Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha
lượt xem 349
download
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT A - CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÁY ĐIỆN I. Giới thiệu chung về máy điện. Máy điện là thiết bi điện hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Về cấu tạo, máy điện gồm mạch từ ( lõi thép) và mạch điện ( dây cuốn) dùng để biến đổi các dạng năng lượng khác như cơ năng thành điện năng ( máy phát điện ) hoặc điện năng thành cơ năng ( đông cơ điện) hoặc dùng để biến đổi các thông số điện như điện áp, dòng điện, tần số pha…...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT A - CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÁY ĐIỆN I. Giới thiệu chung về máy điện. Máy điện là thiết bi điện hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Về cấu tạo, máy điện gồm mạch từ ( lõi thép) và mạch điện ( dây cuốn) dùng để biến đổi các dạng năng lượng khác như cơ năng thành điện năng ( máy phát điện ) hoặc điện năng thành cơ năng ( đông cơ điện) hoặc dùng để biến đổi các thông số điện như điện áp, dòng điện, tần số pha… Sự biến đổi cơ điện trong máy điện dựa trên nguyên lý về điện từ. Nguyên lý này cũng đặt cơ sở cho sự làm việc của các bộ biến đổi cảm ứng dùng để biến đổi các thông số điện. Máy điện dùng làm máy biến đổi năng lượng là phần tử quan trong nhất của bất cứ thiết bị điện năng nào. Nó được sủ dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, các hệ điều khiển và tự động điều chỉnh. Máy điện có nhiều loại, được phân loại theo nhiều cách khác nhau phân loại theo công suất, theo cấu tạo, theo chức năng, theo dòng điện, theo nguyên lý làm việc… ở đây ta phân loại theo nguyên lý biến đổi năng lượng. + Máy điện tĩnh: Máy điện tĩnh thường gặp là các loại máy biến áp. Máy điện tĩnh làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông giữa các cuộn dây không có sự chuyển động tương đối với nhau. Máy điện tĩnh thường dùng để biến đổi thông số điện năng. Do tính chất thuận nghịch của các quy luật cảm ứng điện từ, quá trình biến đổi có tính thuận nghịch. Ví dụ: Máy biến áp có thể biến đổi điện năng có các thông số U1, I1,F1 thành điện năng có các thông số U2, I2, F2 và ngược lại. MBA U1, I1, ƒ1 U2, I2, ƒ2 1
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha + Máy điện có phần động( quay hoặc chuyển động thẳng). Nguyên lý làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ, do từ thông và dòng điện của các cuộn dây có chuyển động tương đối với nhau gây ra. Loại máy điện nay thường dùng để biến đổi năng lượng. Ví dụ: Biến điện năng thành cơ năng ( động cơ điện) hoặc biến cơ năng thành điện năng( máy phát điện ). Trong qúa trình biến đổi có tính thuận nghịch nghĩa là máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát hoặc động cơ điện. Máy điện Máy điện tĩnh Máy điện có phần quay Máy điện Máy điện xoay chiều một chiều Máy điện Máy điện Không đồng bộ đồng bộ Máy Động Máy phát Động Máy phát Động Máy phát biến cơ Không cơ đồng bộ cơ 1 chiều áp Không đồng bộ đồng bộ 1 chiều Sơ đồ phân loại máy điện thông dụng thường dùng II. Nguyên lý máy phát điện và động cơ điện. Máy điện có tính thuận nghịch nghĩa là có thể làm việc ở chế độ máy phát điện hoặc động cơ điện. 1. Chế độ máy phát điện. Cho cơ năng của động cơ sơ cấp tác dụng vào thanh dẫn 1 lực cơ học FC, thanh dẫn sẽ chuyển động với tốc độ v trong từ trường của nam châm NS trong thanh dán sẽ cảm ứng một sức điện động e. Nừu nối 2 cực của thanh dẫn điện trở R của tải thì dòng điện i chạy trong thanh dẫn sẽ cung cấp điện cho tải. Nừu bỏ qua điện trở thanh dẫn thì điện áp đặt vào tải U=2. Công 2
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha suất điện máy phát cung cấp cho tải là p = ui = ei. Dòng điện i nằm trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lục điện từ Fđt = Bil có chiều như hình vẽ. Khi máy quay với tốc độ không đổi, lực điện từ sẽ cân bằng với lực cơ của động cơ sơ cấp. Fc = Fđt → Fc.v = Fđt.v ⇒ Bil.v = ei Như vậy công suất cơ của động cơ sơ cấp đã được biến đổi thành công suất điện nghĩa là cơ năng đã được biến đổi thành điện năng. N B i Fđt Fc R s 2. Chế độ động cơ điện. Cung cấp điện cho máy điện, điện áp của nguồn U của nguồn điện gây ra dòng i trong thanh dẫn. Dưới tác dụng của từ trường sẽ có lực điện từ Fđt = Bi.l tác dụng lên thanh dẫn làm thanh dẫn chuyển động với tốc độ v. Công suất điện dưa vào động cơ. P = ui = ei = Bilv = Fđt.v Như vậy, công suất điện đưa vào động cơ đã biến thành công suất cơ trên trục Pc = Fđt.v. Điện năng đã biến thành cơ năng. Ta thấy, cùng một thiết bị điện từ, tuỳ theo dạng năng lượng dựa vào mà máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát điện hoặc động cơ điện. Đây chính là tính chất thuận nghịch của mọi loại máy điện. N i B u 3
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha Fđt s III. Sơ lược về các vật liệu để tạo máy điện. Các vật liệu dùng để chế tạo có thể chia làm 3 loại: - Vật liệu tác dụng. - Vật liệu kết cấu. - Vật liệu cách điện. 1. Vật liệu tác dụng. Đây là vật liệu dẫn từ và dẫn điện. Các vật liệu này được dùng để tạo điều kiện cần thiết sinh ra các biến đổi điện từ. a. Vật liệu dẫn từ: Để chế tạo mạch từ của máy điện, người ta thường dùng các loại thép khác nhau như thép lá kỹ thuật điện, thép lá thường, thép đúc, thép rèn. Giang ít được dùng vì dẫn từ không tốt lắm. Người ta hay sử dụng các lá thép kỹ thuật điện có hàm lượng silic khác nhau nhưng không được vượt quá 4,5%. Hàm lượng silic này dùng để hạn chế tổn hao do từ trễ, tăng điện trở của thép để giảm tổn hao do dòng điện xoáy. Người ta hay sử dụng các lá thép dày 0,50 mm dùng trong máy điện quay, ghép lại làm lõi thép để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên. Tuỳ theo cách chế tạo người ta phân lá thép kỹ thuật điện làm 2 loại: Cán nóng và các nguội. Loại cán nguội có đặc tính từ tốt hơn như độ từ thẩm cao hơn, tổn hao thép ít hơn loại cán nóng. Thép lá cán nguội lại chia làm 2 loại: đẳng hướng và vô hướng. Loại đẳng hướng có đặc điểm là dọc theo chiều cán thì tính năng từ tính tốt hơn hẳn so với ngang chiều cán, do đó thường được sử dụng trong máy biến áp còn loại vô hướng thì đặc tính từ đều theo mọi hướng nên thường được dùng trong máy điện quay. Ví dụ: Thép cán nóng w21, w31A; thép cán nguội: w410, w310 Chữ w chỉ thép kỹ thuật điện Chữ A chỉ tổn hao thấp Chữ O chỉ thép cán nguội Chỉ số thứ hai chỉ tổn hao rieng của các loại thép. Ở đoạn mạch từ có từ thông biến đổi với tần số 50hf thường dùng lá thép kỹ thuật điện dày 0,35 ÷ 0.5 mm trong thành phần thép có từ 2 ÷ 5% silic. ở tần số cao hơn, dùng thép lá kỹ thuật điện dày 0,1÷ 0,2 mm. ở đoạn mạch từ có từ trường không đổi thường dùng thép đúc, thép rèn hoặc thép lá. 4
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha b. Vật liệu dẫn điện: Vật liệu dẫn điện dùng để chế tạo các bộ phận dẫn điện. Vật liệu dẫn điện dùng trong máy tốt nhất là đồng vì giá thành không đắt lắm và có điện trở suất nhỏ. Ngoài ra còn dùng nhôm và các hợp kim khác như đồng thau… Để chế tạo dây quấn ta thường dùng đồng đôi khi dùng nhôm. Dây đồng và dây nhôm được chế tạo theo tiết diện tròn hoạc chữ nhật, có bọc cách điện khác nhau như vải, sợi thuỷ tinh, giấy, nhựa hoá học, sơn emay. Với các loại máy có công suất nhỏ và trung bình, điện áp dưới 700V thường dùng sơn emay vì lớp cách điện của dây mỏng, đặt độ bền yêu cầu. Đối với các bộ phận khác nhau như vành đổi chiều, lồng sóc hoặc vành trượt, ngoài đồng nhôm người ta còn dùng cả các hợp kim của đồng hoặc nhôm hoặc có chỗ dùng cả thép để tăng độ bền cơ học và giảm kim loại màu. 2. Vật liệu kết cấu. Vật liệu kết cấu là vật liệu dùng để chế tạo các chi tiết chịu tác động cơ học như trục, ổ trục, vỏ máy, nắp máy, các bộ phận và chi tiết truyền động hoặc kết cấu của máy theo các dạng cần thiết, đẩm bảo cho máy điện làm việc bình thường. Người ta dùng gang, thép, các kim loại màu, hợp kim, các vật liệu bằng chất dẻo. 3. Vật liệu cách điện. Để cách điện các bộ phận mang điện trong máy người ta sử dụng vật liệu cách điện. Trong máy điẹn, vật liệu cách điện phải có cường độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, tản nhiệt tốt, chống ẩm và bền về cơ học. Độ bên vững về nhiệt của chất cách điện bọc dây dẫn quyết định nhiệt độ cho phép của dây và do đó quyết định tải của nó. Nếu tính năng chất cách điện càng cao thì lớp cách điện có thể mỏng và kích thước của máy giảm. Chất cách điện của máy điện chủ yếu ở thể rắn gồm 4 nhóm: - Chất hữu cơ thiên nhiên như giấy, vải, lụa… - Chất vô cơ như amiăng, mica, sợi thuỷ tinh… - Các chất tổng hợp - Các loại men, sơn cách điện. Chất cách điện tốt nhất là mica song tương đối đắt nên chỉ dùng trong các máy có điện áp cao, do đó thường dùng các vật liệu có sợi như giấy, vãi… Chúng có độ bền cơ học tốt, rẻ tiền nhưng hút ẩm kém, dẫn nhiệt kém, cách điện kém. Vì vậy, dây dẫn cách điện sợi phải được sấy, tẩm để cải thiện tính năng của vật liệu cách điện. Ngoài ra còn có chất cách điện ở thể khí( không khí, hyđrô, khí trơ) hoặc thể lỏng(dầu máy biến áp). Vật liệu khí: Không khí là một chất cách điện tốt, tuy nhiên để cách điện tốt hơn người ta thường dùng khí trơ. Hyđrô được sử dụng trong trường hựp cần cách điện và làm mát bên trong vật liệu. 5
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha Vật liệu lỏng: Đây là loại vật liệu cách điện rất quan trọng trong máy điện vì nó có thể len lỏi vào các khe hở rất nhỏ và còn có thể sủ dụng để dập hồ quang. Căn cứ vào độ bền nhiệt, vật liệu cách điện được dựa ra nhiều loại, cấp cách điện như sau: Cấp cách Vật liệu Nhiệt độ vật liệu Nhiệt độ TB dây điện giới hạn cho phép quấn cho phép. Sợi xenlulo, bông A Hoặc tơ tẩm trong vật liệu 1050 1000 hữu cơ lỏng. E Vài loại màng tổng hợp 1200 1150 Amiăng, sợi thuỷ tinh có B chất kết dính vật liệu gốc 1300 1200 mica Amiăng, vật liệu gốc F mica,sợi thuỷ tinh có chất 1550 1400 kết dính và tẩm tổng hợp. Vật liệu mica, amiăng, sợi H thuỷ tinh phối hợp chất kết 1800 1650 dính và tẩm silic hưu cơ. IV. Phát nóng và làm mát máy điện. Trong quá trình làm việc có tổn hao công suất. Tổn hao năng lượng trong máy điện gồm tổn hao sắt từ ( do hiện tượng từ trễ và dòng xoáy) trong thép, tổn hao đồng trong điện trở dây quấn và tổn hao do ma sát ( ở máy điện quay). Tất cả tổn hao năng lương đều biến thành nhiệt năng làm nóng máy điện. Khi đó do tác động của nhiệt độ, chấn động và các tác động lý hoá khác, lớp cáh điện sẽ bị bão hoà nghĩa là mất dần các tính bền về điện và cơ. Thực nghiệm cho thấy khi nhiệt độ tăng quá nhiệt độ cho phép 8 ÷ 100 thì tuổi thọ của vật liệu cách điện giảm đi một nửa. ở nhiệt độ làm việc cho phép, độ tăng quá nhiệt của các phần tử không vượt quá độ tăng nhiệt cho phép, độ tăng nhiệt độ của các phần tử không vượt quá độ tăng 6
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha nhiệt cho phép, tuổi thọ trung bình của vật liệu cách điện vào khoảng 10 ÷15 năm. Khi máy làm việc quá tải, độ tăng nhiệt độ sẽ vượt quá nhiệt đô cho phép. Vì vậy khi sử dụng máy điện cần tránh để máy quá tải làm nhiệt độ tăng cao trong một thời gian dài. Để làm mát máy điện phải có biện pháp tan nhiệt ra ngoài môi trường xung quanh. Sự tản nhiệt không những phụ thuộc vào bề mặt làm mát của mặt máy ma còn phụ thuộc vào môi trường làm mát khác như dầu máy biến áp… Thông thường, vỏ máy điện được chế tạo có các cách tản nhiệt và máy điện có hệ thống có hệ thống quạt gió để làm mát. B - MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ I. Khái niệm chung. Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từcó tốc đô quay của roto n khác với tốc độ quay của từ trường n1. Máy điện không đồng bộ có 2 dây quấn: dây quấn stato (sơ cấp) nối với lưới điện tần số không đổi f1, dây quấn roto (thứ cấp) được nối tắt lại hoặc khép kín trên điện trở. Dòng điện trong dây quấn roto được sinh ra nhờ sức điện động cảm ứng có tần số phụ f2 phụ thuộc vào roto nghĩa là phụ thuộc vào tải ở chế độ động cơ điện cũng như chế độ máy phát điện. II. Phân loại và kết cấu. 1. Phân loại. Máy điện không đồng bộ có nhiều loại, được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo kết cấu của nó, theo kết cấu của roto, the số pha trên dây quấn stato… + Theo kết cấu của vỏ: máy điện không đồng bộ có thể chia thành các kiểu chính sau: kiểu hở, kiểu bảo vệ, kiểu kín, kiểu phòng nổ… + Theo kết cấu của roto: máy điện không đồng bộ chia lam 2 loại: loại loại roto kiểu dây quấn và roto kiểu lồng sóc. + Theo số pha trên dây quấn stato có thể chia làm 3 loại: 1 pha, 2 pha, 3 pha. 2. Kết cấu. Giống như những máy quay khác, máy điện không đồng bộ gồm các bộ phận chinh sau: a. Stato: Stato là thành phần tĩnh gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn. Ngoài ra còn có vỏ máy, nắp máy. 7
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha - Lõi thép: Lõi thép được ép trong vỏ máy làm nhiệm vụ dẫn từ. Lõi thép stato hình trụ do các lá thép kỹ thuật điên được dập rãnh bên trong ghép lại với nhau tạo thành các rãnh theo hướng trục vì từ trường đi qua lõi thép lá, từ trường quay lên để giảm tổn hao lõi thép được làm bằng những lá thép kỹ thuật điện dày 0,5 mm ép lại. Mỗi lá thép kỹ thuật điện đều có phủ sơn cách điện trên bề mặt để giảm hao tổndo dòng xoáy gay nên. - Dây quấn. Dây quấn stato làm bằng dây dẫn bọc cách điện (dây điện từ) và được đặt trong các rãnh của lõi thép. Kiểu dây quấn, hình dạng và cách bố trí dây quấn sẽ được trình bầy chi tiết trong bài sau. - Vỏ máy. Vỏ máy làm bằng nhôm hoặc gang dùng để cố định lõi thép và dây quấn cũng như cố định máy trên bệ, không dùng để làm mạch dẫn từ. Đối với máy có công suất tương đối lớn (1000kw) thường dùng thép tấm hàn lại thành vỏ. Tuỳ theo cách làm nguội máy mà dạng vỏ cũng khác nhau. Kiểu vỏ hở, vỏ bảo vệ, vỏ kín hay vỏ phòng nổ… Hai đầu vỏ có nắp máy và ở đỡ trục. Vỏ máy và nắp máy còn dùng để bảo vệ máy. b. Roto: Roto là phần quay gồm lõi thép, dây quấn và trục máy. - Lõi thép: Nói chung người ta sử dụng lá thép kỹ thuật điện như ở stato. Lõi thép được ép trục tiếp lên một giá roto của máy, phía ngoài của lá thép có xẻ rãnh để đặt dây quấn. - Dây quân stato: có 2 loại chính. roto lòng sóc và roto dây quấn + Loại roto kiểu dây quấn: roto có dây quấn giống như dây quấn stato. Trong máy điện cỡ trung bình trở lên thường dùng dây quấn kiểu sóng 2 lớp vì bớt được những đầu dây nối, kết cấu dây quấn trên roto chặt chẽ. Trong máy điện cỡ nhở thường dùng dây quấn đồng tâm 1 lớp. Dây quấn ba pha của roto thường nối hình sao còn ba đầu kia được nối vào ba vành trượt thường làm bằng đồng đặt cố định ở 1 đầu trục và thông qua chổi than có thể đấu với mạch điện bên ngoài. Đặc điểm của loại động cơ điện roto kiểu dây quấn là có thể thông qua chổi than đưa điện trở phụ hay suất điện động phụ vào mạch điện roto để cải thiện tính năng mở máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện hệ số công suất của máy. Khi máy làm việc bình thường dây quấn roto dược nối ngắn mạch. + Loại roto kiểu lồng sóc : Kết cấu của loại dây quấn này rất khác so với dây quấn stato. Trong mỗi rãnh của lõi thép roto dặt vào thanh dẫn bàng đồng hay nhôm dài ra khỏi lõi thép và được nối tắt lại 2 đầu bằng 2 vành 8
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha ngắn mạch bằng đồng hay nhôm làm thành 1 cái lồng, mà người ta hay gọi là lồng sóc. Ở các máy công suất nhỏ, lồng sóc được chế tạo bằng cắch đúc nhôm vào các rãnh lõi thép roto, tạo thành thanh nhôm 2 đầu đúc vòng ngắn mạch và cánh quạt làm mát. Dây quấn roto lồng sóc không cần cách điện với lá thép. Để cải thiện tính năng mở may, trong máy công suất tương đối lớn, rãnh roto có thể làm thành rãnh sâu hoạc làm thành 2 rãnh lồng sóc (rãnh lồng sóc kép). Trong máy điện cỡ nhỏ, rãnh roto thường dược làm chéo đi một góc so với tâm trục. Động cơ lồng sóc là loại rất phổ biến do giá thành rẻ và làm viêc đảm bảo. Động cơ roto dây quấn có ưu điểm về mở máy và diều chinh tốc độ song giá thành cao và vận hành kém tin cậy hơn roto lồng sóc nên chi dược dùng khi động cơ roto lồng sóc không đáp ứng các yêu cầu về truyền động. c. Khe hở : Vì roto là một khối tròn nên khe hở đều. Khe hở trong máy phát điện không đồng bộ rất nhỏ (0,2 ÷ 1mm trong máy phát điện vừa và nhỏ), để hạn chế dòng điện từ hóa và như vậy mới có thê làm cho hệ số công suất của máy cao hơn III. Công dụng của máy phát điện không đồng bộ : Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều chủ yếu làm động cơ điện. Do kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn, hiệu suất cao, giá thành hạ nên động cơ không đồng bộ là một loại máy được dùng dùng rộng rãi nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với công suất từ vài chục đến vài nghìn kw. Trong công nghiệp thường dùng máy điện không đồng bộ làm nguồn động lực cho các máy cán thép vừa và nhỏ, cho các máy công cụ ở các nhà máy công nghiệp nhẹ... trong các hầm mỏ dùng làm máy tời hay quạt gió. Trong nông nghiệp dùng làm máy bơm hay gia công nông sản công nông sản. Trong đời sống hàng ngày, máy điện không đồng bộ cũng dần dần chiếm một vị trí quan trọng: quạt gió, động cơ trong tủ lạnh … tóm lại, theo sự phát triển của nền sản xuất, điện khí hoá và tự động hoá, phạm vi ứng dụng của máy điện không đồng bộ ngày càng rộng rãi. Tuy vậy, máy điện không đồng bộ cũng có những nhược điểm như hệ số cosϕ của máy thường không cao, đặc tính điều chỉnh tốc độ không tốt nên ứng dụng của máy điện không đồng bộ có phần bị hạn chế. Máy điện không đồng bộ có thể dùng làm máy phát điện đồng bộ nên chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt nào đó (như trong quá trình điện khí hoá nông thôn) cần nguồn điện phụ hay tạm thời thì nó cũng có ý nghĩa quan trọng. IV. Nguyên lý làm việc của máy điện không đồng bộ. 9
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha Khi trong lõi thép stato của máy điện không đồng bộ, ta tạo một từ 60 f trường với tốc độ n1 = f: tần số dòng điện lưới đưa vào. p P: số cặp cực. thì từ trường này quét qua dây quấn nhiều pha tự ngắn mạch đặt trên lõi thép roto và cảm ứng trong dây quấn đó suất điện động và dòng điện. Từ thông do dòng điện này sinh ra hợp với từ thông của stato tạo thành từ thông tổng ở khe hở. Dòng điện trong dây quấn tác dụng với từ thông khe hở sinh ra mome, tác dụng đó có quan hệ mật thiết với tốc độ quay của roto. Trong những phạm vi tốc độ khác nhau thì chế độ làm việc của máy cũng khác nhau. Khi roto quay thuận với từ thông quay nhưng tốc độ nhỏ hơn tốc độ đồng bộ thì dòng điện sinh ra trong dây quấn roto cùng chiều với sức điện động và tác dụng từ trường tổng trong khe hở sinh ra lực F và mome M kéo roto đã biến thành cơ năng trên trục, nghĩa là máy điện làm vệc trong chế độ động cơ. Những máy chi làm việc ở chế độ này khi n < n1 vì khi đó mới có sự chuyển động tương đối giữa từ trường và dây quấn roto và như vậy trong dây quấn roto mới có dòng điện và mome kéo theo roto quay. Trong những phạm vi tốc độ khác nhau thì chế độ làm việc của máy cũng khác nhau. Khi roto quay thuận và nhanh lên tốc độ đồng bộ dùng một động cơ sỏ cấp nào đó quay roto của máy điện không đồng bộ vượt tốc độ đồng bộ n > n1, khi đó chiều của từ trường quay quét qua dây dẫn sẽ có chiều ngược lại, sức điện động và dòng điện trong dây dẫn roto cũng đổi chiều nên chiều của mome cũng ngược chiều quay của n1 nghĩa là ngược lại với chiều của roto nên đó là mome hãm. Máy điện đã biến cơ năng tác dụng lên trục dòng điện nghĩa lad máy điện làm việc ở chế độ máy phát điện. Khi roto quay ngược với chiều từ trường quay thì chiều của sức điện động, dòng điện và cả mome vẫn giống như lúc ở chế độ động cơ điện. Vì mome sinh ra ngược với chiều quay của roto nên có tac dụng hãm roto đứng lại.Trong trường hợp này máy điện vừa lấy điện năng ở lưới diện vào vừa lấy cơ năng ở động cơ sơ cấp. Chế độ làm viêc nay gọi là chế độ làm hãm điện từ. C – CƠ SỞ THIẾT KẾ BỘ DÂY QUẤN STATO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ I. Khái niệm và các thông số cơ bản. 1. Số cặp cực p. Được hình thành bởi một cuôn dây hay nhóm dây và được đấu dây sao cho khi dùng có dòng điện đi qua sẽ tạo được các cặp cực N-S xen kẽ nhau trong cùng một pha. 10
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha Khoảng cách từ tâm cực từ này đến tâm cực từ kế tiếp được gọi là bước cực từ Շ . Bước từ Շ còn được hiểu là khoảng cách nhất định hay góc độ điện giữa pha A, pha B, pha C. Trong tính toán Շ được tính theo đơn vị rãnh và xác định bằng công Z thức: Շ = (rãnh) 2p Trong đó: Z là tổng số rãnh được dập stato. 2. Cuộn dây. Có thể là hoặc nhiều vòng, khi cuộn dây được bố trí trên stato thì chia làm các cạnh dây và các đầu dây (đầu ra, đầu vào). Bước dây quấn là khoảng cách giữa 2 cạnh dây của cuốn dây đang được bố trí trên stato và được tính theo đơn vị rãnh, kí hiệu là y. So sánh bước dây quấn với bước cực từ ta có: + Bước đủ: y = Շ + Bước ngắn: y = Շ . + Bước dài: y = Շ . 3.Các thông số khác. - m : số pha của động cơ - a : số mạch nhánh song song trong máy - q : số rãnh tác động lên 1 cực 4.Nhóm cuộn dây. Quấn dây trong máy điện nhìn chung có thể được thực hiện với 2 loại nhóm dây - Nhóm cuộn dây đồng tâm - Nhóm cuộn dây đồng khuân a. Nhóm cuộn dây đồng tâm. Nhóm cuộn dây đồng tâm được hình thành bởi nhiều cuộn dây có bước cuốn dây khác nhau và được mắc nối tiếp với nhau theo cùng một chiều cuốc. Các cạnh dây của mỗi cuốn chiếm các rãnh kề cận nhau để tạo thành cực từ. Để tạo thành nhóm cuộn dây đồng tâm người ta quấn liên tiếp các dây dần theo cùng một hiều quấn lên trên một bộ khuôn có kích thước khác nhau và đặt đồng tâm trên cùng 1 trục quấn. Ưu điểm của cách quấn dây này dễ lắp đặt cuộn dây vào stato nhưng có nhược điểm là các đầu cuộn dâychiếm chỗ nhiều hơn so với cách quấn khác. Dạnh nhóm cuộn dây đồng tâm thường phổ biến trong các động cơ điện công suất nhỏ. 11
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha b. Nhóm cuộn dây đồng khuân. Nhóm cuộn dây này có bước cua cuộn dây đều bằng nhau nên chúng cũng có cùng một khuôn định hình. Các cuộn dây này được bố trí trên stato ở các rãnh kế tiếp nhau để tạo rãnh cực từ. Thong thường, bước cuộn dây trong nhóm cuộn dây đồng khuôn đều là bước ngắn nên có ưu điểm: ít tốn dây, thu gọn các đầu cuộn dây. Tuy nhiên để đạt yêu cầu thu gọn, các đầu cuộn dây ít chiếm chỗ thì việc lắp bộ dây cuộn dạng này khó khăn hơn và tốn nhiều thời gian hơn so với nhóm đồng tâm. II. Cách đấu giữa các nhóm cuộn dây. Khi thiết lập sơ đồ bộ dây quấn trên đông cơ ba pha, các nhóm dây có thể đấu để tạo các từ cực thật hoặc các từ cực giả tuỳ theo sự bố trí của nhóm cuộn dây trong cùng 1 pha. 1. Đấu dây các nhóm tạo các từ cực thật. Trong cách đấu này các nhóm dây cùng 1 pha được bố trí sat nhau và nối dây giữa các nhóm sao cho dòng điện qua các nhóm tạo thành các cực từ N-S xen kẽ nhau. Đặc điểm của cách đấu này là số nhóm cuộn dây trong một pha bằng số cặp cực. Khi đấu dây có thể áp dụng nguyên tắc “ đầu - đầu”, “ cuối – cuối”. 12
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha 2. Đấu dây các nhóm tạo các từ cực giả. Khi muốn đấu dây tạo các cực từ giả tức là ực từ cùng dấu người ta phải bố trí các nhóm cuộn dây trong cùng 1 pha phải cách xa nhau ít nhất là 1 rãnh trống. Khi đấu dây áp dụng nguyên tắc “đầu – cuối” bằng cách nói đầu cua nhóm này với cuối của nhóm kế tiếp. Đặc điểm của cách đấu này là số nhóm dây trong 1 pha bằng nửa số cặp cực và cách đấu này chỉ ap dụng khi 2p > 2. Khi các cụm dây của cùng 1 pha nằm ở những vị trí khác nhau trên thân máy thì ta gọi đó là dây quấn tập trung. Nếu ta tách nhỏ cá phần tử dây cuốn tập trung và rải đều trên thân máy thì ta sẽ có dây quấn phân tán. III. Cách dựng sơ đồ dây quấn động cơ 3 pha. 1. Dựng sơ đồ dây quấn động cỏ 3 pha: Muốn dựng sơ đồ dây quấn động cỏ 3 pha ta cần phải xác định các thôn số cỏ bản sau của stato: - Dạng dây quấn định thiết kế - Tổng số rãnh z của stato - Số cặp cực 2p và sự phân bố của dây trên stato 2. Các bước thành lập. Z - Xác định bước cực từ : Շ = 2p Z - Tính số cạnh dây của mỗi cực, của mỗi pha: p = 3.2 p - Tiến hành dựng sơ đồ theo các bước. + kẻ các đường song song và đánh số tương ứng với số rãnh của stato + Trải số cạnh dây / cực / pha cho phân bố đều tại các trục cực từ và xác định chiều dòng điện theo chiều đầu vào. + Căn cứ vào dạng dây quấn định dựng, vẽ các đầu cuộn dây nối liền các cạnh dây lại thành hình dạng nhóm cuộn và nối dây giữa các nhóm cuộn pha sao cho chiều dòng điện của cùng 1 bối trên các cạnh dây kế tiếp không được ngược chiều nhau. Z + Dựa vào độ lệch pha α = , xác định rãnh khởi đầu của pha B và vẽ 3.2 p tương tự. + Cuối cùng vẽ pha C tương tự pha B và cách pha B độ lệch pha α 3. Các ví dụ: a. Thành lâp sơ đồ dây quấn đồng khuôn tập trung 1 lớp có: Z = 24, 2p = 4, y = 6, q = 2 b. Thành lâp sơ đồ dây quấn đồng khuôn phân tán 1 lớp có: Z = 24, 2p = 4, y = 5, q = 2 13
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha c. Thành lập sơ đồ dây quấn đồng tâm tập trung 1 lớp có: Z = 36. 2p = 4. y = 9, q=3 14
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha 15
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha 16
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha 17
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha D – KỸ THUẬT QUẤN DÂY I. Chuẩn bị khuôn : Dùng khuôn qua trám có các kích thước : + a : bằng một đường cung ở 1/2 chiều cao của răng tính từ tâm rãnh cạnh tác dụng thứ nhất đến cạnh tác dụng thứ 2 của cùng một phân tử + b : mỗi bên lấy 1/2 chiều sâu của nắp máy . + h : chiều cao của lõi sắt + 3cm. Khuôn này thường dùng cho dây quấn đồng khuôn. Nếu là dây quốn đồng tâm phải có thêm 2 cổ lỗ nữa. Hai cổ lỗ này liền nhau và cách nhau bằng 1 rãnh trên stato . II. Dụng cụ lắp đặt dây : Khi lắp bộ dây quấn vào các rãnh của stato cần phải có các dụng cụ chuyên dùng : búa, kéo, kìm, dao…… III. Kỹ thuật cách điện rãnh : Cách diện rãnh nhẵm mục đích cắch điện giữa cuộn dây với stato để tránh chạm masse và phải có hình dạng của rãnh để ôm sát vào rãnh thuận tiện cho việc vào dây 1. Yêu cầu cách điện : 18
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha - Những vật dẫn điện phải được cách điện trọn vẹn trọn vẹn trong vật liệu cách điện - Khi sử dụng vật liệu cách điện phải đảm bảo độ bóng của vật liệu, tránh xây xước, gãy dập… 2. Có 2 dạng cách điện : a. Cách điện vỏ : - Lớp thứ nhất là lớp giấy dày 0,3 mm có chiều rộng bằng diện tích rãnh và chiều dài bằng chiều dài của rãnh + 3cm. Mỗi đầu của lớp giấy này được gập lại 0,75 cm để chống xê dịch. - Lớp thứ 2 là lớp giấy dày 0,1 mm có chiều rộng lớn hơn lớp giấy 0,3mm một khoảng bằng 2 rãnh hai bên và có chiều dài lớp giấy 0,3mm sau khi đã gập 2 đầu b. Cách điện pha : Dùng một miếng giấy dày ( ≥ 0,3 mm ) có chiều dài bằng a, chiều cao bằng b, một đầu cắt tròn theo hình của đầu bối dây để cách điện giữa các bối dây trong các pha khác nhau . IV. Cách lắp dây vào rãnh : Khi vào dây phải vuốt thẳng, tránh bị xây xước. Nếu như trong bối dây có mối nối, ta phải cạo sạch lớp sơn cách điện ở trên hai đầu dây chỗ nối, nối dây thật chặt để để đảm bảo khi động cơ làm việc mối nối không bị lỏng làm cho 2 đầu dây không tiếp xúc với nhau dẫn đến bối dây bị hở, động cơ sẽ không làm việc được. Khi cuốn dây phải chú ý đưa mối nối lên đầu bối dây và dùng gen để đảm bảo an toàn. Trước khi lắp dây vào rãnh nên chọn vị trí các nhóm cuộn sao cho thuận lợi nhất và có mỹ thuật. Thường chọn vị trí sao cho đầu ra các bối dây ở gần phía hộp cực. Cần chú ý phần đầu cuộn che lấp các lỗ xỏ bulông, giảm khó khan lắp roto. Phải kiểm tra thông mạch, đấu đúng cực tính sao cho động cơ chạy được. Thường khi đặt dây vào máy ta phải kiểm tra thông mạch ngay từ bối dây đầu tiên đồng thời kiểm tra sự chạm masse giữa bối dây và vỏ máy. Quy định chung : Đấu máy 22C/ 38C _ Δ/Y 1. Lắp nhóm cuộn dây đồng tâm : Chọn vị chí đầu tiên sẽ lắp dây vàng, nắn cuộn dây sao cho thu gọn vừa lọt vào lòng stato. Sau khi đặt cuộn bé nhất của bối dây thứ nhất vào stato, cân thận đưa từng lượng nhỏ dây nằm gần miệng rãnh cho vào rãnh. Nếu thấy lượng dây đưa vào rẵnh hơi chiếm chỗ, dùng dao tre dạt dây cho thẳng hàng rồi nén chặt xuống. Khi dây đã vào rãnh hết, gạt lớp cách điện 19
- Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha miệng rãnh. Chú ý nén chặt lớp cách điện này vì khe hở giữa stato và roto là rất bé, nếu ta không nén chặt thì roto sẽ không quay được. Chú ý luồn vào búi dây nhỏ trước, búi dây lớn sau để thuận tiện cho việc vào dây. Với mỗi búi dây đã vừa cần cân đối 2 đầu cuộn dây rồi uốn cácđầu cuộn dây sao cho cong vòng xuống để rọng chỗcho nhóm cuộn dây sau. Sau khi vào hết các bối dây ta theo sơ đồ thành lập và nối dây. 2. Lắp dây nhóm cuộn dây đồng khuôn : Đối với dạng dây cuốn đồng khuôn ta cũng phải thực hiện các kỹ thuật vào dây như trên, nhưng cần chú ý đối vơi dạng dây cuốn đồng khuôn phải luôn lót giấy cách điện giữa các bối của các pha để đạt được sự cách điện pha hoàn toàn. PHẦN 2 : CÔNG NGHỆ VÀ SỐ LIỆU KỸ THUẬT I. Yêu cầu Bài tập 1: Thực hiện bài dây quấn đồng khuôn phân tấn 1 lớp: Z = 24, y = 3, q = 2, 2p = 4 Bài tập 2: Thực hiện bài dây quấn đồng tâm tập trung một lớp: Z = 36, y = 9, q = 3, 2p = 4 II.Thực hành 1. Bài tập 1 + Cuốn dây: - Cuốn riêng từng bối một - Tổng số là 12 bối, mỗi bối có 55 vòng - Đo thông mạch kiểm tra từng cuộn - Chuẩn bị giấy cách điện và các dụng cụ để vào dây + Vào dây: - Ta vào dây sao cho một cạnh đè lên hai cạnh mới để đặt tiếp cạnh khác đè lên chúng. - Đầu tiên ta chọn một rãnh bất kỳ quy định đó là cạnh 1. Ta vào dây 2 cạnh là cạnh só 2 và cạnh số 4 trước, hai cạnh còn lại của 2 bối đó để chờ. Bối thứ nhất vào vị trí 1và2, tiếp tục bối thứ hai vào rãnh 3 và 8. Cứ như vậy ta vào tiếp các bối còn lại cho đến hết rồi đặt nối cạnh chờ xuống rãnh 21 và 23 là xong. - Vào dây được rãnh nào ta nhét giấy cách điện, nắn trònvà ép luôn bối dây đó xuống đồng thời kiểm tra luôn xem nó có thông mạch và chạm vỏ không để có biện pháp xử lý luôn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập - Trạm biến áp
45 p | 999 | 286
-
Báo cáo thực tập môn thiết bị điện - điện tử chuyên đề "máy điện"
38 p | 767 | 271
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp trạm biến áp 500 KV
44 p | 721 | 258
-
Báo cáo thực tập cơ cấu quản lý và tổ chức
27 p | 586 | 230
-
Báo cáo thực hành về Quấn máy điện 3 pha
24 p | 325 | 132
-
Báo cáo thực tập trạm Hà Đông
20 p | 352 | 126
-
Những lưu ý khi làm đồ án công nghệ chế tạo máy
3 p | 264 | 46
-
Giáo trình Hệ thống kỹ thuật công trình (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
115 p | 21 | 10
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện (Nghề: Vận hành thuỷ điện) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
98 p | 46 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa máy phát, hệ thống khởi động và đánh lửa (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
38 p | 31 | 8
-
Giáo trình Thực hành tiện 1 (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
145 p | 13 | 8
-
Giáo trình Thực hành Hàn cơ bản (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
47 p | 15 | 5
-
Giáo trình Bảo dưỡng kỹ thuật các máy thi công mặt đường liên quan (Nghề: Vận hành máy thi công mặt đường - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
16 p | 9 | 4
-
Nâng cao hiệu quả quản lý vận hành với chuyển đổi số ở Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương
7 p | 11 | 4
-
Giáo trình Thử máy sau sửa chữa (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
83 p | 18 | 4
-
Giáo trình Thực hành tiện cơ bản (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
110 p | 9 | 1
-
Giáo trình Phay cơ bản (Ngành: Nguội sửa chữa máy công cụ – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
21 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn