chủ trang trại này đã tham dự Hội thảo ở Ba Vì. Trước khi đi Việt Nam vào tháng 10, nhóm chuyên gia Úc đã đi thăm Trung Quốc vào tháng 8 theo lời mời của Trung Quốc (Phía Trung Quốc đài thọ cho chuyến đi). Điểm nổi bật của chuyến đi là đánh giá được những nơi trồng thêm Macadamia so với 4
  6. năm trước và gặp gỡ với những công ty chế biến và đơn vị nghiên cứu Macadamia. Tham khảo Phụ lục. Giáo sư Hoàng Hòe, Trưởng nhóm lãnh đạo dự án phía Việt Nam tiếp tục thu thập các số liệu và thông báo về những tiến bộ của dự án (Tham khảo báo cáo của ông Hòe A5 và đĩa hình ảnh CD) Trong thời gian 6 tháng qua, dự án đã thu thập được rất nhiều thông tin, số liệu để bổ sung vào bảng hỏi và báo cáo của ông Kim. (Tham khảo A1 và 4). Đồng thời, một số cuộc họp quan trọng cũng đã được tổ chức và chia sẻ các thông tin này. 4. Giới thiệu và bối cảnh Dự án này có 2 mục tiêu chính, thứ nhất là trồng khảo nghiệm các giống Macadamia phù hợp nhất ở Việt Nam và thứ hai là tập huấn cho các cán bộ làm vườn ươm, nông dân và những người quan tâm đến việc trồng Macadamia. Bên cạnh đó, dự án dự kiến sẽ tập hợp những người tham gia hiện nay và những người có tiềm năng cùng tham gia vào các khóa tập huấn chính thức và tại thực địa để giúp phát triển ngành công nghiệp Macadamia của Việt Nam một cách đồng bộ và mang tính chiến lược. Hầu hết những người tham gia dự án đều có chung quan điểm là ngành công nghiệp này sẽ rất tiềm năng và bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Trên thực tế, Macadamia được xem là có tiềm năng trong việc thay thế hoặc phát triển một số vụ mùa đang gặp khó khăn hiện nay, ví dụ như là cà phê ở vùng cao nguyên. Các nhà lãnh đạo dự án đang hợp tác chặt chẽ với nhau về những sáng kiến trước đây hay bên ngoài phạm vi cơ bản của dự án, ví dụ như những công việc đã được FSI và WASI đã tiến hành. Nhóm chuyên gia Úc có nhiệm vụ giới thiệu cho các đại biểu về những vấn đề quan trọng trong hoạt động thực tế và nghiên cứu ở Úc. Điều này rất có giá trị nếu Việt Nam có được một cơ sở vững chắc để phát triển ngành công nghiệp mới mẻ này. Thêm vào đó, kinh nghiệm của các nước khác, như Trung Quốc, Nam Phi và Thái Lan cũng sẽ được chia sẻ. 5. Những tiến bộ của dự án 5.1 Những điểm nổi bật trong việc thực hiện Hội thảo và họp báo giúp giới thiệu ngành công nghiệp Macadamia tới mọi người. Nhóm dự án đã giải quyết được những mối quan tâm của người nông dân và giới báo chí, kể cả câu hỏi mang tính cảm nhận của các đại biểu và việc đương đầu với những khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp này ở Việt Nam.; “ Nhận thấy đây là một loại cây trồng với giá thành cao nhưng lại được đặt mục tiêu cho những người nông dân nghèo khó trồng?” 5
  7. Vấn đề nổi bật tại cuộc họp với Ts. Hùng là sự cần thiết phải thiết lập thêm những điểm trình diễn và cũng cần tìm cách xác định các loại giống sẽ được sử dụng ở Việt Nam. (A1) Thành công và những vấn đề của các vườn ươm và các điểm trồng khảo nghiệm được đề cập chi tiết trong các báo cáo (A1, A1.1,2,3,4,5,6&7) và việc trả lời các câu hỏi của ông Kim Wilson. Giáo sư Hoàng Hòe đã dịch và tóm tắt các báo cáo của những người tham gia dự án về những tiến bộ của các vườn ươm và các khu trồng khảo nghiệm. (A5) Vườn ươm mới Yên Thủy đã đạt được những kết quả tốt cả về nảy mầm và ghép cành. Việc trồng khảo nghiệm đã hòan tất một cách tốt đẹp. (A1.6, A1.7, & A5) Các vườn ươm khác vẫn tốt. Tuy nhiên, Lạng Sơn đã quyết định không tiếp tục nhân giống vì nông dân không có nhiều nhu cầu trồng giống cây này. (Báo cáo chi tiết trong A1). Song họ vẫn sẽ tiếp tục duy trì và theo dõi điểm khảo nghiệm Vân Đình. 5.2 Lợi ích của các chủ trang trại quy mô nhỏ Như đã đề cập ở trên, các chủ trang trại quy mô nhỏ thấy gặp nhiều khó khăn trong việc trồng Macadamia vì đối với họ đây là loại giống đắt tiền và thời gian thu hoạch dài. Có một số nông dân tiên phong trồng Macadamia trên diện tích một vài hécta. Tuy nhiên phần lớn nông dân nghèo không thể có đủ khả năng về kinh phí và thời gian để có thể tham gia trực tiếp ngay từ giai đoạn đầu phát triển Macadamia. Nông dân quan tâm tới việc trồng Macadamia, song họ sẽ tham gia tích cực hơn nếu họ thấy Macadamia trở nên phổ biến hơn và việc thu hoạch tới gần hơn. Tuy nhiên, các chủ trang trại quy mô nhỏ đã có những lợi ích thứ yếu như việc làm ở vườn ươm, các điểm trồng khảo nghiệm và làm mẫu, cũng như việc tự trồng riêng. Những người đầu tư quan trọng, kể cả Thái Bình Food và Donna Food cần xem xét cung cấp cây ghép cho nông dân, giống như trường hợp của Trung Quốc. Đây chính là mô hình Việt Nam cần tham khảo thực hiện. Một cách nào đó, kinh nghiệm của Úc cũng tương tự như vậy. Ngành công nghiệp này sẽ không tồn tại nếu những người đầu tư chính không tham gia và sau đó được chính phủ hỗ trợ về thuế. 5.3 Nâng cao năng lực Nâng cao năng lực tiếp tục được thực hiện thông qua các hoạt động tập huấn và cơ chế cung cấp thông tin của dự án, đặc biệt là tại các vườn ươm và tại các khu trồng khảo nghiệm trong suốt giai đoạn này và thông qua các cuộc hội thảo được tổ chức trong 2-3 năm qua. Một khối lượng thông tin đồ sộ đã được thiết lập như là một phần kết quả của dự án, bao gồm các cuốn tài liệu, các biểu tính trên máy tính, các băng video tập huấn và kỷ yếu hội thảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao năng lực trong ngành công nghiệp này. 6
  8. Tất cả các sản phẩm này đã được gửi tới CARD trong các báo cáo trước. Các sản phẩm này hiện có ở Văn phòng CETD. Các kỹ thuật viên, nông dân và những người khác đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm khi trồng 14 loại giống Macadamia đã được lựa chọn và thêm 3 giống mới được cung cấp trong suốt 2 năm rưỡi qua. 5.4 Tuyên truyền phổ cập Một cuộc hội thảo và họp báo đã được tổ chức vào ngày 23/5 tại Trụ sở VIFA ở Hà Nội. Số đặc biệt về Macadamia của Tạp chí “Rừng và Đời sống” đã được công bố tại cuộc họp này. Tham dự buổi họp báo có đại diện Đài Truyền hình Việt Nam (VTV, VCTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (Chương trình nông thôn), Tạp chí Nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Thương mại, Tạp chí Kinh tế nông thôn, Vụ Khoa học kỹ thuật Bộ NN & PTNT, Trung tâm khuyến nông quốc gia. Giáo sư Hoàng Hòe và ông Kim Wilson đã chủ trì cuộc họp. Chi tiết về cuộc họp và nội dung của Tạp chí có thể tham khảo trong Phụ lục A2 &A2.1. Các vườn ươm và các cơ quan chính phủ tiếp tục tuyên truyền quảng bá. 5.5 Quản lý dự án Các hoạt động quản lý chung ở Việt Nam và Úc tiếp tục được duy trì trong suốt 2 năm qua, bao gồm cả việc kiểm tra giám sát tình hình hoạt động của các vườn ươm và khu trồng khảo nghiệm, hoạt động mở rộng, dịch các tài liệu, bố trí các cuộc họp, góp ý cho các vấn đề thiết kế, mua trang thiết bị, biên tập các tài liệu thông tin và phim video. Tiếp tục duy trì trao đổi thông tin về các khu trồng khảo nghiệm và các hoạt động vườn ươm giữa các đại biểu và các cộng tác viên. Các hoạt động quản lý cụ thể được nêu chi tiết trong báo cáo này được tiến hành thuận lợi trong giai đoạn này. Martin Novak đã không thể tới Việt Nam trong giai đoạn này vì mẹ của ông ấy bị ốm nặng. Tuy nhiên, ông Kim Wilson đã thực hiện nhiệm vụ này rất tốt, đại diện cho nhóm chuyên gia Úc và cung cấp cho dự án báo cáo chi tiết. (A1&A1.1-7) 6. Báo cáo về những vấn đề xuyên suốt 6.1 Môi trường Những người tham gia dự án tiêp tục theo dõi và báo cáo về những tác động môi trường. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này vẫn chưa thấy có tác động tiêu cực đáng kể nào tới môi trường. 7
  9. FSI là tổ chức đã có thời gian nghiên cứu về Macadamia lâu nhất ở Việt Nam. Cho tới thời điểm này, họ vẫn chưa phát hiện thấy bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào tác động tới môi trường. Kinh nghiệm của Úc cho thấy sự sói mòn đất, cuộc chiến về hoá chất và ô nhiễm về tiếng ồn có thể trở thành vấn đề trong các khu trồng nhiều cây ăn quả đang trong giai đoạn trưởng thành. Ngành công nghiệp Macadamia Việt Nam cần lên trước kế hoạch để giải quyết những vấn đề này. 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội Không có vấn đề mới nào về giới và xã hội trong giai đoạn này. Như đã đề cập trong các báo cáo trước đây, khoảng một nửa số cán bộ kỹ thuật và công nhân ở các vườn ươm là phụ nữ. Họ có vai trò như nam giới trong các hoạt động và tăng cường năng lực. Tuy nhiên, việc lãnh đạo, điều hành vẫn do nam giới đảm nhiệm. Các nhà lãnh đạo dự án tiếp tục khuyến khích các tổ chức tham gia dự án tăng cường vai trò của phụ nữ - với tư cách là những cán bộ dự án. 7. Quá trình thực hiện và những vấn đề mang tính bền vững 7.1 Các vấn đề và trở ngại Thứ trưởng Bổng đã đề cập tới việc cần thiết phải cấp giấy chứng nhận các giống Macadamia, do vậy MARD cần phải tham gia nhiều hơn nữa và mở rộng, cũng như có những hỗ trợ khác. Điều này sẽ cần được MARD tiếp tục thực hiện để làm thế nào tiến hành công việc cấp giấy chứng nhận nhanh nhất. Lãnh đạo của nhóm chuyên gia Úc, ông Martin Novak không thể sang Việt Nam trong thời gian này vì mẹ ốm nặng. Ông Kim Wilson đã đi thay vào tháng 5 và đã cung cấp các báo cáo chi tiết về các khía cạnh của dự án. (Tham khảo phụ lục A1). Ông Martin Novak đã dành thời gian đi Thái Lan để bố trí cho chuyến thăm Thái Lan chính thức và cũng sẽ dành nhiều thời gian hơn vào năm 2009 để tổ chức hội thảo tại Đắk Lắc và các hoạt động dự án khác. Nông dân không quan tâm lắm tới Macadamia và Lạng Sơn đã dừng sản xuất cây ghép. Tuy nhiên, để bù lại, tại Đắk Lắc và các tỉnh khác, dự án Macadamia được thực hiện rất tốt. Nếu ngành công nghiệp này phát triển ở các vùng khác của Việt Nam, khi đó nông dân ở Lạng Sơn có thể lại được khuyến khích trồng Macadamia một lần nữa. Tuy nhiên vùng này có vấn đề về độ ẩm cao và ít mưa trong giai đoạn cây ra hoa. Vấn đề trở ngại đối với những chủ trang trại quy mô nhỏ về chi phí ban đầu cao và thời gian thu hồi vốn dài – được nêu tại hội thảo và họp báo như đã đề cập phía trên – được xem là vấn đề tích cực. Điều này cho thấy chính phủ cần hỗ trợ các chủ trang trại quy mô nhỏ và cũng cần có những hoạt động khuyến khích những người đầu tư quan trọng trong giai đoạn phát triển ngành công nghiệp Macadamia này. Khuyến 8
  10. khích về thuế đã là cú hích đối với ngành công nghiệp Macadamia của Úc. Việt Nam cũng cần một số cơ chế như vậy để giải quyết vấn đề này. Vai trò của câu lạc bộ Maca chưa được thể hiện nhiều trong gia đoạn này. Các nhà lãnh đạo dự án tiếp tục khuyến khích Câu lạc bộ mở rộng và chính thức hóa vai trò của mình và bắt đầu nắm giữ vai trò lãnh đạo đối với công cuộc phát triển ngành công nghiệp này. 7.2 Tính bền vững Ngành công nghiệp Macadamia ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của dự án chưa nhận thức được những vấn đề khó khăn hay trở ngại, ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển lâu dài ngành công nghiệp này. Trái lại, các chỉ số cho thấy ngành công nghiệp này sẽ phát triển nếu áp dụng các kinh nghiệm của Úc và Trung Quốc. 8. Các bước quan trọng tiếp theo Các kế hoạch tổ chức hội thảo tập huấn cuối cùng đã được hoàn tất và dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10/2008. Hội thảo sẽ được tổ chức tại Hà Nội và sẽ mời tất cả các đại biểu của dự án và đại biểu quốc tế đến từ Trung Quốc, Thái Lan và Úc. Đó cũng chính là thời gian đoàn chuyên gia Úc sẽ sang Việt Nam. Ngoài việc tập huấn tại hội thảo, các cuộc tập huấn khác cũng sẽ được tổ chức tại 3 vườn ươm cũ và tại vườn ươm mới Yên Thủy. Các vườn ươm đã hoàn tất việc trồng khảo nghiệm và đang trong giai đoạn theo dõi. Việc xuất bản số báo đặc biệt khác về trên Tạp chí “Rừng và Đời sống” dự kiến sẽ được thực hiện vào năm 2009. Nhóm dự án đang lên kế hoạch tới Cao nguyên để đánh giá hoạt động của WASI và những nông dân tích cực trong khu vực này. Chuyến thăm quan nghiên cứu những nơi trồng và nghiên cứu về Macadamia ở Thái Lan dự kiến sẽ được tổ chức trong năm 2008 với sự tham gia của Ts. Khả, Giám đốc Minh và Giáo sư Hoàng Hòe, những người đại diện cho nhóm dự án của Việt Nam. Chuyến công tác này được tổ chức trên cơ sở chuyến đi trước của lãnh đạo dự án Úc để chuẩn bị cho chuyến thăm quan nghiên cứu này. 9. Kết luận Dự án đã được thực hiện trong 30 tháng một cách thành công, hầu hết các hoạt động đã được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2