intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vài suy nghĩ về công bằng lập pháp trong nhà nước pháp quyền: Đa số quốc hội có phải là đa số dân chúng?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

79
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi nghiên cứu về các hoạt động lập pháp, loài người đã tốn rất nhiều công sức để nghiên cứu những cách thức lập pháp với mong muốn có được những đạo luật có thể mang công bằng đến cho mọi người và làm thoả mãn tất cả các nhu cầu mọi cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, cho dù đã tốn rất nhiều công sức nhưng loài người vẫn phải chấp nhận một điều rằng, chỉ có thể xây dựng được những đạo luật làm thoả mãn được số đông trong xã hội chứ không thể làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vài suy nghĩ về công bằng lập pháp trong nhà nước pháp quyền: Đa số quốc hội có phải là đa số dân chúng?

  1. Vài suy nghĩ về công bằng lập pháp trong nhà nước pháp quyền: Đa số quốc hội có phải là đa số dân chúng? Khi nghiên cứu về các hoạt động lập pháp, loài người đã tốn rất nhiều công sức để nghiên cứu những cách thức lập pháp với mong muốn có được những đạo luật có thể mang công bằng đến cho mọi người và làm thoả mãn tất cả các nhu cầu mọi cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, cho dù đã tốn rất nhiều công sức nhưng loài người vẫn phải chấp nhận một điều rằng, chỉ có thể xây dựng đ ược những đạo luật làm thoả mãn được số đông trong xã hội chứ không thể làm thoả mãn được lợi ích của toàn xã hội. Chính vì vậy, xuyên suốt quá trình lịch sử, từ việc xem xét những đạo luật sơ khai của lịch sử loài người cho đến ngày nay, chúng ta thấy nguyên tắc đồng thuận đa số là một trong những nguyên tắc có tính quyết định trong quá trình lập pháp. Và nguyên tắc này ngày càng được đề cao và tôn trọng hơn trong các nhà nước dân chủ. Nhìn về lịch sử lập pháp, ngày nay loài người đã có thể tự hào khi thấy được thành quả của kỹ thuật lập pháp của nhân loại đã ngày càng phát triển hơn và ngày càng làm thoả mãn tốt hơn các nhu cầu cho bản thân mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại một vấn đề mới về lập pháp lại xuất hiện và lại một lần nữa thách thức khả năng và kỹ thuật lập pháp của loài người, đó là vấn đề công bằng trong đồng thuận. Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là, một đạo luật có phạm vi hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ một quốc gia, được đa số dân cư trong quốc gia đồng thuận nhưng lợi ích của quá trình lập pháp đem lại là những lợi ích gián tiếp đối với số đông này nhưng lại gây thiệt hại trực cho số ít. Đây là một vấn đề tuy chẳng lấy gì làm mới mẻ ở các nước phát triển nhưng cũng đã ít nhiều gây tranh cãi trong hoạt động lập pháp ở nước ta hiện nay. Cụ thể, các vấn đề về khai thác, sử dụng tài nguyên, hay quy hoạch các khu ô nhiễm (các bãi rác)… Rõ ràng đạo luật được thông qua bởi số đông nhưng gây thiệt hại và tác động trực tiếp lên số ít những người xung quanh
  2. các khu vực này. Vậy, đâu là cơ sở chính đáng để họ có thể phản đối ý chí của số đông? Điều này đặt ra câu hỏi là: lập pháp tuân thủ nguyên tắc đa số liệu đã đảm bảo công bằng hay chưa? Và đây có phải là nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình lập pháp hay không? Một vấn đề nữa là, nếu thừa nhận hay chối bỏ nguyên tắc lập pháp theo ý chí số đông thì đâu là những căn cứ chính đáng trong một nhà nước pháp quyền? Đây là những câu hỏi lớn đang đặt ra đối với những nhà lập pháp ở nước ta. Quả thực, nếu xét từ phương diện đồng thuận xã hội chắc chắn một điều rằng, việc tuân thủ nguyên tắc đồng thuận số đông là yêu cầu khó có thể chối cãi trong lập pháp. Và trong nhà nước pháp quyền yêu cầu này cũng là những yêu cầu hết sức chính đáng nhất là xét trong bối cảnh đồng thuận xã hội thì đây là những yếu tố cần chia sẻ. Tuy nhiên, việc mượn sự đồng thuận số đông để đạt được lợi ích của các nhóm hoặc một số người trong quá trình lập pháp lại là một vấn đề cấm trong một nhà nước pháp quyền. Về mặt xã hội của quá trình lập pháp, không chỉ yêu cầu đưa ra một đạo luật vô hồn để số đông áp đặt lên số ít (lấy thịt đè người) mà trước khi đưa ra các dự thảo luật nếu có ảnh hưởng đến những nhóm yếu thế, các nhà làm luật phải đặt cả những khó khăn đó lên bàn để biểu quyết, đồng thời nếu quá ảnh hưởng phải đưa ra những giải pháp cụ thể bảo vệ nhóm yếu thế đó để số đông xem xét, thông qua. Nếu luật được thông qua bằng con đường chính đáng như vậy, mới đảm bảo được những yêu cầu của một đạo luật chính đáng. Một vấn đề mấu chốt ở đây là, việc nhiều người vì lợi ích số đông mà bỏ qua lợi ích thiểu số khi thông qua luật (nhắm mắt thông qua) liệu đã coi đây là quá trình lập pháp chính đáng chưa? Trong trường hợp này các nhà làm luật phải xem xét
  3. đến vấn đề công bằng trong các trường hợp cụ thể. Nghĩa là, công bằng lập pháp ở đây phải được xem xét trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể: Thứ nhất, phải đặt những người chịu tác động mạnh nhất và trực tiếp nhất là trung tâm của quá trình lập pháp, rồi tiếp đến các thứ bậc ít chịu tác động hơn ra xa dần vòng tròn trung tâm đó; Thứ hai, không thể coi ý kiến đông đảo trong xã hội (do họ không chịu tác động trực tiếp) là nguyên tắc quan trọng nhất của lập pháp. Mà phải tôn trọng ý kiến của những yếu thế chịu tác động trực tiếp bằng cách bàn bạc, thoả thuận những giải pháp khắc phục các tác động do lập pháp đem lại nếu đạt được các thoả thuận đó mới là căn cứ chính đáng cho việc công bằng lập pháp… Vì ở đây, công bằng nên được xem xét từ những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể! Trên đây là một số ý kiến về công bằng lập pháp trong nhà nước pháp quyền. Kính mong các ý kiến quan tâm chia sẻ của độc giả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1