Báo cáo y học: "hàm lượng cholesterol và triglycerid huyết tương ở những BệNh nhân ăn khẩu phần có hàm lượng cholesterol cao từ trứng"
lượt xem 6
download
Qua nghiên cứu 32 bệnh nhân (BN) tuổi từ 15 đến 78 ăn qua sonde với khẩu phần có hàm lượng trứng cao (trung bình 284g/ngày) cho thấy trứng không làm tăng cholesterol cũng như triglycerid máu. Cholesterol trước nuôi 3,70 ± 0,72; sau nuôi 4,11 ± 1,07, p 0,05, triglycerid trước nuôi 1,46 ± 0,75; sau nuôi 1,50 ± 0,60, p 0,05.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo y học: "hàm lượng cholesterol và triglycerid huyết tương ở những BệNh nhân ăn khẩu phần có hàm lượng cholesterol cao từ trứng"
- Tạp chí y dược học quân sự số 1-2007 hàm lượng cholesterol và triglycerid huyết tương ở những BệNh nhân ăn khẩu phần có hàm lượng cholesterol cao từ trứng Nguyễn Thanh Chò* Hoàng Trọng Tiếp* Tóm tắt Qua nghiên cứu 32 bệnh nhân (BN) tuổi từ 15 đến 78 ăn qua sonde với khẩu phần có hàm lượng trứng cao (trung bình 284g/ngày) cho thấy trứng không làm tăng cholesterol cũng như triglycerid máu. Cholesterol trước nuôi 3,70 ± 0,72; sau nuôi 4,11 ± 1,07, p > 0,05, triglycerid trước nuôi 1,46 ± 0,75; sau nuôi 1,50 ± 0,60, p > 0,05. 82
- Tạp chí y dược học quân sự số 1-2007 * Từ khoá: Cholesterol; Triglycerid máu; Trứng. plasma cholesterol and triglycerid concentration in patients fed with high level cholesterol concentration from eggs Nguyen Thanh Cho Hoang Trong Tiep Summary 32 patients, ages ranged 15 - 78 were tube fed with high egg amount (average 284g/day), the results are as follow: Eggs do not cause increase in plasma cholesterol concentration as well as triglycerid concentration. 83
- Tạp chí y dược học quân sự số 1-2007 Cholesterol concentration prefeeding: 3.70 ± 0.72; after feeding: 4.11 ± 1.07, p > 0.05. Triglycerid concentration prefeeding 1.46 ± 0.75, after feeding 1.50 ± 0.60, p > 0.05. * Key words: Plasma cholesterol and triglycerid concentration; Eggs. Đặt vấn đề Nuôi qua sonde là một giải pháp quan trọng để nuôi dưỡng BN nặng. Nếu không được chú ý, BN rất dễ bị thiểu dưỡng. . Với cách nấu truyền thống là ninh các thực phẩm: xương, thịt, gạo, khoai củ… thấy có nhiều bất lợi: - Mất nhiều thời gian (2 giờ - 3 giờ/bữa). - Tốn kém chất đốt. 84
- Tạp chí y dược học quân sự số 1-2007 * Bệnh viện 103 Phản biện khoa học: PGS. TS. Lê Văn Sơn - Tốn máy xay (có khi 1- 2 tháng/1 chiếc máy); - Tốn rây lọc (1- 2 tuần/1 rây lọc); - Thỉnh thoảng bị tắc do rây lọc thủng; - Hiệu quả dinh dưỡng thấp và không ổn định (khi loãng khi đặc). . Nếu dùng các chế phẩm bán sẵn trên thị trường thì giá rất đắt, tăng thêm gánh nặng cho người bệnh. Ví dụ: Ensure 145. 000 đ/hộp chỉ cho 1800 kcal. . Phương pháp mới: hoá lỏng bột bằng enzym của hạt nảy mầm (giá đỗ) và lựa chọn các thực phẩm tự nhiên, sẵn có. Chúng tôi đã nâng giá trị dinh dưỡng của khẩu phần nuôi qua sonde lên cao, ổn định, mà 1
- Tạp chí y dược học quân sự số 1-2007 không gây tốn kém cho người bệnh (chỉ cần ăn 24.000đ - mức 3 đã đạt » 3.000 kcal). Phương pháp này có nhiều ưu điểm: - Không tốn thời gian, chất đốt, máy xay, không phải lọc, hiệu quả dinh dưỡng cao và ổn định, giá thành hạ; quy trình đơn giản, dễ thực hiện. Nhưng trong khẩu phần nuôi này có một lượng trứng khá cao (trung bình 284g/ngày). Protein của trứng được coi là protein chuẩn để từ đó đánh giá chất lượng protein của các thức ăn khác (hệ số sử dụng protein của trứng là 100, cá: 83, thịt bò: 80, sữa: 75). Ngoài ra trứng còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác như glucid, lipid, các vitamin, chất khoáng, các men và hormon. Tuy nhiên, trong thành phần của trứng còn có tỉ lệ cholesterol khá cao (470 mg%). Song trứng là một trong số ít thức ăn có tỷ lệ lecithin cao hơn hẳn cholesterol (6/1). Nhiều nghiên 84
- Tạp chí y dược học quân sự số 1-2007 cứu cho thấy lecithin điều hoà lượng cholesterol. Lecithin ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra ngoài cơ thể, lecithin là một photpho lipid quý, nó là thành phần cần thiết của các tế bào và tổ chức, tập trung nhiều nhất ở tổ chức thần kinh, não, tim, gan, tuyến sinh dục. Vậy khẩu phần có nhiều trứng có làm ảnh hưởng tới mỡ máu, đặc biệt là cholesterol và triglycerid không? Chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Theo dõi sự thay đổi của cholesterol máu và triglycerid sau khi nuôi ăn khẩu phần nghiên cứu. Đối tượng, chất liệu và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu. 85
- Tạp chí y dược học quân sự số 1-2007 BN ở mọi lứa tuổi, có chỉ định ăn qua sonde được nuôi dưỡng tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 103. Loại trừ những BN mắc các bệnh có rối loạn chuyển hoá lipid máu (cholesterol, triglycerid máu cao…). 2. Chất liệu nghiên cứu. Khẩu phần ăn qua sonde/ngày tại Bộ môn- Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 103 như sau: 86
- T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007 Bảng 1: Tên SL P (g) L G (g) E Choles thực (g) (g) (Kcal) terol phẩm (g) Bột gạo 240 16,0 0,96 197,2 875 0 tẻ 120 49,2 21,7 28,5 514 0 Bột đậu 284 42,0 33,0 1,3 485 1335 nành 60 4,8 5,2 33,6 207 18 Trứng 60 0 59,8 0 556 0 gà 300 15,6 0 16,0 126 0 Sữa Ông 6 0 0 0 0 0 thọ 500 3,0 0 30,0 160 Dầu thực vật Giá đỗ Muối Cam tươi 87
- T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007 Cộng 132,6 120,7 307 2920 1353 Ghi chú: SL: số lượng; P: protid; L: lipid; G: glucid; E: năng lượng. Khẩu phần trên chế biến thành 2400 ml (1ml cho 1,2 kcal) chia đều vào 6 bữa trong ngày: 7h, 9h, 11h, 14h, 17h, 20h, mỗi bữa: 400 ml. 3. Phương pháp nghiên cứu. - Xét nghiệm cholesterol toàn phần và triglycerid máu theo phương pháp enzym so màu trên máy phân tích hoá sinh tự động Hitachi 717 hoặc Hitachi 902 tại Khoa Sinh hoá Bệnh viện 103 (trước và sau nuôi qua sonde). - Thời gian nuôi trung bình: 21,8 ngày (ngắn nhất 14 ngày, dài nhất 5 tháng). Những BN nuôi thời gian quá ngắn loại khỏi mẫu (
- T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007 Bảng 2: Tuổi và giới của BN ăn qua sonde. Nữ Tỷ lệ (%) Nhóm Nam n tuổi Dưới 16 1 0 1 3,1 Từ 16 – 13 1 14 43,7 40 8 3 11 34,4 Từ 41 – 5 1 6 18,8 59 0 0 0 0 Từ 60 – 79 > 80 Cộng 27 5 32 100 * BN ở nhóm tuổi 16-40 phải nuôi qua sonde chiếm nhiều nhất (43,7%). BN ở nhóm tuổi dưới 16 phải nuôi qua sonde gặp rất ít (3,1%) do các cháu vào Khoa Nhi Bệnh viện 103 điều trị, thường mắc các bệnh thông thường, nếu quá nặng thường phải chuyển lên bệnh viện chuyên khoa tuyến trên nên ít gặp ăn qua sonde. 89
- T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007 Nhóm tuổi > 80 không gặp trường hợp nào. * Tần suất các bệnh phải nuôi ăn qua sonde. Chấn thương sọ não: 9 BN (28,1%); uốn ván: 6 BN (18,8%); tai biến mạch não: 5 BN (15,6%); viêm não- màng não: 3 BN (9,4%); nhược cơ: 2 BN (6,2%); các bệnh khác: 7 BN (21,9%). * Bệnh lý thường gặp phải nuôi qua sonde là: chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cao nhất (28,1%), điều này cũng phù hợp với kết quả ở bảng 2. Sau đó là uốn ván 6/32 (18,8%) và tai biến mạch não 5/32 (15,6%). * Phân bố BN theo các mặt bệnh nội và ngoại khoa. Nội khoa: 13 BN (40,6%); ngoại khoa: 19 BN (59,4%). * Số BN có bệnh lý ngoại khoa phải nuôi dưỡng qua sonde là 19/32 (59,4%) nhiều hơn BN có bệnh lý nội khoa: 13/32 (40,6%). Bảng 3: So sánh chỉ số cholesterol và triglycerid máu trước và sau khi ăn qua sonde (n = 32). 90
- T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007 Kết quả xét nghiệm X ± SD (mmol/l) Chỉ số p Trước ăn Sau ăn qua qua sonde sonde Triglycer 1,46 ± 0,75 1,50 ± 0,60 > 0,05 id Cholester 3,70 ± 0,72 4,11 ± 1,07 > 0,05 ol * Hàm lượng cholesterol và triglycerid máu trước và sau khi ăn qua sonde không thay đổi (p > 0,05), chứng tỏ trứng cũng không gây tăng cholesterol và triglycerid máu, cholesterol triglycerid máu sau ăn qua sonde cũng vẫn ở trong giới hạn bình thường. Kết luận Qua nghiên cứu 32 BN ăn qua sonde với các bệnh chấn thương sọ não, uốn ván, tai biến mạch máu não… ở khẩu phần có hàm lượng trứng cao (248g/ngày) chúng 91
- T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007 tôi thấy trứng không làm tăng cholesterol và triglycerid máu. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Dinh dưỡng. an toàn thực phẩm. Trường Đại học Y Hà Nội. Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. NXBYH, 2004, tr 55, 65. 2. Nguyễn Thanh Chò, Trần Văn Tập. Đánh giá khẩu phần nuôi dưỡng BN tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 103 trong 5 năm (2000- 2004) Tạp chí Y Dược học quân sự, 2005, tập 30 ĐS, tr 98- 102. 3. Từ Giấy, Hà Huy Khôi và CS. Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam, NXBYH, 2000. 4. Từ Giấy, Hà Huy Khôi. Giới thiệu một số thức ăn nuôi dưỡng qua ống thông. Một số vấn đề dinh dưỡng thực hành. NXBYH, 1998, tr 214- 218. 92
- T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007 5. Phan Thị Kim, Nguyễn Văn Sang và CS. Chế độ ăn nuôi dưỡng BN qua ống thông. Thực đơn chế độ ăn trong một số bệnh nội khoa. NXBYH, 1997, tr: 73- 75. 6. Susan G. Dudek. Nutrition handbook for nursing practice. Lippincott, Philadelphia. New York, 1997, pp: 437- 442. 93
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài : “Báo cáo ĐTM dự án chợ Hải Tân-Thành phố Hải Dương”
122 p | 414 | 115
-
CHIẾT XUẤT, XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG POLYPHENOL VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HOÁ CỦA CÁC MẪU BỘT CHIẾT LÁ DÂU
5 p | 538 | 58
-
Luận văn: Xây dựng một phương pháp cho phép xác định nhanh và tương đối chính xác hàm lượng axit amin và protein trong thực phẩm
51 p | 279 | 41
-
báo cáo y học: "ứNG DụNG DUNG MôI CO2 SIêU TớI HạN đIềU CHế LIPOSOM CHứA ARBUTIN Sử DụNG TRONG Mỹ PHẩM NANO"
24 p | 122 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH XANTHONES TỪ VỎ QUẢ MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.)"
7 p | 283 | 34
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG STIGMASTEROL TRONG CÂY RÁY (Alocasia odora (Roxb.) C. Koch) BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO"
8 p | 180 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU VÀ HÀM LƢỢNG NO3TRONG ĐẤT TRỒNG RAU TẠI HUYỆN HƢƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ "
0 p | 151 | 24
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm lân, Kali đến tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng Amylose hạt gạo ở đất phèn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
4 p | 133 | 20
-
Báo cáo y học: "NGHIÊN CỨU NHÓM CÁC HỢP chÊt ANTHRANOID TỪ CÂY CHÚT CHÍT "
21 p | 153 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA LỢN KIỀNG SẮT Ở QUẢNG NGÃI "
0 p | 133 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VẤN ĐỀ TIẾNG ANH CHUẨN VÀ TIẾNG ANH QUỐC TẾ: NHỮNG HÀM Ý CHO VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM"
16 p | 78 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ NHẬN DẠNG CẤU TRÚC ALKALOID TRONG DỊCH CHIẾT TỪ LÁ VÔNG NEM (ERYTHRINA ORIENTALIS L. FABACEAE) THỪA THIÊN HUẾ"
6 p | 108 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân sử dụng Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
91 p | 40 | 10
-
BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NHU CẦU METHIONINE TRONG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) "
8 p | 96 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " THÀNH PHẦN HÓA SINH VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA DNCH CHIẾT LÁ MUỒNG TRÂU (Cassia alata L.)"
8 p | 113 | 8
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Hoàn thiện quản trị công ty nhằm nâng cao chất lượng báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
22 p | 23 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHỤ GIA PHÂN TÁN ĐẾN ĐẾN TÍNH CHẤT CỦA HỒ CAO LANH"
7 p | 95 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn