intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo hộ công dân trong tình huống khủng hoảng - kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

Chia sẻ: Cuchoami2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết dưới đây tập trung làm rõ kinh nghiệm bảo hộ công dân ở nước ngoài trong tình huống khủng hoảng của một số nước; đúc rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc gia và quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo hộ công dân trong tình huống khủng hoảng - kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

  1. PHAÙP LUAÄT THEÁ GIÔÙI BẢO HỘ CÔNG DÂN TRONG TÌNH HUỐNG KHỦNG HOẢNG - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Hương Lan1 Tóm tắt: Việt Nam là một quốc gia có số lượng lao động xuất khẩu lớn trong khu vực Châu Á. Sau 30 năm đổi mới, cùng với chính sách mở cửa và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, công dân Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều đó cho thấy sức mạnh và khả năng hội nhập, thích nghi, cũng như vai trò quảng bá văn hóa dân tộc của công dân Việt Nam. Tuy nhiên, song hành với tình hình mới này là những thách thức đặt ra đối với công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài, đặc biệt là trong các tình huống khủng hoảng bất thường xảy ra ở nước sở tại như khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, bão lụt…Bài viết dưới đây tập trung làm rõ kinh nghiệm bảo hộ công dân ở nước ngoài trong tình huống khủng hoảng của một số nước; đúc rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc gia và quốc tế. Từ khoá: Bảo hộ, bảo hộ công dân, khủng hoảng, kinh nghiệm quốc tế. Nhận bài: 05/12/2019; Hoàn thành biên tập: 12/12/2019; Duyệt đăng: 03/01/2020. Abstract: Vietnam is one of the countries having high number of guest workers in the Asian region. After 30 years of renovation, with the open policy and international integration promotion, Vietnamese citizen are in 180 countries and territories. It shows power, ability of integration, adaption as well as the role of promoting traditional culture of Vietnamese citizens. However, in this new situation, there are challenges for the task of protecting Vietnamese citizens in foreign countries especially in the occurrence of crisis such as terrorism, epidemic, nature disaster, flood and so on. The article clarifies experiences of some countries in protecting their citizens in foreign countries in the occurrence of crisis and draw lessons for Vietnam. Keywords: Protect, protect citizens, crisis, international experience Date of receipt: 05/12/2019; Date of revision: 12/12/2019; Date of Approval: 03/01/2020. 1. Quan niệm về bảo hộ công dân trong ngoài mà bản thân không thể khắc phục được. tình huống khủng hoảng Sự can thiệp của Nhà nước bao gồm các hoạt Khái niệm “bảo hộ công dân”: Về lịch sử, động có tính chất công vụ thường xuyên và ban đầu thuật ngữ “bảo hộ” được dùng để chỉ những công việc khác mà một Nhà nước tiến một trạng thái do nhà nước đô hộ áp đặt cho quốc hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia bị đô hộ. Từ sau sự thành công của phong công dân khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại trào giải phóng dân tộc ở các nước và các vùng ở nước ngoài. Chủ thể tiến hành bảo hộ công dân thuộc địa trên thế giới, khái niệm “bảo hộ” với ý không chỉ giới hạn trong hoạt động của cơ quan nghĩa là “che chở, giúp đỡ, chăm lo”2 của các đại diện ngoại giao hay cơ quan lãnh sự mà là nước lớn (mẫu quốc) đối với vùng lãnh thổ bị đô hoạt động của Nhà nước Việt Nam nói chung, hộ, thuộc địa không còn được sử dụng nữa. thông qua các cơ quan có thẩm quyền, sự phối Hiện nay, khái niệm bảo hộ công dân hợp đồng bộ của tất cả các cơ quan này trong (BHCD) được hiểu là Nhà nước dùng các biện công tác bảo hộ công dân. pháp can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp Trong pháp luật quốc tế, vấn đề BHCD đặt pháp của công dân nước mình ở nước ngoài ra khi cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có hoặc cung cấp sự giúp đỡ về mọi mặt cho công thẩm quyền của quốc gia sở tại có hành vi trái dân khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn, rủi ro ở nước pháp luật quốc tế, qua đó, gây phương hại đến 1 Thạc sỹ, NCS. Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. 2 Vietlex - Trung tâm Từ điển học, Hoàng Phê chủ biên, (2007), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.
  2. Soá 01/2020 - Naêm thöù möôøi laêm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mình trọng đến đời sống của xã hội. Bên cạnh đó, ở nước ngoài. Quốc gia mà người đó là công dân cùng với đà phát triển, hội nhập quốc tế của đất có trách nhiệm tiến hành các biện pháp cần thiết, nước, trung bình hàng năm có hơn 9 triệu lượt phù hợp với pháp luật quốc gia sở tại và pháp công dân Việt Nam ra nước ngoài với nhiều mục luật quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đích khác nhau gây khó khăn cho công tác bảo cho công dân mình. Đồng thời, trách nhiệm hộ công dân. Vì vậy, việc tích cực hỗ trợ, tiến BHCD còn bao gồm các hoạt động giúp đỡ về hành các biện pháp bảo hộ công dân trong tình mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân mình huống xảy ra khủng hoảng ở nước ngoài là vô đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không cùng cần thiết. có hành vi xâm hại nào tới công dân của nước 2. Kinh nghiệm một số quốc gia về bảo hộ này. Thông thường, hoạt động bảo hộ công dân công dân trong tình huống khủng hoảng bao gồm những hoạt động mang tính công vụ 2.1. Mô hình cơ quan xử lý khủng hoảng như cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính cho của Philippines công dân; các hoạt động có tính chất trợ giúp như Philippines là một trong những quốc gia xuất giúp đỡ về tài chính cho công dân khi họ gặp khó khẩu lao động lớn nhất trong khu vực Đông Nam khăn, giúp đỡ công dân trong việc chuyển thông Á. Theo ước tính, số lượng công dân Philippines tin, bảo quản giấy tờ, tài sản…; hỏi thăm lãnh sự ở nước ngoài khoảng gần 10 triệu người, chiếm khi công dân bị bắt, bị giam, áp dụng các biện 1/10 dân số đất nước4. Do đó, công tác bảo hộ pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp công dân nói chung và người lao động nói riêng pháp cho công dân nước mình trên cơ sở phù hợp luôn được quốc gia này chú trọng, được thể hiện quy định pháp luật quốc gia sở tại hoặc luật pháp trên các khía cạnh sau: quốc tế3. Một là, Philippines đã luật hóa chính sách Khái niệm “tình huống khủng hoảng”: bảo hộ công dân Philippines ở nước ngoài trong Theo nghĩa thông thường, khái niệm “khủng pháp luật quốc gia. Cụ thể, Hiến pháp Phi-líp-pin hoảng” được dùng để chỉ những tình huống bất năm 1987 quy định rõ: “Nhiệm vụ cơ bản của thường, trong đó có những mối đe dọa tức thời, Chín phủ là phục vụ và bảo hộ công dân5”. Đạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mạng, tài sản luật Cộng hòa số 7157 hay còn gọi là đạo luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài do hậu quả năm 1991 về công tác đối ngoại của Philippines6 của thảm họa, của mối đe dọa sắp xảy ra, của quá quy định trách nhiệm của Bộ Ngoại giao thực trình tích tụ các yếu tố bất lợi, của xung đột vũ hiện 03 trụ cột trong chính sách đối ngoại của trang, của sự suy thoái môi trường hoặc các điều Philippines, trong đó có việc bảo hộ quyền lợi và kiện an ninh, trật tự xã hội khác ở nước sở tại. Ví thúc đẩy phúc lợi cũng như lợi ích của tất cả công dụ như: khủng bố; đánh bom liều chết; động đất, dân Philippines ở nước ngoài7. Đạo luật năm sóng thần, bão lụt; tai nạn gây thương vong lớn 1995 về người lao động di cư và người về người và tài sản… Philippines ở hải ngoại8 khẳng định “Việc bảo hộ Trong bối cảnh hiện nay, tình hình khu vực người lao động di cư Philippines và thúc đẩy và thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, ngay phúc lợi của họ nói riêng cũng như việc bảo hộ cả những nơi được coi là bảo đảm về mặt an nhân phẩm, quyền lợi cơ bản và sự tự do của ninh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro; biến đổi khí hậu người Philippines ở nước ngoài nói chung…là và thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng nghiêm những quan tâm ưu tiên cao nhất của Bộ trưởng 3 Bộ Ngoại giao (2011), Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài, Hà Nội, tr. 71. 4 ThS. Đỗ Hoàng Tùng, Bảo hộ công dân trong khủng hoảng – Thực tiễn kinh nghiệm các nước và giải pháp mô hình ứng dụng cho Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học, 9/2018, tr.32. 5 1987 Philippines Constitutions, Art II.sec 4. http://www.officialgazette.gov.ph/constitutions/1987- constitution/ 6 Philippines Foreign Service Act 1991. 7 Nguồn: https://www.dfa.gov.ph 8 Migrant Workers and Overseas Filippions Act of 1995.
  3. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại những vấn đề quan tâm của lao động Philippines giao của Philippines 9”. ở nước ngoài. Chức năng, nhiệm vụ của OPRT là: Hai là, Philippines đã xây dựng kế hoạch dự - Xây dựng các chiến lược, chương trình và phòng ứng phó với khủng hoảng. chính sách nhằm đối phó hiệu quả với các tình Trên thực tế, chính sách bảo hộ công dân của huống khủng hoảng tác động đến công dân Philippines lần đầu được thử thách trong cuộc Philippines ở nước ngoài; Chính tranh vùng vịnh năm 1990 khi hơn Xây dựng, rà soát các kế hoạch dự phòng ứng 100.000 công dân Philippines cần được sơ tán phó với khủng hoảng của các cơ quan đại diện khỏi Cô-oét. Theo đó, chính quyền Philippines của Philippines ở nước ngoài 6 tháng một lần; đã bắt đầu triển khai kế hoạch dự phòng ứng phó - Thiết lập một nhóm các chuyên gia quản lý với khủng hoảng với mục tiêu bảo đảm an toàn khủng hoảng, các chuyên gia kỹ thuật và nhân cho công dân Philippines khi có xung đột hoặc viên được đào tạo từ các cơ quan thành viên của thảm họa xảy ra. OPRT để thành lập các nhóm phản ứng nhanh Kế hoạch dự phòng ứng phó với khủng tới các khu vực bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng – hoảng thường bao gồm các hạng mục sau: (i) Hồ nơi có nhiều công dân Philippines đang sinh sống sơ quốc gia: bao gồm tình hình chính trị và an và làm việc; ninh của quốc gia; tình hình chính trị hiện tại, - Thiết lập một cơ chế giám sát thường xuyên bao gồm các mối đe dọa đối với sự ổn định chính thu thập và cập nhật thông tin về các đăc điểm và trị; (ii) Dữ liệu và hồ sơ của cộng đồng công dân địa điểm của người Philippines ở nước ngoài, đặc Philippines tại đó (số lượng công dân, vị trí, khu biêt là trong các vùng có nguy cơ khủng hoảng. vực sinh sống…); (iii) Các kịch bản khủng hoảng Trên thực tế, nhóm phản ứng nhanh đã được và kế hoạch ứng phó; (v) Những tuyến xuất cảnh triển khai để hỗ trợ công dân Philippines khi bằng đường hàng không, đường biển, đất liền; khủng hoảng xảy ra tại Syria (năm 2011); Lybia (vi) Những địa điểm di tản, tị nạn tạm thời (vii) (năm 2014; 2015); Yemen (năm 2015; 2016); Yêu cầu về hậu cần và kinh phí ước tính; (viii) Ả-rập-xê-út (năm 2013; 2016; 2017). Đầu mối liên lạc chính của Chính phủ nước sở Bốn là, xây dựng hệ thống cấp độ cảnh báo tại cũng như các tổ chức quốc tế; (ix) Thông tin khủng hoảng. Chính phủ Philippines đã thông liên lạc của các cán bộ, nhân viên cơ quan đại qua hệ thống cấp độ cảnh báo khủng hoảng diện ngoại giao và Điều phối viên khu vực; (x) nhằm phân loại cơ bản mức độ nguy cơ hoặc Thông tin liên lạc với các nhà cung cấp dịch vụ nguy hiểm mà công dân Philippines ở nước chủ chốt như giao thông, nhà ở… ngoài có thể phải đối mặt khi sinh sống/ làm việc Ba là, Philippines thành lập Đội chuẩn bị và tại quốc gia có khủng hoảng. Hệ thống này gồm ứng phó với khủng hoảng ở nước ngoài. 4 cấp độ: Để đáp ứng có hệ thống và toàn diện hơn với - Cấp độ cảnh báo 1 (giai đoạn ngăn ngừa): những nhu cầu của công dân Philippines ở nước Được đưa ra khi có dấu hiệu của sự bất ổn hoặc ngoài bị mắc kẹt trong khủng hoảng, năm 2011, mối đe dọa từ bên ngoài đối với nước sở tại. Tổng thống Philippines đã thành lập Đội chuẩn Công dân Philippines được cảnh báo để có biện bị và ứng phó với khủng hoảng ở nước ngoài pháp phòng ngừa tốt nhất. (The Overseas Preparedness and Reponse Team- - Cấp độ cảnh báo 2 (Giai đoạn hạn chế): viết tắt là OPRT)10. Được đưa ra nếu có những mối đe dọa đối với OPRT do Chánh Văn phòng của Văn phòng cuộc sống, an ninh, tài sản của công dân Tổng thống điều hành, bao gồm các thành viên là Philippines do sự bất ổn hoặc mối de dọa từ bên Ngoại trưởng của Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động và ngoài. Công dân Philippines được hướng dẫn hạn việc làm; Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chế di chuyển không cần thiết, tránh các nơi công chính và Quản lý; Cố vấn của Tổng thống về cộng và chuẩn bị sơ tán. 9 Nguồn: /laws&rules/files/Migrant%20Workers/. 10 Nguồn: http://www.philstar.com
  4. Soá 01/2020 - Naêm thöù möôøi laêm - Cấp độ cảnh báo 3 (Tự nguyện hồi hương): bao gồm các thành viên của các Bộ, tổ chức như: Được đưa ra khi xảy ta tình trạng bạo động hoặc Cục trưởng Cục Lãnh sự (là Phó chủ tịch nhóm), xâm lược từ bên ngoài trong một khu vực giới đại diện của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Quốc hạn. Công dân Philippines ở nước ngoài được phòng, Bộ Nội vụ, Bộ lao động, Bộ Y tế, Bộ Phát khuyến khích hồi hương. triển xã hội và an ninh con người, Cảnh sát Thái - Cấp độ cảnh báo 4 (Bắt buộc hồi hương): Lan, Hàng không quốc tế Thái Lan, Tổ chức Chữ Được đưa ra khi có cuộc xung đột nội bộ quy mô Thập đỏ Thái Lan, Phó vụ trưởng Vụ Thông tin, lớn hoặc tấn công toàn diện từ bên ngoài. Chính phủ Phó Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế, Phó vụ Philippines sẽ tiến hành các thủ tục sơ tán bắt buộc. trưởng Vụ ASEAN, Cục trưởng Cục Chính sách Hệ tống cấp độ cảnh báo nói trên đã được và Kế hoạch (Bộ Ngoại giao), Trưởng phòng Chính phủ Phi-líp-pin sử dụng hiệu quả, góp cũng như các cán bộ của Phòng Bảo hộ Công dân phần tăng cường công tác hỗ trợ công dân Thái Lan ở nước ngoài. Philippines ở nước ngoài. Thực tế cho thấy, tháng Nhóm công tác của Trung tâm ứng phó khẩn 1/2014, Bộ Ngoại giao Philippines đã đưa ra cấp cấp có chức năng nhiệm vụ sau: Theo dõi và độ cảnh báo 2 đối với Băng cốc (Thái Lan) và phân tích tình hình tại các quốc gia đang khủng một số khu vực xung quanh khi những nơi này bị hoảng; chuẩn bị các cách thức và phương diện đặt dưới tình trạng khẩn cấp trong 60 ngày bởi để hỗ trợ cho công dân Thái Lan tại các nước chính quyền Thái Lan. Tháng 3/2014, trước tình đang bị khủng hoảng; Đề nghị Nội các phê chuẩn hình căng thẳng diễn ra tại Venezuela và Ucraina, ngân sách khẩn cấp dành cho chi phí trợ giúp và Philippines cũng đã ban hành Cấp độ cảnh báo 2 di tản công dân Thái Lan tại nước đang bị khủng đối với 2 quốc gia này. Cấp độ cảnh báo 3 được hoảng; Phối hợp và giám sát việc sơ tán công dân đưa ra với Yemen vào tháng 12/2013 sau một loạt Thái Lan tại nước đang bị khủng hoảng một cách vụ tấn công khủng bố vào khu vực phức hợp của nhanh chóng, kịp thời; Bộ Quốc phòng Yemen khiến 7 người Nhóm công tác của Trung tâm phản ứng Philippines thiệt mạng và 11 người Philippines nhanh là một đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao Thái bị thương. Gần đây nhất, cấp độ 4 được đưa ra Lan thành lập nhằm hỗ trợ sơ tán công dân Thái đối với 3 quốc gia là I-rắc (6/2014); Syria Lan tại các nước khủng hoảng. (12/2011) và Nam Su-đăng (7/2016)11. Về thực tiễn xử lý bảo hộ công dân trong tình 2.2. Mô hình cơ quan bảo hộ công dân trạng khủng hoảng của Thái Lan: Để ứng phó với trong tình huống khủng hoảng của Thái Lan tình trạng khẩn cấp hoặc khi khủng hoảng xảy Hiện nay, Thái Lan đã thành lập Ủy ban điều ra, Trung tâm ứng phó khẩn cấp đã tiến hành một phối hỗ trợ người Thái ở nước ngoài (sáp nhập từ số công việc như: (1) Bộ Ngoại giao và Trung cơ quan hỗ trợ quốc gia láng giềng giải quyết tâm liên tục đưa ra khuyến cáo, thông báo qua khủng hoảng và Cơ quan hỗ trợ người Thái ở các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, nước ngoài) được thành lập dưới sự chỉ đạo của di động, trang thông tin điện tử, ứng dụng trên Bộ Ngoại giao Thái Lan. Ủy ban này có hai điện thoại, thiết lập liên lạc điện thoại qua vệ tinh nhóm làm việc gồm: Trung tâm ứng phó khẩn phòng các trường hợp có sự cố về liên lạc điện cấp và Nhóm hỗ trợ các quốc gia khác trong thoại… phục vụ cho công dân Thái Lan ở nước khủng hoảng12. ngoài; (2) Làm việc trực tiếp với Đại sứ quán các Trung tâm ứng phó khẩn cấp bao gồm các nước có trụ sở đặt tại Thái Lan để hỗ trợ thực thư ký của Bộ trưởng, đại diện các Bộ, ngành (Bộ hiện bảo hộ công dân Thái Lan tại nước ngoài; Quốc phòng, Bộ Khoa học, Bộ Nội vụ…) cùng (3) Cập nhật liên tục thông tin liên hệ của các đầu phối hợp xử lý. Nhóm công tác của Trung tâm mới phụ trách tại các bộ, ngành; (4) Chỉ đạo các ứng phó khẩn cấp được điều hành bởi Thứ cơ quan đại diện của Thái Lan ở nước ngoài cập trưởng thường trực của Bộ Ngoại giao Thái Lan, nhật tình hình, cung cấp thông tin về các nơi trú 11 ThS. Đỗ Hoàng Tùng, Bảo hộ công dân trong khủng hoảng – Thực tiễn kinh nghiệm các nước và giải pháp mô hình ứng dụng cho Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học, 9/2018, trang 36. 12 Nhóm này có đại diện của các quốc gia khác cùng tham gia.
  5. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP ẩn của công dân, hỗ trợ lương thực, thực phẩm Khi có tình huống khủng hoảng xảy ra ở thiết yếu, phối hợp nhanh chóng với địa phương nước ngoài, công việc chủ yếu của bộ phận xử các nước sở tại để xác minh thông tin và cấp giấy lý khủng hoảng là phối hợp, điều phối giữa cơ tờ cần thiết, cung cấp thông tin cũng như các quan trong nước và các cơ quan đại diện ở nước cách thức di chuyển; (5) Thường xuyên khuyến ngoài nhằm đánh giá được cấp độ khủng hoảng cáo công dân đăng ký với cơ quan lãnh sự để xử để có phản ứng phù hợp. Trường hợp bắt buộc lý dễ dàng hơn trong trường hợp khủng hoảng. phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp như cứu trợ, Kênh thông tin liên lạc được công dân lựa chọn sơ tán công dân thì có thể sử dụng nguồn lực từ nhiều nhất là đường dây nóng do sự thuận tiễn các Bộ, ngành liên quan khác như quân đội, an và nhanh chóng của phương thức này; ninh nội địa… và phối hợp với các cơ quan đại Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Thái Lan cũng diện ở nước ngoài theo quyết định của Hội đồng thường xuyên khuyến cáo công dân đăng ký với an ninh quốc gia (National Security Council) cơ quan đại diện của Thái Lan tại nước sở tại hoặc cấp có thẩm quyền khác để xác định những cũng như đáp ứng đầy đủ giấy tờ hợp đồng lao công việc cần phải triển khai nhằm bảo hộ tốt động để họ được hỗ trợ thuận lợi hơn. nhất cho công dân khi họ ở nước ngoài. Về Quỹ bảo hộ công dân: Chính phủ Thái Việc chi trả kinh phí trong công tác bảo hộ Lan trích một phần ngân sách hàng năm (khoảng công dân, sơ tán công dân về nguyên tắc phải do 600.000 USD/năm) để hỗ trợ công dân. Số tiền công dân hoàn trả lại sau khi đã được bảo hộ. này nằm trong kế hoạch xử lý khủng hoảng hàng Trường hợp sơ tán công dân với chi phí lớn thì năm của Thái Lan để phòng trường hợp tình thông thường yêu cầu công dân chi trả tương trạng khủng hoảng/khẩn cấp xảy ra bất ngờ. đương với chi phí mua vé máy bay thương mại. Ngoài ra, họ cũng nhận được sự hỗ trợ về tài Về thực tiễn, công dân Hoa Kỳ được khuyến chính của các tổ chức quốc tế liên chính phủ/phi khích cung cấp thông tin có liên quan đến chuyến chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, các doanh đi trước khi ra nước ngoài để phục vụ việc bảo hộ nghiệp tư nhân, các vật phẩm quyên góp từ các công dân khi cần thiết.Việc nhận biết xu thế, tình buổi sinh hoạt cộng đồng, các hỗ trợ về lãnh sự hình nơi đến của công dân để chủ động trong công cho công dân tại địa bàn vùng xâu vùng xa. Sau tác bảo hộ của Văn phòng xử lý khủng hoảng. khi trở về nước, công dân nhận được sự hỗ trợ Thực tiễn cho thấy, Hoa Kỳ đã từng triển khai buộc phải hoàn trả tiền cho Quỹ (gồm tiền chi trả nhiều hoạt động bảo hộ công dân trong tình cho phương tiện trở về nước và các hỗ trợ tài huống khủng hoảng mà điển hình là việc sơ tán chính khác). Trường hợp không trả đúng hạn sẽ công dân khi căng thẳng leo thang ở Nam Sudan bị xử lý theo quy định của pháp luật Thái Lan. năm 2013. Khi tổng thống Sudan Salva Kiir cáo 2.3. Mô hình cơ quan bảo hộ công dân buộc cựu Tổng thống Riek Machar âm mưu đảo trong tình huống khủng hoảng của Mỹ chính và đã sa thải Riek Machar và toàn bộ nội Ở Mỹ cũng xây dựng cơ quan chuyên trách về các, châm ngòi căng thẳng giữa cộng đồng Dinka bảo hộ công dân. Bộ phận xử lý khủng hoảng trực của Kiir với cộng đồng Nuer của Machar và dẫn tiếp thuộc Văn phòng phục vụ công dân ở nước tới đụng độ đẫm máu giữa các phe phái và quân ngoài. Những năm qua, khoảng 90% thời gian của chính phủ Nam Sudan từ ngày 15/12/201313. công tác này do bộ phận xử lý khủng hoảng thực Trước tình hình bất ổn trên, Hoa Kỳ đã cử 3 hiện việc diễn tập để ứng phó với các tình huống máy bay CV-22 Osprey chở theo 46 binh sĩ tới giả định, chuẩn bị, theo dõi và thu thập thông tin thành phố Bor để hỗ trợ và sơ tán khẩn cấp công nhằm nâng cao khả năng của cán bộ ứng trực công dân Hoa Kỳ đang bị mắc kẹt ở khu vực này. Sau tác này và tạo cơ chế phối hợp nhanh chóng giữa đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông báo cho biết các cơ quan chức năng, kịp thời ứng phó khẩn cấp 5 máy bay trực thăng dân sự Hoa Kỳ và Liên khi có khủng hoảng xảy ra ở nước ngoài. Hợp quốc đã đưa khoảng 380 công dân cùng hơn 13 Xem thêm: https://www.reuters.com/article/us-southsudan-machar/riek- machar-south-sudans-divisive-pretender- for-power.
  6. Soá 01/2020 - Naêm thöù möôøi laêm 300 công dân các nước khác từ thành phố Bor tới công dân; có thể trao đổi hợp tác với những cơ thủ đô Juba và địa điểm an toàn khác. quan đại diện là đối tác chiến lược ở nước có Như vậy, trong tình huống khủng hoảng ở khủng hoảng để đoàn kết hợp lực, cùng giải cứu Nam Sudan, chính quyền Hoa Kỳ đã quyết định công dân của mỗi nước; gửi gần 100 binh sĩ đến nơi này để bảo đảm an Thứ ba, việc tăng cường yêu cầu các cơ quan toàn công dân, người và tài sản tại Đại sứ quán đại diện, doanh nghiệp ở nước ngoài cung cấp Mỹ ở thủ đô Juba. Đồng thời, Hoa Kỳ đã quyết thông tin, dự báo tình hình về trong nước là kênh định rút các nhân viên ngoại giao đang làm việc thông tin hữu hiệu, cập nhật nhất trong việc đánh tại Đại sứ quán Sudan ở thủ đô Juba. Do phải rút giá, xử lý thông tin rồi đưa ra các ứng phó phù nhân viên, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại thủ đô Juba hợp với tình hình ở nước sở tại; không thể cung cấp các dịch vụ lãnh sự cho công Thứ tư, đa dạng hoá các phương tiện thông dân ở Nam Sudan. Vì vậy, Đại sứ quán Hoa Kỳ tin đại chúng. Tăng cường sử dụng ứng dụng tại thủ đô Nairobi, Kenya sẽ cung cấp các dịch vụ phần mềm có thể tải xuống máy điện thoại di lãnh sự cho công dân ở Nam Sudan, bảo dảm các động để nhanh chóng, sẵn sàng liên hệ với tổng dịch vụ lãnh sự vẫn tiếp tục được thực hiện và đài bảo hộ công dân, cơ quan đại diện nơi có không bị ảnh hưởng. khủng hoảng nhằm kịp thời có những hỗ trợ cần Bên cạnh đó, các biện pháp ngoại giao kết thiết từ cơ quan hỗ trợ khẩn cấp bảo hộ công dân; hợp với biện pháp kinh tế cũng được tích cực Thứ năm, các nước đều chủ động, thường thực hiện. Hoa Kỳ đã yêu cầu các nhà lãnh đạo xuyên cập nhật tình hình và đưa ra cảnh báo, của Nam Sudan phải có trách nhiệm phối hợp khuyến cáo đi lại cho công dân ở cả trong nước chặt chẽ trong việc tích cự hỗ trợ, bảo hộ công lẫn cơ quan đại diện ở sở tại để kịp thời hỗ trợ dân Hoa Kỳ và phải chấm dứt cuộc nội chiến nếu công dân khi cần thiết; không Hoa Kỳ sẽ cắt viện trợ cho quốc gia này. Thứ sáu, Trung tâm xử lý khủng hoảng của 2.4. Một số nhận xét, đánh giá các quốc gia được nghiên cứu đều hoạt động chủ Qua nghiên cứu kinh nghiệm xử lý khủng yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Chi phí hỗ trợ hoảng của một số nước trên thế giới cho thấy: công dân thường do công dân tự chi trả sau khi Thứ nhất, phần lớn các nước đều có cơ quan hồi hương. Nhà nước chỉ chịu chi phí sơ tán khi chuyên trách về thực hiện chức năng, nhiệm vụ ra lệnh sơ tán bắt buộc. Một số nước có quy định bảo hộ công dân ở nước ngoài trong tình huống khác như: Ở Đức, công dân phải hoàn trả toàn bộ khủng hoảng. Bên cạnh việc thành lập cơ quan chi phí, kể cả khi bắt buộc phải sơ tán; Trung chuyên trách, các quốc gia được nghiên cứu cũng Quốc từng chi trả toàn bộ chi phí sơ tán cho thiết lập sẵn sàng cơ chế liên ngàng gồm các Bộ, 35000 công dân trong khủng hoảng tại Lybia ngành liên quan, cơ quan đại diện ở nước ngoài năm 2011. Bên cạnh đó, một số quốc gia có quy để phối hợp xử lý vấn đề khủng hoảng ở ngoài định chặt chẽ về mặt pháp lý yêu cầu công dân nước. Việc chỉ đạo, điều hành cơ chế liên ngành phải hoàn trả chi phí sau khi đã được hỗ trợ trở đặc trách vấn đề này phần lớn được giao cho Bộ về trong một khoảng thời gian nhất định, sau Ngoại giao các nước điều phối, tiến hành các khoảng thời gian đó mà kinh phí hỗ trợ công dân biện pháp bảo hộ cụ thể đối với công dân ở nước chưa được hoàn trả thì công dân phải chịu xử lý ngoài như: giải cứu, sơ tán công dân ở nước theo quy định pháp luật; ngoài khi có khủng hoảng (thiên tai, khủng bố, 3. Một số khuyến nghị cho Việt Nam dịch bệnh…); Ở nước ta, vấn đề bảo đảm quyền con người, Thứ hai, việc kết nối, dựa vào các nước có quyền công dân nói chung và quyền của công mối quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện hoặc dân Việt Nam ở nước ngoài nói riêng là một truyền thống để cùng hợp tác, chia sẻ thông tin và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, luôn được Đảng có thể cùng diễn tập nhằm nâng cao khả năng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, thể chế hoá bảo hộ công dân của các cán bộ làm công tác này. trong các bản Hiến pháp cũng như các văn bản Qua đó, tạo cơ chế sẵn sàng ứng phó với các pháp luật khác có liên quan như Luật Quốc tịch cuộc khủng hoảng ở nước ngoài, kịp thời hỗ trợ (2008), Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
  7. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP ngoài (2009, 2017), Luật Người lao động Việt sách và thể chế di cư quốc tế hiện có, hoàn thiện Nam đi làm việc ở nước ngoài (2006). Luật Tổ cơ chế và chính sách đối với di cư theo hướng tối chức Chính phủ (2015); Nghị định số ưu hóa thủ tục di cư nhằm giảm bớt chi phí, phục 26/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 của Chính phủ vụ tốt hơn nhu cầu di cư quốc tế chính đáng của quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ người dân, đồng thời tạo điều kiện tốt hơn cho cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao; Quyết định số việc quản lý xuất nhập cảnh thông qua cơ sở dữ 119/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ liệu điện tử có thể dễ dàng bóc tách theo các tiêu tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Bảo hộ chí cơ bản như tuổi, giới tính, nơi đi, nơi đến, công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước mục đích di cư… ngoài.v.v… Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đấu Tuy nhiên, thực tiễn Việt Nam cũng như tranh chung về di cư bất hợp pháp, bảo hộ công nhiều nước cho thấy, trong các tình huống dân: Thời gian qua, bên cạnh việc hoàn thiện khủng hoảng như thảm hoạ thiên tai, khủng bố, pháp luật trong nước, Việt Nam đặc biệt coi xung đột chính trị…công tác bảo hộ công dân ở trọng việc hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn do vị trí địa phòng chống di cư bất hợp pháp. Hiện nay, Việt lý xa xôi, phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực Nam đã ký hiệp định, thoả thuận song phương bên ngoài trong khi khung pháp lý cụ thể ở Việt về nhận trở lại công dân Việt Nam không được Nam chưa có. Do đó, việc xây dựng cơ chế và nước ngoài cho cư trú với gần 20 nước.Các hiệp các biện pháp cụ thể về hỗ trợ lao động di cư định, thoả thuận này quy định quy trình, thủ tục trong trường hợp gặp khủng hoảng ở nước phối hợp, xác minh, tiếp nhận và tái hoà nhập ngoài là cần thiết. Từ kinh nghiệm các nước, công dân Việt Nam không được nước ngoài cho chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh cụ thể của cư trú. Theo đó, để tiếp tục nâng cao hiệu quả Việt Nam hiện nay, cần thiết thực hiện một số bảo hộ công dân trong tình huống khủng hoảng, giải pháp sau: việc tăng cường tìm kiếm sự hợp tác, hỗ trợ của Một là, về thể chế, cần thiết ban hành bổ các tổ chức quốc tế cũng như cơ quan chức sung các văn bản hướng dẫn, hình thành Bộ quy năng nước sở tại tiếp tục được đặt ra và hoàn trình hướng dẫn công tác bảo hộ công dân trong thiện./. tình huống khủng hoảng. Quy trình đó bao gồm các bước sau: (1) Đánh giá tình huống khủng TÀI LIỆU THAM KHẢO hoảng; triển khai công tác bảo hộ công dân 1. Nguyễn Thị Hồng Yến, ThS. Khoa Pháp trong tình huống khủng hoảng (như phân loại luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội; GV. thông tin và định vị công dân cần trợ giúp, bảo Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà hộ, thiết lập và vận hành mạng lưới; thực hiện Nội - Quy định về bảo hộ công dân của Liên các biện pháp bảo hộ hoặc cung cấp sự hỗ trợ minh Châu Âu và một số quốc gia thành viên, trên thực địa); Nguồn: http://www.nguoibaovequyenloi.com, Hai là, về thiết chế: Cần xây dựng Trung tâm truy cập ngày 2/9/2019; xử lý khủng hoảng trực thuộc Bộ Ngoại giao. 2. Cục Lãnh sự (2018) – Tài liệu Hội thảo: Theo đó, Trung tâm này có thể hình thành bộ “Thực tiễn, kinh nghiệm các nước về mô hình phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để xây dựng bảo hộ công dân trong khủng hoảng và khuyến Kế hoạch quốc gia về xử lý khủng hoảng.Trên nghị cho Việt Nam” tại Quảng Ninh, ngày 29- cơ sở đó, các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế 30/11/2018. hoạch ứng phó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ 3. Bộ Ngoại giao (2011), Báo cáo tổng quan của mình. về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước Ba là, xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động đi ngoài, Hà Nội. cư hoặc tăng cường triển khai hoạt động đăng ký 4. ThS. Đỗ Hoàng Tùng, Bảo hộ công dân công dân Việt Nam ở nước ngoài. trong khủng hoảng – Thực tiễn kinh nghiệm các Bốn là, các Bộ, ngành trong phạm vi chức nước và giải pháp mô hình ứng dụng cho Việt năng, nhiệm vụ của mình, rà soát lại các chính Nam, đề tài nghiên cứu khoa học, 9/2018.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0