Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: Nghiên cứu năm gốc so sánh 1994 sang năm 2005 cửa một số chỉ tiêu trong thống kê tài khoản quốc gia
lượt xem 9
download
Đề tài nghiên cứu trình bày các nội dung: Phương pháp luận tính chuyển một số chỉ tiêu thuộc thống kê tài khoản quốc gia từ giá thực tế về giá so sánh năm gốc và từ một năm gốc sang một năm gốc khác, thực trạng về việc chuyển đổi năm gốc so sánh và tính theo giá so sánh đối với một số chỉ tiêu trong thống kê tài khoản quốc gia,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: Nghiên cứu năm gốc so sánh 1994 sang năm 2005 cửa một số chỉ tiêu trong thống kê tài khoản quốc gia
- Bé kÕ ho¹ch vµ ®Çu t− ViÖn khoa häc thèng kª B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi cÊp bé Nghiªn cøu n¨m gèc so s¸nh 1994 sang n¨m 2005 cña mét sè chØ tiªu trong thèng kª tµi kho¶n quèc gia Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ks . bïi b¸ c−êng 6668 20/11/2007 hµ néi - 2007
- MỤC LỤC Trang Lêi nãi ®Çu 2 PhÇn I Ph−¬ng ph¸p luËn tÝnh chuyÓn mét sè chØ tiªu 6 thuéc thèng kª Tµi kho¶n quèc gia tõ gi¸ thùc tÕ vÒ gi¸ so s¸nh n¨m gèc vµ tõ mét n¨m gèc sang mét n¨m gèc kh¸c 1 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi các chỉ tiêu kinh tế 6 thuộc Tài khoản quốc gia giữa các năm gốc với nhau 2 Lý luận chung để chuyển đổi giá năm gốc và chuyển giá thực tế về 9 giá so sánh 2.1 Chuyển đổi giá năm gốc 10 2.2 Chuyển giá thực tế về giá so sánh 10 3 Phương pháp tính chuyển GDP từ giá thực tế về giá so sánh 12 3.1 Giới thiệu về bảng nguồn và sử dụng (S.U.T) 12 3.2 Các ứng dụng của bảng nguồn và sử dụng 16 PhÇn II Thùc tr¹ng vÒ viÖc chuyÓn ®æi n¨m gèc so 17 s¸nh vµ tÝnh theo gi¸ so s¸nh ®èi víi mét sè chØ tiªu trong thèng kª tµi kho¶n quèc gia I Sơ lược về bảng giá cố định và chọn các năm gốc so sánh đối với 17 một số chỉ tiêu trong thống kê Tài khoản quốc gia 1 Năm gốc so sánh và bảng giá cố định 17 2 Bảng giá cố định năm 1994 18 II Thực trạng tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hệ thống tài 20 khoản quốc gia theo giá so sánh năm 1994 1 Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá so sánh 20 2 Tính chỉ tiêu GDP theo giá so sánh 21 III Ưu, nhược điểm của việc tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuộc 24 hệ thống tài khoản quốc gia hiện nay 1 Đối với khối áp dụng bảng giá cố định 1994 24 2 Đối với khối áp dụng chỉ số giá 26 PhÇn III §Ò xuÊt c¸c ph−¬ng ph¸p tÝnh c¸c chØ tiªu tµi 28 kho¶n quèc gia tõ gi¸ thùc tÕ vÒ gi¸ so s¸nh I Sử dụng bảng nguồn và sử dụng để tính các chỉ tiêu tài khoản quốc 28 gia về giá so sánh 1 Những vấn đề cơ bản khi sử dụng bảng SUT để tính chuyển các 28 chỉ tiêu tài khoản quốc gia về giá so sánh 2 Tính toán thử nghiệm về năm gốc 2000 qua bảng SUT của năm 42 2005 3 Một vài nhận xét trong tính toán thử nghiệm qua sử dụng SUT 47 II Áp dụng phương pháp giảm phát riêng rẽ cho từng ngành, từng 47 hoạt động và một số chỉ tiêu chủ yếu KÕt luËn vµ kiÕn nghÞ 62 1
- Lêi nãi ®Çu Để tổng hợp các sản phẩm vật chất và dịch vụ khác nhau trong nền kinh tế thành các chỉ tiêu thuộc thống kê tài khoản quốc gia (TKQG) nói riêng, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nói chung cần phải dùng cùng một thước đo, đó là thước đo giá trị. Thước đo giá trị được biểu hiện bằng một lượng tiền (tệ), song “giá trị” này lại thay đổi theo thời gian do có sự biến động của giá cả. Vì vậy, giá so sánh của một năm chọn làm gốc được dùng để loại trừ ảnh hưởng của sự thay đổi về giá đối với các chỉ tiêu giá trị theo thời gian. Giá so sánh là giá thực tế bình quân của năm chọn làm gốc, nhằm nghiên cứu sự thay đổi thuần về khối lượng và loại trừ sự biến động của yếu tố giá. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của những thời kỳ khác nhau (có thể được tính theo tháng, quí hoặc năm) sẽ được tính theo giá của một năm gốc nào đó. Trên thế giới có ba phương pháp để tính chuyển các chỉ tiêu này từ giá thực tế của năm báo cáo về giá của năm gốc, đó là: - Phương pháp đánh giá trực tiếp từ lượng và giá theo từng loại sản phẩm của năm gốc (ở Việt Nam thường gọi là phương pháp áp dụng bảng giá cố định) - Phương pháp giảm phát - Phương pháp ngoại suy khối lượng Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang dùng “Bảng giá cố định 1994”để tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến và sản xuất, phân phối điện, nước, ga. Các ngành kinh tế cấp I còn lại dùng “phương pháp giảm phát”. Việc áp dụng phương pháp nào để tính chuyển các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nhất là chỉ tiêu giá trị sản xuất từ giá thực tế về giá so sánh của một năm gốc nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song quan trọng nhất là phụ thuộc vào sự phát triển của công tác thống kê nói chung, công tác thống kê sản xuất, thống kê giá và thống kê TKQG nói riêng. Hiện nay trên thế giới hầu hết các nước đều áp dụng “phương pháp giảm phát”. Ở Việt Nam trước những năm 1990 công tác thống kê giá cả 2
- chưa phát triển đầy đủ, nhất là chưa xây dựng được một hệ thống chỉ số giá hoàn chỉnh để áp dụng phương pháp giảm phát, nên vẫn coi việc áp dụng bảng giá cố định là phương pháp chủ yếu. Song từ cuối thập niên 1990 đến nay, thống kê giá và chỉ số giá của nước ta đã từng bước được củng cố, hoàn thiện tạo tiền đề cho việc áp dụng phương pháp giảm phát để tính chuyển các chỉ tiêu giá trị từ giá thực tế về giá so sánh. Đối với các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của một thời kỳ nhất định, đã được tính theo giá của một năm gốc nào đó, song khi nhận thấy cơ cấu kinh tế có nhiều biến động so với năm được chọn làm gốc, thì phải chuyển đổi năm gốc so sánh. Năm được chọn làm năm gốc để thay một năm gốc nào đó thường là năm có nền kinh tế phát triển ổn định. Từ khi ngành thống kê ra đời đến nay đã có 6 lần thay đổi năm gốc, đó là các năm 1958, 1961, 1970, 1982, 1989 và 1994. Sau gần 50 năm, với 6 lần thay đổi năm gốc so sánh bằng áp dụng các bảng giá cố định là chủ yếu để tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (phục vụ cho đánh giá tốc độ phát triển theo ngành, thành phần, loại hình kinh tế và của cả nền kinh tế); phương pháp dùng bảng giá cố định đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình, nhất là đã có những đóng góp to lớn trong việc quản lý, điều hành nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Để nghiên cứu và phân tích kinh tế vĩ mô nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu vẫn tiếp tục dùng bảng giá cố định như một phương pháp duy nhất để tính chuyển các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp về giá so sánh của năm gốc (cho dù năm gốc là năm 1994 hay một năm nào đó gần đây, ví dụ năm 2005) là không còn phù hợp; nhất là trong bối cảnh công tác thống kê giá và chỉ số giá của nước ta đã đáp ứng cho áp dụng phương pháp giảm phát để biên soạn một số chỉ tiêu của hệ thống TKQG. Do tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, năm 2006 Lãnh đạo Tổng cục và Viện khoa học Thống kê quyết định giao cho vụ Hệ thống TKQG triển khai đề tài khoa học cấp tổng cục “Nghiên cứu đổi năm gốc so sánh 1994 sang năm gốc so sánh 2005 của một số chỉ tiêu thuộc thống kê tài khoản quốc gia” do cử nhân Bùi Bá Cường làm chủ nhiệm, cử nhân Nguyễn Thị Mai Hạnh làm thư ký cùng với sự tham gia của nhiều lãnh đạo, chuyên viên của Vụ Hệ thống TKQG, Vụ Thống kê Thương mại - Dịch vụ và Giá cả, Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản. 3
- Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu, rà soát phương pháp và nguồn thông tin để tính chuyển các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế từ giá thực tế sang giá so sánh năm gốc (năm gốc 1994 và 2005); tính chỉ tiêu GDP của cả nước theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng cuối cùng theo giá so sánh năm 2005. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, xây dựng phương pháp chuyển đổi năm gốc so sánh từ năm 1994 sang năm 2005. Với mục tiêu trên, ban chủ nhiệm đã tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính sau : 1. Nghiên cứu phương pháp luận tính chỉ tiêu GDP theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng cuối cùng, theo giá năm gốc 2005. 2. Đánh giá thực trạng về phương pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu của tài khoản quốc gia theo giá năm gốc 1994. Rà soát nguồn thông tin, công cụ và các điều kiện để tính chuyển chỉ tiêu GDP theo năm gốc 2005 phù hợp với thông lệ Quốc tế và thực tế của Việt Nam. 3. Tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP của năm 2004 và năm 2005 về giá năm gốc năm 2000 bằng phương pháp giảm phát và bảng nguồn và sử dụng (SUT). Sau một năm nghiên cứu, đề tài đã triển khai và hoàn thành 12 chuyên đề, 1 báo cáo tổng hợp và 1 báo cáo tóm tắt (danh mục sản phẩm đạt được trang 76-77). Nội dung và kết quả nghiên cứu đề tài được trình bày theo các phần sau: Phần I : Phương pháp luận tính chuyển một số chỉ tiêu thuộc thống kê TKQG từ giá thực tế về giá so sánh năm gốc và từ một năm gốc sang một năm gốc khác. Phần II : Thực trạng tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo giá so sánh thuộc thống kê TKQG hiện nay ở Việt Nam. Phần III : Đề xuất các phương pháp tính các chỉ tiêu tài khoản quốc gia từ giá thực tế về giá so sánh. Kết luận và kiến nghị Đề tài khoa học này được kế thừa các kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp tổng cục “ Nghiên cứu vận dụng hệ thống chỉ số giá thay cho bảng giá cố định” do tiến sĩ Lê Mạnh Hùng làm chủ nhiệm, đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến tính chuyển các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp từ giá thực tế về giá so sánh năm gốc. 4
- Các thành viên tham gia : Bùi Bá Cường Cử nhân, Vụ trưởng Vụ Hệ thống TKQG, Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Mai Hạnh Cử nhân, chuyên viên Vụ Hệ thống TKQG, Thư ký đề tài Nguyễn Văn Minh Cử nhân, Phó Vụ trưởng vụ Hệ thống TKQG Hoàng Phương Tần Cử nhân, chuyên viên chính Vụ Hệ thống TKQG Lưu Văn Vĩnh Cử nhân, Phó vụ trưởng vụ TK Nông, lâm nghiệp và Thuỷ sản Nguyễn Sinh Cúc PGS. Tiến sĩ, Nguyên vụ trưởng Vụ TK Nông, lâm nghiệp và Thuỷ sản Vũ Văn Tuấn Cử nhân, Vụ trưởng Vụ TK Công nghiệp và Xây dựng Phạm Đình Thuý Cử nhân, Phó Vụ trưởng Vụ TK Công nghiệp và Xây dựng Nguyễn Văn Nông Cử nhân, chuyên viên cao cấp, phó Vụ trưởng Vụ Hệ thống TKQG Nguyễn Văn Đoàn Thạc sĩ, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ và Giá cả Nguyễn Đức Thắng Cử nhân, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ và Giá cả Phạm Đình Hàn Cử nhân, chuyên viên chính Vụ Hệ thống TKQG Nguyễn Kim Anh Cử nhân, chuyên viên chính Vụ Hệ thống TKQG Bùi Trinh Cử nhân, chuyên viên Vụ Hệ thống TKQG Nguyễn Thị Hương Cử nhân, chuyên viên Vụ Hệ thống TKQG 5
- PhÇn I : Ph−¬ng ph¸p luËn tÝnh chuyÓn mét sè chØ tiªu thuéc thèng kª TKQG tõ gi¸ thùc tÕ vÒ gi¸ so s¸nh n¨m gèc vµ tõ mét n¨m gèc sang mét n¨m gèc kh¸c Hiện nay, chỉ tiêu GDP và tốc độ tăng trưởng GDP được Tổng cục Thống kê tính toán và công bố theo quý và năm. Đây là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng và hết sức nhạy cảm, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cũng như các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Vì vậy, không ngừng nâng cao chất lượng tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nói chung và chỉ tiêu GDP nói riêng đã và đang được đặt ra như là một nhiệm vụ hàng đầu trong thời gian tới của toàn ngành Thống kê. 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi các chỉ tiêu kinh tế thuộc TKQG giữa các năm gốc với nhau. Để so sánh các chỉ tiêu giá trị giữa các năm gốc với nhau, cần phải quan tâm và giải quyết các vấn đề giữa các năm gốc sau : - Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế - Thay đổi về phương pháp tính và nguồn số liệu để tính các chỉ tiêu giá trị - Biến động về giá cả và biên soạn chỉ số giá a. Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế là những thay đổi liên quan đến thay đổi các bảng phân ngành kinh tế, phân ngành sản phẩm và loại hình kinh tế, qua việc ban hành mới các bảng phân loại trong công tác thống kê như bảng phân ngành kinh tế (thí dụ bảng VSIC 1993 và VSIC 2007), ngành sản phẩm; liên quan đến qui định mới về loại hình/ thành phần kinh tế; qua việc mở rộng, thu hẹp ngành kinh tế, ngành sản phẩm, loại hình kinh tế. Về cơ bản có hai kiểu biến động, đó là : - Những thay đổi bên trong nội bộ một ngành, một loại hình kinh tế: loại thay đổi này chỉ liên quan đến một ngành, một loại hình kinh tế; phụ thuộc vào việc tính chỉ tiêu giá trị theo ngành kinh tế cấp nào (cấp 1, 2, 3…), loại hình kinh tế nào (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư 6
- nước ngoài)? Về nguyên tắc chỉ tiêu giá trị (thí dụ chỉ tiêu giá trị sản xuất theo ngành sản phẩm, ngành kinh tế, loại hình kinh tế phải được tách chi tiết ở mức tối đa, tối thiểu là theo ngành kinh tế cấp 3). - Những thay đổi không chỉ ảnh hưởng trong nội bộ một ngành, một loại hình kinh tế mà còn liên quan tới một ngành, loại hình kinh tế khác, tức là những thay đổi này dẫn tới “làm tăng” đối với ngành “nhận”, “làm giảm” đối với ngành “cho”, đối với từng chỉ tiêu giá trị của cả ngành “nhận” và “cho” (thí dụ việc tính chỉ tiêu giá trị sản xuất từ VSIC 1993 sang VSIC 2007) b. Thay đổi phương pháp đánh giá các chỉ tiêu giá trị cụ thể, tức là thay đổi phương pháp hạch toán, phương pháp tính đi liền với thay đổi với đơn vị thu thập số liệu Giá thực tế là giá dùng trong giao dịch của năm báo cáo. Giá thực tế phản ánh giá trị trên thị trường của hàng hoá, dịch vụ, tài sản chu chuyển từ quá trình sản xuất, lưu thông phân phối tới sử dụng cuối cùng đồng thời với sự vận động của tiền tệ, tài chính và thanh toán. Qua đó có nhận thức khách quan về cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, phân phối thu nhập, giữa kết quả sản xuất với phần huy động được vào ngân sách … trong từng năm. Giá so sánh là giá thực tế của năm được chọn làm gốc. Dùng giá so sánh để nghiên cứu thay đổi thuần về khối lượng và loại trừ sự biến động của yếu tố giá, các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của những năm khác được tính theo giá của năm gốc. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, năm được chọn làm gốc để tính giá so sánh có thể là năm trước hoặc sau năm báo cáo. Trong thực tế thường chọn năm trước là năm đầu của thời kỳ kế hoạch. Đối với các chỉ tiêu tính theo giá thực tế khi thay đổi nguyên tắc tính các chỉ tiêu giá trị (thí dụ chỉ tiêu giá trị sản xuất của một ngành kinh tế, một sản phẩm cụ thể giữa các năm được chọn làm năm gốc so sánh) sẽ cho tốc độ tăng trưởng hoặc cơ cấu ngành sản phẩm khác nhau, thể hiện ở các thay đổi: + Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá nào: giá cơ bản, giá sản xuất hay giá sử dụng cuối cùng? + Thông tin để tính giá trị sản xuất từ tiêu thụ sản phẩm (doanh thu tiêu thụ), theo chi phí tạo ra sản phẩm (theo tổng số và cấu thành các loại chi phí để tạo ra sản phẩm) hay tính trực tiếp từ khối lượng sản xuất nhân ( x ) với đơn giá bình 7
- quân của sản phẩm hay tính từ phân tích luồng sản phẩm (lập bảng cân đối sản phẩm) ? + Tính giá trị sản xuất theo đơn vị cơ sở, theo doanh nghiệp hay theo một ngành kinh tế sẽ gắn với đơn vị thu thập số liệu. Nếu đơn vị thu thập số liệu là đơn vị cơ sở, giá trị sản xuất chỉ tính cho kết quả cuối cùng của đơn vị cơ sở sẽ cho giá trị sản xuất “sạch”. Nếu đơn vị thu thập số liệu là doanh nghiệp (đơn vị/ tổ chức hạch toán độc lập), giá trị sản xuất chỉ tính kết quả cuối cùng của doanh nghiệp tức là không tính giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất để sử dụng ngay trong nội bộ doanh nghiệp. Nếu đơn vị thu thập số liệu là ngành kinh tế thì giá trị sản xuất không được tính trùng phần giá trị được sử dụng lẫn nhau trong nội bộ ngành (sẽ cho “giá trị sản xuất chưa sạch”) + Tính giá trị sản xuất theo nguyên tắc “chuyển giao quyền sở hữu” hay nguyên tắc “thực thanh, thực chi”. Nguyên tắc này phản ánh sự khác nhau về thời điểm hạch toán của thống kê giá trị sản xuất với thời điểm hạch toán trong kế toán tài chính. Tính giá trị sản xuất cho loại sản phẩm hàng hoá (có bán trên thị trường) hay sản phẩm phi thị trường ? Đối với các chỉ tiêu tính theo giá so sánh : Có ba phương pháp tính giá trị sản xuất theo giá so sánh, đó là : + Phương pháp giảm phát + Phương pháp chỉ số khối lượng + Phương pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá và lượng của từng loại sản phẩm Áp dụng phương pháp khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. c. Biến động về giá cả và thay đổi phương pháp biên soạn hệ thống chỉ số giá Sự biến động về giá cả và áp dụng phương pháp tính chỉ số giá phụ thuộc vào : + Mức độ chi tiết, đầy đủ trong lập danh mục khối lượng và đơn giá của từng nhóm sản phẩm giữa các năm gốc + Áp dụng phương pháp (công thức) để tính chỉ số giá giữa các năm gốc + Mức độ chi tiết và phạm vi trong xây dựng quyền số dùng để tính chỉ số giá giữa các năm gốc 8
- + Thay đổi chất lượng sản phẩm sản xuất trong từng thời kỳ áp dụng năm gốc phản ánh qua khối lượng sản phẩm của từng thời kỳ được đề cập và được xử lý đến đâu ? + Mức độ chi tiết, đầy đủ của hệ thống chỉ số giá: PPI, CPI, chỉ số giá đầu vào, chỉ số giá xuất nhập khẩu, …? Để có thể so sánh chuỗi số liệu giá trị theo thời gian về cùng một năm gốc, cần hạn chế hoặc loại bỏ những ảnh hưởng của những nhân tố đã nêu ở trên. Nếu chọn năm 2005 là năm gốc mới thì dãy số liệu của các năm gốc trước năm gốc 2005 cần xử lý như sau : - Phải đưa về cùng một phân loại mà năm 2005 đang sử dụng (cùng một phân ngành kinh tế, cùng một phân ngành sản phẩm, cùng một loại hình kinh tế) - Phương pháp tính từng chỉ tiêu giá trị theo giá thực tế, theo giá so sánh ở các thời kỳ có năm gốc khác nhau phải áp dụng cùng nguyên tắc và phương pháp, tức là nguyên tắc và phương pháp đo lường của năm 2005. - Áp dụng cùng một phương pháp để loại trừ sự biến động về giá cả. 2. Lý luận chung để chuyển đổi giá năm gốc và chuyển giá thực tế về giá so sánh. Căn cứ để chuyển đổi năm gốc so sánh xét về mặt kinh tế, do có sự thay đổi nhiều về cơ cấu kinh tế của năm hiện hành so với năm được chọn làm gốc. Theo thời gian, do phát triển kinh tế, các sản phẩm sản xuất ra, do yêu cầu của sử dụng ... luôn biến động, giá cả các sản phẩm của năm hiện hành quá chênh lệch so với giá cả của năm gốc, cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, của các sản phẩm dùng làm quyền số để tính chỉ số giá của năm được chọn làm gốc có nhiều biến động, năm hiện hành càng xa với năm gốc đã chọn nếu tiếp tục dùng năm gốc sẽ không phản ánh đúng thực chất phát triển của nền kinh tế. Đối với một đất nước, khi công tác kế hoạch hoá có vai trò cực kỳ quan trọng để hoạch định chính sách trong điều hành và quản lý nền kinh tế thì năm được chọn làm gốc để thay cho năm gốc cũ thường là năm có nền kinh tế ổn định và là năm đầu của một kỳ kế hoạch trung và dài hạn. Nếu nền kinh tế phát triển ổn định, thông thường khoảng 10 đến 15 năm sẽ thay đổi năm gốc so sánh. Song đối với một đất nước đang phát triển và nhất là đất 9
- nước chuyển đổi (từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường), thông thường 5 đến 10 năm phải thay đổi năm gốc so sánh. Thực ra vấn đề chuyển đổi năm gốc và chuyển giá thực tế về giá so sánh là hai vấn đề tuy hai mà là một, hai vấn đề này có mối quan hệ hữu cơ với nhau; tuy nhiên hai vấn đề này cũng có những ý niệm riêng như sau: 2.1. Chuyển đổi giá năm gốc. Khi nói đến giá là nói đến giá của sản phẩm, như vậy ý niệm về giá tương ứng với giá trị sản xuất; điều này rất quan trọng khi tính toán giá của một nhóm sản phẩm, vì khi tính giá theo nhóm sản phẩm phải cần đến giá trị sản xuất để làm quyền số, do đó khi đề cập đến giá của một nhóm mặt hàng nào đó có nghĩa đã là giá bình quân gia quyền theo giá của các mặt hàng chi tiết hơn, khi các nhóm sản phẩm càng được gộp lớn thì giá của nhóm sản phẩm gộp càng xa với giá của hàng hoá chi tiết trong đó. Tương tự như vậy, chỉ số giá là chỉ số giá của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, chỉ số giá có thể là chỉ số giá của năm sau so với năm trước hoặc của một năm so với một năm cố định nào đó (thường được gọi là năm gốc), có thể dễ dàng nhận thấy chỉ số giá của một năm nào đó so với năm gốc là chỉ số giá bình quân của nhiều hoặc rất nhiều loại hàng hoá khác nhau nằm trong nhóm sản phẩm đang được khảo sát về giá. Trong một nền kinh tế, đặc biệt đối với những nước đang phát triển các sản phẩm luôn luôn thay đổi, một số sản phẩm mới xuất hiện và một số sản phẩm khác mất đi, nên năm khảo sát mà quá xa năm gốc sẽ không thể tính được chỉ số giá của năm khảo sát so với năm gốc do quyền số các mặt hàng (mới xuất hiện hoặc mất đi) thay đổi; đấy là lý do chủ yếu dẫn đến việc phải thay đổi năm gốc. 2.2. Chuyển giá thực tế về giá so sánh. Vậy tại sao lại phải quay về giá năm gốc? Điều này có ý nghĩa gì? Tăng trưởng kinh tế là một nhân tố quyết định sự phát triển của mọi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu ưu tiên. Khi nói đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thì có rất nhiều yếu tố đánh giá sự tăng trưởng, thông thường ở Việt Nam thường nói đến tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất và Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Để tính được tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất (GO) và GDP cần phải tính được GO và GDP theo giá 10
- so sánh - điều này có nghĩa cần loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm. Qua đó có thể nhận thấy việc chọn năm gốc là rất quan trọng. Như đã nói ở trên ý niệm về giá hoặc chỉ số giá là cho sản phẩm, hoặc nhóm sản phẩm (hay còn gọi là ngành sản phẩm), ý niệm này tương thích với chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO) theo ngành sản phẩm, việc tính chuyển chỉ tiêu GDP về giá năm gốc (GDP theo giá so sánh) cần phải được tiến hành qua những tính toán trung gian và phương pháp cơ bản được cả thế giới áp dụng là sử dụng bảng I/O (Input – Output Table) hoặc bảng Nguồn và sử dụng (Supply and Use tables – S.U.T) của năm gốc để tính chuyển GDP của các năm sau đó về năm có bảng S.U.T (phương pháp tính chuyển sẽ đề cập trong mục 3). Như vậy một vấn đề rất quan trọng là năm gốc phải là năm có bảng S.U.T hoặc bảng I/O. Giá trị sản xuất của ngành sản phẩm nào đó theo giá thực tế chia cho chỉ số giá của nhóm ngành tương ứng là giá trị sản xuất của ngành sản phẩm đó theo giá so sánh năm gốc vì vậy một vấn đề rất quan trọng cần xác định giá của giá trị sản xuất theo giá nào? Giá trị sản xuất có thể xác định theo 3 loại giá, giá sử dụng cuối cùng bao gồm giá trị sản phẩm theo giá cơ bản, thuế sản phẩm và phí lưu thông (phí vận tải và phí thương mại); giá người sản xuất bao gồm giá trị sản phẩm theo giá cơ bản, thuế sản phẩm; giá cơ bản không bao gồm thuế sản phẩm và phí lưu thông. Như vậy cần xác định giá gì của giá trị sản xuất để áp dụng các chỉ số giá tương ứng? Hệ số giữa chỉ tiêu GDP của năm nào đó theo giá thực tế và giá so sánh được gọi là hệ số thay đổi giá GDP (GDP deflactor), Tổng cục Thống kê quen gọi là “chỉ số giảm phát GDP”. Hiện nay ở Việt Nam, chỉ tiêu GDP được tính theo hai phương pháp: phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng cuối cùng. Theo phương pháp sản xuất GDP được tính bằng tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Giá trị tăng thêm của mỗi ngành kinh tế được xác định bằng hiệu số giá trị sản xuất của các ngành trừ đi chi phí trung gian được sử dụng trong chính các ngành đó. Như vậy, theo phương pháp sản xuất để tính được GDP theo giá so sánh của toàn bộ nền kinh tế cần tính được giá trị tăng thêm theo giá so sánh của từng ngành kinh tế hay cần tính được giá trị sản xuất và chi phí trung gian theo giá so sánh trong từng ngành kinh tế. Việc tính toán này được thực hiện một cách khoa học trong mối quan hệ tổng thể về cung, cầu hàng hóa và 11
- các ảnh hưởng của sự tác động kinh tế liên ngành dựa trên những điều kiện nhất định. Điều kiện quan trọng để thực hiện được phương pháp xác định chỉ tiêu GDP theo giá so sánh trong mối quan hệ liên ngành này là cần phải có bảng Nguồn và Sử dụng (bảng S.U.T) và một hệ thống chỉ số giá tương ứng. Chỉ tiêu GDP theo giá so sánh được ước tính dựa vào bảng SUT cho phép phản ánh đúng đắn tốc độ tăng trưởng không chỉ cho toàn bộ nền kinh tế mà còn cho thấy những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của từng ngành kinh tế cụ thể. Đồng thời, cùng với việc sử dụng bảng SUT và hệ thống chỉ số giá phù hợp có thể kiểm tra, đánh giá được kết quả tính toán chỉ tiêu GDP theo phương pháp sản xuất qua việc so sánh kết quả tính toán chỉ tiêu này theo phương pháp sử dụng cuối cùng (hoặc phương pháp thu nhập). 3. Phương pháp tính chuyển GDP từ giá thực tế về giá so sánh 3.1. Giới thiệu về bảng nguồn và sử dụng (S.U.T). Sơ đồ 1: Ngành kinh tế Ngành sản phẩm Sử dụng cuối cùng Ngành kinh tế Bảng nguồn Ngành sản phẩm Ma trận chi phí Sử dụng cuối cùng trung gian của bảng sử dụng Giá trị tăng thêm Bảng nguồn và sử dụng trong SNA 1993 được đưa thêm ý niệm về giá như giá trị sản xuất trong bảng nguồn là giá cơ bản và trong bảng sử dụng là giá người mua. - Bảng nguồn, theo dòng mô tả chi tiết nguồn sản phẩm do sản xuất trong nước và nhập khẩu tạo nên, theo cột mô tả các sản phẩm được sản xuất ra trong mỗi ngành. Do đó tổng giá trị các loại sản phẩm được sản xuất ra trong một ngành cho biết sản lượng sản xuất ra của ngành đó trong một thời kỳ nhất định, giá trị sản xuất này có thể là một hoặc nhiều nhóm sản phẩm. - Bảng sử dụng mô tả chi tiết luồng sản phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất theo ngành kinh tế như: cho tiêu dùng trung gian, cho tích luỹ tài sản, cho 12
- tiêu dùng cuối cùng và cho xuất khẩu (theo dòng). Bảng sử dụng cũng mô tả tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thu nhập (theo cột). Trong bảng nguồn và sử dụng, ngành sản phẩm được phân theo phân loại ngành sản phẩm (central product classification - CPC) và ngành kinh tế được phân loại theo phân ngành kinh tế chuẩn của Liên hợp quốc (International standard of industrial classification - ISIC). Tuỳ theo mục đích và yêu cầu cũng như kinh phí để tổ chức thu thập thông tin và tiến hành lập bảng nguồn và sử dụng, mức độ đơn giản hay chi tiết của các chỉ tiêu trong bảng, số lượng ngành sản phẩm và ngành kinh tế sẽ được quyết định cho phù hợp. Ví dụ, sản lượng sản phẩm sản xuất trong nước được phân theo ngành kinh tế hoặc theo các nhóm như sản phẩm vật chất, dịch vụ thị trường, dịch vụ phi thị trường .v.v… Trong sơ đồ 1, tổng theo cột bằng tổng theo dòng. Sau đây là cấu tạo chi tiết bảng nguồn và sử dụng : a. Bảng nguồn Bảng nguồn dạng rút gọn Tổng nguồn Nhập Tổng nguồn Thuế sản Phí Tổng từ sản xuất khẩu (giá cơ bản) phẩm lưu nguồn theo trong nước (giá thông giá SDCC N1 N2 … Nm cif) 1 2 … m A B C D E F SF1 SF2 … Xij Ai SFn Tổng Gj GTSX theo giá cơ bản (G) Trong đó: 13
- - i=1,n : là số ngành sản phẩm - j=1,m : là số ngành kinh tế - Xij là lượng sản phẩm i do ngành kinh tế j sản xuất ra - Xác định các phần tử Xij từ biểu điều tra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị điều tra. Sau khi đã làm đầy ma trận Xij, nếu gọi Ai là các phần tử của cột tổng nguồn từ sản xuất hoặc tổng sản phẩm loại i được sản xuất ra trong nước và Gj là các phần tử của dòng tổng giá trị sản xuất theo giá cơ bản, hoặc giá trị sản xuất của ngành kinh tế j, ta có: n A i = ∑ j=1 X ij (1) m G j = ∑ X ij (2) i =1` Như vậy tổng giá trị của từng sản phẩm được sản xuất ra trong nước và tổng giá trị sản xuất của từng ngành kinh tế (theo giá cơ bản) được tính theo công thức (1) và (2). - Từ kết quả điều tra về hàng hoá nhập khẩu xác định được các phần tử của cột B. - Các phần tử của cột C “Tổng nguồn theo giá cơ bản” sẽ được tính toán theo công thức sau: Ci = Ai + Bi (i=1,n) - Thuế sản phẩm ở cột D hàm ý bao gồm thuế đối với sản phẩm trong nước và thuế nhập khẩu. Số liệu này thu thập từ Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính. - Số liệu về phí lưu thông ở cột E lấy từ tổng hợp và xử lý kết quả điều tra. - Tổng nguồn theo giá sử dụng cuối cùng bao gồm cả phí lưu thông và thuế hàng hoá nên các giá trị của cột tổng nguồn theo giá sử dụng cuối cùng được tính theo công thức: Fi = Ci + Di + Ei (i=1,n) Như vậy ta đã tính toán được toàn bộ các chỉ tiêu cơ bản của bảng nguồn theo công thức và qui trình như trên. 14
- b. Bảng sử dụng Bảng sử dụng rút gọn Tiêu dùng trung gian Nhu cầu cuối cùng Tổng Xuất nguồn Tổng sử khẩu theo giá N1 N2 … Nm dụng cho TDCC TLTS (giá SDCC sx Fob) 1 2 … m H I G K L Chi SP1 phí SP2 trung gian … Xij Hi SPn Thu của Giá trị NLĐ tăng K/hao thêm Tdư sx Tổng GTSX theo giá cơ bản Trong đó: Nj là ký hiệu của ngành kinh tế (theo cột) với j=1,m SPi là ngành sản phẩm (theo dòng) với i =1,n Xij là lượng sản phẩm i dùng cho tiêu dùng trung gian của ngành kinh tế j. - Xij xác định được từ việc xử lý kết quả biểu điều tra “kết quả sản xuất” và biểu “chi phí sản xuất” của ngành kinh tế. - Tổng giá trị sản phẩm dùng cho sản xuất (Hi) được xác định theo công thức: m H i = ∑ j =1 x ij Các phần tử của cột I,K được xác định từ xử lý kết quả điều tra tiêu dùng và xuất khẩu chi tiết theo từng sản phẩm. 15
- Cột G phản ánh tích lũy của các loại sản phẩm sản xuất ra trong năm và thường được coi là phần để kiểm tra sự cân đối giữa nguồn và sử dụng sản phẩm. Các giá trị Ki ở cột K là giá trị xuất khẩu của các sản phẩm và được tính theo giá Fob. Các giá trị Li ở cột L là tổng sử dụng sản phẩm theo giá sử dụng cuối cùng. Sau khi bảng nguồn và bảng sử dụng đã được lập ta luôn có mối quan hệ sau: Ei = Li Quá trình tính toán giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế thường được tiến hành cùng nhau vì giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ như các khâu của một quá trình sản xuất trong một ngành kinh tế. Hơn nữa, nguồn thông tin để tính các chỉ tiêu đó của các hoạt động sản xuất là giống nhau và còn được dùng để kiểm tra giữa các chỉ tiêu. 3.2. Các ứng dụng của bảng nguồn và sử dụng a. Ứng dụng để lập bảng IO: Bảng nguồn và sử dụng được ứng dụng như một bước trung gian trong quá trình lập bảng IO. b. Một ứng dụng rất quan trọng trong việc lập bảng nguồn và sử dụng đó là để cân đối và xác minh lại các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như GDP (theo 3 loại giá), tiêu dùng, tích luỹ và xuất, nhập khẩu. Một trong những chỉ tiêu này được ước tính không chính xác sẽ dẫn đến rất khó khăn trong cân đối nguồn và sử dụng (cân đối SUT). c. Tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất của các ngành có thể được sử dụng để ước tính giá trị tăng thêm hàng năm và hàng quí và từ đó tính được GDP. d. Ứng dụng để tính chuyển giá trị sản xuất theo ngành kinh tế về giá trị sản xuất theo ngành sản phẩm. Giá trị sản xuất thông thường được các vụ chuyên ngành tính là theo ngành kinh tế, do đó việc sử dụng bảng nguồn để tính chuyển giá trị sản xuất từ ngành kinh tế sang ngành sản phẩm là rất hữu ích cho việc tính chuyển đổi giá. e. Ứng dụng trong việc tính chuyển GDP về giá so sánh: ứng dụng này được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Bốn ứng dụng sau của bảng SUT sẽ được đề cập chi tiết hơn trong phần III của đề tài này. 16
- PhÇn II : Thùc tr¹ng vÒ viÖc chuyÓn ®æi n¨m gèc so s¸nh vµ tÝnh theo gi¸ so s¸nh ®èi víi mét sè chØ tiªu trong thèng kª tµi kho¶n quèc gia I. Sơ lược về bảng giá cố định và chọn các năm gốc so sánh đối với một số chỉ tiêu trong thống kê TKQG 1. Năm gốc so sánh và bảng giá cố định Từ khi thành lập ngành Thống kê đến nay, ở Việt Nam đã áp dụng hai phương pháp hạch toán kinh tế quốc gia để phản ánh quá trình tái sản xuất xã hội, đó là hệ thống bảng kinh tế quốc dân (Material Product System – MPS) và Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts – SNA) và đã 6 lần thay đổi năm gốc so sánh đối với một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hai phương pháp kể trên, đó là các năm gốc 1958, 1961, 1970, 1982, 1989 và 1994. Cả hai phương pháp hạch toán kinh tế quốc gia đều đo lường các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo giá thực tế và giá so sánh. Theo giá thực tế, các chỉ tiêu phản ánh quá trình sản xuất, kết quả sản xuất, quá trình hình thành thu nhập, phân phối thu nhập, sử dụng thu nhập theo các giai đoạn/ thời kỳ khác nhau bao gồm cả yếu tố lượng và giá cả. Theo giá so sánh, các chỉ tiêu này được đo lường dưới dạng giá trị của năm được chọn làm năm gốc, mô tả riêng về tăng (trưởng) hay suy (giảm) khối lượng sản phẩm sản xuất qua các giai đoạn/ thời kỳ. Những năm được chọn làm năm gốc để so sánh chủ yếu căn cứ vào yêu cầu quản lý, vào quan điểm hoạch định chính sách của Chính phủ, song thường là năm có nền kinh tế phát triển ổn định, là năm “bản lề’’ của một thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước. Đối với một đất nước quản lý, điều hành nền kinh tế theo kế hoạch (5 năm, 10 năm hay 20 năm) như nước ta thì năm được chọn làm năm gốc so sánh thường là năm đầu của một kỳ kế hoạch. Cho đến năm 1994, năm được chọn làm gốc để so sánh trong công tác thống kê Việt Nam là năm lập được bảng giá cố định. Bảng giá cố định đầu tiên của Việt Nam là bảng giá cố định 1958, bảng giá cố định hiện nay đang còn áp dụng là bảng giá cố định 1994. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuộc MPS và SNA tính theo giá so sánh chủ yếu bằng “phương pháp xác định trực tiếp từ giá và lượng của từng loại sản phẩm”, tức là chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá so sánh được tính bằng cách lấy khối lượng sản phẩm của năm cần tính nhân ( x ) với đơn giá sản phẩm của năm gốc. Đây cũng là căn cứ cơ bản để 17
- lập bảng giá cố định (tổng giá trị theo giá cố định của sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ nào đó bằng số lượng của chúng trong một thời kỳ nhất định nhân ( x ) với giá cả của chúng trong năm gốc được “cố định” lại để so sánh). Muốn áp dụng phương pháp này cần phải có số lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ của thời kỳ nghiên cứu và giá cả của năm gốc có trong bảng giá cố định của năm gốc. Nguyên tắc xác định giá cố định là : + Xác định giá cố định của một hàng hoá hoặc dịch vụ phải căn cứ vào giá tiêu thụ phổ biến của các cơ sở sản xuất kinh doanh, đó là giá bán buôn không phải là bán lẻ. Đối với các sản phẩm hàng hoá nếu không có giá bán buôn thì lấy giá mua, bán thoả thuận của các cơ sở kinh doanh (người mua) và người sản xuất (người bán). Đối với các hoạt động dịch vụ có thanh toán (dưới mọi hình thức) giữa bên hưởng thụ và bên sản xuất dịch vụ, lấy giá tiêu thụ phổ biến. Đối với một số hoạt động dịch vụ như giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, … sẽ xác định mức giá bằng số tiền chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm dịch vụ. + Giá bình quân theo không gian : Trong bảng giá cố định, mỗi danh điểm sản phẩm có qui cách, phẩm chất giống nhau, dù sản xuất ở các vùng khác nhau, với công nghệ khác nhau hoặc do các thành phần kinh tế khác nhau, cũng chỉ có một mức giá, đó là giá bình quân gia quyền các mức giá cá biệt của danh điểm đó. + Giá bình quân và giá riêng biệt : đối với loại sản phẩm có nhiều qui cách, chủng loại khác nhau và đã xây dựng mức giá cụ thể cho từng qui cách, chủng loại thì cũng phải xây dựng mức giá bình quân cho toàn bộ sản phẩm đó. Mức giá bình quân dùng để tính giá cố định của toàn bộ sản phẩm chỉ biết số lượng chung của toàn bộ sản phẩm mà không biết số lượng của từng qui cách, chủng loại sản phẩm. 2. Bảng giá cố định năm 1994 Cho đến năm 1994, trong vòng 50 năm, công tác thống kê giá cả ở Việt Nam chưa phát triển để có thể áp dụng phương pháp chỉ số giá, vì vậy chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và một số hoạt động dịch vụ vẫn áp dụng phương pháp xác định theo đơn giá cố định. Việt Nam đã lập được 6 bảng giá cố định của các năm 1958, 1961, 1970, 1982, 1989, bảng giá cố định 1994 là bảng giá cố định cuối cùng dùng để tính chuyển chỉ tiêu giá trị sản xuất bằng phương pháp xác định trực tiếp. 18
- Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, xin được giới thiệu tóm tắt về bảng giá cố định năm 1994. Bảng giá cố định 1994 được ban hành theo Quyết định số 56/TCTK – TH ngày 02/ 7/ 1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thay thế bảng giá cố định 1989. Bảng giá cố định năm 1994 áp dụng thống nhất trong toàn quốc từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở, để tính toán các chỉ tiêu tổng hợp và làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho thời kỳ 1996-2000. Bảng giá cố định năm 1994 được xây dựng trên cơ sở giá kinh doanh phổ biến của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong thời kỳ 6 tháng đầu năm 1994 và có xem xét dự báo sự biến động trong cả năm 1994. Trong bảng giá cố định, mỗi danh điểm sản phẩm có qui cách, phẩm chất giống nhau dù sản xuất ở các vùng khác nhau, với công nghệ khác nhau cũng chỉ có một mức giá. Đối với loại sản phẩm có nhiều qui cách, chủng loại khác nhau và đã xây dựng mức giá cụ thể riêng biệt cho từng qui cách, chủng loại thì xây dựng mức giá bình quân cho loại sản phẩm đó. Bảng giá cố định năm 1994 gồm 8500 danh điểm hàng hoá, dịch vụ thuộc các ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng, khách sạn nhà hàng, vận tải, bưu điện, y tế, văn hoá (so với bảng giá cố định năm 1989 đã thêm các ngành, xây dựng, khách sạn nhà hàng, y tế, văn hoá). Căn cứ vào kinh nghiệm lập các bảng giá cố định trước và khả năng xác định danh mục sản phẩm, khối lượng sản phẩm và thu thập mức giá, Tổng cục Thống kê quyết định danh mục các ngành kinh tế cấp 2 phải xây dựng giá cố định 1994 (theo phụ lục A ‘’phân công thu thập thông tin theo ngành kinh tế quốc dân của bảng giá cố định 1994 ‘’). Mỗi danh điểm trong bảng giá cố định 1994 được mã hoá bằng 7 chữ số (4 chữ số đầu phản ánh đến ngành cấp 4 ; 3 chữ số sau phản ánh thứ tự sản phẩm trong một ngành cấp 4). Trong bảng giá cố định 1994, mỗi qui cách, chủng loại sản phẩm có cùng một chất lượng chỉ có một vị trí duy nhất trong bảng giá, không phân biệt sản xuất ở đâu, bằng công nghệ gì. Sản phẩm được phân loại theo chức năng sản xuất, kinh doanh của ngành kinh tế trong VSIC 1993 ; trong mỗi ngành, sản phẩm vật chất và dịch vụ được phân loại theo thứ tự ưu tiên : công dụng, qui trình công nghệ , nguồn gốc nguyên vật liệu. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn về công nghệ thuộc da cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam
212 p | 417 | 100
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu tổng hợp các chất hoạt động bề mặt để sản xuất chất tẩy rửa thân thiện với môi trường dùng trong xử lý vải sợi phục vụ cho công nghệ dệt may
191 p | 427 | 96
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng công nghệ tối ưu nhuộm tận trích một số loại vải PES/WOOL - KS. Trương Phi Nam
199 p | 249 | 46
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước: Nghiên cứu chế tạo các loại sợi ngắn và sợi mát từ tre và luồng để gia cường cho vật liệu polyme composite thân thiện môi trường - TS. Bùi Chương
166 p | 235 | 42
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Ứng dụng kỹ thuật và thiết bị thắt trĩ của Barron điều trị trĩ nội độ 1, 2 và độ 3 (nhỏ) ở các tuyến điều trị
42 p | 222 | 34
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha Viscose - KS. Bùi Thị Chuyên
63 p | 228 | 27
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Đồng Tháp
104 p | 156 | 24
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây hành tím từ sản xuất tới bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
150 p | 181 | 19
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Phân tích, đánh giá năng lực công nghệ trong nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất và tài nguyên khoáng sản các đơn vị thuộc bộ tài nguyên và môi trường
106 p | 201 | 18
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu thiết kế mặt hàng vải dệt thoi từ sợi nhuộm polyester theo phương pháp Solution dyed để tạo mặt hàng vải bọc nệm ghế - KS. Phạm Thị Mỹ Giang
59 p | 162 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài KHKT 2010: Nghiên cứu công nghệ hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose - KS. Bùi Thị Chuyên
63 p | 156 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam và một số nước trong hoạt động các khu vực kinh tế - dưới gốc độ so sánh
80 p | 34 | 14
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Xây dựng lộ trình hướng tới đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học theo chuẩn AUN-QA tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
29 p | 156 | 13
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổng hợp 2 lớp hợp kim đồng thép làm thanh cái truyền dẫn điện động lực trong công nghiệp - ThS. Lương Văn Tiến
88 p | 155 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và quy định Quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc (chủ nhiệm đề tài)
47 p | 146 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật ghép nhãn lên vải, duy trì thu nhập hàng năm của người làm vườn tại tỉnh Bắc Giang và Hải Dương
48 p | 129 | 9
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cây khoai tây hàng hoá ở tỉnh Điện Biên
85 p | 114 | 7
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Phân tích định lượng luồng thông tin trong bảo mật phần mềm
26 p | 97 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn