intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo chí nói tiếng nói của ai?

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

234
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo chí nói tiế "Báo chí là công cụ của Đảng!" Nguyên lý đó những người làm báo Việt Nam đều phải thuộc nằm lòng. Sau Đổi mới, ông Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã có sáng kiến quan trọng thêm cho báo chí Việt Nam mệnh đề thứ hai: "Là diễn đàn của quần chúng". Một vài cán bộ báo chí quá say sưa với Đổi mới cứ tưởng cái "diễn đàn" của ông Linh đã hoàn toàn chấp nhận tự do tư tưởng, nhà báo có thể phản biện mọi chính sách đã ban hành. Nhầm lẫn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo chí nói tiếng nói của ai?

  1. Báo chí nói tiếng nói của ai? "Báo chí là công cụ của Đảng!" Nguyên lý đó những người làm báo Việt Nam đều phải thuộc nằm lòng. Sau Đổi mới, ông Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã có sáng kiến quan trọng thêm cho báo chí Việt Nam mệnh đề thứ hai: "Là diễn đàn của quần chúng". Một vài cán bộ báo chí quá say sưa với Đổi mới cứ tưởng cái "diễn đàn" của ông Linh đã hoàn toàn chấp nhận tự do tư tưởng, nhà báo có thể phản biện mọi chính sách đã ban hành. Nhầm lẫn đó khiến không ít người phải trả giá. Trong cuộc hội nghị "quán triệt nghị quyết Hội nghị Trung ương" (khóa 6) ở buổỉ thảo luận tổ, ông Bùi Tín, khi đó là phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân kể, ông rất khó trả lời khi các đồng nghiệp phương Tây hỏi vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận đa nguyên? Ông Bùi Tín cho rằng Đảng nên chấp nhận đa
  2. nguyên để thực hiện dân chủ. Theo ông, thực tế Việt Nam đã có những yếu tố đa nguyên: Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội hợp tác với nhau rất tốt đẹp; Mặt trận Tổ quốc gồm nhiều đoàn thể có những tiếng nói khác nhau; Các tờ báo của mọi giới, mọi từng lớp thể hiện những mong muốn rất đa dạng... Ông Bùi Tín nói dài hơn 30 phút, được toàn tổ gồm những tổng biên tập báo, đài phát thanh, đài truyền hình lắng nghe. Tổ trưởng tổ này là ông Thái Ninh, Phó trưởng ban Tuyên huấn Trung ương không ngắt lời mà có vẻ khuyến khích ông Bùi Tín. Không ai ngờ trong buổi tổng kết hội nghị, ông Đào Duy Tùng, ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách cả khối Tuyên huấn, Báo chí, Văn nghệ đã cao giọng phê phán: "Thật đáng chê trách là tại cuộc họp gồm toàn cán bộ cốt cán của Đảng mà lại có một đồng chí nồng nhiệt cổ vũ thực hiện đa nguyên! Đồng chí đó không biết rằng đa nguyên là hình thức dân chủ mị dân của chủ nghĩa tư bản. Đòi đa nguyên được, rồi sẽ đòi đa đảng!" Hôm đó ông Bùi Tín ngồi ở hàng ghế gần cuối hội trường, rất ít người nhìn thấy ông hai tay chống cằm, mặt cúi gằm, mớ tóc dài rũ xuống hai vai, không biết ông đang bực tức hay ngượng ngùng, nhưng vẻ thiểu não thì lộ rõ. Ít lâu sau, nhân có cơ hội đi công tác sang Pháp, ông Bùi Tín đã trình bày một cách có hệ thống quan điểm của mình trong bài trả lời đài BBC Việt ngữ. Thật ra, trước đó ở trong nước đã có nhiều người từng nói những điều ông Bùi Tín nêu ra (như các ông Trần Xuân Bách, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Hộ, Phan Đình Diệu...) Phải chi ông Bùi Tín tiếp tục nói ở trong nước, dù lời lẽ có nhẹ hơn đôi chút, vẫn dễ được đồng bào lắng nghe hơn. Năm 1989, nhân dịp đi công tác ở Bắc Triều Tiên, bà Kim Hạnh Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ đã viết một bài bút ký miêu tả rất sinh động tệ sùng bái cá nhân ở đất
  3. nước này đối với lãnh tụ Kim Nhật Thành. Tờ Tuổi Trẻ đăng bài bút ký của bà vừa phát hành thì Bắc Triều Tiên lập tức gửi công hàm phản đối Việt Nam bôi nhọ lãnh tụ và nhân dân họ. Cuối năm đó, trong cuộc hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động báo chí do ông Đào Duy Tùng chủ trì, chuyện phản ứng của Bắc Triều Tiên được đem ra mổ xẻ. Ông Hà Xuân Trường, ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản xin hiến kế. Ông Trường cho rằng sở dĩ Bắc Triều Tiên có cớ phản ứng bài báo của Kim Hạnh là do cơ chế quản lý báo chí của Đảng ta: "Báo là công cụ của Đảng, báo nói tiếng nói của Đảng". Để tránh bị phản ứng kiểu này, Đảng nên thay đổi cơ chế quản lý báo chí: Đảng lãnh đạo báo chí, nhưng mỗi tờ báo có tiếng nói riêng của mình, chứ không phải chỉ nói tiếng nói của Đảng"... Hình như ông Trường chưa nói hết ý mình nhưng tiếng đập bàn khá mạnh của ông Tùng đã cắt ngang lời ông. Ông Tùng với vẻ mặt giận dữ cố nén, gằn từng tiếng: "Đồng chí phụ trách cơ quan lý luận của Đảng, chẳng lẽ đồng chí quên rằng báo chí là công cụ của Đảng là một vấn đề có tính nguyên tắc? Tôi xin nhắc lại cho tất cả các đồng chí phải ghi nhớ: Báo chí là công cụ của Đảng, nói tiếng nói của Đảng! Nguyên tắc đó là bất di bất dịch, không bao giờ được phép thay đổi, không có đổi mới ở chỗ này!" Ông Hà Xuân Trường đỏ bừng mặt, im lặng. Ông Đào Duy Tùng hạ giọng: "Vấn đề của chúng ta là phải chọn những người có trính độ chính trị vững vàng làm tổng biên tập để không phạm phải những lỗi quá ấu trĩ". Ông Hà Xuân Trường im lặng suốt buổi họp còn lại. Trước đây, ông Trường đã một lần bị hụt chân khi cùng với các ông Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Nguyễn Kiến Giang... tán thành quan điểm "xét lại hiện đại" của Tổng Bí thư Khruchchev. Tất cả các ông kia đều phải vô tù, chỉ ông Trường mau mắn xin sám hối cho nên được thăng quan tiến chức.
  4. Lần này, Đảng không bỏ qua cho ông. Đại hội Đảng khóa 7, mặc dù ông hãy còn trẻ, khỏe hơn nhiều người khác, nhưng đã không được đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương và phải trao lại chiếc ghế Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản cho ông Hà Đăng, dù ông này không có nhiều lý luận bằng ông. Bà Kim Hạnh lại phạm một lỗi mới không thể tha thứ, đó là đưa lên Tuổi Trẻ một tin rất cũ: Bác Hồ đã từng có vợ! Toàn thế giới đã biết chuyện này, nhưng người Việt Nam chưa được phép biết. Lần này bà bị cấm làm báo vô thời hạn! Nhưng thật đáng khen bà đã có sáng kiến đẻ ra tờ Sài Gòn Tiếp Thị bằng cách nhẫn nại âm thầm đứng sau lưng một người khác. Thực hiện Nghị quyết Đại hội 6 Đổi mới của Đảng, Quốc hội Việt Nam xây dựng Luật Báo chí. Tại cuộc họp này, giáo sư Lý Chánh Trung, một cây bút báo chí nổi tiếng trước 1975 (với những bài viết chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đặc biệt có bài viết ca tụng Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc vĩ nhân khi cụ từ trần) đề nghị cho xuất bản báo chí tư nhân, đúng tinh thần của Hiến pháp và phù hợp với xu thế mở rộng dân chủ, hội nhập. Có lẽ giáo sư không thể ngờ vấn đề ông đặt ra lại gây bực tức cho các nhà lãnh đạo của Đảng đối với ông, đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Người chống lại ông mạnh mẽ nhất không phải các đại biểu là đảng viên mà là bà luật sư Ngô Bá Thành, người đồng đội quả cảm của ông ở nội thành ngày nào. Cũng khoảng thời gian này, với tư cách Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật, giáo sư Trung tổ chức cho nhà văn trẻ Dương Thu Hương nói về quyển tiểu thuyết Những thiên đường mù đang gây xôn xao dư luận bởi động tới một đề tài cấm kỵ trước Đổi mới. Ông đã không ngờ, quyển sách này bị coi là vượt xa ranh giới Đổi mới, một quyển sách chống Đảng! Giọt nước tràn ly. Giáo sư không được Mặt trận Tổ quốc đề cử vào danh sách Quốc hội khóa kế tiếp. Tệ hại hơn, đây đó râm ran rằng lợi dụng tình hình Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, một số phần tử thuộc lực lượng thứ 3 đang âm mưu diễn biến hòa bình, cụ thể là giáo sư Lý Chánh Trung tạo diễn đàn cho nhà
  5. văn phản động Dương Thu Hương chửi Đảng, rồi dùng diễn đàn Quốc hội đòi cho ra báo tư nhân. Tại cuộc họp cán bộ cao cấp quân đội ở Hội trường Quân khu 7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh đến nói toẹt câu chuyện trên nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cho các sĩ quan. Ông Bộ trưởng đang hùng hồn thì bất ngờ một sĩ quan trẻ đập bàn hét lớn: "Nói láo!" rồi đứng lên rời khỏi hội trường. Lập tức cảnh vệ đuổi theo đưa anh gặp đại tá phó Hiệu trưởng. Đó là đại úy Lý Tiến Dũng, quân nhân có quân hàm thấp nhất cuộc họp, vừa mới từ chiến trường chống bọn diệt chủng Pol Pot trở về. Trả lời ông đại tá, Lý Tiến Dũng nói: "Nếu ban nãy ngồi đối diện với ông ấy, tôi đã cho một cái tát! Bởi vì tôi không thể ngồi nghe kẻ nào chửi cha mình!" Sau đó, anh cởi áo lính, đi tập viết báo. Hơn 10 năm sau, anh trở thành một cây bút chính luận sắc bén, rồi trở thành Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết và nổi tiếng vì dám quyết định đăng thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu không phá bỏ Hội trường Ba Đình, sau khi đã có lệnh cấm của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng (Có 9 tờ báo không dám đăng lá thư này.) Anh bị bãi chức Tổng Biên tập bởi đi không đúng "lề phải" của ông Lê Doãn Hợp, lại còn viết bài xài xể phó trưởng an Tuyên huấn Trung ương Hồng Vinh là người thiếu năng lực và không có tư cách. (Hồng Vinh cũng là người không cho báo Quốc Tế của Bộ Ngoại giao đăng bài của ông Võ Văn Kiệt. Ông Kiệt chất vấn, nhưng không được Trưởng ban Tuyên huấn Nguyễn Khoa Điềm trả lời.) Trong cuộc họp Hội đồng Nhân quyền năm 2009, nhiều quốc gia yêu cầu Việt Nam cho xuất bản báo chí tư nhân, đã bị Việt Nam bác bỏ. Thật ra, dù cho ra báo chí tư nhân mà vẫn phải chịu sự chỉ đạo của Ban Tuyên huấn Đảng Cộng sản thì cũng không thực sự có tự do báo chí, không thoát khỏi chiếc "kim cô" công cụ. Những năm vận hành của tờ Tin Sáng sau 1975 đã chứng minh điều ấy. Tin Sáng không phải là tờ báo được thông tin tự do, bởi thường xuyên phải nhận chỉ thị "định hướng". Thế mà Đảng vẫn không yên tâm, vẫn buộc nó sớm "hoàn thành nhiệm vụ".
  6. "Hoàn toàn có tự do, nếu đi đúng lề đường bên phải!" Nói như vậy không khác nào bảo hãy vào nhà giam đi, ở trong đó sẽ tha hồ mà tự do! Có lẽ, trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, báo chí là một ngành vận hành theo chiều ngược, tức là càng ngày càng bị siết lại. Giữa năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng truyền đạt ý kiến Bộ Chính trị, gồm mấy ý lớn sau đây: - Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước. - Kiên quyết đình chỉ các cơ quan báo chí không chấp hành đúng pháp luật, không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. - Việc xem xét xử lý sai phạm của các cơ quan báo chí phải đươc thực hiện đồng bộ giữa xử lý kỷ luật về chính quyền đi đôi với xử lý kỷ luật về Đảng, xử lý người trực tiếp có sai phạm gắn với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu và người có liên quan. Từ tư tưởng chỉ đạo ấy mà có sự lựa chọn Bộ trưởng. Ông Lê Doãn Hợp là mẫu người thích hợp. Ông này ăn nói thô bạo không cần giữ ý: "Tổng biên tập là người của Bộ Thông tin và Truyền thông sau này cắm ở từng tờ báo". (Nhà thơ Hoàng Hưng gọi đây là dòng ý nghĩ đen.) Ông tuyên bố sẽ quản lý chặt cả báo mạng và các blog cá nhân. Là người chỉ huy đạo quân chữ nghĩa của một đất nước ngàn năm văn hiến, nhưng ông ăn nói không cần chọn từ ngữ chuẩn xác, cứ nói văng mạng như một kẻ vô học. Trong cuộc "giao lưu trực tuyến với nhân dân", ông Bộ trưởng đã giải thích quản lý báo chí là: "Quản một cách có lý, bao gồm cả đạo lý và nguyên lý. Đạo lý là ủng hộ người tốt, răn đe người không tốt. Nguyên lý là tạo hành lang cho người ta hành động". Nhiều ý kiến trên mạng cho rằng ông nói nghe buồn cười. Nhà báo Thuận Lý có bài viết trên báo Lao Động Cuối tuần góp ý với ông rằng câu nói ấy nghe giống như dạy cho học sinh cấp 1! Sự "quản
  7. lý" của ông Hợp theo tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị đã làm cho báo chí cách mạng Việt Nam mấy năm qua có nhiều biểu hiện không bình thường. - Vụ báo chí Nhật Bản đưa tin Công ty PCI của họ hối lộ quan chức Việt Nam Huỳnh Ngọc Sĩ, sau mấy tuần lễ, báo chí Việt Nam vẫn im như thóc không dám đưa tin vì chưa có lệnh Tuyên huấn! Bạn đọc châm biếm hỏi: "Phải chăng công khai sự thật tức là đi ra ngoài hành lang của ông Lê Doãn Hợp?" - Vụ khởi tố nữ phóng viên Lan Anh của báo Tuổi Trẻ là mở đầu đánh vào nhà báo chống tiêu cực, đối tượng từ lâu được khuyến khích và bảo vệ. Bị dư luận phản đối dữ dội, vụ án phải đình chỉ, phóng viên Lan Anh thoát nạn. Năm 2008, vụ án khởi tố hằng loạt phóng viên của nhiều tờ báo đưa tin về vụ tham nhũng ở PMU 18 với tội danh "làm lộ bí mật nhà nước và lợi dụng quyền tự do dân chủ". - Cũng như Lan Anh, các nhà báo trong vụ án này đều là những người trung thành với "lý tưởng làm báo cách mạng", quyết lôi bọn tham nhũng ra ánh sáng, làm trong sạch bộ máy Đảng và nhà nước. Nhà báo Nguyễn Việt Chiến ra trước tòa vẫn khăng khăng rằng mình không có tội mà chỉ có quyết tâm chống tham nhũng. Các ban biên tập báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và nhiều đồng nghiệp của họ đã hăm hở viết bài bảo vệ họ. Việc làm đó đã bị dập tắt ngay lập tức. Tất cả báo chí cả nước im phắc cùng một ngày. Tiếp theo là án tù ngồi cho người không tự biết mình có tội (Nguyễn Việt Chiến), tù treo cho người biết nhận tội (Nguyễn Văn Hải). Tiếp theo nữa là tước quyền hành nghề của các phó tổng biên tập, tổng biên tập của các báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, những người đã viết bài hoặc duyệt bài bảo vệ những người bị bắt. Nhà báo Uyên Vũ cho rằng vụ tước quyền hành nghề của bảy nhà báo một lúc có thể so sánh với vụ Nhân văn - Giai phẩm, chỉ có điều khác xưa là họ không bị "đấu tố" và "ném đá" bởi các đồng nghiệp! - Phó Tổng biên tập Bùi Thanh của Tuổi Trẻ, một nhà báo đầy "lý tưởng cách mạng" bị cách chức trong vụ này đã ngơ ngác hỏi "Vì sao?", khi nhìn các đồng
  8. nghiệp tử tế và trong sáng của mình bị xe cảnh sát đưa vào nhà giam. Ông lại tiếp tục ngây thơ khi viết trên blog: "Đừng nản lòng, hãy vì những trang báo sống động ngày mai, vì bạn đọc của mình!" Trong khi đó, trả lời câu hỏi "Liệu vụ án này có làm sa sút ý chí chống tham nhũng của các nhà báo?" ông Đinh Thế Huynh ủy viên Trung ương Đảng, chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm Tổng Biên tập báo Nhân Dân tỉnh bơ trả lời: "Làm sao lại có thể sa sút được! Bởi vì chống tham nhũng là một kênh của báo chí cách mạng!"Có hai nhận định đáng lưu ý về vụ này là: - Nhà báo Huy Đức cho rằng vụ án cho thấy các nhà báo Việt Nam không có nghiệp vụ báo chí để tiến hành điều tra độc lập mà chỉ dựa vào cơ quan điều tra và tin rằng đó là tư liệu hoàn toàn chính xác. Vụ án cũng cho thấy tư pháp Việt Nam bất cập khi kết tội các nhà báo viết bài bởi động cơ trong sáng không vụ lợi và tin chắc rằng tư liệu mình có trong tay là sự thật. - Ký giả Trần Tiến Dũng cho rằng vụ án này là "Dấu chấm hết của báo chí lý tưởng", bởi nó đã đánh vào những nhà báo tự nguyện làm công cụ của Đảng để thực hiện lý tưởng cách mạng! Ngẫm ra nhận định này không phải không có cơ sở. Thực tế cho thấy tham nhũng đã xâm nhập vào các cấp cao nhất của guồng máy Đảng và Nhà nước khiến cho họ không có cách nào khác là phải bẻ gãy những cây bút công cụ đang chĩa vào chính những ông chủ! Năm 2008, báo chí Việt Nam vốn ngoan ngoãn với chức năng công cụ, đã bị trừng phạt nặng nề: 6 cơ quan báo chí bị cảnh cáo, 252 trường hợp bị khiển trách, 15 nhà báo bị thu thẻ hành nghề, trong đó có 2 Tổng Biên tập, 4 phó Tổng Biên tập, 6 nhà báo bị khởi tố, 2 nhà báo vào tù. Mới đây, nhà báo, văn nghệ sĩ lại bị trấn áp với tội danh mới, "tội yêu nước"! Đó là vụ ông Nguyễn Trung Dân, phó Tổng Biên tập báo Du Lịch Việt Nam, bị cách chức, thu thẻ nhà báo vì đăng tin bài chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Một số nhà báo, văn nghệ sĩ bị bắt, bị thẩm vấn và gây khó khăn trong cuộc sống vì đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm đảo
  9. biển Tổ quốc. Đạo diễn Song Chi, một blogger có nhiều bài viết mạnh mẽ đã phải rời đất nước xin tị nạn chính trị ở Na Uy, được nước này tiếp nhận như là một guest writer (khách văn). Bà Song Chi cho biết sau khi bị bắt vì tội biểu tình chống Trung Quốc bà bị gây khó không thể làm việc được. Đây quả là một bi kịch của báo chí cách mạng Việt Nam! Mới đây nhà báo Nguyễn Chính trong bài viết " Báo và Blog và... Bầu trời" kể rằng 15 năm trước khi ông nói báo Nhân Dân là tờ báo mà nhân dân ít đọc nhất đã bị ông Đinh Thế Huynh, chủ tịch Hội đồng Khoa học báo Nhân Dân, bực dọc vặn lại: "Nói thế là không được! Xin hỏi anh Nguyễn Chính, đó là nhân dân nào?" Nay ông Huynh đã lên Tổng Biên tập và kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác. Nhưng báo Nhân Dân thì vẫn giữ vững kỷ lục là tờ báo ít nhân dân mua nhất! Nhà báo Trương Duy Nhất cho rằng không chỉ báo Nhân Dân không có người đọc mà nói chung ngày nay "Đọc báogiấy chán bỏ mẹ!" Bạn đọc Việt Nam, nhất là số người có học, đang tìm đến các tờ báo mạng, cácblog. "Đọc báo giấy chán bỏ mẹ!" Đó chính là hậu quả của cách quản lý "hoàn toàn có tự do nếu đi đúng lề bên phải" của ông Lê Doãn Hợp! Hậu quả đó được giảng viên Đại học Sư phạm kiêm nhà báo cấp trung ương Hà Văn Thịnh miêu tả như sau: "Còn nếu quý vị có ai đó đã từng viết báo sẽ biết là rất nhiều câu chữ người ta đọc qua điện thoại cho tôi, và chúng phải có. Vấn đề là 'lách' như thế nào để rồi người đọc hiểu đến đâu là câu chuyện quá dài... Nói là bồi bút thì cũng phải, không sai đâu. Thế nhưng cần phải lật ngược vấn đề rằng có ai ăn lương hiện nay mà không từng một lần làm bồi bút?". Chao ơi, có đau đớn không, khi chính sách của Đảng cầm quyền từng được tung hô "quang vinh muôn năm" lại biến những người cầm bút của báo chí cách mạng vốn được giao thiên chức "xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng" trở thành những tên bồi bút! Và càng đáng sợ hơn là người ta
  10. có thể nói ra điều nhục nhã đó một cách xưng xưng không chút ngượng ngùng! Vậy thì người đọc của dân tộc anh hùng này đang đi theo cái định hướng để trở thành những tên... bồi gì đây?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2