Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP THỦNG KHÍ QUẢN <br />
SAU ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN HAI NÒNG <br />
Phạm Văn Đông*, Nguyễn Quốc Khang* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Thủng khí quản do đặt nội khí quản là một trong những tai biến nặng nề mà bản thân tất cả những người <br />
làm công tác gây mê‐hồi sức cần phải quan tâm và phòng tránh. Chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhân nữ 50 <br />
tuổi được chẩn đoán trước mổ là: U nấm thùy dưới phổi phải và có chỉ định mổ hở cắt thùy dưới phổi phải. <br />
Trong trường hợp này chúng tôi chọn phương pháp vô cảm là gây mê cân bằng qua ống nội khí quản hai nòng. <br />
Trong quá trình đặt nội khí quản hai nòng đã xảy ra tai biến thủng khí quản. Nhận biết sớm các dấu hiệu lâm <br />
sàng nhằm hướng tới chẩn đoán xác định và tìm hiểu nguyên nhân để phòng tránh thủng khí quản là mục tiêu <br />
vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. <br />
Từ khóa: nội khí quản hai nòng; đặt nội khí quản; nội soi thanh khí quản; thủng khí quản <br />
<br />
SUMMARY <br />
A TRACHEAL RUPTURE COMPLICATION OWING TO DOUBLE LUMEN INTUBATION TUBE <br />
ANESTHESIA <br />
Pham Van Dong, Nguyen Quoc Khang <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 475 ‐ 478 <br />
Tracheal rupture is one of the most severe complications owing to intubation that all anesthesiologists have <br />
to pay attention and prevent. We report a 50 year‐old patient, diagnosed Aspergilloma and indicated for right <br />
lower lobectomy. In this case, we choose double lumen intubation tube anesthesia as a method. In the diagnose <br />
and prevent tracheal rupture is an important objective to improve the effectiveness in improving the outcome for <br />
the patients. <br />
Keywords: double lumen tube, Tracheal intubation, pharyngotracheal endoscopy, tracheal rupture <br />
07/11/2011 vì đau ngực, khó thở kèm thỉnh <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
thoảng có ho ra máu trên hai tháng. Qua thăm <br />
Phẫu thuật cắt thùy phổi là một phẫu thuật <br />
khám lâm sàng ghi nhận: cân nặng 55kg, cao <br />
lớn. Để cho cuộc phẫu thuật thuận lợi bệnh nhân <br />
khoảng 160cm, không có dấu hiệu đặt nội khí <br />
cần phải được gây mê với nội khí quản hai <br />
quản khó, Mallampaty: I, hiện tại không dùng <br />
nòng. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 01/ 2007 <br />
thuốc gì khác, các xét nghiệm sinh hóa, huyết <br />
đến 10/2011 có ghi nhận 03 trường hợp thủng <br />
học trong giới hạn bình thường, chức năng hô <br />
khí quản nhưng chưa xác định chính xác được <br />
hấp hạn chế nhẹ. CT Scaner ngực nghi u nấm <br />
nguyên nhân. Tuy nhiên trong y văn có một số <br />
thùy dưới phổi phải (P). Bệnh được chẩn đoán: <br />
tác giả đã đề cập đến biến chứng thủng khí quản <br />
U nấm thùy dưới phổi P, có chỉ định mổ hở cắt <br />
do đặt nội khí quản. <br />
thùy dưới phổi P. Xếp loại ASA mức độ II <br />
<br />
CA LÂM SÀNG <br />
<br />
Diễn tiến lúc gây mê <br />
<br />
Bệnh nhân Nguyễn. T. T, 50 tuổi, ở Trí Hải ‐ <br />
Thái Bình ‐ Cà Mau, làm nông, vào viện ngày <br />
<br />
Phòng mổ nhận bệnh nhân ghi nhận sinh <br />
hiệu trước mổ ổn định. Bệnh được dẫn đầu gây <br />
<br />
* Khoa gây mê hồi sức ‐ BV Chợ Rẫy <br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Văn Đông <br />
<br />
ĐT: 0903919391 <br />
<br />
Email: donghieugmcr@gmail.com <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
475<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
‐ Phổi phẫu thuật, phổi P: sử dụng CPAP, cài <br />
PEEP bằng 5 cmH2O. <br />
<br />
mê với: Sulfentanyl 20μg (TMC), Propofol 1% <br />
150mg (TMC), Esmeron 40mg (TMC) sau 3 phút <br />
được bác sĩ gây mê đặt nội khí quản 2 nòng <br />
Robertshow 37F (T), không đặt được qua vạch <br />
18cm, thay bằng ống 35F đặt rất khó khăn và <br />
cũng không qua được vạch 18cm. Tiếp tục thay <br />
bằng ống 28F, đặt vào được nhưng thông khí <br />
khó khăn sau khoảng 15 phút điều chỉnh thì ghi <br />
nhận xuất hiện tràn khí dưới da vùng cổ và ngực <br />
kèm theo SpO2 giảm dần còn 82%. Lúc này bác sĩ <br />
gây mê rút nội khí quản 2 nòng, úp mask bóp <br />
bóng, SpO2 có cải thiện, bác sĩ gây mê gọi giúp <br />
đỡ từ các đồng nghiệp. Các bác sĩ gây mê cùng <br />
phẫu thuật viên hội chẩn và đi đến kết luận nghi <br />
ngờ thủng khí quản. Chúng tôi quyết định nội <br />
soi với ống soi mềm khí ‐ phế quản tại phòng mổ <br />
để chẩn đoán xác định. Nội soi khí quản ghi <br />
nhận “ rách thành sau khí quản # 1cm, cách <br />
Carina 2cm” (hình 01). Bệnh được chuyển sang <br />
gây mê Propofol TCI 1% nồng độ # 3μg/ml, đặt <br />
nội khí quản thường số 8.0. Nội soi thực quản <br />
bình thường. Bệnh nhân được tiếp tục gây mê <br />
với: Sulfentanyl 20μg (TMC), Esmeron 50mg <br />
(TMC), tiến hành thay nội khí quản thường bằng <br />
nội khí quản hai nòng Robertshow số 32F (T), <br />
phân lập được hai phổi tốt, SpO2 > 96%. Tiến <br />
hành phẫu thuật <br />
<br />
Khí máu động mạch trong giới hạn bình <br />
thường, tiếp tục duy trì mê bằng Propofol TCI, <br />
thuốc giảm đau và giãn cơ như trên. Độ mê dao <br />
động (BIS) 25 ‐ 30, sinh hiệu ổn định (có HA <br />
động mạch xâm lấn). Mở ngực phải qua liên <br />
sườn V, vào lồng ngực thấy phổi P xẹp tốt, phân <br />
lập hai phổi và thông khí một phổi thành công. <br />
Thấy phổi P dày dính màng phổi nhiều, gỡ <br />
dính, kiểm tra u nấm thùy dưới phổi phải gọn, <br />
cắt thùy dưới không điển hình. Mở vùng phổi <br />
trung thất trước, vào khe thực quản ‐ khí quản, <br />
khâu lỗ thủng thành sau bên phải khí quản, <br />
kiểm tra cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu ngực P, thời <br />
gian mổ khoảng 2g30 phút. <br />
<br />
Diễn tiến hậu phẫu <br />
Bệnh nhân sau mổ xong được thay ống nội <br />
khí quản hai nòng bằng ống nội khí quản <br />
thường, hậu phẫu được cho: kháng sinh, an <br />
thần, giảm đau và thở máy. Đến ngày thứ 3 thì <br />
rút dẫn lưu màng phổi phải, ngày thứ 7 thì cai <br />
máy thở (hình 2) và đến ngày thứ 8 thì rút nội <br />
khí quản và 10 ngày sau bệnh nhân ra viện. <br />
Hiện tại bệnh nhân sinh hoạt cá nhân bình <br />
thường, không còn ho, không đau ngực và <br />
không ghi nhận cơn khò khè hay khó thở nào, có <br />
tái khám lại tại bệnh viện một lần. <br />
<br />
<br />
Hình.1: Vị trí rách khí quản mặt sauhkhhnmk <br />
<br />
Mô tả phương thức thông khí và phẫu <br />
thuật <br />
Với sự kết hợp 2 phương thức thông khí: <br />
‐ Phổi không phẫu thuật, phổi trái (T): mode <br />
AC kiểm soát thể tích, chế độ thông khí bảo vệ <br />
phổi, cài PEEP bằng 5cmH2O. <br />
<br />
476<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: HP7 bệnh nhân tự thở qua nội khí quản <br />
BÀN LUẬN <br />
Thông khí một phổi với nội khí quản hai <br />
nòng ngày càng có nhiều chỉ định nhất là trong <br />
phẫu thuật lồng ngực mạch máu. Người làm <br />
công tác gây mê ngoài việc cần phải có nhiều <br />
kinh nghiệm trong việt cải thiện oxy máu với <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 <br />
thông khí một phổi còn đòi hỏi khi thực hiện kỹ <br />
thuật đặt nội khí quản hai nòng phải: <br />
‐ Lựa chọn ống nội phế quản phù hợp. <br />
‐ Khởi mê yên tĩnh, nên phổi hợp thuốc mê <br />
hô hấp với thuốc mê tĩnh mạch, độ mê (BIS) sâu, <br />
tránh co thắt. <br />
‐ Thao tác nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật… <br />
Tránh biến chứng rách khí – phế quản do <br />
thủ thuật của người làm công tác gây mê gây ra. <br />
Theo tác giả Dr Divatia.J.V& Dr Bhowmick <br />
thì có khoảng 40 tai biến do đặt nội khí quản <br />
trong đó có tai biến thủng khí quản xảy ra ngay <br />
trong lúc chúng ta thực hiện kỹ thuật này. Theo <br />
tác giả Elliot H(1) tỷ lệ rách khí quản sau khi đặt <br />
nội khí quản được thực hiện bởi người làm công <br />
tác gây mê là 55t ); 4/ Cổ ngắn; 5/ Có bệnh phổi tắc <br />
nghẽn mãn tính; 6/ Có điều trị Corticoid; 7/ Trình độ <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
kỹ thuật người thực hiện; 8/ Loại ống nội khí quản. <br />
Còn về nguyên nhân gây rách: 1/ Cỡ ống nội khí <br />
quản; 2/ Cây thông nòng luồn trong ống nội khí quản <br />
đã không được rút bớt ra khi ống nội khí quản qua <br />
dây thanh âm; 3/ Trong khi đặt gặp khó khăn phải đặt <br />
đi đặt lại nhiều lần; 4/ Áp lực bóng chèn quá cao. <br />
Theo các tác giả Elvin J. Cruz‐Zero Lesley <br />
Strachan, Yanping Duan, thì các size của nội khí <br />
quản hai nòng hiện nay là 26 ‐ 41 và người lớn <br />
thường chỉ dùng size 35, 37, 39, 41. Trong đó 39 <br />
cho hầu hết nam và 37 cho hầu hết bệnh nhân <br />
nữ, nhưng với thể trạng trung bình của người <br />
Việt Nam hiện nay thì size này chúng tôi cho <br />
rằng là còn quá lớn và tại phòng mổ Bệnh viện <br />
Chợ Rẫy chúng tôi thường chọn size 28 ‐ 32 cho <br />
nữ và 35 ‐ 37 cho nam. Trong trường hợp bệnh <br />
nhân này chúng tôi nghĩ nhiều đến nguyên <br />
nhân thủng khí quản là do chọn ống nội khí <br />
quản hai nòng lớn (size 37 lúc đầu), làm cho việc <br />
đặt gặp khó khăn và phải đặt đi đặt lại nhiều <br />
lần, trong lúc đặt có thể kèm theo thao tác đặt <br />
thô bạo. Chúng tôi không nghĩ đến nguyên <br />
nhân là do cây thông nòng cũng như bơm cuff <br />
quá căng vì khi chọn ống bác sĩ gây mê đã chọn <br />
ống nội khí quản hai nòng mới hoàn toàn với <br />
cây thông nòng bên trong được luồn và cố định <br />
theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Trong ba lần <br />
đặt đầu tiên điều thất bại nên chúng tôi không <br />
nghĩ nhiều đến nguyên nhân do bơm cuff quá <br />
căng gây thủng khí quản. <br />
Từ những nhận định trên chúng tôi có <br />
khuyến cáo cho các trường hợp phải gây mê đặt <br />
nội khí quản hai nòng như sau: 1/ Luôn luôn <br />
thăm khám tiền mê kỹ càng; 2/ Chuẩn bị đầy đủ <br />
nhân lực và trang thiết bị; 3/ Dẫn đầu đủ độ mê <br />
và đủ độ dãn cơ; 4/ Chọn cỡ ống phù hợp; 5/ <br />
Thao tác đặt phải nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật; <br />
6/ Nhận biết sớm các dấu hiệu lâm sàng của <br />
thủng khí quản để hướng tới chẩn đoán xác <br />
định nhằm phối hợp điều trị đạt hiệu quả tốt <br />
nhất. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Thủng khí quản sau khi đặt nội khí quản và <br />
đặc biệt đối với nội khí quản hai nòng là một <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
477<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
biến chứng ít gặp nhưng khi đã xảy ra thường <br />
rất nặng nề vì ngoài việc làm giảm oxy máu <br />
trong quá trình thông khí một phổi nó còn làm <br />
cho cuộc mổ trở nên khó khăn và dự hậu bệnh <br />
nhân rất nặng có thể ảnh hưởng tới tính mạng. <br />
Việc thăm khám tiền mê, chuẩn bị tốt về nhân <br />
lực và trang thiết bị y tế để phòng tránh cũng <br />
như phát hiện sớm tai biến thủng khí quản và <br />
<br />
phối hợp điều trị là vô cùng quan trọng giúp <br />
nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Chen EH, Logman ZM et al (2001), A case of the tracheal injury <br />
after emergent endotracheal intubation: a review of the <br />
literture and causalities, Anesth Analg.93(5):1270‐1. <br />
Mĩnambres E et al (2009), Tracheal rupture after endotracheal <br />
intubation: a literture systematic review, Uropean Joumal of <br />
Cardio‐Thoracic 35, pp 1056‐1062. <br />
<br />
<br />
<br />
478<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 <br />
<br />