THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 2011-2015: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI<br />
<br />
BẢO HIỂM VIỆT NAM: THỰC HIỆN THÀNH CÔNG<br />
CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC<br />
PHÙNG NGỌC KHÁNH – Cục trưởng, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính)<br />
<br />
Bảo hiểm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy, không chỉ riêng Việt Nam, ở bất kỳ ở quốc gia nào cũng luôn tìm nhiều<br />
cách khác nhau để thúc đẩy, khuyến khích hoạt động bảo hiểm phát triển, tăng số lượng<br />
các loại bảo hiểm bắt buộc, miễm giảm thuế thu nhập đối với người kinh doanh bảo hiểm,<br />
tạo điều kiện thuận lợi cho nhà bảo hiểm đầu tư… Trong những năm qua, thị trường bảo<br />
hiểm Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều giải pháp chỉ đạo, định hướng phát triển<br />
của Đảng, Nhà nước.<br />
<br />
T<br />
<br />
rong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong<br />
nước còn nhiều diễn biến khó lường, bất ổn,<br />
thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đạt được<br />
những kết quả khá tích cực và ngày càng thể hiện<br />
được vai trò, vị trí quan trọng đối với nền kinh tế<br />
- xã hội. Đó là thị trường bảo hiểm Việt Nam góp<br />
phần ổn định kinh tế vĩ mô, bổ trợ cho các chính sách<br />
an sinh xã hội, bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư,<br />
thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế; thực hiện<br />
thành công các giải pháp về chỉ đạo, điều hành thực<br />
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Chiến<br />
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Nghị quyết<br />
số 10/2011/QH13 ngày 8/11/2011 của Quốc hội về Kế<br />
hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và<br />
các Nghị quyết của Chính phủ trong giai đoạn 2011<br />
– 2015. Trong đó, có thể đề cập tới một số nội dung<br />
quan trọng trong lĩnh vực bảo hiểm như sau:<br />
<br />
Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm góp phần ổn định<br />
kinh tế vĩ mô<br />
Thống kê từ các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy,<br />
hiện có khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ<br />
tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được<br />
các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) bảo vệ về mặt<br />
tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm,<br />
không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ<br />
thiệt hại từ ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện<br />
chính sách tài khóa.<br />
Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 61<br />
kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 29 DNBH phi<br />
nhân thọ, một chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước<br />
10<br />
<br />
ngoài; 17 DNBH nhân thọ, hai DN tái bảo hiểm và<br />
12 DN môi giới bảo hiểm. Trong giai đoạn này, tổng<br />
giá trị được bảo hiểm là 11,7 triệu tỷ đồng, trong đó<br />
tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu<br />
vực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế lên<br />
tới hơn 10 triệu tỷ đồng, tổng giá trị được bảo hiểm<br />
trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là một triệu tỷ<br />
đồng; trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, sức khỏe là 700<br />
nghìn tỷ đồng. …<br />
Đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường<br />
ước đạt 84.375 tỷ đồng, đạt khoảng 2% GDP, mức<br />
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 16%/<br />
năm. Trong đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng<br />
bình quân 11,7%/năm; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ<br />
tăng trưởng bình quân 24,6%/năm; Quy mô các quỹ<br />
dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tính đến hết năm<br />
2015, tổng dự phòng nghiệp vụ nhằm sẵn sàng đáp<br />
ứng nghĩa vụ chi trả bồi thường cho khách hàng của<br />
các DNBH ước đạt 130.391 tỷ đồng, tăng 2,36 lần so<br />
với năm 2010; Tổng nguồn vốn huy động cho nền<br />
kinh tế của các DNBH, tính đến hết năm 2015 ước<br />
đạt 157.266 tỷ đồng, tăng 1,99 lần so với năm 2010,<br />
hoàn thành vượt chỉ tiêu nêu tại Quyết định 193/<br />
QĐ-TTg vào cuối năm 2015. Trong giai đoạn 20112015, thị trường bảo hiểm đã đóng góp hơn 4.975 tỷ<br />
đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần ổn<br />
định kế hoạch huy động nguồn thu, hỗ trợ đảm bảo<br />
cân đối NSNN.<br />
Với chức năng cơ bản của bảo hiểm đã được định<br />
sẵn, bảo hiểm đã góp phần tích cực trong thực hiện<br />
các chính sách kinh tế vĩ mô. Với 80% công trình lớn<br />
<br />
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016<br />
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
2014<br />
<br />
2015<br />
(ước)<br />
<br />
1. Doanh thu (tỷ đồng)<br />
<br />
46.985<br />
<br />
51.525<br />
<br />
58.002<br />
<br />
67.401<br />
<br />
84.375<br />
<br />
- Doanh thu phí bảo hiểm<br />
<br />
36.552<br />
<br />
41.248<br />
<br />
47.851<br />
<br />
55.816<br />
<br />
70.190<br />
<br />
+ Phi nhân thọ<br />
<br />
20.554<br />
<br />
22.851<br />
<br />
24.521<br />
<br />
27.461<br />
<br />
31.919<br />
<br />
+ Nhân thọ<br />
<br />
15.998<br />
<br />
18.397<br />
<br />
23.330<br />
<br />
28.355<br />
<br />
38.271<br />
<br />
- Doanh thu đầu tư (tỷ đồng)<br />
<br />
10.433<br />
<br />
10.277<br />
<br />
10.151<br />
<br />
11.586<br />
<br />
14.185<br />
<br />
535<br />
<br />
580<br />
<br />
646<br />
<br />
743<br />
<br />
920<br />
<br />
2. Đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội<br />
<br />
21.848<br />
<br />
25.334<br />
<br />
29.570<br />
<br />
37.645<br />
<br />
51.707<br />
<br />
- Bồi thường và trả tiền bảo hiểm (tỷ đồng)<br />
<br />
15.971<br />
<br />
16.649<br />
<br />
18.587<br />
<br />
21.713<br />
<br />
26.797<br />
<br />
- Lập dự phòng nghiệp vụ để đảm bảo trách nhiệm đã cam kết (tỷ đồng)<br />
<br />
5.877<br />
<br />
8.685<br />
<br />
11.013<br />
<br />
15.932<br />
<br />
24.911<br />
<br />
3. Đầu tư trở lại nền kinh tế (tỷ đồng)<br />
<br />
83.439<br />
<br />
89.567<br />
<br />
113.682<br />
<br />
125.944<br />
<br />
157.266<br />
<br />
- Tổng tài sản (tỷ đồng)<br />
<br />
106.246<br />
<br />
114.663<br />
<br />
133.856<br />
<br />
170.268<br />
<br />
200.023<br />
<br />
- Tổng dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng)<br />
<br />
61.878<br />
<br />
69.011<br />
<br />
79.289<br />
<br />
107.680<br />
<br />
130.391<br />
<br />
5. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo hiểm)<br />
<br />
303.716<br />
<br />
322.676<br />
<br />
357.645<br />
<br />
439.173<br />
<br />
584.719<br />
<br />
Năm<br />
<br />
- Phí bảo hiểm bình quân đầu người (nghìn đồng)<br />
<br />
4. Năng lực tài chính ngành bảo hiểm<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp.<br />
<br />
của nhà nước được bảo hiểm thì khi có rủi ro DNBH<br />
sẽ là đầu mối giải quyết bồi thường theo hợp đồng<br />
bảo hiểm. Mặt khác bảo hiểm còn đóng vai trò là kênh<br />
đầu tư trở lại đối với nền kinh tế khi DNBH tham gia<br />
mua trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài từ 20-30 năm;<br />
góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội thông<br />
qua chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm nông nghiệp,<br />
thủy sản... Trong thực tế, việc kịp thời khắc phục hậu<br />
quả thông qua bảo hiểm cùng các nhà đầu tư khắc<br />
phục hậu quả đã góp phần ổn định và thu hút đầu<br />
tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất, tạo môi trường kinh<br />
doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, góp phần phát<br />
triển kinh tế mà tiêu biểu là các vụ bồi thường tại Bình<br />
Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh năm 2014 là minh chứng<br />
cụ thể… góp phần làm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định<br />
môi trường kinh doanh của Việt Nam.<br />
Nỗ lực của ngành Bảo hiểm cũng đã góp phần<br />
bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn ổn định cho nền<br />
kinh tế với tổng số dư đầu tư trở lại nền kinh tế<br />
đạt 157.266 tỷ đồng cho đến hết năm 2015. Trong<br />
đó, tổng số tiền đầu tư của các doanh nghiệp bảo<br />
hiểm vào trái phiếu Chính phủ đạt gần 89.000 tỷ<br />
đồng, góp phần thực hiện thành công các kế hoạch<br />
phát hành trái phiếu của Chính phủ, ổn định kinh<br />
tế vĩ mô.<br />
<br />
Góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội<br />
Tính đến hết năm 2015, đã có hơn 10 triệu lượt người<br />
tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe (6 triệu bảo hiểm nhân<br />
thọ, 4 triệu bảo hiểm phi nhân thọ); 12 triệu lượt học<br />
sinh được bảo hiểm sức khỏe, tai nạn (tỷ lệ thâm nhập<br />
bảo hiểm gần 60%); 18 triệu lượt khách được bảo hiểm<br />
<br />
trách nhiệm hàng không (tỷ lệ thâm nhập 100%); trên 12<br />
triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt (tỷ lệ<br />
thâm nhập 100%); 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm<br />
trách nhiệm hành khách vận chuyển đường bộ (tỷ lệ<br />
thâm nhập 61%). Những người được bảo hiểm nói trên<br />
đã có thể tự thu xếp, bảo vệ về mặt tài chính và được<br />
bảo hiểm chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai<br />
nạn, ốm đau, mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ<br />
ngân sách nhà nước.<br />
Đối với phân khúc thị trường khách hàng có thu<br />
nhập thấp, một số doanh nghiệp bảo hiểm và tổ<br />
chức xã hội cũng đã triển khai bảo hiểm vi mô dành<br />
cho người có thu nhập thấp. Các sản phẩm bảo hiểm<br />
vi mô phi nhân thọ chủ yếu được thực hiện qua<br />
chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.<br />
<br />
Bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư<br />
Theo báo cáo của các DNBH, tổng giá trị kinh tế<br />
tài sản được bảo hiểm của khu vực DN thuộc mọi<br />
thành phần kinh tế hiện đã lên tới hơn 10 triệu tỷ<br />
đồng. Một số tài sản, công trình lớn đã và đang được<br />
bảo hiểm bao gồm: Vệ tinh Vinasat 1 và Vinasat 2<br />
(1.034 triệu USD), thủy điện Sơn La (15.066 tỷ đồng),<br />
nhà máy lọc dầu Dung Quất (3.300 triệu USD). Có<br />
thể nói, bảo hiểm đã thể hiện vai trò là một công cụ,<br />
giải pháp tài chính hữu hiệu giúp cho các nhà đầu<br />
tư yên tâm sản xuất kinh doanh mà không cần sử<br />
dụng đến các giải pháp tín dụng và dự phòng tài<br />
chính khác.<br />
<br />
Thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế<br />
Ngay từ khi hình thành, các công ty tái bảo hiểm<br />
11<br />
<br />
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 2011-2015: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI<br />
<br />
quốc tế đã có quan hệ chặt chẽ với thị trường bảo<br />
hiểm trong nước. Qua đó, không chỉ cung cấp các<br />
giải pháp bảo vệ tài chính cho các doanh nghiệp bảo<br />
hiểm mà còn thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ<br />
kỹ thuật, quản lý rủi ro và bồi thường cho người<br />
tham gia bảo hiểm trong nước.<br />
Việc tham gia thị trường của các công ty bảo hiểm<br />
nước ngoài (26 DNBH có vốn đầu tư trực tiếp nước<br />
ngoài), của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào<br />
các DNBH trong nước không chỉ nâng cao năng lực tài<br />
chính, năng lực quản trị điều hành, nghiệp vụ chuyên<br />
môn bảo hiểm cho thị trường bảo hiểm mà còn góp<br />
phần xây dựng hình ảnh môi trường đầu tư lành<br />
mạnh, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh<br />
vực liên quan khác.<br />
Về hội nhập kinh tế quốc tế, trong hiệp định tự<br />
do hoá thương mại song phương và đa phương, lĩnh<br />
vực bảo hiểm luôn cam kết với lộ trình và mức độ<br />
mở cửa thị trường cao, tạo điều kiện thúc đẩy hàng<br />
hoá Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn có<br />
mức độ bảo hộ cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...<br />
<br />
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai<br />
đoạn 2011-2020 xác định, Việt Nam sẽ phát triển<br />
thị trường bảo hiểm phù hợp với định hướng<br />
phát triển nền kinh tế - xã hội và tài chính quốc<br />
gia trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các<br />
cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.<br />
Thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ<br />
cấp bách của Chính phủ<br />
Sau 3 năm nỗ lực triển khai thực hiện thí điểm<br />
bảo hiểm nông nghiệp đến nay chúng ta đã “gặt hái”<br />
được một số kết quả khả quan: Tổng số hộ nông dân/<br />
tổ chức sản xuất tham gia thí điểm là 304.017; Tổng<br />
giá trị được bảo hiểm là 7.747,9 tỷ đồng; Tổng số phí<br />
bảo hiểm là 394 tỷ đồng; Tổng số tiền bồi thường bảo<br />
hiểm là 701,8 tỷ đồng. Kết quả trên đã khẳng định<br />
tính đúng đắn của chính sách, góp phần thực hiện<br />
Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp TW Đảng khóa<br />
X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.<br />
Việc triển khai bảo hiểm thủy sản theo Nghị định<br />
số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã góp phần<br />
khuyến khích khai thác hải sản xa bờ nhằm hỗ trợ<br />
ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ<br />
quốc đang được thực hiện tại 26/28 tỉnh.<br />
Các chính sách bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm năng<br />
lượng nguyên tử, hiện đang được triển khai nghiên<br />
cứu xây dựng, góp phần quan trọng trong thực hiện<br />
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, tạo lập cơ<br />
chế bảo vệ tài chính, bồi thường cho các rủi ro, thiệt<br />
12<br />
<br />
hại có thể lên tới mức độ thảm họa, góp phần giảm<br />
nhẹ gánh nặng của ngân sách nhà nước.<br />
Ngoài những nội dung trên, Bảo hiểm Việt nam<br />
còn đóng góp tích cực trong việc thực hiện các<br />
nhiệm vụ kinh tế-xã hội mang tính chất cấp bách,<br />
đột xuất của Chính phủ.<br />
Phân tích thị trường cho thấy, dư địa phát triển<br />
của bảo hiểm Việt Nam vẫn còn rất lớn. Theo Chiến<br />
lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 (Văn kiện<br />
đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI), nền kinh tế Việt<br />
Nam được dự kiến tiếp tục tăng trưởng cao với tốc<br />
độ bình quân đạt khoảng 7-8%/năm; cơ cấu kinh tế<br />
được chuyển dịch, theo đó tỉ trọng các ngành công<br />
nghiệp và dịch vụ được nâng cao chiếm khoảng<br />
85% trong GDP; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 45%; thu<br />
nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với<br />
năm 2010; khoảng cách thu nhập giữa các vùng và<br />
nhóm dân cư được thu hẹp.<br />
Theo Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch<br />
vụ của Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 175/<br />
QĐ-TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ),<br />
Nhà nước sẽ huy động mọi nguồn lực để phát triển<br />
đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại, đạt chất lượng và<br />
năng lực cạnh tranh quốc tế các loại thị trường dịch<br />
vụ. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế và các chính<br />
sách hỗ trợ phát triển thị trường dịch vụ của Chính<br />
phủ trong thời gian sắp tới cũng sẽ góp phần thúc<br />
đẩy sự phát triển và hoàn thiện của thị trường bảo<br />
hiểm. Mức độ thâm nhập của bảo hiểm hiện nay<br />
mới chỉ đạt khoảng 2% so với GDP, thấp hơn so với<br />
mức trung bình của khối ASEAN (3,55%), châu Á<br />
(5,37%) và mức trung bình thế giới (6,3%). Đặc biệt,<br />
một số lĩnh vực như bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm tài<br />
sản công, bảo hiểm xuất nhập khẩu, bảo hiểm nhân<br />
thọ, bảo hiểm sức khỏe... tiềm năng của thị trường<br />
vẫn chưa được khai thác hết.<br />
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn<br />
2011-2020 xác định, Việt Nam sẽ phát triển thị trường<br />
bảo hiểm phù hợp với định hướng phát triển nền kinh<br />
tế - xã hội và tài chính quốc gia trong từng thời kỳ;<br />
bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam<br />
là thành viên. Tăng cường tính an toàn, bền vững và<br />
hiệu quả của thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu<br />
bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân; góp phần<br />
ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp<br />
cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kinh doanh<br />
bảo hiểm và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển<br />
với các quốc gia trong khu vực.<br />
Tóm lại, với những kế hoạch và dự định trên, thị<br />
trường bảo hiểm chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội để<br />
phát triển và tiếp tục khẳng định vai trò của mình<br />
đối với nền kinh tế xã hội.<br />
<br />