intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

Chia sẻ: Trinhhoai Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

727
lượt xem
93
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm ; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại , điện tín ; Quyền tự do ngôn luận. - Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

  1. Bài 6 CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN ( 4 tiết ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do c ơ bản c ủa công dân: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm ; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền b ảo đ ảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại , điện tín ; Quyền tự do ngôn luận. - Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và th ực hi ện các quyền tự do cơ bản của công dân. 2.Về ki năng: - Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền t ự do c ơ bản c ủa công dân. - Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác. 3.Về thái độ: - Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác - Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân. II. NỘI DUNG : 1. Trọng tâm: - Khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền tự do cơ bản của công dân, bao gồm: + Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; + Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm ; + Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại , điện tín ; + Quyền tự do ngôn luận. - Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân. 2. Một số kiến thức cần lưu ý: Quyền tự do cơ bản của công dân là giá trị nhân văn to lớn c ủa xã h ội loài người và mang tính lịch sử đối với mỗi quốc gia – dân tộc . Đây là thành quả đ ấu tranh lâu dài c ủa nhân lo ại tiến bộ , mà bước ngoặt được đánh dấu bằng cuộc Cách m ạng t ư sản dân quyền ở Pháp năm 1789. Ở nước ta , Nhà nước thừa nhận công dân có các quyền t ự do c ơ b ản v ề thân th ể , tinh thần, tự do lao động và sáng tạo, tự do kinh doanh , học tập và t ự do nghiên c ứu khoa h ọc… Các quyền này được gọi là các quyền tự do cơ bản của công dân, vì nó quy đ ịnh m ối quan h ệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân và vì nó được ghi nhận trong Hiến pháp – luật c ơ bản c ủa Nhà nuớc . Bài học không đặt ra mục đích tìm hiểu tất c ả các quyền t ự do c ơ bản c ủa công dân , mà chỉ tìm hiểu một số quyền tự do cơ bản quan trọng đầu tiên đối với mỗi công dân. Đây là kiến thức mở rộng, chung, bao quát, cần thi ết đối v ới GV, nh ưng không nh ất thi ết phải giảng hết cho HS. GV cần hiểu những nội dung sau:  Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được hiểu là: Về nguyên tắc , không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định ho ặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Như vậy, trừ trường hợp bắt người đang phạm tội quả tang, trong mọi trường h ợp khác việc bắt người chỉ được tiến hành khi có quyết định của Tòa án, quyết đ ịnh ho ặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát .
  2. Để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, ch ỉ nh ững ng ười có th ẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong một số trường hợp thật cần thiết mà pháp luật quy định mới được tiến hành bắt người: § Trường hợp 1: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội. § Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp. § Trường hợp 3: Bắt người đang bị truy nã. Lưu ý, trong ba trường hợp này, thì trường hợp 1 và 3 đòi h ỏi ph ải có quy ết đ ịnh c ủa Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trước khi tiến hành bắt người. Đối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì đòi hỏi phải có lệnh bắt kh ẩn cấp của người có thẩm quyền, đó là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng C ơ quan đi ều tra các c ấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung ương và tương đương; người ch ỉ huy đ ồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu bi ển khi tàu bay, tàu bi ển r ời khỏi sân bay, bến cảng. Tuy nhiên, dù đã có lệnh bắt khẩn c ấp r ồi thì sau đó vi ệc b ắt kh ẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo các tài li ệu liên quan để Viện Kiểm sát xem xét, điều chỉnh. Trong thời hạn 12 gi ờ kể từ khi nhận đ ược đề ngh ị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt. Bắt người đúng pháp luật có nghĩa là bắt người theo đúng quy đ ịnh c ủa pháp lu ật v ề th ẩm quyền, trình tự và thủ tục.  Mối quan hệ giữa quyền bất khả xâm phạm về thân thể với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Giữa quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, và trong một số tr ường hợp cụ thể, có thể còn có sự giao thoa với nhau. Vì thế, c ần có s ự phân bi ệt các quy ền này theo các dấu hiệu: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể đề cập tới quyền tự do c ủa công dân, trong đó không ai có thể bị bắt, bị giam cầm một cách tuỳ tiện, vô căn cứ từ phía c ơ quan nhà n ước có th ẩm quyền và từ phía người khác. Mọi hành vi bắt người, giam gi ữ người trái pháp lu ật đ ều b ị x ử lí theo quy định của pháp luật hình sự. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ đề c ập tới vi ệc pháp lu ật b ảo đ ảm cho tính mạng, sức khoẻ của công dân được an toàn, trong đó có quyền đ ược sống c ủa con người (được đảm bảo an toàn tính mạng) và quyền được bảo v ệ tr ước m ọi hành vi côn đ ồ, hung hãn, đánh người gây thương tích. Mọi hành vi làm t ổn hại đ ến tính m ạng c ủa ng ười khác (như giết người, làm chết người), đánh người gây th ương tích ho ặc làm t ổn h ại cho s ức khoẻ của người khác đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật hình sự.  Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân Quyền này được hiểu theo hai nghĩa : Về nguyên tắc, không một ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không đ ược người đó đồng ý. Chỉ được phép khám chỗ ở của công dân trong những trường hợp do pháp luật quy đ ịnh và chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự mới có quyền khám. Tránh moi trường hợp lợi dụng hoặc tùy tiện.  Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân. Quyền tự do cơ bản của công dân không chỉ được quy định trong các văn bản pháp lu ật mà điều quan trọng là phải được bảo đảm thực hiện một cách hữu hiệu. Trách nhiệm này trước tiên và cơ bản thuộc về Nhà nước , trong đó vai trò quan tr ọng thu ộc về các c ơ quan b ảo v ệ pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát , các cơ quan điều tra các c ấp. Điều quan trọng nh ất là Nhà nước, thông qua các quy định của pháp luật, trừng trị nghiêm kh ắc các hành vi xâm ph ạm tới quyền tự do cơ bản của công dân , sao cho mọi hành vi vi ph ạm đi ều b ị xử lí theo đúng quy định của pháp luật. III. PHƯƠNG PHÁP :
  3. Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,… IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu. V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: Ngày nay, trên đất nước chúng ta, mỗi công dân có nh ững quyền t ự do nh ất đ ịnh đ ược ghi nhận trong Hiến pháp, đó là các quyền tự do cơ bản của công dân. Các quyền tự do này được đặt ở vị trí đầu tiên, quan trọng nhất, không thể tách rời đ ối v ới m ỗi cá nhân. Trong bài h ọc này, chúng ta tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của công dân nh ư: quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh d ự và nhân phẩm; quy ền b ất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an tòan và bí mật thư tín, đi ện thọai, đi ện tín; quyền tự do ngôn luận. Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung chính của bài học GV giảng: Ở mỗi nước, các quyền tự do cơ bản của công dân đều được ghi nhận trong Hiến pháp và trong các luật liên quan. Đây thực chất là các quyền được sống với tư cách là con người trong xã hội, công dân của một nước. Quyền tự do cơ bản của công dân là chế định pháp lý cơ bản của Luật Hiến pháp, xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ khác của công dân ở mọi cấp độ và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở nước ta, công dân có các quyền tự do cơ bản về thân thể, tự do trong đời sống tinh thần, tự do lao động và sáng tạo, tự do kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học… Tại sao các quyền này gọi là các quyền tự do cơ bản của công dân ? Vì : - Các quyền này quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân. - Các quyền này được nghi nhận trong Hiến pháp – luật cơ bản của Nhà nước. Bài học này không đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu tất cả các quyền tự do cơ bản của công dân, mà chỉ tìm hiểu về các quyền tự do thân thể và các quyền tự do liên quan đến đời sống tinh thần của công dân. Đồng thời, trong các quyền tự do về thân thể và đời sống tinh thần của công dân cũng bao gồm nhiều loại quyền khác nhau, trong đó chúng ta chỉ tìm hiểu : Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ; Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ; Quyền được bảo đảm an toàn và bí
  4. mật thư tín, điện thoại, điện tín ; Quyền tự do ngôn luận. 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân Tiết 1: a) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân Đơn vị kiến thức 1: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của  Thế nào là …? Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của công dân Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện  Mức độ kiến thức: kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. HS cần nắm được:  Nội dung : - Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự thể của công dân. ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không - Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. của công dân. Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt,  Cách thực hiện: giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để GV dùng các phương pháp thuyết trình, đàm điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì thoại, thảo luận nhóm,… những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc GV sử dụng tình huống trong SGK: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và một Ong A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ an xã. Trong việc này, ông A khẳng định anh X là người, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, do pháp luật quy định. công an xã đã ngay lập tức bắt anh X và ép buộc  Ý nghĩa: anh phải nhận là đã lấy cắp. Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ Việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất người trái với quy định của pháp luật, bảo vệ khả xâm phạm về thân thể của công dân. quyền con người – quyền công dân trong một xã GV hỏi: hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tại sao việc làm này của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? HS trao đổi, trả lời. Trên cơ sở HS đã chuẩn bị bài học, GV đặt câu hỏi: Thế nào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Cả lớp trao đổi, đàm thoại. GV giảng: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là: Không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn c ủa Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Theo nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể thì không ai được tự tiện bắt người. Hành vi tự tiện bắt người là hành vi xâm phạm đến quyền tự do về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật. GV hỏi tiếp: Vậy có khi nào pháp luật cho phép bắt người không? Lớp trao đổi, đàm thoại. GV kết luận: Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người: + Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền mà pháp luật cho phép có
  5. quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ xác đáng chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội. + Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (theo nội dung trong SGK). + Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (theo nội dung trong SGK). GV lưu ý: + Trong trường 1, việc bắt người chỉ được tiến hành khi có quyết định của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án. + Trong trường 2, việc bắt người khẩn c ấp cũng cần phải có phê chuẩn của Viện Kiểm sát sau khi tiến hành bắt. + Trong trường 3, người đang bị truy nã là người đang có lệnh truy nã của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án, nghĩa là đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến Cơ quan công an, Viện Kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Còn đối với người đang phạm tội quả tang thì ai cũng có quyền bắt mà không cần phải có lệnh hay quyết định của cơ quan Nhà nước. Như vậy, chỉ có người đang phạm tội quả tang thì mới có thể bị bắt mà không cần lệnh hay quyết định nào cả; còn các trường hợp khác thì việc bắt người đều phải có quyết định hoặc phê chuẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. GV hỏi: Tại sao pháp luật lại cho phép bắt người trong những trường hợp này? HS trao đổi, đàm thoại. GV kết luận: Vì để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm. b) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính GV giúp HS rút ra ý nghĩa của quyền bất khả xâm mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của phạm về thân thể của công dân. công dân Tiết 2:  Thế nào là…? Đơn vị kiến thức 2: Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của  Mức độ kiến thức: người khác. HS hiểu được:  Nội dung: + Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của mạng, sức khỏe của người khác. công dân. Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm + Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh mạng và sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người gây thương tích, làm tổn hại cho sức công dân. khỏe của người khác.
  6. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính + Ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về mạng của người khác như giết người, đe dọa tính mạng và sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm giết người, làm chết người. của công dân. Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh  Cách thực hiện: dự và nhân phẩm của người khác. GV sử dụng phươngpháp đàm thoại, thuyết trình, Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, thảo luận nhóm, đóng vai,… để dạy đơn vị kiến xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt thức này. hại về danh dự cho người đó. GV lần lượt nêu các câu hỏi đảm thoại:  Ý nghĩa: Theo em, nếu tính mạng một người luôn bị đe Nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong doạ thì cuộc sống của người đó sẽ như thế nào? mối quan hệ với Nhà nước và xã hội. Nếu tính mạng của nhiều người bị đe doạ thì xã Đề cao nhân tố con người trong Nhà nước hội sẽ thế nào? Có phát triển lành mạnh được pháp quyền xã hội chủ nghĩa. không? Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Nếu tính mạng của một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó thật bất an, không thể yên ổn để lao động, học tập, công tác, vì tính mạng là vốn quý nhất của con người. Nếu tính mạng của nhiều người luôn bị đe doạ thì trật tự, an ninh xã hội không được bảo đảm, xã hội sẽ dễ rơi vào tình trạng hỗn loạn, không thể phát triển lành mạnh được. GV sử dụng ví dụ trong SGK cho HS đóng vai: A và B là hàng xóm của nhau. Một hôm, đàn gà của A sang vườn nhà B bới tung một luống rau cải, bực mình B chửi A và hai bên to ti ếng với nhau. Tức thì A đã dùng gậy đánh vào chân B làm B phải vào bệnh viện điều trị và để lại thương tật ở chân. Trong trường hợp này, A đã xâm phạm tới sức khoẻ của B, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. GV sử dụng tình huống trong SGK cho HS thảo luận: A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp. Em hãy nêu một vài ví dụ về hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. GV nêu câu hỏi đàm thoại: Thế nào là xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác? Cả lớp đàm thoại. GV chốt ý. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: Đối với quyền này của công dân, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào? Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung. GV kết luận: Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi: + Đánh người (đặc biệt là đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác)
  7. + Giết người, đe doạ giết người, làm chết người. c) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. công dân GV giúp HS rút ra ý nghĩa của quyền được pháp  Thế nào là …? Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi luật bảo hộ về tính mạng và sức khoẻ, danh dự người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở và nhân phẩm của công dân. của người khác nếu không được người đó đồng Tiết 3: ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho Đơn vị kiến thức 3 phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một dân người. Trong trường hợp này thì việc khám xét  Mức độ kiến thức: cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải HS hiểu được: tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy - Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở định. của công dân.  Nội dung: - Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ của công dân. ở của người khác.Tuy nhiên, pháp luật cho phép  Cách thực hiện: khám xét chỗ ở của công dân trong các trường GV sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận hợp sau: nhóm, thuyết trình,… Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng GV nêu câu hỏi đàm thoại: định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công Có thể tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, được người đó đồng ý hay không? súng,…) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, Cả lớp trao đổi, đàm thoại. tài liệu liên quan đến vụ án. GV kết luận: Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt Về nguyên tắc, không ai được tự ý vào chỗ ở của người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang người khác nếu không được người đó cho phép. lẫn tránh ở đó. Tự tiện vào chỗ ở của người khác là vi phạm  Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm khác nhau mà của công dân có thể bị xử lí theo pháp luật. Nhằm đảm bảo cho công dân – con người có GV nêu tiếp câu hỏi: được cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, Có khi nào pháp luật cho phép khám xét chỗ ở văn minh. của công dân không? Đó là những trường hợp Tránh mọi hành vi tự tiện của bất kì ai, cũng nào? như hành vi lạm dụng quyền hạn của các cơ Cả lớp trao đổi, phát biểu. quan và cán bộ, công chức nhà nước trong khi GV kết luận: thi hành công vụ. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của một người trong hai trường hợp: + Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa đi ểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật liên quan đến vụ án. + Khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó. Trong cả hai trường hợp được phép khám xét chỗ hoặc nơi làm việc của công dân thì việc khám xét cũng phải theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật: § Chỉ được tiến hành trong trường hợp thật c ần thiết và chỉ những người do pháp luật quy định thuộc Viện Kiểm sát, Toà án nhân dân, Cơ quan
  8. điều tra mới có thẩm quyền ra lệnh khám. § Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt chủ nhà hoặc người đã thành niên trong gia đình, có đại diện của chinh quyền xã (phường, thị trấn) và người láng giềng chứng kiến. Không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về bài tập tình huống trong SGK: Ong A mất một chiếc quạt điện. Do nghi ngờ con ông B lấy trộm nên ông A yêu cầu ông B cho vào nhà khám xét. Ong B không đồng ý nhưng ông A cùng con trai cứ tự tiện xông vào nhà để khám. Theo em, hành vi của bố con ông A có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân hay không? Giải thích vì sao? HS thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả. d) Quyền được bảo đảm an tòan và bí mật GV kết luận: thư tín, điện thọai, điện tín Hành vi của bố con ông A đã vi phạm quyền bất Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, vì: hủy thư, điện tín của người khác; những người + Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển của pháp luật thuộc Toà án, Viện Kiểm sát, Cơ đến tay người nhận, không được giao nhầm cho quan điều tra mới có thẩm quyền khám chỗ ở của người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân. công dân. Bố con ông A không có thẩm quyến Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy này. định của pháp luật và chỉ trong những trường + Việc khám xét phải được tiến hành theo trình hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm sóat tự, thủ tục (như hướng dẫn trên đây), mà không thư, điện thọai, điện tín của người khác. được tự tiện xông vào nhà để khám. Quyền được bảo đảm an tòan và bí mật thư GV giúp HS hiểu ý nghĩa của quyền bất khả xâm tín, điện thọai, điện tín là điều kiện cần thiết để phạm về chỗ ở của công dân. bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân Đơn vị kiến thức 4 trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có Quyền được bảo đảm an tòan và bí mật th ư một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai tín, điện thọai, điện tín được tùy tiện xâm phạm tới.  Mức độ kiến thức: HS hiểu được khái niệm và nội dung quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.  Cách thực hiện: GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại, đóng vai. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các nội dung: Thế nào là bí mật, an toàn thư tín của công dân? Thế nào là quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín? Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau. e) Quyền tự do ngôn luận GV kết luận: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày
  9. tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, + Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện sinh kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. hoạt thuộc đời sống tinh thần của mỗi con người, Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện thuộc bí mật đời tư của cá nhân, cần phải được quyền nay: bảo đảm an toàn và bí mật. Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các + Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách có nghĩa là: trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ § Không ai được tự tiện bốc mở, thu giữ, tiêu huỷ quan, trường học, địa phương mình. thư, điện tín của người khác. Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý § Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính của pháp luật và chỉ trong trường hợp cần thiết sách và pháp luật của Nhà nước; về xây dựng mới có quyền kiểm soát thư, điện thoại, điện tín bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối của người khác. cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội. § Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, Đong góp ý kiến, kiến nghị với các đại bi ểu điện tín của người khác sẽ bị xử lí theo pháp luật Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong (xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công hình sự theo quy định của pháp luật). dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình Đơn vị kiến thức 5 bày, đề đạt nguyện vọng. Quyền tự do ngôn luận 2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân  Mức độ kiến thức: trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền HS hiểu được khái niệm và nội dung của quyền tự do cơ bản của công dân tự do ngôn luận. a) Trách nhiệm của Nhà nước  Cách thực hiện: Xây dựng và ban hành một hệ thống pháp GV sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận luật, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ nhóm. luật Tố tụng Hình sự,... trong đó có các quy định GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo hai nội về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bảo đảm cho công dung: dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ Kẻ bảng, phân biệt quyền tự do ngôn luận trực bản mà Hiến pháp và luật quy định. tiếp và tự do ngôn luận gián tiếp. Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan Trả lời câu hỏi: Là HS phổ thông, em đã thực bảo vệ pháp luật, bao gồm Tòa án, Viện kiểm hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, sóat, Công an,… thực hiện chức năng điều tra, lớp như thế nào? kiểm sát, xét xử để bảo vệ các quyền tự do cơ Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. bản, bảo vệ cuộc sống yên lành của mọi người Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. dân. GV kết luận. b) Trách nhiệm của công dân Tiết 4: Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội Đơn vị kiến thức 6 dung các quyền tự do cơ bản của mình. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự bản của công dân do cơ bản của công dân.  Mức độ kiến thức: Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà HS hiểu được: nước thi hành quyết định bắt người, khám người trong những trường hợp được pháp luật - Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống pháp cho phép. luật, tổ chức bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để luật để bảo đảm và thưc hiện các quyền tự do c ơ sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân bản của công dân. thủ pháp luật của Nhà nước, tôn trọng quyền tự - Trách nhiệm của công dân: tìm hiểu pháp luật do cơ bản của người khác. về các quyền tự do cơ bản; phê phán, đấu tranh, tố cáo các hành vi vi phạm; giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ; rèn luyện, nâng cao ý thức
  10. pháp luật.  Cách thực hiện: GV sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại, thảo luận nhóm. GV giảng giải cho HS hiểu rõ trách nhiệm c ủa Nhà nước và công dân: Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân; công dân thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác. GV hỏi: Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân như thế nào? HS trao đổi, trả lời. GV giảng: Nhà nước đảm bảo bằng cách: + Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước về đảm bảo thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân. (Ví dụ, Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định : “Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án,, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời huỷ bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa”. Tương tự như vậy, Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “... Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe doạ đén tính mạng, sức khoẻ, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật”). + Bằng pháp luật, Nhà nước nghiêm khắc trừng trị các hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân. (Dẫn chứng minh hoạ: Bộ luật Hình sự đã dành một chương, chương XII (từ Điều 93 - Điều 122) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, đồng thời còn có các điều kho ản khác ở chương XIV quy định trường trị các tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
  11. của công dân, xâm phạm chỗ ở của công dân, xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác,... Chẳng hạn, Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác : Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được liệt kê (như gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, đối với trẻ em hoặc phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ, đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm). + Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương ( bao gồm: Toà án, Viện Kiểm sát, Công an, Quân đội, Cơ quan điều tra trong các ngành, lĩnh vực có liên quan) để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân. GV tổ chức đàm thoại cho cả lớp: Theo em, công dân có thể làm gì để thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình? GV kết luận: + Công dân cần học tập, tìm hiểu pháp luật. + Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh và tố cáo các hành vị vi phạm các quyền tự do cơ bản + Công dân cần tích cực giúp đỡ cán bộ có thẩm quyền thi hành quyết định bắt người, khám người, khám chỗ ở trong trường hợp cần thiết mà pháp luật quy định. + Ngoài ra, công dân dân cần rèn luyện nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân. 3. Củng cố:  Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân ? Theo em, vì sao các quy ền t ự do c ơ b ản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp ? (Gợi ý: Các quyền tự do cơ bản của công dân là các quyền quy định m ối quan hệ c ơ b ản gi ữa Nhà nước và công dân, được quy định trong Hiến pháp và luật. Các quyền tự do cơ bản của công dân c ần phải được quy đ ịnh trong Hi ến pháp, vì: Đây là các quyền liên quan đến con người cần phải được quy định trong văn bản có giá tr ị pháp lí cao nh ất nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng, tránh mọi sự tuỳ tiện.)  Nêu ví dụ về việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và cho bi ết t ại sao em cho là vi phạm. ( Gợi ý:
  12. Ví dụ 1: Ong A nghi cho em H (là trẻ em hàng xóm) lấy trộm đồ dùng nhà mình nên trói em lại để tra khảo. => Hành vi của ông A là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, vì theo quy định của pháp luật, ông A không có quyền này. Ví dụ 2: Hai bạn HS lớp 12 cãi nhau to tiếng ngoài đ ường, b ị Cảnh sát tr ật t ự b ắt giam trong th ời gian 2 giờ. => Theo quy định tại Điều 43, 45 của Pháp lệnh Xử lí vi phạm chính năm 2002, hành vi này c ủa Cảnh sát trật tự là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể c ủa công dân, vì c ảnh tr ật t ự không có quyền này và hành vi cãi nhau chưa phải đến mức bị bắt giam).  Theo em, có phải trong mọi trường hợp công an đ ều có quyền b ắt ng ười không? Gi ải thích vì sao? ( Gợí ý: Không phải trong mọi trường, công an đ ều có quyền b ắt ng ười, vì ch ỉ có nh ững ng ười có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những mà pháp lu ật quy đ ịnh m ới có quyền bắt người).  Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức kho ẻ, danh d ự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ.  Em hiểu thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?  Em hãy nêu ví dụ và chứng minh rằng công dân có quyền đ ược b ảo đảm an toàn và bí m ật th ư tín , điện thoại, điện tín. ( Gợi ý: Ví dụ: Một người tự tiện bóc thư của người khác, một người nghe tr ộm đi ện tho ại c ủa người khác, một người cất dấu điện tín của người khác… => Dựa vào n ội dung bài h ọc đ ể chứng minh).  Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? ( Gợi ý: HS trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách: Phát biểu trong các cuộc họp để xây dựng trường, lớp mình. Viết bài giử đăng báo bày tỏ ý kiến về chủ trương, chính sách, pháp lu ật cùa Nhà n ước; góp ý với cán bộ, công chức nhà nước;… Có thể góp ý kiến, đề xuất với đại biểu Hội đồng nhân dân xã, huyện, t ỉnh và v ới đ ại bi ểu Quốc hội trong những lần các đại biểu tiếp xúc với cử tri).  Bằng kiến thức đã được học và qua thực tế cuộc sống, hãy ch ứng minh r ằng Nhà n ước ta luôn đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân.  Do có chuyện hiểu lầm nên H và T đã cãi nhau to tiếng và xô xát nh ẹ. Khi đó m ấy ng ười cùng xóm đã tới xem và chia thành hai phe cổ vũ cho hai bên. Ông Trưởng công an xã bi ết chuy ện này nên đã cho người đến bắt H và T về trụ sở U ỷ ban, trói tay và giam trong phòng kín 13 gi ờ li ền mà không co quyết định bằng văn bản. Trong thời gian b ị giam gi ữ, H và T không đ ược ti ếp xúc với gia đình và không được ăn.Vì quá căng thẳng trong thời gian bị giam giữ nên cả hai bên đều bị ốm. Hỏi: Hành vi giam người của ông Trưởng công an có trái pháp luật không? Hãy giải thích vì sao. ( Gợi ý: Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã là trái pháp luật, vì: Trường hợp của H và T chưa đến mức phải bắt giam. Bắt giam người nhưng không có quyết định bằng văn bản. Không cho người bị giam ăn, làm tồn hại đến sức khoẻ của họ. => Ong Trưởng công an xã đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm v ề thân th ể c ủa công dân).  Chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là: a) Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt. b) Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội. c) Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của Toà án. d) Chỉ được bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. e) Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang. f) Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.
  13. g) Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt. ( Gợi ý: Đáp án đúng là d, f, g )  Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là: a) Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác n ếu không được người đó đồng ý. b) Chỉ được khám xét chỗ ở của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. c) Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm. d) Việc khám xét chỗ ở phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. e) Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, n ếu không đ ược ng ười đó đ ồng ý; trừ trương hợp được pháp luật cho phép. ( Gợi ý: Đáp án đúng là b, d, e )  Đánh dấu X vào các cột tương ứng với các hành vi vi phạm pháp luật dưới đây: Vi phạm Vi phạm Vi phạm Vi phạm Vi phạm TT Hành vi quyền bất quyền quyền quyền bất quyền được được pháp được pháp khả xâm đảm bảo an kha xâm phạm về luật bảo hộ luật bảo hộ phạm về toàn và bí thân thể về tính về danh dự, chỗ ở của mật thư tín, mạng, sức nhân phẩm điện thoại, công dân công dân khoẻ điện tín (1) (3) (4) (5) (2) 1 Đặt điều nói xấu,vu cáo người khác. 2 Đánh người gây thương tích. 3 Công an bắt giam người vì nghi là lấy trộm xe máy. 4 Đi xe máy gây tai nạn cho người khác. 5 Giam giữ người quá thời hạn quy định. 6 Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người. 7 Tự ý bóc thư của người khác. 8 Nghe trộm điện thoại của người khác. 9 Tự tiện khám nhà ở của công dân. (Gợi ý: Cột 1: Các hành vi 3,5 Cột 2: Các hành vi 2,4 Cột 3: Các hành vi 1, 6 Cột 4: Các hành vi 9
  14. Cột 5: Các hành vi 7,8 ) 4. Dặn dò: - Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK. - Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..) - Đọc trước bài 7.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2