Báo cáo thực thập giữa khóa: Phân tích hoạt động tiếp thị trực tuyến sản phẩm áo mưa của Công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phân tích hoạt động tiếp thị trực tuyến sản phẩm áo mưa của Công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An" nhằm nghiên cứu thực trạng hoạt động tiếp thị trực tuyến của công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An; Đề xuất một số chính sách nhằm đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động tiếp thị trực tuyến của công ty. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực thập giữa khóa: Phân tích hoạt động tiếp thị trực tuyến sản phẩm áo mưa của Công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ---------***-------- BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN SẢN PHẨM ÁO MƯA CỦA CÔNG TY TNHH TM&SX ÁO MƯA BÌNH AN Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Vân Dung Mã sinh viên: 2111410022 Lớp: Anh 01 – Kinh tế quốc tế Khóa: 60 Giáo viên viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Bình Hà Nội, tháng 8 năm 2024
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo thực tập giữa khóa này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giảng viên trong khoa Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại thương lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gửi đến cô TS. Đinh Thị Thanh Bình người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của công ty Trách nhiệm hữu hạn TM&SX Áo mưa Bình An đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị phòng Marketing của công ty đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt học phần thực tập giữa khóa này. Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em tìm hiểu áp dụng một phần những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc Marketing để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện học phần này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô cũng như quý công ty.
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................i DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................... i PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN......... 3 1.1 Khái niệm tiếp thị trực tuyến .............................................................................. 3 1.2 Lợi ích của tiếp thị trực tuyến so với tiếp thị truyền thống ................................ 3 1.3 Các công cụ tiếp thị trực tuyến hiện nay ............................................................ 6 1.3.1 Mạng xã hội .................................................................................................6 1.3.2 SEM (Search Engine Marketing) .................................................................7 1.3.3 Website ........................................................................................................8 1.3.4 Tư vấn trực tuyến .........................................................................................9 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN SẢN PHẨM ÁO MƯA CỦA CÔNG TY TNHH TM&SX ÁO MƯA BÌNH AN ........................ 10 2.1 Tổng quan về công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An .............................. 10 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................10 2.1.2 Đặc điểm chính của thương hiệu ...............................................................11 2.1.3 Các hoạt động chính ..................................................................................11 2.1.4 Đánh giá kết quả hoạt động và phát triển của công ty ..............................12 2.2 Thực trạng hoạt động tiếp thị trực tuyến sản phẩm áo mưa của công ty ......... 14 2.2.1 Mạng xã hội ...............................................................................................14 2.2.2 Website ......................................................................................................18 2.3 Đánh giá chung ................................................................................................ 20 2.3.1 Kết quả đã đạt được ...................................................................................20
- 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ...........................................................................21 PHẦN 3: HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN SẢN PHẨM ÁO MƯA CÔNG TY TNHH TM&SX ÁO MƯA BÌNH AN ........................................................................................................ 23 3.1 Cơ sở đề xuất hàm ý chính sách ...................................................................... 23 3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động tiếp thị trực tuyến của công ty .............23 3.1.2 Phân tích SWOT cho hoạt động tiếp thị trực tuyến của công ty ...............24 3.2 Hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị trực tuyến sản phẩm 25 3.2.1 Mạng xã hội ...............................................................................................25 3.2.2 Website ......................................................................................................26 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TM&SX Thương mại và sản xuất DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 So sánh tiếp thị trực tuyến và tiếp thị truyền thống .........................................5 Bảng 2.1. Danh sách sản phẩm của công ty Áo mưa Bình An .....................................12 Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2021-2023 của công ty Áo mưa Bình An ......12 Bảng 2.3. Tỉ lệ tương tác (ER) của các bài đăng ...........................................................18 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Logo công ty Áo mưa Bình An ....................................................................10 Hình 2.2. Bộ máy tổ chức công ty Áo mưa Bình An ...................................................10 Hình 2.3. Thị phần doanh nghiệp áo mưa tại Việt Nam ...............................................13 Hình 2.4. Fanpage của công ty Áo mưa Bình An.........................................................15 Hình 2.5. Người theo dõi theo giới tính và độ tuổi ......................................................15 Hình 2.6. Số lượt tiếp cận theo khung giờ đăng bài .....................................................16 Hình 2.7. Mức độ tiếp cận qua nội dung bài đăng........................................................17 Hình 2.8. Giao diện website của công ty Áo mưa Bình An .........................................19
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, các công cụ marketing là những phương án hỗ trợ đắc lực nhất giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Tuy nhiên, ngoài những công cụ truyền thống, chúng ta cần phải tìm và áp dụng những công cụ mới, hiện đại, tối ưu và phù hơn hơn với xu thế phát triển chung của kỉ nguyên số hiện nay. Đại dịch Covid 19 bùng nổ đã tác động lớn tới nền kinh tế thế giới nói chung và gây ra nhiều biến động trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, sự phát triển của Internet không vì thế mà suy giảm và nó nghiễm nhiên trở thành một cung cụ tiếp thị khôn ngoan cho các doanh nghiệp trong bất cứ giai đoạn nào của nền kinh tế. Như Bill Gates đã từng nói: “Trong 5-10 năm nữa, bạn chỉ có hai lựa chọn, một là kinh doanh cùng Internet, hoặc không nên kinh doanh gì nữa”. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của mạng Internet đã khiến các phương thức marketing dựa trên môi trường mạng thông tin toàn cầu đang dần là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp. Trong đó, tiếp thị trực tuyến nổi lên như là một cuộc cách mạng trong việc làm marketing trong kinh doanh. Sự ứng dụng và phát triển lĩnh vực tiếp thị trực tuyến đã không còn xa lạ gì với các doanh nghiệp ở các nước phát triển, nhưng ở Việt Nam, tiếp thị trực tuyến mới chỉ phát triển mạnh mẽ trong vòng 5 năm trở lại đây và ngày càng chứng tỏ mức độ hiệu quả của nó so với các phương thức tiếp thị truyền thống. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An, tôi nhận ra hoạt động tiếp thị trực tuyến của công ty chưa thực sự hợp lí và chưa theo kịp xu hướng truyền thông hiện nay. Trong thời gian qua, công ty cũng đã đầu tư cho việc tiếp thị sản phẩm, tuy nhiên hiệu quả thu về chưa thực sự tương xứng với các khoản chi phí bỏ ra. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích, đề xuất và hoàn thiện hoạt động tiếp thị trực tuyến là cần thiết để duy trì và phát triển công ty. 2. Mục tiêu của báo cáo Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu sau: 1
- - Nghiên cứu thực trạng hoạt động tiếp thị trực tuyến của công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An - Đề xuất một số chính sách nhằm đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động tiếp thị trực tuyến của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động tiếp thị trực tuyến của công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An - Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tiếp thị trực tuyến của công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 7/2024. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp diễn giải - quy nạp, phương pháp đối chiếu – so sánh, phương pháp logic và phương pháp mô tả khái quát. 5. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, bố cục của báo cáo gồm 3 phần sau: PHẦN 1: Cơ sở lí luận vấn đề nghiên cứu PHẦN 2: Thực trạng hoạt động tiếp thị trực tuyến sản phẩm áo mưa của công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An PHẦN 3: Hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị trực tuyến sản phẩm áo mưa của công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An 2
- PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN 1.1 Khái niệm tiếp thị trực tuyến Theo Kotler & Armstrong (2009) cho biết: “Marketing online (tiếp thị trực tuyến) là quá trình lập kết hoạch về sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và các nhân trên các phương tiện điện tử và Internet.” Theo Reedy & Schullo (2008) cho rằng: “Marketing trực tuyến bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử.” Theo Chaffey & cộng sự (2009) lại khẳng định: Marketing online là việc đạt được các mục tiêu Marketing nhờ việc sử dụng công nghệ truyền thông điện tử trên môi trường Internet. Nói tóm lại, tiếp thị trực tuyến là việc ứng dụng Internet và công nghệ thông tin để thực hiện các hoạt động tiếp thị nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.2 Lợi ích của tiếp thị trực tuyến so với tiếp thị truyền thống Trước khi so sánh, hãy điểm qua những lợi ích của tiếp thị trực tuyến mang lại: Đối với doanh nghiệp: Thứ nhất, ứng dụng tiếp thị trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp có được thông tin thị trường và đối tác một cách nhanh chóng với chi phí thấp để xây dựng chiến lược marketing tối ưu, khai thác được cơ hội của thị trường trong nước, khu vực và thế giới Thứ hai, tiếp thị trực tuyến giúp cho quá trình trao đổi thông tin giữa người mua và người bán diễn ra dễ dàng hơn. Làm cho khách hàng hướng đến sản phẩm của mình là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Trong quá trình này, khách hàng có được thông tin của doanh nghiệp và sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có nhiều thông tin để tiếp cận khách hàng mục tiêu tốt hơn. Thứ ba, tiếp thị trực tuyến giúp doanh nghiệp giảm được chi phí. Thông qua Internet, doanh nghiệp có thể bán hàng và giao dịch với nhiều khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể cập nhật các thông tín ản phẩm thường xuyên và không bị giới 3
- hạn. Ngoài ra, việc giao dịch nhanh chóng, sớm nắm bắt được nhu cầu của khách hàng còn giúp cắt giảm chi phí lưu kho, kịp thời thay đổi theo nhu cầu của thị trường. Thứ tư, tiếp thị trực tuyến đã loại bỏ trở ngại về mặt không gian và thời gian nên doanh nghiệp có thể thiết lập các mối quan hệ với đối tác dễ dàng hơn. Thông qua Internet, doanh nghiệp có thể giao dịch một cách trực tiếp và liên tục với nhau như không hề có khoảng cách về địa lí và thời gian nữa. Nhờ đó, việc hợp tác và trao đổi được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng. Doanh nghiệp cũng có thể giới thiệu hình ảnh của mình ra các thị trường nước ngoài mà không phải bỏ ra nhiều chi phí. Thứ năm, cá biệt hóa sản phẩm đến từng khách hàng. Nhờ Internet, doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của cộng đồng người tiêu dùng rộng lớn đồng thời vẫn có thể “cá nhân hóa” sản phẩm cho từng khách hàng. Tiếp thị trực tuyến còn giúp doanh nghiệp xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin phong phú, làm nền tảng cho việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đối với người tiêu dùng: Thứ nhất, tiếp thị trực tuyến giúp khách hàng tiếp cận được nhiều thông tin về sản phẩm và dịch vụ để so sánh và lựa chọn khi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn, cân nhắc để lựa chọn và quyết định thật kỹ càng về một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Giúp dễ dàng đưa ra so sánh một cách dễ dàng về giá cả, chất lượng,... từ đó giúp lựa chọn chính xác nhất sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn. Thứ hai, khách hàng có thể tiếp kiệm được thời gian và chi phí đi lại khi tìm kiếm thông tin thông qua Internet mà vẫn có được những thông tin phong phú và đầy đủ để lựa chọn đúng sản phẩm khi so với cách mua hàng truyền thống. Ngoài ra thanh toán trực tuyến cũng đang được doanh nghiệp áp dụng, do đó khách hàng thanh toán một cách thuận tiện, dễ dàng và an toàn. Đối với xã hội: Hoạt động tiếp thị trực tuyến đã giúp phần nào làm giảm ô nhiễm môi trường. Thông qua hoạt động tiếp thị trực tuyến, con người đã hạn chế đi lại, khói bụi, rác thải cũng đã được giảm đi đáng kể và bởi các hoạt động tiếp thị trực tuyến đều được diễn ra trên Internet nên có thể tránh được các yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường như: phát tờ rơi,... Khi đa số các doanh nghiệp cùng thm gia vào hoạt động tiếp thị trực 4
- tuyến, khiến họ cạnh tranh, họ phải đầu tư để phát triển, nâng cấp công ty của mình nhằm phát triển môi trường xã hội tốt đẹp hơn. Cũng bởi vì những lợi ích mà tiếp thị trực tuyến mang lại, tiếp thị truyền thống đang dần yếu thế hơn so với tiếp thị trực tuyến. Điều đó được biểu hiện dưới bảng sau: Bảng 1.1 So sánh tiếp thị trực tuyến và tiếp thị truyền thống Đặc điểm Tiếp thị trực tuyến Tiếp thị truyền thống Phương thức Sử dụng Internet, các thiết bị Chủ yếu sử dụng các phương số hóa tiện truyền thông đại chúng Không gian Không bị giới hạn bởi biên Bị giới hạn bởi biên giới quốc giới quốc gia và vùng lãnh thổ gia và vùng lãnh thổ Thời gian Mọi lúc mọi nơi, phản ứng Chỉ vào một số giờ nhất định, nhanh, cập nhật thông tin sau mất nhiều thời gian và công sức vài phút để thay đổi mẫu quảng cáo hoặc clip Phản hồi Khách hàng tiếp nhận thông Mất một thời gian dài để khách tin và có thể phàn hồi ngay hàng tiếp nhận thông tin và phản lập tức hồi Khách hàng Có thể chọn được đối tượng Không chọn được nhóm đối cụ thể, tiếp cận trực tiếp với tượng cụ thể khách hàng Chi phí Thấp, có thể kiểm soát được Cao, ngân sách quảng cáo lớn, chi phí quảng cáo, vẫn thực được án định dùng 1 lần hiện được ngay cả với ngân sách nhỏ Lưu trữ thông Lưu trữ thông tin khách hàng Rất khó lưu trữ thông tin của tin khách hàng dễ dàng, nhanh chóng Nguồn: Internet 5
- 1.3 Các công cụ tiếp thị trực tuyến hiện nay 1.3.1 Mạng xã hội Mạng xã hội là các nền tảng trực tuyến cho phép người dùng giao tiếp, chia sẻ thông tin và kết nối với cộng đồng. Mạng xã hội giống như là 1 trang web mở với nhiều ứng dụng và chức năng khác nhau, nó chỉ khác trang web thông thường ở cách truyền tải thông tin và tích hợp các ứng dụng. Một số nền tảng mạng xã hội nổi tiếng và thường được dùng để làm tiếp thị trực tuyến hiện nay như: - Facebook: là 1 trang mạng xã hội cho phép mọi người kết nối với nhau. Sự kết nối không bị cản trở bởi khoảng cách địa lí. Chỉ cần có thiết bị điện tử kết nối Internet, ta đều có thể sử dụng Facebook trên App, web. Facebook là một trang mạng xã hội phổ biến và được ưa chuộng nhất thế giới hiện nay với nhiều tính năng vượt trội và lợi ích khổng lồ mà nó mang lại. - Zalo: ứng dụng mạng xã hội được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của công ty VNG. Zalo chỉ mới chính thức ra măt cuối năm 2012 đã nhanh chóng thu hút lượng lớn người dùng Việt Nam. Đây là ứng dụng để nhắn tin, gọi điện miễn phí, chia sẻ trạng thái và kết bạn. - Instagram: ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí, giúp người dùng có thể tải ảnh, video, chia sẻ với người theo dõi mình hoặc nhóm bạn chọn lọc - Twitter: dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí, cho phép người sử dụng đọc, nhắn tin hay cập nhật các mẩu tin nhỏ (gọi là tweets). - Messenger: là ứng dụng nhắn tin chia sẻ giao tiếp bằng kí tự và giọng nói được tích hợp với Facebook. - Google +: là mạng xã hội của google, đây là mạng xã hội tuy mới ra đời những cũng được nhiều người sử dụng bởi nó liên kết với tài khoản Google, khả năng lên top tìm kiếm bằng google rất cao. Facebook hiện đang là trang mạng xã hội phổ biến nhất thế giới, được nhiều người ưa chuộng và sử dụng, nên trong phạm vi bài báo cáo này em sẽ chỉ đề cập đến mạng xã hội Facebook. Một số chỉ số để đánh giá hiệu quả Fanpage là: - Đo mức độ tiếp cận của nội dung trên Fanpage: hay còn được gọi là số người tiếp cận những thông điệp truyền thông mà người làm nội dung cố gắng truyền 6
- tải đến công chúng, cụ thể đó là số reach (lượt tiếp cận) trong mỗi post (bài đăng). - Đo mức độ hấp dẫn của nội dung: để đo mức độ hấp dẫn của nội dung ta dùng chỉ số là tỷ lệ tương tác ER (engagement rate). Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng tất cả số lượng người dùng đã tương tác trên post (bài đăng) chia cho số reach (lượt tiếp cận) của post (bài đăng), rồi nhân với 100. Nếu tỉ lệ tương tác của Fanpage từ 1% trở lên thì nội dung bài đăng được đánh giá là hấp dẫn. - Đo mức độ lan truyền của nội dung: mức độ lan truyền của nội dung cho biết khả năng lan truyền của nội dung, được tính bằng tổng số lượt like (thích), comment (bình luận), share (chia sẻ) của bài viết chia cho số reach (lượt tiếp cận), rồi nhân với 100. Nếu bài đăng có mức độ lan truyền trung bình trên 2% thì nội dung đang có độ lan truyền tốt. - Chỉ số CTR (Click Through Rate) - tỉ lệ nhấp chuột vào quảng cáo: đây là chỉ số đo lường mức độ quan tâm của quảng cáo. Chỉ số này thể hiện 2 yếu tố vô cùng quan trọng là lượt hiển thị (impression) và số lượt bấm (click) vào quảng cáo. Nếu chiến dịch quảng cáo hướng đến đúng đối tượng mục tiêu có nhu cầu và sản phẩm thực sự phục vụ được nhu cầu, ta sẽ thấy chỉ số CTR cao và ngày càng tăng lượt truy cập đổ về từ hoạt động quảng cáo. - Chỉ số CPM (Cost Per Mile) - chi phí trên 1000 lượt hiển thị. Chỉ số CPM giúp hiểu được 2 vấn đề quan trọng: phương án tối ưu để tiếp cận đến đối tượng mục tiêu và biết được số lượng đối thủ đang thực hiện quảng cáo tới cùng đối tượng mà ta đang tiếp cận. - Chỉ số CPC (Cost Per Click) - giá trên mỗi lượt nhấp quảng cáo. Đây là chỉ số dùng để đo lường chất lượng quảng cáo. Chỉ số này thể hiện rõ 2 yếu tố: mức độ hấp dẫn của quảng cáo và hiệu quả trên tổng mức ngân sách chi cho quảng cáo. 1.3.2 SEM (Search Engine Marketing) SEM có nghĩa là marketing trên công cụ tìm kiếm. SEM chính là tổng hợp của nhiều phương pháp tiếp thị nhằm mục đích giúp cho trang web đứng ở vị trí như mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên mạng Internet thông qua công cụ tìm kiếm. 7
- SEM bao gồm 2 thành phần chính là SEO (Search Engine Optimization) và PPC (Pay Per Click): - SEO: nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nhằm đưa thứ mạng website lên vị trí cao nhất trong kết quả tìm kiếm của người sử dụng trên công cụ tìm kiếm. Ưu điểm lớn nhất của SEO đó chính là nếu website của doanh nghiệp được xuất hiện trong Top kết quả tìm kiếm trên Google thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất cao dù doanh nghiệp không phải trả bất kỳ chi phí nào. - PPC: được hiểu là trả tiền theo click. Theo hình thức này thì các đơn vị đặt quảng cáo sẽ phải chi trả cho bộ máy tìm kiếm một khoản phí được quy định trên mỗi click vào mẫu quảng cáo. Tác dụng của hình thức này là giúp website sẽ được lên Top dễ dàng mà không mất nhiều thời gian. Đo lường hiệu quả hoạt động tiếp thị thông qua công cụ tìm kiếm: - Đối với SEO: dựa vào vị trí của website trên trang kết quả tìm kiếm của Google với từ khóa tương ứng. Ngoài ra còn dựa vào một số tiêu chí khác: từ khóa SEO được lựa chọn có bao nhiêu lượng tìm kiếm trên một tháng, thứ hạng website thay đổi thế nào so với thời điểm trước đó,... - Đối với PPC: việc đánh giá, đo lường hiệu quả sẽ dựa vào số lượng nhấp chuột hợp lệ đạt được tương ứng với thời gian và ngân sách đã bỏ ra. Ngoài ra còn dựa vào: lượt hiển thị quảng cáo, vị trí trung bình của quảng cáo, số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị (CTR),... 1.3.3 Website Trước khi đưa ra quyết định mua một sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng luôn tham khảo trang web chính thức của doanh nghiệp để tra cứu thông tin. Đây được xem như là thao tác bản năng, là bước không thể thiếu trong quy trình mua hàng qua mạng Internet hiện nay. Có thể nói rằng website chính là bộ mặt của doanh nghiệp được thể hiện trên môi trường mạng. Một số chỉ số thường được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của website: - Thời gian tải website: là thời gian trang web được tải về trình duyệt từ khi người dùng nhấn truy cập lần đầu tiên cho đến khi website được hiển thị đầy đủ trên thiết bị. Thời gian tải trang được đánh giá bằng công cụ PageSpeed 8
- Insight của Google theo thang điểm 100: trong đó, dưới 70 điểm là website chưa tốt, 70-85 điểm là website tốt, trên 85 điểm là website xuất sắc. - Thời gian onsite: là thời gian trung bình kể từ khi khách truy cập vào website cho đến khi thoát hoàn toàn khỏi website đó. - Tỷ lệ thoát: là tỉ số giữa số lượt truy cập một trang chia cho tổng số lượt truy cập. một website tốt chỉ nên có tỷ lệ thoát từ 15% đến 30%. - Tích hợp tương tác trực tuyến: website hiện nay đòi hỏi có sự tương tác trực tiếp giữa khách truy cập và người quản trị để kịp thời giải đáp thắc mắc, đáp ứng yêu cầu của người dùng. 1.3.4 Tư vấn trực tuyến Thông qua các kênh truyền thông, doanh nghiệp sở hữu nhiều “điểm tiếp xúc” (touchpoint) với khách hàng. Hình thức này cho phép doanh nghiệp phản hồi tức thì với các thắc mắc của khách hàng, từ đó rút ngắn thời gian tìm hiểu và khả năng mua hàng. Đo lường hiệu quả tư vấn trực tuyến: - Thông qua số lượng khách hàng liên hệ và kết nối với Công ty thông qua công cụ chat trực tiếp. - Thông qua đánh giá của khách hàng về mức độ hài lòng của dịch vụ tư vấn trực tuyến. 9
- PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN SẢN PHẨM ÁO MƯA CỦA CÔNG TY TNHH TM&SX ÁO MƯA BÌNH AN 2.1 Tổng quan về công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Được thành lập vào năm 2017 và có trụ sở chính tại Hải Dương, công ty Áo mưa Bình An đã không ngừng phát triển và mở rộng thị trường ra khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Hiện nay, công ty Áo mưa Bình An sở hữu hệ thống nhà máy, xưởng sản xuất hiện đại, cùng đội ngũ công nhân viên có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm, luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm áo mưa tốt nhất. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: - 2017: Ban đầu thành lập với quy mô sản xuất nhỏ. - 2020: Đạt chứng nhận: Hàng Việt Nam được nhiều người tin dùng - 2022: Chính thức thành lập với tên gọi Công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An Hình 2.1. Logo công ty Áo mưa Bình An Nguồn: Báo cáo Marketing công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An Hình 2.2. Bộ máy tổ chức công ty Áo mưa Bình An Giám đốc Phòng Phòng kế toán Phòng nhân sự Marketing Nguồn: Báo cáo thường niên công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An 10
- 2.1.2 Đặc điểm chính của thương hiệu 2.1.2.1 Tầm nhìn Doanh nghiệp hướng tới việc trở thành thương hiệu áo mưa hàng đầu tại Việt Nam, nổi tiếng với các sản phẩm bền, chất lượng cao, kết hợp giữa các tính năng hữu ích và thiết kế hiện đại và mở rộng phạm vi thị trường sang các nước Đông Nam Á trong vòng 5 năm tới. 2.1.2.2 Mục tiêu Cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm áo mưa chất lượng cao, đảm bảo người dùng luôn khô ráo và cảm thấy thoải mái khi sử dụng. 2.1.2.3 Giá trị cốt lõi Chất lượng: Cam kết sản xuất áo mưa chất lượng cao, sử dụng vật liệu tốt nhất và tuân thủ kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong suốt quá trình sản xuất. Đổi mới: Liên tục tích hợp công nghệ mới nhất và xu hướng thiết kế để cung cấp các sản phẩm áo mưa tiên tiến. Sự tin cậy: Đảm bảo rằng mọi sản phẩm đều đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất. Sự hài lòng của khách hàng: Ưu tiên sự hài lòng của khách hàng bằng cách tập trung vào nhu cầu và sở thích của họ. 2.1.2.4 Tính cách Thực tế: Cung cấp áo những sản phẩm áo mưa có tính ứng dụng thực tế và tiện dụng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đáng tin cậy: Phù hợp với những người tìm kiếm sự bảo vệ đáng tin cậy khỏi các yếu tố thời tiết, đảm bảo sự tự tin và yên tâm. Hiện đại: Theo kịp xu hướng thiết kế mới nhất để cung cấp các lựa chọn áo mưa hiện đại và phong cách. Tỉ mỉ: Nhấn mạnh sự chú ý tỉ mỉ đến chi tiết trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. 2.1.3 Các hoạt động chính 2.1.3.1. Thiết kế và sản xuất Công ty chuyên thiết kế và sản xuất áo mưa chất lượng cao. Tập trung vào việc sử dụng vật liệu cao cấp và duy trì kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong suốt quá 11
- trình sản xuất. Các công nghệ tiên tiến được sử dụng trong cả thiết kế và sản xuất để tạo ra áo mưa bền, đẹp và phong cách, để lại ấn tượng lâu dài. 2.1.3.2. Tiếp thị và xây dựng thương hiệu Công ty triển khai các chiến lược tiếp thị hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng. Doanh quảng bá thương hiệu của mình thông qua cả kênh trực tuyến và ngoại tuyến. Bảng 2.1. Danh sách sản phẩm của công ty Áo mưa Bình An Loại sản phẩm Mô tả Áo mưa bộ Bộ áo mưa gồm áo khoác và quần đi kèm Áo mưa chùm Áo mưa có thiết kế rộng, che phủ toàn bộ cơ thể người mặc Áo mưa đôi Áo mưa đôi được thiết kế cho hai người đi cùng nhau, với thiết kế rộng rãi để che phủ cả hai người Áo mưa quảng cáo Áo mưa in logo, khẩu hiệu hoặc thông tin khuyến mại của doanh nghiệp, dùng làm quà tặng hoặc quảng bá thương hiệu Nguồn: Báo cáo Marketing công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An 2.1.4 Đánh giá kết quả hoạt động và phát triển của công ty Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2021-2023 của công ty Áo mưa Bình An 2021 2022 2023 Lãi (VND) 312.746.573 528.934.294 723.865.012 Tổng chi phí (VND) 1.624.557.032 2.249.497.850 2.673.845.091 Số lượng nhân viên 81 197 243 Doanh thu (VND) 1.937.303.605 2.778.432.144 3.397.710.103 Nguồn: Báo cáo kinh doanh của công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An 12
- 2.1.4.1 Doanh thu và lợi nhuận Công ty Áo mưa Bình An đã chứng minh hiệu suất đáng chú ý trong giai đoạn 2021-2023, cho thấy sự tăng trưởng tích cực và ổn định về tài chính. Công ty đã cho thấy sự tiến triển ổn định về cả doanh thu và lợi nhuận, trong nhấn mạnh vào việc quản lý hiệu quả và định vị thị trường của mình. Từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty Áo mưa Bình An đã có sự gia tăng đáng kể về doanh thu, tăng từ 1.937.303.605 đồng lên 3.397.710.103 đồng. Đây là tốc độ tăng trưởng đáng kể khoảng 75% trong giai đoạn ba năm. Sự tăng trưởng ổn định về doanh thu phản ánh khả năng tận dụng các cơ hội thị trường và đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người tiêu dùng của công ty. Song song với sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng có sự gia tăng đáng kể. Lợi nhuận tăng vọt từ 312.746.573 đồng vào năm 2021 lên 723.865.012 đồng vào năm 2023, cho thấy tốc độ tăng trưởng đáng kể khoảng 131%. Sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ này làm nổi bật hiệu suất hoạt động mạnh mẽ và khả năng ra quyết định chiến lược của công ty. Hơn nữa, Công ty Áo mưa Bình An đã quản lý chi phí hiệu quả trong khi mở rộng hoạt động. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng, công ty vẫn duy trì mức tăng hợp lý về tổng chi phí, cho thấy các hoạt động quản lý chi phí thận trọng. Việc kiểm soát chi phí hiệu quả này đã góp phần vào lợi nhuận chung và tài chính của công ty. 2.1.4.2 Thị phần Hình 2.3. Thị phần doanh nghiệp áo mưa tại Việt Nam Thị phần doanh nghiệp áo mưa tại Việt Nam 9% 37% 38% 16% Áo mưa Bình An Áo mưa Sơn Thủy Áo mưa Việt Khác Nguồn: Báo cáo Marketing công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An 13
- Theo thông tin từ phòng Marketing của công ty, doanh nghiệp Áo mưa Bình An chiếm 9% thị phần trong ngành sản xuất áo mưa, trong khi các đối thủ cạnh tranh như Công ty Áo mưa Sơn Thủy và Công ty Áo mưa Việt có thị phần lớn hơn, lần lượt chiếm 38% và 16%. 37% còn lại được chia cho các công ty nhỏ hơn khác. Có thể thấy, doanh nghiệp Áo mưa Bình An đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, khi thị phần của công ty này thấp hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh chiến lược khác trong ngành sản xuất áo mưa. Cụ thể, doanh nghiệp Áo mưa Sơn Thủy đang nắm giữ thị phần lớn đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với vị thế trên thị trường của Công ty Áo mưa Bình An. Ngoài ra, ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất áo mưa xuất hiện trong giai đoạn cũng cản trở sự phát triển của Áo mưa Bình An. 2.1.4.3 Số lượng nhân viên Số lượng nhân viên hàng năm của công ty tăng lên hàng năm do mở rộng quy mô hoạt động và kinh doanh. Năm 2021 là giai đoạn đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, và giai đoạn 2022-2023 là giai đoạn sau đại dịch nền kinh tế gặp nhiều khủng hoảng, tuy nhiên quy mô hoạt động của doanh nghiệp Áo mưa Bình An vẫn tăng lên chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của công ty. 2.2 Thực trạng hoạt động tiếp thị trực tuyến sản phẩm áo mưa của công ty Công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An đã hoạt động tính đến năm được gần 7 năm, nhận thấy được tầm quan trọng và lợi ích mà tiếp thị trực tuyến mang lại vô cung to lớn, công ty đã áp dụng 2 hình thức tiếp thị trực tuyến chính là mạng xã hội và website. 2.2.1 Mạng xã hội Với đặc tính đa chiều, sử dụng các "đối tượng xã hội" và có không gian tương tác, kênh truyền thông mạng xã hội giúp hình ảnh của doanh nghiệp trở nên sống động hơn trong mắt công chúng. Đây được coi là một hình thức xây dựng hình ảnh thương hiệu cũng như tích hợp hoạt động tiếp thị quảng bá doanh nghiệp hiệu quả. HIện nay mạng xã hội ngày càng phổ biến trên thế giới, tùy vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà sẽ chú trọng phát triển một hoặc nhiều trang mạng xã hội khác nhau. Hiện nay doanh nghiệp Áo mưa Bình An tập trung vào mạng xã hội Facebook là chủ yếu. 14
- Hình 2.4. Fanpage của công ty Áo mưa Bình An Nguồn: Facebook của công ty TNHH TM&SX Áo mưa Bình An Tính đến thời điểm hiện tại 7/2024, Fanpage của công ty đã có hơn 600 nghìn người theo dõi sau 3 năm xây dựng. Các bài đăng trên trang Fanpage của công ty đều có nội dung chỉn chu và thu hút người đọc. Nội dung thường là về giới thiệu sản phẩm, các mặt hàng của công ty, hoạt động sản xuất và làm việc của doanh nghiệp, tuyển dụng việc làm,...Ngoài lượng tương tác tự nhiên, fanpage còn thực hiện một số hoạt động quảng cáo như: Facebook Ads, quảng cáo tăng tương tác,.. cho bài đăng. Người theo dõi Fanpage: Theo thống kê, hầu hết lượng người theo dõi nằm trong độ tuổi từ 25-34 tuổi, sau đó là người theo dõi trong độ tuổi 18-24 tuổi và 35-44 tuổi, và chỉ số 1 lượng nhỏ người theo dõi nằm trong độ tuổi trên 65. Trong đó, có khoảng 70% số người theo dõi là nam giới , cụ thể trong độ tuổi 25-34, số nam giới gấp khoảng 3 lần số nữ giới. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn " CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN "
108 p | 227 | 66
-
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG CÂY THẤP TRÊN NÚI CAO VÙNG GIÁP RANH GIỮA VƯỜN QUỐC GIA BI DOUP- NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN LÂM SẢN, TỈNH KHÁNH HOÀ
50 p | 200 | 57
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC TỈNH CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG"
8 p | 131 | 37
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐNA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"
7 p | 142 | 34
-
BÁO CÁO " SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT GIỮA SỬ DỤNG THỨC ĂN CÁ TẠP VÀ THỨC ĂN VIÊN CHO NUÔI CÁ LÓC (Channa striata) THƯƠNG PHẨM TRONG AO TẠI AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP "
8 p | 157 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Tác động của Khu mậu dịch tự do Asean - Trung Quốc tới quan hệ Việt - Trung "
10 p | 83 | 14
-
Báo cáo y học: "ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC KHÂU CƠ BẢN QUI TR×NH TRƯỚC, TRONG VÀ SAU XÐT NGHIỆM QUA ĐIỀU TRA SO SÁNH GIỮA CÁC TUYẾN TRªN 120 PHßNG XÐT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG TRONG CẢ NƯỚC"
7 p | 87 | 10
-
Báo cáo "Các hình thức phân cấp, phân quyền "
7 p | 162 | 10
-
BÁO CÁO " NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG, THÂN THỊT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA CÁC TỔ HỢP LAI GIỮA LỢN NÁI F1(LANDRACExYORKSHIRE) VỚI ĐỰC GIỐNG (PIÉTRAINxDUROC) CÓ THÀNH PHẦN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS KHÁC NHAU "
9 p | 94 | 9
-
BÁO CÁO " BIẾN ĐỘNG CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH Ở AN GIANG "
9 p | 89 | 8
-
Mối quan hệ tương tác cơ bản giữa KINH TẾ & MÔI TRƯỜNG
4 p | 65 | 7
-
THÀNH PHẦN LOÀI MUỖI CULEX- MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MẬT ĐỘ MUỖI VÀ TỶ LỆ NHIỄM VIRÚT VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO TẠI TP CẦN THƠ VÀ TỈNH BẠC LIÊU
9 p | 115 | 7
-
Báo cáo " Năng suất sinh sản của nái lai F1 (Yorkshire Móng Cái) phối với đực giống Landrace, Duroc và (Pietrain x Duroc) "
5 p | 87 | 6
-
BÁO CÁO " MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA SNP (Single nucleotide polymorphisms) CỦA GEN CHH (crustacean hyperglycemic hormone) VÀ TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TÔM CÀNG XANH "
10 p | 73 | 5
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TỰ ĐỘNG HOÁ NGUYÊN CÔNG GIA CÔNG MẶT CHUẨN CHI TIẾT DẠNG TRỤC"
6 p | 72 | 5
-
Báo cáo khoa học: "Một số giải pháp cân đối nguồn vốn khi tốc độ tăng trưởng thực tế lớn hơn và thấp hơn tốc độ tăng trưởng vững chắc"
6 p | 54 | 5
-
Báo cáo toán học: "Some Results on Mid-Point Sets of Sets of Natural Numbers"
5 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn