TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT<br />
KHOA SAU ĐẠI HỌC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO TIỂU LUẬN<br />
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT<br />
CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Môn học: TRIẾT HỌC<br />
Giảng viên: ThS. BÙI LONG DUNG<br />
Học viên: PHẠM VĂN ĐẠO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lâm Đồng, tháng 10/2014<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1<br />
I. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ............................................................... 1<br />
1.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của phép biện chứng duy vật .................. 1<br />
1.2 Các nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật ................................... 2<br />
1.2.1 Hai nguyên lý cơ bản ............................................................................. 2<br />
1.2.2 Ba quy luật cơ bản ................................................................................. 3<br />
1.2.3 Sáu cặp phạm trù................................................................................... 5<br />
II. VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG VẬT LÝ HỌC 10<br />
2.1 Góc nhìn triết học về khoa học vật lý...................................................... 10<br />
2.2 Vận dụng triết học duy vật biện chứng vào vật lý học và những kết quả<br />
nghiên cứu khoa học. ................................................................................... 11<br />
III. KẾT LUẬN ............................................................................................ 13<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 14<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trong các hoạt động nghiên cứu của con người về các sự vật, hiện tượng, mỗi chúng<br />
ta có những phương pháp nghiên cứu khác nhau dựa vào cách nhìn nhận các sự vật hiện tượng<br />
dưới nhiều góc độ khác nhau. Mặc dầu quan sát ở hệ quy chiếu nào đi chăng nữa, chúng ta<br />
cũng cần nắm bắt được bản chất và nguồn gốc của vấn đề. Đó là điểm chính của bức tranh về<br />
các sự vật và hiện tượng, nếu nắm rõ ta có thể đánh giá một cách chính xác về đối tượng mà<br />
ta nghiên cứu.<br />
Trong thực tế các sự vật và hiện tượng luôn vận động và phát triển không ngừng. Do<br />
vậy để nắm bắt được các quy luật, mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động của các sự<br />
vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, chúng ta cần một học thuyết để dễ dàng<br />
nghiên cứu và tiếp cận nó. Học thuyết của Mác – Lênin đã đề cập các vấn đề này thông qua<br />
phép biện chứng duy vật. Đến nay, học thuyết này vẫn còn mang tính thời sự, vẫn được vận<br />
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu về tự nhiên, về các hoạt động của xã hội của<br />
con người…<br />
Trong chuyên đề này, các vấn đề được trình bày là về phép biện chứng duy vật và vận<br />
dụng phép biện chứng duy vật vào hoạt động nghiên cứu khoa học vật lý.<br />
<br />
I. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT<br />
Triết học được coi là khoa học của mọi khoa học. Trong triết học, tư tưởng quan điểm<br />
của triết học Mác – xít đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khoa học và đời sống hiện nay.<br />
Những tri thức của triết học đang là công cụ tu duy sắc bén và hiệu quả để con người nhận<br />
thức và tải tạo thế giới. Một trong những nội dung triết học đó chính là phép biện chứng duy<br />
vật. Sau đây là phần khái quát một số nội dung về phép biện chứng duy vật để làm cơ sở cho<br />
các phần nghiên cứu tiếp theo.<br />
1.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của phép biện chứng duy vật<br />
Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng: “Phép biện<br />
chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự<br />
nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Chúng được chia thành hai loại: Biện chứng<br />
khách quan và biện chứng chủ quan.<br />
Biện chứng khách quan là đặc tính vốn có của thế giới (gồm tự nhiên và xã hội).<br />
Chúng vận động theo những quy luật khách quan mà không phụ thuộc vào ý thức.<br />
Biện chứng chủ quan là đặc tính của tư duy con người. Các khái niệm, phán đoán, tư<br />
tưởng trong đầu óc của con người, có liên hệ với nhau theo những quy luật nhất định.<br />
Biện chứng chủ quan là phản ánh của biện chứng khách quan. Tuy nhiên, không phải<br />
bất cứ tu duy của các cá nhân nào cũng phản ánh đúng biện chứng khách quan, đôi khi còn<br />
xuyên tạc, sai lệch biện chứng khách quan. Vì thế, phép biện chứng duy vật là lý luận, là khoa<br />
học nghiên cứu cả biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan nhằm đảm bảo tu duy của<br />
con người phản ánh đúng biện chứng khách quan.<br />
Đặc điểm của phép biện chứng duy vật bao gồm:<br />
Thứ nhất, phép biện chứng duy vật được xác lập trên cơ sở thế giới quan duy vật và sự<br />
khái quát các thành tựu khoa học.<br />
Thứ hai, có sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật biện chứng với phương pháp luận<br />
biện chứng duy vật, do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để<br />
nhận thức và cải tạo thế giới.<br />
Với những đặc trưng cơ bản trên, phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung<br />
<br />
1<br />
đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác –<br />
Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời nó cũng là<br />
thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực<br />
nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.<br />
1.2 Các nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật<br />
Nội dung của phép biện chứng duy vật gồm 2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù và 3 quy luật<br />
cơ bản.<br />
1.2.1 Hai nguyên lý cơ bản<br />
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến<br />
Theo quan điểm biện chứng cho rằng, các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau<br />
vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau.Quan điểm duy vật<br />
biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các<br />
sự vật hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới. Dù chúng có đa dạng, phong phú<br />
bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất<br />
– thế giới vật chất.<br />
Nhờ tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại<br />
trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở<br />
đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng: liên hệ là phạm trù triết học, dùng để chỉ sự<br />
quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa<br />
các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới.<br />
Tính chất của mối liên hệ: theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên<br />
hệ có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng và phong phú.<br />
Các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật,<br />
hiện tượng. Các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động<br />
nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh<br />
cách xem xét phiến diện.<br />
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại<br />
giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại<br />
giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ<br />
trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.<br />
- Nguyên lý về sự phát triển<br />
Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về<br />
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ<br />
sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm duy vật biện<br />
chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo về nguồn gốc của sự phát triển. Quan điểm<br />
duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là<br />
do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản<br />
thân sự vật và cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi sự vật.<br />
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực,<br />
quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ<br />
quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến<br />
hoàn thiện hơn của sự vật. Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận<br />
động nói chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động – xu hướng vận động đi<br />
lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là một trường hợp<br />
đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển của mình trong sự vật sẽ hình thành dần<br />
2<br />
dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức<br />
tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn.<br />
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển cũng có ba tính chất cơ<br />
bản: Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng và phong phú.<br />
Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn<br />
con người phải tôn trọng quan điểm phát triển.<br />
Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát triển<br />
của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở đó để tìm ra phương pháp nhận thức và cách<br />
tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của<br />
nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người. Quan điểm phát<br />
triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và<br />
hoạt động thực tiễn.<br />
1.2.2 Ba quy luật cơ bản<br />
Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa<br />
các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện<br />
tượng với nhau.<br />
Trong thế giới tồn tại nhiều loại quy luật, chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về<br />
phạm vi bao quát, về tính chất, về vai trò của chúng đối với quá trình vận động và phát triển<br />
của sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Do vậy, việc phân loại quy luật là<br />
cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật vào hoạt động thực tiễn của con<br />
người.<br />
Nếu căn cứ vào mức độ của tính phổ biến để phân loại thì các quy luật được chia<br />
thành: những quy luật riêng, những quy luật chung và những quy luật phổ biến.<br />
Những quy luật riêng là những quy luật chỉ tác động trong phạm vi nhất định của các<br />
sự vật, hiện tượng cùng loại. Thí dụ: những quy luật vận động cơ giới, vận động hóa học, vận<br />
động sinh học...<br />
Những quy luật chung là những quy luật tác động trong phạm vi rộng hơn quy luật<br />
riêng, tác động trong nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn: quy luật bảo toàn<br />
khối lượng, bảo toàn năng lượng...<br />
Những quy luật phổ biến là những quy luật tác động trong tất cả các lĩnh vực: từ tự<br />
nhiên, xã hội cho đến tư duy. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật phổ biến<br />
đó. Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động để phân loại thì các quy luật được chia thành ba nhóm<br />
lớn: những quy luật tự nhiên, những quy luật xã hội và những quy luật của tư duy. Những quy<br />
luật tự nhiên là quy luật nảy sinh và tác động trong giới tự nhiên, kể cả cơ thể con người,<br />
không phải thông qua hoạt động có ý thức của con người. Những quy luật xã hội là quy luật<br />
hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội; những quy luật đó không thể nảy<br />
sinh và tác động ngoài hoạt động có ý thức của con người, nhưng những quy luật xã hội vẫn<br />
mang tính khách quan. Những quy luật của tư duy là những quy luật thuộc mối liên hệ nội tại<br />
của những khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận và của quá tình phát triển nhận thức lý<br />
tính ở con người.<br />
Với tư cách là một khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng<br />
duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên,<br />
xã hội và tư duy của con người. Đó là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng<br />
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt<br />
đối lập; quy luật phủ định của phủ định.<br />
<br />
<br />
3<br />
Quy luật chuyển hóa giữa lượng và chất<br />
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất<br />
và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động,<br />
phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này, phương thức chung của các quá<br />
trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu<br />
từ những sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại; những sự thay đổi về chất<br />
của sự vật, hiện tượng tại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các<br />
phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong<br />
mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội<br />
và tư duy.<br />
- Khái niệm chất, lượng<br />
Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống<br />
nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật hiện tượng. Như vậy, tạo<br />
thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính khách quan vốn có của nó nhưng<br />
khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có<br />
những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất<br />
của sự vật và hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc<br />
phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản của sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan hệ cụ<br />
thể của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác<br />
có thể là không cơ bản.<br />
Lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan của sự vật, hiện tượng về các phương<br />
diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình<br />
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Với khái niệm này cho thấy: một sự vật, hiện<br />
tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác<br />
nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật, hiện tượng đó.<br />
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng<br />
hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện đó đều tồn tại<br />
khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự vật,<br />
hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng<br />
trong mối quan hệ khác lại là lượng.<br />
- Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng<br />
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất là lượng.<br />
Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về<br />
lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải<br />
sự thay đổi về lượng bất kì nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự<br />
thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa<br />
làm chất thay đổi được gọi là độ.<br />
Sự vận động biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng.<br />
Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới<br />
hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất<br />
định tất yếu dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động,<br />
phát triển của sự vật, hiện tượng. Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát<br />
triển của sự vật, hiện tượng.<br />
Tóm lại, bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt<br />
chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về<br />
chất thông qua bước nhảy; đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi<br />
4<br />
mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ<br />
bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã<br />
hội và tư duy.<br />
- Ý nghĩa của phương pháp luận<br />
Vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính<br />
quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn<br />
cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn<br />
diện về sự vật, hiện tượng.<br />
Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất yếu chuyển hóa<br />
thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, do đó, trong hoạt động nhận<br />
thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm<br />
thay đổi về chất; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về<br />
lượng của sự vật, hiện tượng.<br />
Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật, hiện<br />
tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó, trong công tác thực<br />
tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thì<br />
khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về<br />
chất sự vật, hiện tượng. Vì thế cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong<br />
công tác thực tiễn. Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí,<br />
không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu<br />
khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy mặc dù<br />
lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về lượng.<br />
Vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận<br />
thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp<br />
với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, trong đời sống xã hội, quá trình phát triển<br />
không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của<br />
con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình<br />
chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.<br />
Các quy luật dưới đây xem trong giáo trình [1],<br />
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập;<br />
Quy luật phủ định của phủ định.<br />
1.2.3 Sáu cặp phạm trù<br />
Cái riêng và cái chung<br />
- Khái niệm “cái riêng” và “cái chung”<br />
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tiếp xúc với những sự vật, hiện tượng,<br />
quá trình khác nhau như: Cái bàn, cái nhà, cái cây cụ thể v.v. Mỗi sự vật đó được gọi là một<br />
cái riêng, đồng thời, chúng ta cũng thấy giữa chúng lại có những mặt giống nhau như những<br />
cái bàn đều được làm từ gỗ, đều có màu sắc, hình dạng. Mặt giống nhauđó người ta gọi là cái<br />
chung của những cái bàn.<br />
Vậy cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định. Cái<br />
chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một<br />
kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình<br />
riêng lẻ khác. Cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”. “Cái đơn nhất” là phạm trù để chỉ<br />
những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất, mà<br />
không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác.<br />
5<br />
- Quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái chung”<br />
Trong lịch sử triết học đã có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa “cái<br />
riêng” và “cái chung”:<br />
Phái duy thực cho rằng, “cái riêng” chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái<br />
tồn tại vĩnh viễn, chỉ có “cái chung” mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con<br />
người. “Cái chung” không phụ thuộc vào “cái riêng”, mà còn sinh ra “cái riêng”. Theo Platôn,<br />
cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm<br />
thời.<br />
Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định;<br />
còn phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan<br />
hệ... lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.<br />
- Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung<br />
Theo quan điểm duy vật biện chứng: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại<br />
khách quan. Trong đó, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện<br />
sự tồn tại của nó; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng, tức là không tách rời mỗi<br />
sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể.<br />
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc<br />
lập tuyệt đối tách rời cái chung. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung;<br />
còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì, cái riêng là tổng<br />
hợp của cái chung và cái đơn nhất; còn cái chung là biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của<br />
nhiều cái riêng. Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện<br />
xác định.<br />
Mối quan hệ giữa biện chứng cái riêng và cái chung đã được V.I.Lênin khái quát ngắn<br />
gọn: “Như vậy, các mặt đối lập (cái riêng đối lập với cái chung) là đồng nhất: cái riêng chỉ tồn<br />
tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái<br />
riêng. Bất cứ cái riêng (nào cũng) là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là (một bộ phận,<br />
một khía cạnh, hay một bản chất) của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một<br />
cách địa khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái<br />
chung... Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những<br />
cái riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình)...<br />
- Ý nghĩa phương pháp luận<br />
Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức và<br />
thực tiễn. Không nhận được được cái chung thì trong thực tiễn khi giải quyết mỗi cái riêng,<br />
mỗi trường hợp cụ thể sẽ nhất định vấp phải những sai lầm, mất phương hướng. Muốn nắm<br />
được cái chung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng bởi cái chung không tồn tại trừu<br />
tượng ngoài cái riêng.<br />
Mặt khác, cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể; khắc<br />
phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương trong vận dụng mỗi cái<br />
chung để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải<br />
biết vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung theo<br />
những mục đích nhất định, bởi vì giữa cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau<br />
trong những điều kiện xác định.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Nguyên nhân và kết quả<br />
- Phạm trù nguyên nhân, kết quả<br />
Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự<br />
vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.<br />
Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu<br />
tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.<br />
- Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả<br />
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất<br />
yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết<br />
quả nào không có nguyên nhân.<br />
Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn<br />
kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc<br />
nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.<br />
Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể diễn ra<br />
theo các hướng thuận, nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả,<br />
nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau: có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp,<br />
nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài... Ngược lại, một nguyên nhân có thể dẫn đến<br />
nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián<br />
tiếp...<br />
Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả<br />
cuối cùng. Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái<br />
niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng<br />
biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ<br />
chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với<br />
nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên<br />
nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì<br />
ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại”.<br />
- Ý nghĩa phương pháp luận<br />
Vì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận<br />
thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân – quả. Trong thực tế thế giới hiện thực<br />
không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên nhân và<br />
ngược lại không có nguyên nhân nào không dẫn tới những kết quả nhất định.<br />
Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại<br />
nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể<br />
trong nhận thức và thực tiễn.<br />
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do<br />
nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn mang tính toàn<br />
diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan hệ nhân – quả.<br />
Tất nhiên và ngẫu nhiên<br />
- Phạm trù tất nhiên, ngẫu nhiên<br />
Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết<br />
cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể<br />
khác. Phạm trù ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của<br />
7<br />
nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định do đó nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, xuất<br />
hiện như thế này hoặc như thế khác.<br />
- Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên<br />
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự<br />
vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định.<br />
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau; không có cái<br />
tất nhiên thuần túy và ngẫu nhiên thuần túy. Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho<br />
mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, là<br />
cái bổ sung cho tất nhiên. Ph.Ăngghen cho rằng: “… cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu<br />
lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là<br />
hình thức, dưới đó ẩn nấp cái tất yếu...”.<br />
Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên<br />
thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa cho nhau: tất<br />
nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trở thành tất nhiên.<br />
- Ý nghĩa phương pháp luận<br />
Về căn bản, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên<br />
chứ không phải cái ngẫu nhiên. Tuy nhiên, không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời<br />
cái tất nhiên khỏi cái ngẫu nhiên. Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên và<br />
khi dựa vào cái tất nhiên phải chú ý đến cái ngẫu nhiên.<br />
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy, cần tạo ra những điều<br />
kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất định.<br />
Nội dung và hình thức<br />
- Phạm trù nội dung, hình thức<br />
Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá<br />
trình tạo nên sự vật, hiện tượng. Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát<br />
triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu<br />
tố của nó.<br />
- Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức<br />
Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau. Vì vậy,<br />
không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, đồng thời không có nội dung nào lại<br />
không tồn tại trong một hình thức nhất định. Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều<br />
hình thức và cùng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.<br />
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mố i quan hệ biện chứng, trong đó nội dung<br />
quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Khuynh hướng chủ đạo của nội<br />
dung là khuynh hướng biến đổi, còn hình thức là mặt tương đối ổn định trong mỗi sự vật, hiện<br />
tượng. Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp. Tuy nhiên,<br />
không phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình thức. Nội dung<br />
quyết định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung.<br />
Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Nếu hình thức không phù<br />
hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
- Ý nghĩa phương pháp luận<br />
Nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất hữu cơ với nhau. Vì vậy, trong hoạt động<br />
nhận thức và thực tiễn, không được tách rời giữa nội dung và hình thức, hoặc tuyệt đối hóa<br />
một trong hai mặt đó.<br />
Nội dung quyết định hình thức nên khi xem xét sự vật, hiện tượng thì trước hết phải<br />
căn cứ vào nội dung. Muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải thay đổi nội dung<br />
của nó.<br />
Trong thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội dung trên cơ<br />
sở tạo ra tính phù hợp của hình thức với nội dung; mặt khác, cũng vần phải thực hiện những<br />
thay đổi đối với những hình thức không còn phù hợp với nội dung, cản trở sự phát triển của<br />
nội dung.<br />
Bản chất và hiện tượng;<br />
- Phạm trù bản chất, hiện tượng<br />
Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất<br />
nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện<br />
tượng đó. Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của những mặt, những<br />
mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định.<br />
- Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng<br />
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập<br />
với nhau.<br />
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện<br />
tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Không có bản<br />
chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng; cũng như không có hiện tượng lại không biểu hiện<br />
của một bản chất nào đó. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi bản<br />
chất mất đi thì hiện tượng cũng mất theo. Vì vậy, V.I.Lênin cho rằng: “Bản chất hiện ra. Hiện<br />
tượng là có tính bản chất”.<br />
Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng được thể hiện ở chỗ: bản chất là cái chung, cái<br />
tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng; bản chất là cái bên trong, hiện<br />
tượng là cái bên ngoài; bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên<br />
biến đổi.<br />
- Ý nghĩa phương pháp luận<br />
Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng thì không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài<br />
mà phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức được<br />
đúng và đầy đủ bản chất. Theo V.I.Lênin: “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ<br />
hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một… đến bản chất cấp hai…”.<br />
Mặt khác, bản chất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận thức và thực<br />
tiễn cần phải căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng thì mới có thể đánh giá<br />
một cách chính xác về sự vật, hiện tượng đó và mới có thể cải tạo căn bản sự vật.<br />
Khả năng và hiện thực.<br />
- Phạm trù khả năng, hiện thực<br />
Phạm trù khả năng dùng để chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế, nhưng sẽ<br />
xuất hiện và tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.<br />
<br />
9<br />
Phạm trù hiện thực dùng để chỉ những cái đang tồn tại trong thực tế và trong tư duy.<br />
- Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực<br />
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời. Quá trình<br />
đó biểu hiện: khả năng chuyển hóa thành hiện thực và hiện thực lại chứa đựng những khả<br />
năng mới; khả năng mới, trong những điều kiện nhất định, lại chuyển hóa thành hiện thực...<br />
Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng, có thể tồn tại một<br />
hoặc nhiều khả năng: khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng<br />
gần, khả năng xảy ra...<br />
Trong đời sống xã hội, khả năng chuyển hóa thành hiện thực phải có điều kiện khách<br />
quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan là tính tích cực xã hội của ý thức chủ thể con<br />
người để chuyển hóa khả năng thành hiện thực. Điều kiện khách quan là sự tổng hợp các mối<br />
quan hệ về hoàn cảnh, không gian, thời gian để tạo nên sự chuyển hóa đó.<br />
- Ý nghĩa phương pháp luận<br />
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải dựa vào hiện thực để xác lập nhận<br />
thức và hành động. V.I.Lênin cho rằng: “Chủ nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật chứ không<br />
phải dựa vào những khả năng. Người mácxít chỉ có thể sử dụng, để làm căn cứ cho chính sách<br />
của mình, những sự thật được chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được”.<br />
Tuy nhiên, trong nhận thức và thực tiễn cần phải nhận thức toàn diện các khả năng từ<br />
trong hiện thực để có được phương pháp hoạt động thực tiễn phù hợp với sự phát triển trong<br />
những hoàn cảnh nhất định; tích cực phát huy nhân tố chủ quan trong việc nhận thức và hoạt<br />
động thực tiễn để biến khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định.<br />
<br />
II. VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG VẬT LÝ HỌC<br />
2.1 Góc nhìn triết học về khoa học vật lý<br />
Triết học nghiên cứu về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng với vai trò<br />
của là khoa học của các ngành khoa học cụ thể thì vật lý nghiên cứu về những đối tượng trong<br />
sự vận động và các tính chất bất biến của nó. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Vật<br />
chất dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm<br />
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.<br />
Vật lý học là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và<br />
chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như<br />
năng lượng và lực. Một cách rộng hơn, nó là sự phân tích tổng quát về tự nhiên, được thực<br />
hiện để hiểu được cách biểu hiện của vũ trụ.<br />
Các vấn đề của triết học trong vật lý, triết học của vật lý, bao gồm bản chất của không<br />
gian và thời gian, quyết định luận1, và những lý thuyết trừu tượng như chủ nghĩa kinh nghiệm,<br />
chủ nghĩa tự nhiên và thực tại luận. Nhiều nhà vật lý cũng đã viết về ý nghĩa triết học trong<br />
các công trình của họ, như Laplace, người đưa ra học thuyết quyết định luận nhân quả, và<br />
Erwin Schrödinger viết về ý nghĩa thực tại của cơ học lượng tử. Điều đó nói lên mối quan hệ<br />
biện chứng chặt chẽ giữa vật lý học và triết học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Thuyết thừa nhận hiện tượng tự nhiên và xã hội có tính quy luật, tính tất nhiên và quan hệ nhân quả.<br />
10<br />
2.2 Vận dụng triết học duy vật biện chứng vào vật lý học và những kết quả nghiên cứu<br />
khoa học.<br />
Có thể nói rằng, từ khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời thì mối quan hệ giữa triết<br />
học và khoa học tự nhiên mới thật sự bước sang một giai đoạn mới, đặc biệt với vật lý học.<br />
Từ những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại trong thế kỷ XX như: Thuyết tương đối<br />
hẹp của Albert Einstein (1905) và thuyết tương đối rộng (1916); thuyết lượng tử của Planck<br />
(1900); lý thuyết kết cấu nguyên tử lượng tử hoá của Niels Bohr (1913); lý thuyết cơ học<br />
lượng tử của Heisenberg (1925), v.v… Đã tạo nên những cuộc tranh luận ngày càng gay gắt<br />
về sự nhận thức của con người đối với thế giới. Chính điều này đã buộc các nhà khoa học tự<br />
nhiên phải tìm đến với một thế giới quan triết học đúng đắn để từ đó lý giải những vấn đề cụ<br />
thể trong lý thuyết khoa học của mình. Như Albert Einstein đã viết: “Các kết quả nghiên cứu<br />
khoa học thường gây nên những sự thay đổi trong các quan điểm triết học đối với những vấn<br />
đề vượt ra ngoài phạm vi của những lĩnh vực rất hạn chế của bản thân khoa học”.<br />
Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và vật lý học chẳng những<br />
giúp cho các nhà triết học hiểu biết thêm những tri thức về khoa học tự nhiên mà còn làm cho<br />
họ thấy rõ được cơ sở khoa học chính xác, khách quan để triết học dựa vào đó khái quát thành<br />
những nguyên lý, những quy luật và những phạm trù triết học.<br />
Khi đưa ra nhận định về con đường phát triển phức tạp của vật lý học V.I.Lênin đã<br />
viết: “Vật lý học hiện đại đang và sẽ đi, nhưng nó đi tới phương pháp duy nhất đúng, đi tới<br />
triết học duy nhất đúng của khoa học tự nhiên, không phải bằng con đường thẳng, mà bằng<br />
con đường khúc khuỷu, không phải tự giác mà tự phát, không nhìn thấy rõ “mục đích cuối<br />
cùng” của mình, mà đi đến mục đích đó một cách mò mẫm, ngập ngừng và thậm chí đôi khi<br />
giật lùi nữa. Vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ. Nó đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật<br />
biện chứng. Một cuộc sinh đẻ đau đớn, kèm theo sinh vật sống và có sức sống, không tránh<br />
khỏi một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bả nào đó phải vứt vào sọt rác. Toàn bộ chủ<br />
nghĩa duy tâm vật lý học, toàn bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh<br />
nghiệm tượng trưng, v.v… đều thuộc những thứ cặn bả phải vứt bỏ đi ấy”. Ph. Ăngghen nhấn<br />
mạnh ý nghĩa có tính bước ngoặt của ba phát minh đối với sự ra đời của hình thức hiện đại<br />
của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật biện chứng, thay cho hình thức cũ đã tỏ ra lỗi<br />
thời.<br />
Trong vật lý học, R. Kirchhoff (1824-1887) xác lập phương pháp phân tích quang phổ,<br />
Emanuel Clausius (1822-1888) phổ biến thuyết cơ học về nhiệt và đưa khái niệm entropy vào<br />
môn vật lý, Michael Faraday (1791 - 1867) đưa ra thuyết trường điện từ, sau đó J. Maxwell<br />
(1831-1879) xây dựng thuyết điện từ và ánh sáng. Những thành tựu của khoa học tự nhiên<br />
nêu trên đã chứng minh được tính chất biện chứng của các quá trình diễn ra trong tự nhiên.<br />
Chính sự phát triển của khoa học, những thành tựu mới nhất của nó đã khiến cho phương<br />
pháp tư duy siêu hình cần phải được thay thế. Theo Ph. Ăngghen, sự phát triển của khoa học<br />
tự nhiên, những thành tựu mới nhất của nó từ thế kỷ XVI trở đi cho thấy tính tất yếu của tư<br />
duy biện chứng, và chứng tỏ rằng, trong tự nhiên không có những phạm trù và những quan hệ<br />
bất biến.<br />
Cũng chính từ việc khẳng định về tính tất yếu của tư duy biện chứng như đã nêu trên<br />
nó giúp chúng ta đi tới khẳng định: phép biện chứng chính là cơ sở phương pháp luận đối với<br />
khoa học tự nhiên nói chung và vật lý nói riêng, giúp các nhà khoa học khắc phục những hạn<br />
chế trong khi tiếp cận với các vấn đề lý luận chung. Điều này đã được Ph.Ăngghen luận giải:<br />
“Phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại,<br />
bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích<br />
những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến,<br />
những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác”.<br />
11<br />
Rõ ràng các nhà khoa học trước hết là những người đang phải giải quyết những vấn đề<br />
cơ bản, những vấn đề có tính chất nền tảng của khoa học, dù muốn hay không cũng buộc phải<br />
tìm đến triết học. Như chúng ta đã biết, triết học có nhiều trường phái khác nhau. Có triết học<br />
đúng, khoa học, cũng có triết học sai lầm, phản khoa học. Vậy trong tình hình phát triển như<br />
vũ bảo của khoa học như hiện nay, thì thứ triết học nào thực sự là thứ triết thực sự khoa học<br />
có thể đóng vai trò phương pháp luận phổ biến, đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của khoa học?<br />
Thực tiễn phát triển của khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, một phương pháp luận như<br />
thế chỉ có thể là phép biện chứng duy vật.<br />
Điều đó có nghĩa là nắm được phương pháp biện chứng, tức là “phương pháp nắm sự<br />
vật và phản ánh sự vật trong tư tưởng, chủ yếu là trong sự liên hệ, ràng buộc, vận động, phát<br />
sinh và tiêu vong của sự vật” nhà khoa học sẽ có một công cụ hiệu nghiệm để nghiên cứu bất<br />
kỳ lĩnh vực khoa học nào và ngược lại. Trong bất kỳ lĩnh vực khoa học nào, người nghiên cứu<br />
muốn đạt được chân lý thì cũng phải áp dụng phương pháp biện chứng.<br />
Nói như vậy không có nghĩa là chỉ cần nắm vững và vận dụng phương pháp biện<br />
chứng là đã đủ để đạt tới chân lý trong từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Phương pháp biện<br />
chứng là phương pháp chung nhất, phổ biến nhất, nhưng cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,<br />
thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình, bất cứ cái riêng nào cũng không được<br />
bao quát hoàn toàn trong cái chung. Vì vậy, phương pháp biện chứng cần phải được cụ thể<br />
hóa, cá biệt hóa cho từng khoa học cụ thể.<br />
Việc áp dụng phép biện chứng duy vật có thể diễn ra một cách tự giác, cũng có thể<br />
diễn ra một cách tự phát. Lịch sử của khoa học đã chứng minh nhiều trường hợp như vậy. Ví<br />
như: Từ hiện tượng năng lượng tách ra từ Ra, những người theo chủ nghĩa Makhơ và thuyết<br />
duy năng ở cuối thế kỷ XIX đã rút ra kết luận: chủ nghĩa duy vật đã bị phá sản. Do đó, họ cho<br />
rằng không cần tìm đại biểu vật chất của các thuộc tính phóng xạ. Nhưng M. Curie – nhà khoa<br />
học thiên tài người Pháp lại đặt vấn đề ngược lại: Khả năng phát ra các tia phóng xạ gắn liền<br />
với cái gì? Với trạng thái vật lý tạm thời của vật thể như sự điện phân hay đó là một thuộc<br />
tính cơ bản của các nguyên tử thuộc loại vật chất đặc biệt? Nếu nó gắn liền với trạng thái vật<br />
lý tạm thời của vật thể thì trong trường hợp đó việc tìm kiếm các nguyên tố phóng xạ sẽ là vô<br />
nghĩa. Nhưng nếu đó là một thuộc tính cơ bản của các nguyên tử thuộc loại vật chất đặc biệt<br />
thì trong khi đo các phóng xạ (vận động), cần tìm đại biểu vật chất của nó. Qua đây chúng ra<br />
thấy, với những người theo chủ nghĩa Makhơ và thuyết duy năng, những kết luận của họ chỉ<br />
đi tới sự kìm hãm của phát minh khoa học, phản khoa học. Còn với M. Curie, việc áp dụng<br />
phép biện chứng một cách tự phát nhưng lại đi tới phát minh khoa học. Hay như việc phát<br />
minh ra định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học của Mendeleev và một ví dụ điển hình<br />
khi nói về tác dụng của tư tưởng duy vật biện chứng tới nghiên cứu khoa học tự nhiên. Điều<br />
này đã được Ph. Ăngghen khẳng định: “Nhờ áp dụng – một cách không có ý thức – quy luật<br />
của Hegel về sự chuyển hóa lượng thành chất, Mendeleev đã hoàn thành một kỳ công khoa<br />
học có thể tự hào đứng ngang hàng với kỳ công của Joseph Le Verrier (1811-1877) khi ông<br />
tính ra quỹ đạo của hành tinh sao Hải vương tinh mà người ta chưa biết”.<br />
Như vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung, phép biện chứng duy vật nói riêng<br />
đã góp phần giúp cho các nhà khoa học nhìn nhận được sự vật đúng như chúng vốn có, nhờ<br />
đó giúp nhà khoa học sớm phát hiện ra được sự thật và xây dựng các lý thuyết phản ánh sự vật<br />
một cách chính xác hơn, tránh được các sai lầm phiến diện, giản đơn hay máy móc, giáo điều<br />
trong công tác nghiên cứu của mình. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn<br />
hiện nay, khi mà khoa học đã có sự phân ngành ngày càng sâu sắc, khi mà khoa học tự nhiên<br />
đã và đang đi vào những lĩnh vực chuyên môn rất hẹp và do đó dễ nhìn sự vật một cách phiến<br />
diện. Đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh của việc tổng hợp tri thức khoa<br />
học ngày nay.<br />
<br />
12<br />
III. KẾT LUẬN<br />
Nhìn lại tiến trình lịch sử phát triển của triết học duy vật và vật lý học, chúng ta thấy<br />
rằng hai lĩnh vực tri thức này luôn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Mối liên hệ giữa<br />
triết học nói chung, triết học duy vật biện chứng nói riêng với vật lý học là một tất yếu có tính<br />
quy luật và ngày càng phát triển.<br />
Chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn đặt cho mình nhiệm vụ phải khái quát những thành<br />
tựu mới nhất của khoa học tự nhiên nói chung và vật lý học nói riêng để làm sâu sắc thêm,<br />
phong phú thêm những nguyên lý, những quy luật của mình. Và mỗi bước ngoặt của khoa<br />
học, trước sự đổ vỡ của những nguyên lý cũ và sự ra đời của những phát minh mới thì đại đa<br />
số các nhà khoa học đều đứng về phía chủ nghĩa duy vật. Khoa học hiện đại ngày càng chứng<br />
tỏ mối liên hệ mật thiết giữa nó với triết học duy vật biện chứng, chứ không phải với chủ<br />
nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình.<br />
Tuy vậy, vẫn có một số ít những nhà khoa học do không nắm vững phép biện chứng,<br />
còn chịu ảnh hưởng của các trào lưu triết học sai lầm nên thường giải thích những thành tựu<br />
mới nhất của khoa học trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm và đưa khoa học tự nhiên đi<br />
lệch sang phía chủ nghĩa duy tâm. Đây chính là lực cản của sự phát triển khoa học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Giáo trình triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.<br />
[2] Werner Heisenberg, Vật lý và Triết học, Nxb Tri thức, 2009.<br />
[3] Lê Như Thuận, Vận dụng phép duy vật biện chứng vào nghiên cứu toán học, 2012.<br />
[4] Lâm Bá Hòa, Mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng với khoa học tự nhiên, 2010.<br />
[5] http://vi.wikipedia.org/wiki/Vật_lý_học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />