intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo y học: "NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN NÃO ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH CỦA BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH SAU TAI BIẾN MẠCH NÃO"

Chia sẻ: Nguyễn Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

122
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu 60 bệnh nhân (BN) động kinh (ĐK) sau tai biến mạch não (TBMN), tuổi trung bình 53,37, tỷ lệ nam/nữ = 2,75 điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 - 2007 đến 9 2009. Tỷ lệ ĐK sau nhồi máu não nhiều hơn sau chảy máu não (55% so với 45%). Thời gian xuất hiện cơn ĐK đầu tiên sau TBMN thường trong 6 tháng đầu (60%). Trên lâm sàng thường gặp cơn ĐK cục bộ (68,33%). Trên bản ghi điện não đồ hoạt động kịch phát kiểu ĐK chiếm 68,34%. Trên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo y học: "NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN NÃO ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH CỦA BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH SAU TAI BIẾN MẠCH NÃO"

  1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN NÃO ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH CỦA BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH SAU TAI BIẾN MẠCH NÃO Lê Văn Thính* Trịnh Thị Phương Lâm* TÓM TẮT Nghiên cứu 60 bệnh nhân (BN) động kinh (ĐK) sau tai biến mạch não (TBMN), tuổi trung bình 53,37, tỷ lệ nam/nữ = 2,75 điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 - 2007 đến 9 - 2009. Tỷ lệ ĐK sau nhồi máu não nhiều hơn sau chảy máu não (55% so với 45%). Thời gian xuất hiện cơn ĐK đầu tiên sau TBMN thường trong 6 tháng đầu (60%). Trên lâm sàng thường gặp cơn ĐK cục bộ (68,33%). Trên bản ghi điện não đồ hoạt động kịch phát kiểu ĐK chiếm 68,34%. Trên phim chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và/hoặc cộng hưởng từ sọ não, tổn thương chủ yếu là vùng vỏ não (88,89% trong chảy máu não và 84,85% trong nhồi máu não), hay gặp tổn thương thuỳ thái dương (26,67%), ở mức độ vừa và lớn (88,89% trong chảy máu não và 90,91% trong nhồi máu não). * Từ khóa: Tai biến mạch não; Đặc điểm lâm sµng; Điện não đồ; Động kinh. STUDY OF CLINICAL, ELECTROENCEPHALOGRAM FEATURES AND NEUROLOGICAL IMAGES IN PATIENT WITH POST-STROKE EPILEPSY SUMMARY Our study consists of 60 patients with poststroke epilepsy, who were treated at Neurology Department in Bachmai Hospital from September, 2007 to September, 2009. Average age of patients was 53.37; the male/female ratio was 2.75. Ratio of epilepsy after infarction (55%) is higher than epilepsy after haemorrhage (45%); the first seizure often occures in 6 month after stroke (60%); on EEG, focal seizure was 68.34%; on CT/MRI, cortical lesions are presented (88.89% in haemorrhage and 84.85% in infarction), most of temporal lobe (26.67%), with medium and large level (88.89% in haemorrhage and 90.91% in infarction). * Key words: Stroke; Clinical features; Electroencephalogram; Epilepsy. ĐÆt VÊN ĐÒ Tai biến mạch não luôn là một vấn đề thời sự cấp bách, chiếm tỷ lệ cao nhất trong lâm sàng thần kinh, không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam [1]. * BÖnh viÖn B¹chk Mai Ph¶n biÖn khoa häc: PGS. TS. NguyÔn V¨n Ch−¬ng TBMN không những để lại cho người bệnh di chứng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, lao động mà còn là gánh nặng về kinh tế, tinh thần cho gia đình và xã hội. ĐK là triệu chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và là một trong những di chứng có thể gặp sau TBMN. TBMN làm rối loạn chuyển hoá tế bào thần kinh ở vùng não bị tổn thương, rối loạn dẫn truyền xung động thần kinh nên có thể gây cơn
  2. ĐK. TBMN còn gây tổn thương trong mô não, có thể là ổ kích thích phát động gây cơn ĐK [4, 6]. Ở nước ta, các đề tài nghiên cứu về ĐK sau TBMN còn hạn chế. Vì vậy, với mong muốn góp phần nghiên cứu thêm về bệnh lý TBMN, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, điện não đồ và hình ảnh học thần kinh của BN ĐK sau TBMN. ĐèI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 60 BN được chẩn đoán xác định ĐK sau TBMN, điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 - 2007 đến 9 - 2009. * Tiêu chuẩn chọn BN: BN có tiền sử TBMN vào viện được chẩn đoán ĐK sau TBMN. * Tiêu chuẩn loại trừ: BN có tiền sử ĐK từ trước hoặc trong khi bị TBMN, hoặc ĐK sau khi bị TBMN nhưng do các nguyên nhân dị dạng mạch não hay tổn thương não không rõ ràng. * Tiêu chuẩn chẩn đoán: - Định nghĩa ĐK. - Phân loại cơn kết hợp điện não đồ. - Kết hợp tổn thương trên phim chụp CLVT sọ não và/hoặc cộng hưởng từ sọ não. 2. Phương pháp nghiên cứu. Thống kê mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu. Trực tiếp thăm khám và ghi chép theo mẫu bệnh án nghiên cứu, khai thác đầy đủ tiền sử, bệnh sử, các dấu hiệu lâm sàng và điện não đồ, hình ảnh tổn thương trên phim CLVT sọ não và/hoặc phim cộng hưởng từ sọ não nhằm rút ra đặc điểm riêng của BN ĐK sau TBMN. * Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 15.0. KÕT QU¶ NGHIªN CỨU Bảng 1: Phân bố nhóm tuổi. n NHÓM TUỔI TỶ LỆ (%) Nam Nữ < 16 3 2 8,33 16 - 30 0 5 8,33 31 - 45 7 1 13,33 46 - 60 10 4 23,33 > 60 24 4 46,68 Tổng 44 16 100
  3. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 53,37 ± 21,24. Nhóm tuổi hay gặp: > 60 tuổi (46,68%); tỷ lệ nam/nữ là 2,75. Bảng 2: Phân bố thể TBMN theo nhóm tuổi. THỂ TBMN THỂ TBMN Chảy máu não Nhồi máu não NHÓM TUỔI < 16 5 0 16 - 30 4 1 31 - 45 4 4 46 - 60 5 9 > 60 9 19 Tổng 27 33 Chảy máu não chiếm 45%, nhồi máu não 55%. Bảng 3: Thời gian xuất hiện cơn ĐK đầu tiên sau TBMN. CHẢY MÁU NÃO NHỒI MÁU NÃO THỂ TBMN TỶ LỆ (%) THỜI GIAN n % n % 1 - 3 tháng 3 11,11 8 24,24 18,33 > 3 - 6 tháng 12 44,44 13 39,39 41,67 > 6 - 12 tháng 4 14,81 4 12,12 13,34 > 12 - 24 tháng 2 7,41 3 9,09 8,33 > 24 tháng 6 22,22 5 15,15 18,33 Tổng 27 45 33 55 60 60% xuất hiện cơn ĐK đầu tiên sau 6 tháng đầu bị TBMN. Bảng 4: Dạng cơn ĐK gặp trên lâm sàng. CHẢY MÁU NÃO NHỒI MÁU NÃO THỂ TBMN p DẠNG CƠN ĐK n % n % Đơn thuần 3 11,11 9 27,27 Phức hợp 0 0 1 3,03 Cơn cục bộ 0,304 Toàn thể hoá 15 55,56 13 39,39 Tổng số 18 66,67 23 69,70 Cơn toàn thể 9 33,33 10 30,30 Tổng 27 45 33 55 60 Trên lâm sàng, dạng cơn ĐK cục bộ thường gặp hơn cơn ĐK toàn thể (69,70% so với 30,30%). Bảng 5: Hoạt động kịch phát kiểu ĐK gặp trên điện não đồ. CHẢY MÁU NÃO NHỒI MÁU NÃO TỔNG
  4. THỂ TBMN n % n % n % DẠNG HOẠT ĐỘNG KỊCH PHÁT 6 22,22 10 30,30 16 26,67 Điển hình Kịch phát Không điển hình 11 40,74 14 42,43 25 41,67 10 37,04 9 27,27 19 31,66 Không kịch phát 27 45 33 55 60 100 Tổng
  5. - Trong nhóm chảy máu não, 17 BN (62,96%) có hoạt động kịch phát và 10 BN (37,04%) không có hoạt động kịch phát. - Trong nhóm nhồi máu não, 24 BN (72,73%) có hoạt động kịch phát và 9 BN (27,27%) không có hoạt động kịch phát. Bảng 6: Vị trí tổn thương vỏ não - dưới vỏ trên phim CLVT và cộng hưởng từ ở BN TBMN. THỂ TBMN CHẢY MÁU NÃO NHỒI MÁU NÃO VỊ TRÍ TæN n % n % THƯƠNG Vùng vỏ não 24 88,89 28 84,85 Vùng dưới vỏ não 3 11,11 5 15,15 Tổng 27 100 33 100 Vị trí tổn thương trên phim chụp CLVT và/hoặc cộng hưởng từ sọ não hay gặp là tổn thương ở vùng vỏ não (sau chảy máu não 88,89%; sau nhồi máu não 84,85%). * Vị trí ổ tổn thương trên phim CLVT và cộng hưởng từ sọ não: Thuỳ trán: 6 BN (10%); thuỳ đỉnh: 4 BN (6,67%); thuỳ thái dương: 16 BN (26,67%); thuỳ chẩm: 5 BN (8,33%); nhân xám trung ương: 8 BN (13,33%); kết hợp: 21 BN (35%). Vị trí tổn thương trên phim chụp CLVT và/hoặc cộng hưởng từ sọ não chủ yếu là tổn thương phối hợp thuỳ thái dương với thuỳ đỉnh, thuỳ trán hay thuỳ chẩm (21 BN = 35%); tổn thương thuỳ thái dương (16 BN = 26,67%); 8 BN (13,33%) tổn thương vùng nhân xám trung ương. BÀN LUẬN 1. Đặc điểm lâm sàng. * Tuổi và giới: Kết quả bảng 1 cho thấy, tuổi trong nhóm nghiên cứu bị ĐK sau TBMN là 5 - 85 tuổi, tuổi trung bình 53,37 ± 21,24; tỷ lệ ĐK sau TBMN tăng theo tuổi. ĐK sau TBMN hay gặp ở độ tuổi > 60 (46,68%); nhóm > 46 tuổi chiếm 70,01%. Kết quả này tương tự Bladin C.F. và CS khi nghiên cứu 1.897 BN TBMN cấp thấy tuổi trung bình của nhóm có ĐK là 71,7 ± 13,6 [4]. Nam mắc ĐK sau TBMN nhiều hơn nữ 2,75 lần. Kết quả này tương tự các tác giả khác [2] với tỷ lệ nam/nữ thay đổi từ 1,3 - 2,78 lần; khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này có lẽ do nam giới thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: uống rượu, bia, hút thuốc lá, thuốc lào. * Tỷ lệ thể TBMN: Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ nhồi máu não gặp nhiều hơn chảy máu não (55% so với 45%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Thị Hải Yến: ĐK sau nhồi máu não nhiều hơn sau chảy máu não (81,82% so với 18,18%) [2]; Bladin C.F. và CS nhận thấy 10% nhồi máu não có cơn ĐK; 8,6% chảy máu não có cơn ĐK [4]. * Thời gian xuất hiện cơn ĐK đầu tiên sau TBMN: Bảng 3 cho thấy, 60% BN xuất hiện cơn ĐK đầu tiên sau 6 tháng đầu bị TBMN.
  6. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Hải Yến: ĐK thường xuất hiện trong 6 tháng đầu sau TBMN (90,91%) [2]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Fukujima M.M. thấy cơn ĐK thường xuất hiện trội trong vòng 6 tháng đầu sau nhồi máu não; Bladin C.F. thấy 75 - 90% cơn ĐK xuất hiện trong 6 tháng đầu [4]. * Dạng cơn ĐK trên lâm sàng: Bảng 4 cho thấy, dạng cơn ĐK trên lâm sàng ở BN ĐK sau TBMN chủ yếu là cơn cục bộ (68,33%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Hải Yến thấy ĐK ở nhóm nguyên nhân TBMN: 63,64% có cơn ĐK cục bộ và 36,36% có cơn ĐK toàn thể trên lâm sàng [2]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bladin C.F. [4] (trong nhóm nhồi máu não 53% có cơn ĐK cục bộ; còn trong nhóm chảy máu não cơn ĐK cục bộ và cơn ĐK toàn thể ngang bằng nhau). 2. Cận lâm sàng. Bảng 5 cho thấy, đa số BN có hoạt động kịch phát trên điện não đồ (68,34%). Trong chảy máu não, hoạt động kịch phát điển hình thấp hơn nhóm hoạt động kịch phát không điển hình, tỷ lệ này tương tự ở nhóm ĐK sau nhồi máu não. Số BN không phát hiện được hoạt động kịch phát trên điện não đồ cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (31,66%). Trần Thị Hải Yến [2] thấy 37,5% BN lâm sàng có cơn ĐK nhưng trên điện não đồ không phát hiện được hoạt động kịch phát. Milandre L. [5] ghi điện não cho 78 BN có cơn ĐK sau TBMN thấy 37% BN có hoạt động kịch phát kiểu ĐK trên bản ghi; 63% BN không có hoạt động kịch phát nhưng lại xuất hiện các hoạt động chậm cục bộ hoặc phổ biến hoạt động chậm. Trong nghiên cứu chưa phát hiện được 31,67% BN có hoạt động kịch phát ĐK trên điện não do khi vào viện BN có cơn ĐK trên lâm sàng phải dùng thuốc chống ĐK ngay, vì thế không ghi được điện não sớm sau cơn và đã làm giảm khả năng xuất hiện kịch phát ĐK trên điện não đồ. Bảng 6 cho thấy, trong nhóm BN ĐK sau TBMN trên phim chụp CLVT và/hoặc cộng hưởng từ sọ não gặp chủ yếu là tổn thương vùng vỏ não và/hoặc kết hợp tổn thương dưới vỏ (88,89% ở nhóm chảy máu não và 84,85% ở nhóm nhồi máu não). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Trần Thị Hải Yến: trong nhóm nguyên nhân ĐK do TBMN: 100% BN có vị trí tổn thương liên quan tới vỏ não gây ĐK [2]. Theo Bladin C.F. và CS [4], BN TBMN có cơn ĐK bị nhồi máu não gặp 62,86% tổn thương vỏ não và 20% vùng nhân xám. Còn đối với chảy máu tổn thương vỏ não gây cơn ĐK là 68% và 32% tổn thương dưới vỏ. Trên phim chụp CLVT và/hoặc cộng hưởng từ sọ não thường gặp nhất là tổn thương phối hợp giữa các thuỳ não (35%); tổn thương thuỳ thái dương gặp 16 BN (26,67%); tổn thương nhân xám trung ương gặp 8 BN (13,33%). Kết quả này tương tự nghiên cứu của Benbir và CS [3]: BN có ĐK sau TBMN thấy tổn thương não trên phim chụp CLVT chủ yếu là vùng não chi phối của động mạch não giữa. KÕT LUËN 1. Đặc điểm lâm sàng. - Tuổi trung bình của BN 53,37 ± 21,24, tập trung ở độ tuổi > 46 (70,01%), nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất: > 60 tuổi (46,68%). - Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (73,33% so với 26,67%). - Tỷ lệ ĐK sau nhồi máu não gặp nhiều hơn sau chảy máu não (55% so với 45%).
  7. - Thời gian xuất hiện cơn ĐK đầu tiên sau khi bị TBMN trong 6 tháng đầu (60%); trong đó chảy máu não nhiều hơn nhồi máu não (70,93% so với 63,64%). - Trên lâm sàng, dạng cơn ĐK cục bộ gặp nhiều hơn cơn ĐK toàn thể (68,33% so với 31,67%). Tỷ lệ cơn ĐK cục bộ trong nhồi máu não nhiều hơn trong chảy máu não (69,7% so với 66,67%). 2. Đặc điểm điện não đồ và hình ảnh thần kinh học. - Trên điện não đồ, hoạt động kịch phát kiểu ĐK nhiều hơn không có hoạt động kịch phát (68,34% so với 31,66%). - Trên phim chụp CLVT và/hoặc cộng hưởng từ sọ não, tổn thương chủ yếu ở vùng vỏ não (88,89% trong chảy máu não và 84,85% trong nhồi máu não). Hay gặp tổn thương thuỳ thái dương hoặc tổn thương phối hợp giữa thuỳ thái dương với các thuỳ khác (tương ứng 26,67% và 35%). TµI LIÖU THAM KH¶O 1. Lê văn Thính. Nhồi máu não chảy máu. Y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai. 2002, 6, tr.32- 40. 2. Trần Thị Hải Yến. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ĐK khởi phát ở người > 16 tuổi. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2000, tr.67-68. 3. Benbir G., Ince B., Bozluolcaym. The epidemiology of post-stroke epilepsy: according to stroke subtypes. Acta neurological scandinavica. 2006, (114), pp.8-12. 4. Bladin C.F., Alexandrov A.V., Bellavane A. et al. Seizures after stroke: Arch Neurol. 2000, 57, pp.1617-1622. 5. Milandre L., Broca P., Sambuc R. Epileptic crisis during and after cerebrovascular diseases. A clinical analysis of 78 cases. Rev Neurol. 1992, 148 (12), pp.767-772. 6. Silverman I.F., Restrepo L., Mathews G.C. Poststroke seizures. Arch Neurol. 2002, 59, pp.195- 202.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2