Vì nước hay vì dân?
lượt xem 5
download
Chừng nào đại đa số vẫn chưa yên tâm với cách thức và kết quả giải quyết của nhà nước, thì chừng đó, mọi cố gắng của cơ quan công quyền dù được biện minh bằng động cơ, hứa hẹn tốt đẹp bao nhiêu, người dân vẫn thấy bất an, hoài nghi... Hầu hết các nước đều coi toà án là cán cân, phán quyết cuối cùng là công lý; mở đầu tuyên án bao giờ cũng bằng câu nhân danh nhân dân, không phải nhân danh nhà nước, bởi họ quan niệm chỉ nhân dân mới trường tồn,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vì nước hay vì dân?
- Vì nước hay vì dân? Chừng nào đại đa số vẫn chưa yên tâm với cách thức và kết quả giải quyết của nhà nước, thì chừng đó, mọi cố gắng của cơ quan công quyền dù được biện minh bằng động cơ, hứa hẹn tốt đẹp bao nhiêu, người dân vẫn thấy bất an, hoài nghi... Hầu hết các nước đều coi toà án là cán cân, phán quyết cuối cùng là công lý; mở đầu tuyên án bao giờ cũng bằng câu nhân danh nhân dân, không phải nhân danh nhà nước, bởi họ quan niệm chỉ nhân dân mới trường tồn, nhà nước có thể thay đổi, công lý không thể vì nó mà đổi thay theo. Nước Đức, nhờ rút được bài học từ trang sử đen tối của chủ nghĩa phát xít độc tài, trở thành mô hình dân chủ nổi tiếng thế giới ngày nay, ấy vậy mà tháng trước dư luận cũng bị bất ngờ, khi nghe chánh án toà án ở Herford, Westfallen, ông Helmut Knöner, 62 tuổi, tuyên hủy quyết định phạt tiền của chính quyền thành phố đối với 42 lái xe quá tốc độ bị ra-đa chụp được. Lập luận được đưa ra là, "máy đo tốc độ nhằm mục đích bảo đảm an toàn tính mạng tài sản cho người dân, chứ không phải công cụ nhà nước kiếm tiền phạt. Mà như vậy thì phải có văn bản luật quy định r õ những chỗ nào được phép đặt, như đường cua gấp, nơi che khuất, hay chỗ thường xảy ra tai nạn chẳng hạn, thông báo minh bạch để lái xe biết ph òng tránh. Thay vì điều đó, chính quyền lại nhè đặt ra-đa tại những chỗ có nhiều xe chạy quá tốc độ, nghĩa là kiếm tiền bằng cách trục lợi luật pháp".
- Chánh án toà án ở Herford, Westfallen, ông Helmut Knöner đã gây bất ngờ cho dư luận Đức. Còn dân thì vốn quen chấp hành chế tài pháp luật nên đã không mảy may ngờ vực động cơ hành xử của nhà nước, nay mới ngớ người, ngộ ra nguyên lý bị vi phạm ẩn náu trong đó: mọi hành xử của cơ quan công quyền, dù có vì nhà nước tới đâu thì trước và trên hết phải vì dân đã - thước đo bản chất đích thực của mọi nhà nước. Cũng từ thước đo này, sách giáo khoa phổ thông tiểu học Đức đã chụp ảnh bức nhật lệnh viết tay cuối cùng của Hitler: "lệnh cho quân đội phá hủy mọi công trình công cộng, cầu cống, hải cảng, sân bay, điện, nước... bởi những người Đức thua trận còn lại đều là hạ đẳng, không đáng được hưởng", rồi đặt câu hỏi cho học sinh tự trả lời: vậy Hitler thực ra vì dân Đức hay vì nhà nước phát xít của ông ta? Không có bằng chứng này không thể thuyết phục được tuyệt đại bộ phận dân Đức từng cuồng tín, hy sinh vì Hitler và lý tưởng Đức quốc xã thống trị tuyệt đối lúc đó.
- Tuy nhiên, thế giới không nhà nước nào có đủ khả năng luôn tìm gặp dân xem cần gì để họ vì "con khóc mẹ mới cho bú", "chủ có sai thì tớ mới làm". Nhà nước không hề trên trời rơi xuống, hoàn toàn do dân đẻ ra, phúc hay hoạ đều trước hết do mình. Cách đây gần 20 năm, sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, nạn bán thuốc lá lậu thuế hoành hành Đông Đức. Tại Leipzig, mấy thanh niên người Việt chọn điểm bán nơi đông người qua lại, ngay trên một chiếc cầu vượt qua đường xe hơi chạy nhiều làn, phân công canh phòng 2 đầu, khi bị chặn đầu này sẽ báo động thoát hiểm đầu kia. Cảnh sát nghiệp vụ hơn, chia đội hình, từ 2 phía bất ngờ ập tới tóm gọn, nhưng lập tức bị dân chúng đi đường quây lại, vây chặt, bắt phải thả ra, xỉ vả, chửi rủa, tố cáo cảnh sát hành động thiếu lương tâm và mất nhân tính, đẩy người ta vào thế cùng, ngộ quẫn nhảy liều xuống cầu mất mạng. Chỉ khi người dân ý thức được lợi ích, quyền sống của đồng loại mình như vậy, mới có thể phán xét, đòi hỏi, yêu sách trước mọi hành xử sai trái, tại đâu, bất cứ lúc nào, của nhà nước do chính họ lập ra. Cả thế giới có đứng về phía họ cũng không thể thay thế được họ. Câu ngạn ngữ Pháp "Dân nào, Chính phủ nấy" hoàn toàn đúng. Năm 2004, một gia đình một người Việt có 2 con, ở Đức đã 13 năm bị từ chối lưu trú, trục xuất về nước. Lo cho đứa con lớn của họ sang Đức từ lúc lên hai, sắp tốt nghiệp phổ thông, chỉ bập bẹ tiếng Việt, bị trục xuất tương lai sẽ vĩnh viễn chấm dứt, còn đứa con nhỏ thì bị thiểu năng không chịu được hành trình máy bay, nhà thờ Đức tại địa phương đã nhận cả nhà vào tị nạn. Bất chấp, nửa đêm cảnh sát xông vào nhà thờ cưỡng chế cả gia đình ra sân bay. Ngay ngày hôm đó, dư luận Đức sôi sục, nhà trường tất tả ngược xuôi cầu cứu giới hữu trách đình chỉ lệnh, Ủy ban về người lánh nạn kịch liệt phản đối cảnh sát hành xử vi phạm quy chế tị nạn của nhà thờ được pháp luật thừa nhận, vô nhân đạo bất chấp sức khỏe bé thiểu
- năng, đòi Bộ trưởng Nội vụ phải đón họ trở lại, và gửi đơn lên Viện Kiểm sát đề nghị truy tố hình sự những cảnh sát thực thi. Chưa hết, nhóm nghị sỹ Đảng Xanh gửi tờ tr ình khẩn lên Quốc hội yêu cầu họp điều trần Chính phủ. Tại phiên điều trần, Đảng Xanh đặt câu hỏi, nhà thờ đã tiếp nhận một gia đình người Việt tị nạn, cảnh sát đã đe doạ truy tố cha cố nếu can thiệp, và sử dụng bạo lực tâm lý để cưỡng chế gia đình. Chúng tôi xin hỏi Chính phủ, có phải Chính phủ cho phép cảnh sát trục xuấ t? Điều đó có đúng cả về luật pháp cho phép nhà thờ nhận tị nạn, lẫn đạo đức khi đang tâm trục xuất một đứa bé rủi ro sức khoẻ bởi hành trình? Tương lai, Chính phủ không muốn có tị nạn nh à thờ? Chỉ khi trước số phận từng người dân cụ thể, thân cô, thế cùng, đảng phản ứng kịp thời như vậy, nghị sỹ lên tiếng chất vấn trực diện chính phủ như thế, tổ chức chuyên bảo vệ họ tâm huyết tới mức đó, thì lúc đó, những người hành xử nhân danh nhà nước có không muốn vì họ cũng không được; bằng không, từng người dân không bao giờ đương đầu nổi quyền lực, nói gì đến buộc được nó phải vì mình. Một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa không bao giờ mạnh thắng - yếu thua khi tranh chấp pháp lý, dù đó là cá nhân hay pháp nhân, là người dân hay tổng thống, là đảng phái, nhóm hay đơn lẻ, bởi thước đo thắng thua là Hiến pháp - sản phẩm lập hiến của người dân, chủ nhân đất n ước, dùng để giới hạn quyền lực nhà nước chứ không phải công cụ nhà nước dùng cai quản lại người dân như trong chế độ quân chủ. Năm 2004, bằng án quyết số 1BVL 4/97, Toà án Hiếp pháp Liên bang Đức đã tuyên hủy điều 1 đoạn 3 Luật Tiền con (Bundeskindergeldgesetz - BKGG) do Hạ và Thượng viện thông qua từ năm 1993 nhằm giới hạn những người nước ngoài mang giấy phép lưu trú ngắn hạn không được hưởng tiền con, với lý do vi phạm
- điều 3 Hiến pháp Đức quy định tất cả mọi người đều bình đẳng, không ai được ưu tiên hay chịu thiệt hơn ai vì lý do nguồn gốc, quê hương, lưu trú, thành phần chính trị, đảng phái.... Phán quyết bắt nguồn từ 3 người nước ngoài bị cắt tiêu chuẩn do áp dụng luật BKGG mới nói trên, kiện lên toà án điạ phương, bị xử thua, vì cấp toà này xét xử phải dựa trên văn bản lập pháp BKGG, rồi tới cấp toà tiểu bang cũng vậy nốt. Cuối cùng chỉ còn cách kiện lên toà án Hiến pháp để xem lại tính hợp hiến của văn bản luật nhà nước ban hành, rốt cuộc được toà chấp thuận. Nguyên lý nhà nước pháp quyền coi người dân và nhà nước cùng bình đẳng trước pháp luật, chỉ trở thành hiện thực, một khi luật pháp vốn dĩ chỉ do nhà nước ban hành, thì Hiếp pháp phải do người dân lập hiến và nhất thiết không thể thiếu Toà án Hiến pháp để tài phán khi xảy ra tranh chấp giữa nhà nước thông qua văn bản luật với lợi ích của người dân. Nhờ nguyên lý hiện thực trên, mà bao người Việt được truy lĩnh tới hàng chục nghìn Euro, ngang thu nhập một lao động cật lực trong một năm, mặc dù chính quyền vốn dĩ không muốn, ảnh hưởng tới ngân sách họ chịu trách nhiệm. Không có gì khác ngoài lợi ích của người dân chính là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng xã hội trên thế giới, mọi cuộc chiến hy sinh xương máu chống ngoại xâm. Mọi cuộc cải cách, bầu cử, thay đổi đảng cầm quyền diễn ra trên thế giới không ngưng nghỉ, không phải khởi đầu bằng những gì cao siêu, mà chính từ những đòi hỏi thường nhật mọi mặt của người dân, tại mọi nơi, mọi lúc, tổng hợp lại. Điều này lí giải tại sao trên giới, truyền thông gắn với hơi thở của cuộc sống hiện tại, thời hàn biểu của xã hội, thăm dò dư luận người dân là đối tượng quan tâm hàng đầu của mọi chính khách. Năm ngoái, Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo CDU, Thủ tướng Đức, bà Merkel dù đang cùng đoàn tùy tùng trên tầu công du xuyên quốc gia, cũng phải tranh thủ ra tuyên bố thái độ của mình, khi nhận được tin trước đó mấy tiếng, một người nghĩa hiệp xuống tầu bị 2 thanh niên đánh chết chỉ vì đứng ra bênh vực một
- nhóm trẻ bị chúng ức hiếp đòi tiền ở trên tầu, mà cảnh sát đã không can thiệp kịp. Chính trị gia các đảng phái, các bộ trưởng liên quan, chính phủ tiểu bang đều nhất loạt lên tiếng. Kết quả, mọi giới chức không chỉ lăn xả vào giải quyết vụ việc, mà tiến xa hơn, nhà nước phải xem lại, cải cách Luật về an toàn đường sắt, về cảnh sát giao thông, nhằm phòng ngừa vụ việc lặp lại cho nhân dân. Tổng hợp các cải cách thực hiện kịp thời sát thực như vậy chính là chính sách toàn diện hiện thực thần kỳ của họ. Xuất phát từ cách thức giải quyết vấn đề từ thực tế nước họ, sẽ không ngạc nhiên, khi ở ta nhiều người dân cảm thấy bức xúc với cách ứng xử của một số người có trách nhiệm giải quyết. Từ chuyện bạo lực học đường, chạy bằng cấp, kiếm chác trong giáo dục, đến làm tiền trên tính mạng người bệnh trong y tế, đất đai khiếu kiện ngày một nan giải, hành chính nặng nề thủ tục, thực phẩm độc hại đe doạ, nạn giao thông ùn tắc, đô thị ngập lụt, điện nước thiếu thốn,...cao hơn là những vấn đề cốt tử của đất nước như khai thác bauxite với rủi ro lũ bùn đỏ, đường sắt cao tốc với mối lo nợ nần, thuỷ điện với nguy cơ môi trường, việc cho thuê đất rừng với thách thức an ninh quốc gia... bất cứ người dân nào cũng nhìn thấy tương lai số phận họ trong đó. Liệt kê trên không nhằm để chỉ ra những bức xúc, bất ổn, bởi thực tế đó ai quan tâm cũng thấy, không chỉ xảy ra ở ta mà khắp thế giới, thậm chí không ít nước còn nặng nề hơn, tưởng như tan tới nơi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ thái độ, p hản ứng, cách thức hành xử của cơ quan quyền lực nhà nước trước bức xúc và bất ổn đó. Đã là nhà nước do dân bầu lên, thì không chính quyền nào không vì dân cả, nhưng chừng nào đại đa số chưa thể yên tâm với cách thức và kết quả giải quyết của nh à nước, thì chừng đó, mọi cố gắng của cơ quan công quyền dù được biện minh bằng động cơ, hứa hẹn tốt đẹp bao nhiêu, người dân vẫn thấy bất an, hoài nghi quyết sách của nhà nước, liệu đã hẳn vì chính từng số phận họ?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN
84 p | 5157 | 472
-
Tài liệu Đề cương Kinh tế vi mô
41 p | 850 | 234
-
QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG - CHƯƠNG 4
15 p | 278 | 112
-
TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG THỂ CHẾ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
35 p | 294 | 78
-
Giáo Án Pháp luật đại cương - Chương 6: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
45 p | 546 | 66
-
Mấy vấn đề về tư tưởng lấy dân làm gốc, về bầu cử và sách lược ứng phó Hồ Chí Minh
11 p | 224 | 51
-
ĐỀ THI MẪU MÔN KINH TẾ VI MÔ
3 p | 174 | 27
-
Tài liệu về Kinh tế vĩ mô - chương 6
21 p | 159 | 22
-
Chương 1-Lý luận chung về nhà nước
69 p | 176 | 19
-
Tòa án nhân dân
37 p | 127 | 15
-
Hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế trước hết xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người có hành vi bị hình sự hoá.
8 p | 93 | 12
-
Vận dụng mô hình cải cách hành chính công trên thế giới vào Việt Nam
8 p | 60 | 9
-
Thu hồi tài sản dân sự trong pháp luật các nước và yêu cầu của thực tiễn nước ta
10 p | 111 | 8
-
Sơ lược lịch sử thuế của việt nam
49 p | 67 | 8
-
Quản lý Nhà Nước trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dệt may Việt Nam - 2
12 p | 79 | 5
-
Đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân - 1
8 p | 83 | 4
-
Nâng cao vai trò của Nhà nước và tổ chức dân sự trong kinh tế thị trường vì sự phát triển con người
3 p | 67 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn