intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo y học: "KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH NAM DO KHÔNG CÓ TINH TRÙNG TRONG TINH DỊCH TẠI TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ PHÔI, HỌC VIỆN QUÂN Y"

Chia sẻ: Nguyễn Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

121
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân (BN) không có tinh trùng trong tinh dịch (azoospermia) tại Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y. Thực hiện 161 chu kỳ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) cho 158 BN không có tinh trùng trong tinh dịch. Trong đó, 126 chu kỳ ICSI tiến hành với tinh trùng thu được từ phương pháp chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA), 25 chu kỳ ICSI với tinh trùng thu được từ phương pháp chọc hút tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo y học: "KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH NAM DO KHÔNG CÓ TINH TRÙNG TRONG TINH DỊCH TẠI TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ PHÔI, HỌC VIỆN QUÂN Y"

  1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH NAM DO KHÔNG CÓ TINH TRÙNG TRONG TINH DỊCH TẠI TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ PHÔI, HỌC VIỆN QUÂN Y Trịnh Thế Sơn*; Nguyễn Đình Tảo* Quản Hoàng Lâm*; Trịnh Quốc Thành* và CS TãM T¾T Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân (BN) không có tinh trùng trong tinh dịch (azoospermia) tại Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y. Thực hiện 161 chu kỳ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) cho 158 BN không có tinh trùng trong tinh dịch. Trong đó, 126 chu kỳ ICSI tiến hành với tinh trùng thu được từ phương pháp chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA), 25 chu kỳ ICSI với tinh trùng thu được từ phương pháp chọc hút tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu (MESA), 10 chu kỳ ICSI với tinh trùng thu được từ phương pháp phân lập tinh trùng từ tinh hoàn (TESE). Kết quả: PESA-ICSI, MESA-ICSI và TESE-ICSI là các phương pháp điều trị có hiệu quả đối với BN không có tinh trùng trong tinh dịch với tỷ lệ có thai lâm sàng của phương pháp PESA-ICSI, MESA-ICSI và TESE-ICSI tương ứng là 27,78%; 20% và 20%. * Tõ kho¸: V« sinh nam; Tinh trïng; Tinh dÞch. THE OUTCOME OF TREATMENT FOR AZOOSPERMIA AT IVF CENTRE, MILITARY MEDICAL UNIVERSITY SUMMARY This study was conducted to evaluate the outcome of treatment for azoospermia at IVF Centre, Military Medical University. In this study, 261 sperm retrieval procedures were performed in 158 azoospermic men, followed by 161 intracytoplasmic sperm injection (ICSI) procedures using spermatozoa obtained by percutaneous epididymal sperm aspiration (PESA) (n = 126), microsurgical epididymal sperm aspiration (MESA) (n = 25), testicular sperm extraction (TESE) (n = 10). The results showed that: - ICSI with PESA, MESA and TESE is an effective method to treat azoospermia. - In the PESA, MESA and TESE groups, the clinical pregnancy rates were 27.78%; 20% and 20% respectively. * Key words: Azoospermia; ICSI, PESA, MESA, TESE. * Häc viÖn Qu©n y Ph¶n biÖn khoa häc: PGS. TS. Lª Trung H¶i
  2. ĐÆT VÊN ĐÒ Năm 1677, Leeuwenhoek và CS là người đầu tiên phát hiện tinh trùng [4]. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản đã ra đời. Đến năm 1992, phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) cùng với phương pháp phẫu thuật lấy và phân lập tinh trùng ở BN không có tinh trùng trong tinh dịch được áp dụng, đã mở ra kỷ nguyên mới trong điều trị vô sinh nam, đặc biệt cho những BN không có tinh trùng trong tinh dịch. Cùng với sự phát triển chung, Trung tâm Công nghệ phôi thực hiện các kỹ thuật mới điều trị cho BN không cã tinh trïng trong tinh dịch và đã đạt được những thành công đáng kể. Việc đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị BN không có tinh trïng trong tinh dịch sẽ có một ý nghĩa quan trọng trong công tác tư vấn, điều trị và không ngừng nâng cao tỷ lệ thành công. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị BN không có tinh trùng trong tinh dịch tại Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. * Cỡ mẫu: Thực hiện 161 chu kỳ điều trị cho 158 BN được chẩn đoán không có tinh trïng trong tinh dịch tại Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y từ tháng 10 - 2006 đến 10 - 2009. * Tiêu chuẩn lựa chọn BN: Những BN không có tinh trùng trong tinh dịch, không phải xuất tinh ngược dòng. Mẫu tinh dịch phải được ly tâm [2]. Có thể lấy tinh trùng tại mào tinh hay tinh hoàn. - BN có xét nghiệm nhiễm sắc thể bình thường. 2. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp xét nghiệm tinh dịch đồ (theo WHO, 1999) [7]. - Phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) theo Tournaye H. (1999) [6]. - Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng chọc hút qua da (PESA) theo Levine L.A. (2003) [3]: tiến hành trên BN không có tinh trùng trong tinh dịch, lấy được tinh trùng từ mào tinh đủ về số lượng và chất lượng. - Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu thuật (MESA) theo Tournaye H. (1999) [6]: tiến hành trên các BN không có tinh trùng trong tinh dịch lấy được tinh trùng tại mào tinh nhưng không đủ về số lượng và chất lượng. - Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật xẻ tinh hoàn (TESE) theo Devroey P. (1995) [1]: tiến hành ở các BN không có tinh trùng trong tinh dịch nhưng không có tinh trùng tại mào tinh. - Xử lý số liệu bằng chương trình SPSS 13.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Phương pháp PESA-ICSI. * Đặc điểm BN: Tuổi trung bình của BN: 31,55 ± 4,54 với thời gian vô sinh 7,86 ± 4,65 năm. * Kết quả điều trị: Thực hiện 126 chu kỳ, thành công 35 và tỷ lệ có thai lâm sàng 27,78%. 2. Phương pháp MESA-ICSI. * Đặc điểm BN:
  3. Tuổi trung bình của BN: 29,88 ± 4,97 với thời gian vô sinh 4,48 ± 1,87 năm. * Kết quả điều trị: Thực hiện 25 chu kỳ, thành công 5 và tỷ lệ có thai lâm sàng 20%. 3. Phương pháp TESE-ICSI. * Đặc điểm BN: Tuổi trung bình của BN: 31,70 ± 7,57 với thời gian vô sinh 12 ± 5,60 năm. * Kết quả điều trị: Sau ®iÒu trÞ 10 chu kỳ, số chu kỳ thành công 2 và tỷ lệ có thai lâm sàng 20%. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy: PESA-ICSI, MESA-ICSI và TESE-ICSI là các phương pháp điều trị có hiệu quả đối với BN không có tinh trùng trong tinh dịch do tắc hoặc không do tắc. Điều đó có nghĩa, BN không có tinh trùng trong tinh dịch vẫn có cơ hội làm cha. Trong đó, PESA-ICSI chiếm đa số (126/161 = 78,26%) và có tỷ lệ thành công cao nhất (27,78%). Kết quả điều trị BN không có tinh trùng trong tinh dịch bằng phương pháp PESA-ICSI đã được nhiều trung tâm trong và ngoài nước thực hiện với tỷ lệ thµnh c«ng 20 - 24% [5, 8]. Tại Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y, kết quả thành công của phương pháp này là 27,78%. Có được kết quả này là do các bước chuẩn bị của chúng tôi trong điều trị cho BN không có tinh trùng trong tinh dịch: BN được xét nghiệm nội tiết tố và điều trị kích thích sinh tinh trước khi thu tinh trùng trong 3 tháng. Sau đó, nuôi cấy tinh trùng trong môi trường từ 1 - 2 tiếng trước khi làm ICSI. KÕT LUẬN Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra kết luận sau: - PESA-ICSI, MESA-ICSI và TESE-ICSI là các phương pháp điều trị hiệu quả đối với BN không có tinh trùng trong tinh dịch. - PESA-ICSI hay được sử dụng (78,26%) và có tỷ lệ thành công cao nhất (27,78%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Devroey P., Liu J., Nagy Z., Goossens A., Tournaye H., Camus M., Van Steirteghem A., Silber S. Pregnancies after testicular sperm extraction and intracytoplasmic sperm injection in non- obstructive azoospermia. 1995, 10 (6), pp.1457-60. 2. Dohle G.R. Azoospermia. Andrology for the clinician. Springer-Verlag Berlin Heidelberg. 2006, pp.81-84. 3. Levine L.A., Dimitriou R.J., Fakouri B. Testicular and epididymal percutaneous sperm aspiration in men with either obstructive or nonobstructive azoospermia. 2003, 62 (2), pp.328-332. 4. Gonzalès J. History of spermatozoon and changing views. 2006, 34 (9), pp.819-826. 5. Ou J.P., Zhuang G.L., Zhou C.Q., Wang C.X., Fang C., Shu Y.M., Zhan Q.S., Peng W.L., Zhang M.F. Sperm retrieval methods and pregnancy outcome of 100 azoospermia patients. Zhonghua Nan Ke Xue. 2002, 8 (4), pp.258-260. 6. Tournaye H., Merdad T., Silber S., Joris H., Verheyen G., Devroey P., Van Steirteghem A. No differences in outcome after intracytoplasmic sperm injection with fresh or with frozen-thawed epididymal spermatozoa. . 1999, 14 (1), pp.90-95. 7. WHO. Who laboratory manual for the examination of human semen and sperm-cervical mucus interaction. Fourth edition. United Kingdom. 1999. 8. Nicopoullos J.D.M., Gilling-Smith C., Almeida P.A. Ramsay J.W.A. The results of 154 ICSI cycles using surgically retrieved sperm from azoospermic men. Human Reproduction. 2004, 19 (3), pp.579-585.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2