intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo hộ công dân trong Luật quốc tế - thực tiễn đối với Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhóm tác giả nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo hộ công dân, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác bảo hộ công dân. Trên cơ sở những giải pháp kiến nghị đó nhóm tác giả hy vọng công tác bảo hộ công dân của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo hộ công dân trong Luật quốc tế - thực tiễn đối với Việt Nam

  1. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 BẢO HỘ CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ - THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngô Duy Thanh - 1511483 Lê Thị Tố Uyên - 1511604 Lớp LHK39, Khoa Luật học 1. PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay, vấn đề bảo hộ công dân là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với mỗi quốc gia mà còn có vai trò quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Bên cạnh đó, tình hình chính trị bất ổn của một quốc gia có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân một quốc gia khác, đặc biệt là về tính mạng và tài sản. Khi đó, các quốc gia sẽ thực hiện biện pháp gì để bảo hộ công dân mình và phải căn cứ vào đâu ? Ở Việt Nam, các cơ quan nhà nước đã tiến hành bảo hộ công dân như thế nào? Ở nước ta, trước yêu cầu phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước trên nhiều lĩnh vực, vì vậy cần có sự hiểu biết về luật quốc tế để làm chuẩn mực cho các hoạt động đối ngoại nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nước cũng như của công dân nước ta. Vì vậy, để làm rõ vấn đề trên nhóm tác giả đã chọn đề tài “Bảo hộ công dân trong luật quốc tế - thực tiễn tại Việt Nam” thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2017. Nhóm tác giả nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo hộ công dân, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác bảo hộ công dân. Trên cơ sở những giải pháp kiến nghị đó nhóm tác giả hy vọng công tác bảo hộ công dân của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Đề tài bảo hộ công dân là một đề tài rất rộng, vì trên thực tế có rất nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động bảo hộ công dân. Tuy nhiên, trong phạm vi bài báo cáo này, nhóm tác giả chỉ tập trung khoanh vùng đối tượng bảo hộ là cá nhân và phân tích những vấn đề lí luận của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân trong một số văn bản luật quốc tế và Việt Nam. Đồng thời tìm hiểu thực tế một số trường hợp bảo hộ công dân trên thế giới và Việt Nam. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để làm sáng tỏ nội dung của đề tài và đưa ra kiến nghị giải pháp về bảo hộ công dân, nhóm tác giả đã sử dụng các biện pháp như so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan. 3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN Ở chương đầu tiên, nhóm tác giả trình bày các khái niệm liên quan, nhằm làm rõ và kỹ hơn những vấn đề được đề cập và khai thác trong đề tài. 217
  2. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3.1. Các khái niệm Thứ nhất, khái niệm về công dân: Công dân của một quốc gia có một số đặc điểm sau: Công dân của một quốc gia là người có quốc tịch của quốc gia đó, được pháp luật của quốc gia quy định cho hưởng các quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và buộc phải thực hiện các nghĩa vụ của công dân đối với quốc gia. Còn đối với những người không phải là công dân của quốc gia mà họ đang cư trú thì quyền và nghĩa vụ hạn chế hơn. Phần lớn công dân của quốc gia cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó, công dân đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia mình có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn công dân đang cư trú ở nước ngoài. Thứ hai, khái niệm về bảo hộ công dân: Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài trong trường hợp các quyền và lợi ích này bị xâm phạm hoặc kể cả trong trường hợp không có bất kì sự xâm phạm nào theo quy định của pháp luật. 3.2. Đặc điểm của bảo hộ công dân Bảo hộ công dân bao gồm 6 đặc điểm: • Chủ thể bảo hộ: chủ thể bảo hộ công dân chính là quốc gia mà công dân đó mang quốc tịch. Tuy nhiên, trong trường hợp quốc gia không thể trực tiếp bảo hộ cho công dân mình thì có thể ủy quyền cho một quốc gia khác bảo hộ. • Chủ thể được bảo hộ: căn cứ để một người nhận được sự bảo hộ của một quốc gia thì người ấy phải là công dân của quốc gia đó (trừ trường hợp công dân của nước thứ ba không có đại diện ở nước tiếp nhận và được ủy quyền cho nước cử đi bảo hộ). Đối với các công dân mang nhiều quốc tịch thì chỉ được duy nhất một trong số những quốc gia đang mang quốc tịch bảo hộ (xác định theo phương pháp “Quốc tịch hữu hiệu”) • Biện pháp bảo hộ công dân: Một số biện pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là cấm vận kinh tế hay rút cơ quan đại diện. Các biện pháp này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ giữa hai nước. Bên cạnh đó, Luật quốc tế cũng có những giới hạn cho việc áp dụng các biện pháp bảo hộ công dân. Trong thực tiễn, Biện pháp ngoại giao là một trong những biện pháp hòa bình để giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động bảo hộ công dân của các quốc gia. • Nguyên tắc bảo hộ công dân: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda); và Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế • Điều kiện bảo hộ công dân: Quốc gia chỉ thực hiện sự bảo hộ đối với công dân của mình hay nói cách khác người được bảo hộ phải mang quốc tịch của quốc gia tiến hành bảo hộ; Quốc gia thực hiện sự bảo hộ đối với công dân của mình khi người đó bị xâm phạm các quyền và lợi ích ở nước ngoài hoặc khi công dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần được nhà nước giúp đỡ, hỗ trợ như gặp thiên tai, chiến tranh, bệnh tật nghiêm 218
  3. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 trọng... Đây chính là cơ sở thực tiễn để nhà nước tiến hành bảo hộ công dân; Quốc gia tiến hành bảo hộ công dân của mình khi người đó không còn khả năng tự bảo vệ các quyền và lợi ích của họ; và Yêu cầu bảo hộ của công dân. • Phân biệt bảo hộ công dân với tị nạn chính trị: Về bản chất thì hoạt động bảo hộ công dân và hoạt động bảo hộ ngoại giao đối với người tỵ nạn chính trị là giống nhau, bởi vì cả hai đều là bảo hộ quyền và lợi ích cho một người nào đó. Tuy nhiên, giữa hai hoạt động này có một điểm khác nhau rất cơ bản đó là bảo hộ ngoại giao đối với người tỵ nạn chính trị là hoạt động bảo hộ đối với một người không có quốc tịch của quốc gia bảo hộ. Còn hoạt động bảo hộ công dân là việc một quốc gia bảo hộ cho những người mang quốc tịch của mình. 3.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể liên quan 3.3.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể bảo hộ Các quốc gia kí kết các điều ước quốc tế với nhau về vấn đề bảo hộ quyền và nghĩa vụ của công dân nước mình. Quốc gia tiến hành bảo hộ phải tôn trọng pháp luật của các quốc gia sở tại cũng như pháp luật và tập quán quốc tế, đồng thời quốc gia không thể viện dẫn vấn đề bảo hộ công dân để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác dù bằng bất kì hình thức gì. Quốc gia có nghĩa vụ đối xử một cách bình đẳng giữa các công dân của mình khi họ đang ở nước ngoài, không được phân biệt đối xử dù dựa trên bất kì căn cứ nào. Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là hiến chương Liên hợp quốc, có tính đến hoàn cảnh của mỗi nước để đảm bảo cho người dân được bảo vệ kịp thời khi bị xâm phạm quyền và lợi ích. 3.3.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể được bảo hộ: Để được một quốc gia bảo hộ, trước hết người được bảo hộ phải được coi là thể nhân trước pháp luật. Tức là cá nhân đó phải được thừa nhận về mặt pháp lý. Trường hợp một người có nhiều quốc tịch của nhiều quốc gia khác nhau thì người đó chỉ được một trong số các quốc gia đó bảo hộ khi đang ở một quốc gia mà mình không mang quốc tịch. Khi đó, quốc gia sở tại sẽ có quyền quyết định một trong các quốc gia mà người đó là công dân đứng ra bảo hộ cho họ. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào. Công dân được bảo hộ phải tuân thủ pháp luật của quốc gia mình, pháp luật quốc gia sở tại cũng như pháp luật quốc tế. 3.4. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động bảo hộ công dân • Điều ước quốc tế • Tập quán quốc tế • Pháp luật quốc gia 219
  4. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3.5. Sự phát triển của chế định bảo hộ công dân trên thế giới và ở Việt Nam Đề cập đến quá trình phát triển chế định bảo hộ công dân trên thế giới và ở Việt Nam theo từng cột mốc lịch sử. 4. CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM 4.1. Bảo hộ công dân được quy định trong pháp luật quốc tế Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945: Với vai trò giống như bản Hiến pháp của nhân loại, Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định những nguyên tắc cơ bản mà mọi quốc gia phải tuân thủ trong quan hệ quốc tế, trong đó bao gồm cả hoạt động bảo hộ công dân của một quốc gia tại một quốc gia khác. Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 khẳng định: việc ký kết một Công ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao sẽ góp phần vào việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, không phụ thuộc vào chế độ nhà nước và xã hội khác nhau của họ. Như vậy, có thể nói Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 là một trong những cơ sở pháp lí quan trọng nhất để các quốc gia căn cứ vào khi tiến hành bảo hộ công dân của mình. Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963: Công tác lãnh sự góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, pháp nhân và công dân của một nước ở nước ngoài, đồng thời mở rộng quan hệ lãnh sự với các nước, tạo môi trường thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác thương mại, văn hoá, du lịch giữa các nước. Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành viên gia đình họ 1990: Thông qua công ước, người lao động di trú được bảo vệ một cách tốt nhất và đây cũng là một trong những cơ sở pháp lí quan trọng để các quốc gia liên quan căn vào khi bảo hộ công dân của mình. 4.2. Pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo hộ công dân Quá trình phát triển chế định “Bảo hộ công dân” trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: Với tính chất là một đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất ở nước ta hiện nay đã quy định một cách cơ bản các quyền của công dân Việt Nam. Trong đó quyền được nhà nước Việt Nam bảo hộ là một quyền rất quan trọng, nó không chỉ thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với công dân mình mà còn thể hiện chủ quyền của nhà nước Việt Nam so với các quốc gia khác. Các quy định của Hiến pháp còn là căn cứ quan trọng để xây dựng và ban hành các văn bản khác về vấn đề bảo hộ công dân. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: Những quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài đã thể hiện rõ chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước 220
  5. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2009: Tạo cơ sở pháp lý thống nhất để thành lập, tổ chức, quản lý các cơ quan đại diện, và giúp các cơ quan đại diện hoàn thành các nhiệm vụ trong quan hệ ngoại giao, lãnh sự với quốc gia tiếp nhận và trong quan hệ với các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Góp phần quan trọng vào việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, xây dựng ngành ngoại giao Việt Nam vững mạnh, bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. 4.3. Thực tiễn bảo hộ công dân của Việt Nam Các cơ quan có chức năng bảo hộ công dân Việt Nam khi di trú ra nước ngoài: • Cơ quan đại diện: Cơ quan đại diện ngoại giao: Đại sứ quán; Cơ quan đại diện lãnh sự: Tổng lãnh sự quán và Lãnh sự quán; Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế: Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ. • Thực tiễn bảo hộ công dân Việt Nam: Chiến dịch giải cứu 10.400 lao động Việt Nam tại Lybia sau khi nước này diễn ra cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Gadaffi vào tháng 1/2011; Đấu tranh nhằm bảo vệ quyền lợi của ngư dân Việt Nam trong vụ 10 thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu đánh cá Đài Loan bị cảnh sát Nam Phi bắt và xét xử ở Cape Town ngày 05/5/2009; Giải cứu tàu Dung Quất 2 bị bắt giữ tại Davao (Philippines) do hàng hóa chở trên tàu có dấu hiệu bị nhiễm nước ngày 12/7/2010; Vụ tàu Vinalines Queen cùng với 22 thủy thủ bị chìm tại Philippines cuối năm 2011; Vụ việc cô dâu người Việt là Thạch Thị Hồng Ngọc bị người chồng tâm thần Hàn Quốc sát hại; Vụ dâm ô của Hồng Quang Minh tại Mỹ; Vụ công dân Đoàn Thị Hương - nghi phạm người Việt Nam trong vụ ám sát ông Kim Jong Nam (Triều Tiên) vào tháng 2/2017; Vụ án nữ du học sinh Nguyễn Cao Minh Ngọc từng là sinh viên khoa Quản trị du lịch và lữ hành trường Đại học Đà Lạt bị giết hại tại Singapore năm 2009; Vụ án thị thực sinh viên người Việt bị giết hại tại Mỹ ngày 01/3/2018; Vụ án bé Nhật Linh bị sát hại dã man ngay tại Nhật Bản vào tháng 3/2017; … 4.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo hộ công dân tại Việt Nam và những kiến nghị • Thuận lợi: Khi thực hiện công tác bảo hộ, Việt Nam áp dụng đa dạng biện pháp bảo hộ công dân; Luật quốc tế về bảo hộ công dân được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận tham gia ký kết. Quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới; Nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước. • Khó khăn: Tình hình chính trị bất ổn ở một số nước có thể ảnh hưởng đến địa vị pháp lí của dân, đặc biệt là sự thay đổi thái độ chính trị giữa các quốc gia có thể làm cho công tác bảo hộ công dân trở nên khó khăn và phức tạp; Ở những nơi mà quốc gia không có cơ quan đại diện thì hoạt động bảo hộ công dân sẽ khó khăn và phức tạp, ảnh 221
  6. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 hưởng đến quyền và lợi ích của người dân; Tình trạng một người có hai hay nhiều quốc tịch cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo hộ quyền và lợi ích cho họ; Quốc gia có thể lợi dụng việc bảo hộ công dân để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. • Kiến nghị: Thứ nhất, tăng cường đàm phán, ký kết thêm các điều ước quốc tế có liên quan đến bảo hộ công dân; Thứ hai, giữa các quốc gia cần phải thỏa thuận thành lập nhiều cơ quan lãnh sự hơn nữa, đặc biệt là những khu vực mà người dân của nước mình tập trung sinh sống ở nước ngoài, những nơi có tình hình xã hội không ổn định; Thứ ba, các quốc gia nên kí kết các điều ước quốc tế để ngăn ngừa, giảm bớt những trường hợp nhiều quốc tịch. Trong trường hợp không thể giảm bớt số lượng quốc tịch của một người thì các điều ước này nên quy định công dân có quyền lựa chọn một trong số các quốc gia mà mình mang quốc tịch bảo hộ cho họ; Thứ tư, nên bổ sung vào công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 hoặc công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963 quy định quốc gia sở tại có nghĩa vụ phối hợp với quốc gia bảo hộ công dân. Quốc gia bảo hộ cũng có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tập quán... của quốc gia sở tại. 5. KẾT LUẬN Qua những phân tích trên có thể thấy bảo hộ công dân có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi quốc gia. Việc bảo hộ công dân không chỉ thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với công dân mình mà còn thể hiện chủ quyền quốc gia so với quốc gia khác trong quan hệ quốc tế. Các quốc gia có thể tiến hành mọi biện pháp để bảo hộ cho công dân mình, tuy nhiên phải tuân thủ các điều ước mà quốc gia đã kí kết hoặc tham gia. Bên cạnh đó, để có thêm căn cứ bảo hộ cho công dân mình thì các quốc gia có thể kí kết thêm các điều ước mới trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận bình đẳng, đồng thời thành lập thêm nhiều cơ quan lãnh sự để bảo hộ công dân được kịp thời và hiệu quả hơn. Thông qua việc tìm hiểu đề tài “Bảo hộ công dân trong luật quốc tế - Thực tiễn tại Việt Nam”, tiếp cận vấn đề cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn, nhóm tác giả đã nhìn nhận được một số vấn đề còn vướng mắc trong quá trình bảo hộ công dân. Đồng thời, sự thiếu hợp tác giữa quốc gia nơi tiến hành bảo hộ công dân và quốc gia bảo hộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người được bảo hộ. Như vậy để củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia cũng như đảm bảo tốt hơn quyền lợi của công dân thì các quốc gia nên hợp tác với nhau trên cơ sở hòa bình, và có đi có lại, cùng thỏa thuận những vấn đề gây mâu thuẫn để giải quyết theo hướng các bên cùng có lợi hoặc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại của người dân. Đồng thời các bên phải tuyệt đối tôn trọng luật quốc tế, đặc biệt là chủ quyền của quốc gia khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật quốc tế 1. Công ước Lahaye về Xung đột luật quốc tịch năm 1930 2. Công ước Montevideo năm 1933 về Quyền và nghĩa vụ quốc gia 3. Công ước về Quy chế người tị nạn năm 1951 222
  7. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 4. Công ước về Quy chế người không quốc tịch năm 1954 5. Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao năm1961 6. Công ước Lahaye về Hạn chế tình trạng không quốc tịch năm 1961 7. Công ước Viên về Quan hệ lãnh sự năm 1963 8. Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 9. Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 10. Công ước quốc tế về Bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành viên gia đình họ năm 1990 11. Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 12. Luật cơ bản – Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức 13. Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970 14. Tuyên bố về Nhân quyền của cá nhân không phải là công dân của quốc gia mà họ đang sống năm 1985 15. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 Văn bản pháp luật Việt Nam 1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 2. Luật thủy sản năm 2003 3. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 4. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 5. Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 6. Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi năm 2014 7. Nghị định số 36/2012/NĐ-CP của chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ 8. Nghị định số 58/2013/NĐ-CP của chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao 9. Nghị định 67/2014/NĐ-CP về Một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ 10. Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài 11. Quyết định 118/2007/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển của Thủ tướng Chính phủ 12. Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài 223
  8. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 13. Quyết định số 227/2014/QĐ-BNG của Bộ ngoại giao Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục lãnh sự 14. Thông tư số 92/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định chế độ quản lí tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Sách tham khảo 1. Lý luận về nhà nước và pháp luật, quyển 1, TS. Phan Trung Hiền, Nxb Chính trị Quốc gia 2011 2. Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ lãnh sự, Học viện Quan hệ quốc tế, Nxb Hà Nội 2002 3. Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2011 4. Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân Hà Nội 2007 5. Hỏi và đáp Nhà nước và pháp luật, TS. Trần Thị Cúc, Nxb Chính trị - Hành chính Hà Nội 2009 6. Ngoại giao và công tác ngoại giao, PGS. TS. Vũ Dương Huân, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2010 7. Quốc tịch và Luật quốc tịch Việt Nam, ThS. Nguyễn Văn Toàn, Nxb Hà Nội, 2009 8. Tìm hiểu Luật quốc tế, Nxb Đồng Nai 1997 Các nguồn Website tham khảo 1. http://vtv.vn 2. http://vtc.vn 3. http://luatminhkhue.vn 4. http://www.moj.gov.vn 5. https://vnembassy-mexico.mofa.gov.vn 6. http://baoquocte.vn 7. http://dantri.com.vn 8. https://vnexpress.net 9. https://laodong.vn 10. http://nguoivietukraina.com 11. https://www.tienphong.vn 12. https://tuoitre.vn 13. https://vov.vn 224
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2