Bộ Giáo Dục và Đào Tạo<br />
Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM<br />
<br />
KHỐI LƯỢNG TỚI HẠN CỦA SAO LÙN TRẮNG<br />
VÀ SAO NEUTRON.<br />
Mã số: CS2002.23.12<br />
<br />
Lê Nam - Khoa Vật Lý<br />
5.2002 - 5.2003<br />
<br />
I.<br />
<br />
Báo cáo tóm tắt .......................................................................................................... 2<br />
<br />
II.<br />
<br />
Báo cáo tổng kết........................................................................................................ 5<br />
<br />
III. Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 21<br />
<br />
1<br />
<br />
I.<br />
<br />
BÁO CÁO TÓM TẮT<br />
<br />
1. Đặt vấn đề:<br />
Vật lý lỗ đen là một vấn đề rất rộng lớn , trong đó có việc nghiên cứu sự tồn tại của lỗ đen<br />
dưới con mắt của nhà vật lý thiên văn. Để chứng minh rằng trong vũ trụ có tồn tại lỗ đen thì<br />
ta phải nghiên cứu kỹ quá trình tiến hóa của các sao có khối lượng lớn. Nếu ta chứng minh<br />
được có một loại sao mà sau khi đốt hết nhiên liệu nhiệt hạch sẽ co lại mãi do lực hấp dẫn<br />
của chính mình thì việc lỗ đen tồn tại là điều có thể.<br />
Trong các giáo trình thiên văn học, ta luôn gặp khái niệm khối lượng tới hạn Chandrasekhar.<br />
Rất tiếc trong các giáo trình đã có tại Việt Nam không hề đề cập tới cách chứng minh chi tiết<br />
sự tồn tại của khối lượng Chandrasekhar. Vấn đề chứng minh chi tiết là cần thiết và cấp bách<br />
cho cả giáo viên lẫn sinh viên khi nghiên cứu về vật lý thiên văn.<br />
Trong tương lai có thể Khoa Vật lý sẽ mở chuyên đề cao học vật lý thiên văn. Như vậy phải<br />
chuẩn bị trước các giáo trình nâng cao và việc nghiên cứu sự tiến hóa của các sao là điều bắt<br />
buộc.<br />
Từ ba nhu cầu trên, tác giả đã chọn đề tài: "Khối lượngtới hạn của sao lùn trắng và sao<br />
neutron ".<br />
<br />
2. Kết quả đạt được:<br />
A. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra tác giả phải giải quyết những vấn đề sau:<br />
-<br />
<br />
Những kiến thức về vật lý thống kê và thuyết tương đối liên quan đến hệ<br />
khí điện tử suy biến.<br />
Quá trình cân bằng hấp dẫn của hệ khí.<br />
Tìm ra biểu thức để tính khối lượng tới hạn của sao lùn trắng.<br />
Thuyết tương đối rộng và nghiệm Schwarzschild cho không thời gian<br />
trong ngôi sao - nghiệm này còn có tên là nghiệm Schwarschild nội.<br />
Xây dựng mô hình sao sao cho đủ đơn giản để có thể tính được khối<br />
lượng tới hạn của sao neutron mà không quá khác xa so với thực tế.<br />
Tìm những kết quả mới nhất để đối chiếu với kết quả tính toán của tác<br />
giả.<br />
<br />
2<br />
<br />
B. Sau đây là những kết quả đạt được theo nội dung đã thuyết minh đăng ký:<br />
Dựa vào lập luận của Chandrasekhar và Fowler tác giả đã tìm ra biểu thức tính áp suất của hệ<br />
khí điện tử siêu tương đối tính.<br />
<br />
Sau đó tìm ra phương trình cân bằng hấp dẫn rồi ghép với biểu thức tính áp<br />
suất của hệ khí điện tử siêu tương đối tính.<br />
Kết quả trên dẫn tới phương trình Lane - Emdem<br />
<br />
Với các số liệu hiện nay tác giả đã tìm được khối lượng tới hạn cho sao lùn trắng , mà nhờ<br />
công trình này, Chandrasekhar và Fowler đã nhận được giải Noel Vật lý năm 1983.<br />
<br />
Tiếp theo tác giả tìm nghiệm Schwarschild nội cho không thời gian trong ngôi sao. Từ đây<br />
tìm tiếp phương trình cân bằng thủy tĩnh do Oppenheimer - Volkoff tìm ra lần đầu tiên vào<br />
năm 1939.<br />
<br />
Sau đó, xây dựng mô hình sao đủ đơn giản để cho ta biết giới hạn cực đại của các sao và kết<br />
quả ta được biểu thức:<br />
<br />
3<br />
<br />
Vấn đề đặt ra ở đây là tìm cho được giá trị