intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo lãnh của chính phủ cho các ngân hàng chính sách ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Bảo lãnh của chính phủ cho các ngân hàng chính sách ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị" nghiên cứu về bảo lãnh của Chính phủ đối với các ngân hàng chính sách ở Việt Nam. Thông qua phân tích tình hình cấp và sử dụng bảo lãnh chính phủ vào việc tạo lập nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ năm 2015 đến nay, bài viết đã chỉ ra rằng, bảo lãnh của Chính phủ là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn để triển khai các hoạt động tín dụng chính sách mà Chính phủ giao cho các ngân hàng này thực hiện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo lãnh của chính phủ cho các ngân hàng chính sách ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

  1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 63. BẢO LÃNH CỦA CHÍNH PHỦ CHO CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ TS. Nguyễn Cảnh Hiệp* TS. Vũ Thị Tâm Thu** Tóm tắt Bài viết này nghiên cứu về bảo lãnh của Chính phủ đối với các ngân hàng chính sách ở Việt Nam. Thông qua phân tích tình hình cấp và sử dụng bảo lãnh chính phủ vào việc tạo lập nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ năm 2015 đến nay, bài viết đã chỉ ra rằng, bảo lãnh của Chính phủ là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn để triển khai các hoạt động tín dụng chính sách mà Chính phủ giao cho các ngân hàng này thực hiện. Tuy nhiên, việc sử dụng bảo lãnh chính phủ để huy động vốn tại các ngân hàng chính sách thời gian qua cũng còn một số khó khăn, vướng mắc. Từ kết quả phân tích này, nhóm tác giả bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm tháo gỡ các vướng mắc nói trên để phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của bảo lãnh chính phủ trong việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của các ngân hàng chính sách trong thời gian tới. Từ khóa: bảo lãnh chính phủ, ngân hàng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo lãnh chính phủ (BLCP) là cam kết của Chính phủ với người cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp đến hạn trả nợ mà người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công được ban hành qua các thời kỳ, đối tượng được cấp BLCP bao gồm một số loại doanh nghiệp và tổ chức kinh tế cá biệt, * Ngân hàng Phát triển Việt Nam ** Kho bạc Nhà nước Hà Nội 873
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA trong đó có các ngân hàng chính sách (NHCS) của Nhà nước. Đây là một cơ chế ưu đãi đặc thù mà Nhà nước áp dụng đối với các NHCS để tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn của các ngân hàng này, nhằm đáp ứng yêu cầu về đảm bảo nguồn vốn phục vụ các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước. Với cơ chế ưu đãi nói trên, trong những năm qua, các NHCS của Nhà nước, bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), đã huy động được một lượng vốn rất lớn từ các tác nhân trong nền kinh tế dưới hình thức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Nguồn vốn huy động từ việc phát hành loại trái phiếu này đóng vai trò rất quan trọng, phục vụ việc cho vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân thuộc đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Trong bối cảnh đối tượng có nhu cầu sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước vẫn còn nhiều, đồng thời việc tạo lập nguồn vốn của VBSP và VDB từ những kênh huy động khác vẫn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ đặc thù hoạt động của các ngân hàng này, thì việc duy trì cơ chế BLCP đối với các NHCS là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo khả năng thanh toán của các NHCS cũng như sự thành công của các chương trình tín dụng ưu đãi mà Nhà nước giao cho các ngân hàng này thực hiện. 2. KHUNG KHỔ PHÁP LÝ VỀ CẤP BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Trước đây, theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009 và Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011), để được xem xét cấp BLCP, các NHCS phải gửi hồ sơ đề nghị cấp BLCP kèm theo đề án phát hành trái phiếu cho Bộ Tài chính để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp BLCP. Sau khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cấp BLCP, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho NHCS để tổ chức phát hành trái phiếu theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Còn theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý và cấp BLCP (Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 ngày 23/11/2017 và Nghị định số 91/2018/NĐ-CP), để được cấp BLCP, NHCS căn cứ chiến lược hoạt động được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tình hình triển khai các chương trình tín dụng chính sách trong 05 năm giai đoạn trước liền kề, từ đó đề xuất kế hoạch phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong 05 năm tiếp theo để thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước gửi Bộ Tài chính nhằm xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Trên cơ sở hạn mức BLCP giai đoạn 05 năm đã được Quốc hội quyết định, hằng năm, các NHCS căn cứ vào chỉ tiêu tăng trưởng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước dự kiến, kế hoạch huy động vốn, cho vay, trả nợ, dự toán cấp bù chênh lệch lãi suất, sau đó gửi hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho Bộ Tài chính kèm theo đề án phát hành trái phiếu để xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho NHCS trong 874
  3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho NHCS để tổ chức phát hành trái phiếu. 3. THỰC TRẠNG BẢO LÃNH CỦA CHÍNH PHỦ CHO CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Với khung khổ pháp lý về cấp BLCP như trên, trong những năm qua, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp BLCP cho các NHCS với hạn mức khá lớn. Chỉ tính từ năm 2015 đến năm 2022, hạn mức bảo lãnh được Chính phủ cấp cho các ngân hàng này lên đến 238.841 tỷ đồng. Trong đó, hạn mức dành cho VBSP là 86.421 tỷ đồng, chiếm 36,2%; còn hạn mức dành cho VDB là 152.420 tỷ đồng, chiếm 63,8%. Số liệu cụ thể về hạn mức BLCP cấp cho các NHCS từng năm được thể hiện trên Hình 1. Hình 1. Hạn mức BLCP đối với các NHCS giai đoạn 2015 - 2022 Tỷ đồng 40.000 100% 83,3% 33.000 73,1% 78,8% 95,3% 68,8% 30.000 63,9% 64,3% 60,9% 63,8% 75% 25.145 23.000 21.900 20.400 19.053 20.000 17.422 17.156 50% 15.000 13.797 13.000 35,7% 9.670 11.024 10.803 9.250 21,2% 39,1% 10.000 36,1% 36,2% 25% 31,3% 4.375 26,9% 3.702 4,7% 16,7% 1.000 0 0% 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Bình quân Hạn mức BLCP cho VBSP Hạn mức BLCP cho VDB Tỷ trọng hạn mức BLCP cho VBSP Tỷ trọng hạn mức BLCP cho VDB Nguồn: Báo cáo phát hành trái phiếu của VBSP và VDB Trên cơ sở hạn mức BLCP được phê duyệt, trong giai đoạn 2015 - 2022, các NHCS đã phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn với khối lượng lên đến 213.990 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 89,6% so với hạn mức BLCP được cấp. Tính chung trong giai đoạn 2015 - 2022, khối lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh mà các NHCS phát hành bình quân là 26.749 tỷ đồng/năm, trong đó, năm có khối lượng trái phiếu được phát hành lớn nhất (năm 2015) lên đến 35.703 tỷ đồng, còn năm có khối lượng trái phiếu được phát hành nhỏ nhất (năm 2019) cũng đạt 17.499 tỷ đồng (Hình 2). 875
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 2. Quy mô phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của các NHCS giai đoạn 2015 - 2022 Tỷ đồng 40.000 30.000 20.754 21.479 25.145 20.000 16.265 16.545 21.900 10.500 10.000 13.797 14.949 17.900 13.000 11.024 10.484 9.250 9.670 3.702 4.375 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Bình quân Trái phiếu do VBSP phát hành Trái phiếu do VDB phát hành Nguồn: Báo cáo phát hành trái phiếu của VBSP và VDB Nếu xét riêng từng NHCS thì khối lượng trái phiếu do VBSP phát hành là 83.870 tỷ đồng, chiếm 39,2% tổng khối lượng trái phiếu do các NHCS phát hành và bằng 35,1% tổng hạn mức BLCP cấp cho các NHCS; trong khi các chỉ tiêu tương ứng của VDB lần lượt là 130.120 tỷ đồng, 60,8% và 54,5%. Tuy nhiên, nếu so với hạn mức BLCP cấp cho từng NHCS trong cùng thời kỳ thì khối lượng trái phiếu do VBSP phát hành đạt đến 97%, trong khi chỉ tiêu này của VDB chỉ đạt 89,6%. Số vốn huy động được từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nói trên đã đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của các NHCS. Theo số liệu do VBSP và VDB công bố, trong nhiều năm qua, nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong vốn huy động cũng như tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng này (Hình 3). Hình 3. Cơ cấu nguồn vốn của các NHCS giai đoạn 2015 - 2022 100% 75% 50,1% 47,7% 47,6% 46,2% 48,6% 47,9% 47,0% 46,7% 47,7% 50% 15,0% 16,7% 17,9% 21,5% 21,8% 21,9% 24,4% 27,1% 28,2% 25% 34,9% 35,5% 34,5% 32,3% 30,5% 29,5% 27,7% 25,9% 25,1% 0% 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Bình quân Vốn huy động từ trái phiếu Vốn huy động từ các kênh khác Các nguồn vốn khác Nguồn: Báo cáo thường niên của VBSP và VDB 876
  5. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Số liệu được thể hiện trên Hình 3 cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2022, số dư trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chiếm tỷ trọng bình quân 30,5% tổng nguồn vốn của các NHCS, trong đó năm có tỷ trọng thấp nhất (năm 2022) là 25,1% và năm có tỷ trọng cao nhất (năm 2016) lên đến 35,5%. Còn nếu so với nguồn vốn huy động thì ngoại trừ năm 2022 có tỷ trọng số dư trái phiếu thấp hơn 50%, còn lại các năm khác trong giai đoạn này, số dư trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 50% số dư vốn huy động hằng năm. Với ưu thế kỳ hạn dài và lãi suất thấp, số vốn huy động từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nói trên đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu về nguồn vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách mà Chính phủ giao cho hai NHCS thực hiện. Điều này có thể được nhìn nhận qua kết quả so sánh tương quan số dư nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và dư nợ tín dụng hằng năm của VBSP và VDB được thể hiện trên Hình 4. Hình 4. Số dư trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và dư nợ tín dụng chính sách của các NHCS giai đoạn 2015 - 2022 Tỷ đồng 400.000 54,9% 54,7% 54,9% 60% 51,6% 353.385 323.408 337.044 302.610 305.574 314.623 316.541 294.129 301.554 300.000 45% 46,7% 47,6% 43,8% 38,9% 38,3% 200.000 161.501 165.593 165.583 157.698 150.646 30% 146.814 141.648 135.294 131.038 100.000 15% 0 0% 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Bình quân Số dư trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách Tỷ lệ nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh/ Dư nợ tín dụng chính sách Nguồn: Báo cáo thường niên của VBSP và VDB Số liệu trên Hình 4 cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2022, nguồn vốn từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh góp phần tạo ra 47,6% dư nợ các chương trình tín dụng chính sách mà VBSP và VDB thực hiện. Trong đó, năm thấp nhất (năm 2022), nguồn vốn này tạo ra 38,3% dư nợ tín dụng chính sách; còn năm cao nhất (năm 2015 và 2017), đóng góp của nguồn vốn từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong dư nợ tín dụng chính sách của VBSP và VDB lên đến 54,9%. Từ những kết quả phân tích trên đây, có thể thấy rằng, trong những năm qua, BLCP có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập nguồn vốn hoạt động cho các NHCS. Nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thành nhiệm vụ triển khai các chương trình tín dụng chính sách mà Chính phủ giao cho các ngân hàng này. 877
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận nói trên, số liệu về cơ cấu nguồn vốn của các NHCS trên Hình 3 cũng cho thấy từ năm 2015 trở lại đây, tỷ trọng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong vốn huy động cũng như tổng nguồn vốn của các NHCS có xu hướng giảm dần. Nếu như tại thời điểm cuối năm 2015, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chiếm 70% vốn huy động và 34,9% tổng nguồn vốn của hai NHCS thì đến hết năm 2022, tỷ trọng này chỉ còn lại lần lượt là 47,1% và 25,1%. Đi cùng với sự sụt giảm tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn như trên, số liệu trên Hình 4 cũng chỉ ra tỷ lệ nguồn vốn từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh so với dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại VBSP và VDB đã giảm từ 54,9% tại thời điểm kết thúc năm 2015 xuống còn 38,3% vào cuối năm 2022. Bên cạnh sự sụt giảm vị thế của nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong nguồn vốn và tài sản của các NHCS, bắt đầu từ năm 2017, việc cấp BLCP đối với các ngân hàng này cũng được ràng buộc chặt chẽ hơn so với trước đây, bởi theo chủ trương của Bộ Chính trị đưa ra tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 thì hạn mức BLCP cấp cho hai NHCS phải được khống chế tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm. Theo chủ trương này, mỗi năm, các NHCS chỉ được cấp BLCP không vượt quá số nợ gốc đến hạn phải trả trong năm (Hình 5). Hình 5. Nghĩa vụ trả nợ và hạn mức BLCP hằng năm của các NHCS giai đoạn 2015 - 2022 Tỷ đồng 60.000 57.210 45.000 48.000 36.000 30.000 34.395 34.395 34.100 32.078 31.437 30.375 29.650 28.381 28.180 27.092 26.275 21.400 15.000 17.499 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Nợ gốc trái phiếu đến hạn thanh toán Hạn mức BLCP được cấp Nguồn: Báo cáo phát hành trái phiếu của VBSP và VDB Số liệu trên Hình 5 cho thấy, từ năm 2016 trở về trước, hạn mức BLCP cấp cho VBSP và VDB có thể lớn hơn hoặc không lớn hơn nghĩa vụ thanh toán nợ gốc trái phiếu đến hạn trong năm. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, hạn mức BLCP cấp cho hai ngân hàng này đều không vượt quá nghĩa vụ thanh toán nợ gốc trái phiếu đến hạn. Trong đó, ngoại trừ năm 2017 có hạn mức BLCP bằng nghĩa vụ thanh toán nợ gốc trái phiếu, còn lại các năm khác, hạn mức BLCP đều nhỏ hơn khối lượng trái phiếu đến hạn trả nợ. Điều này cũng có nghĩa là khối lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh mà VBSP và VDB có thể phát hành mỗi năm không thể vượt quá khối lượng trái phiếu phải thanh toán trong năm. 878
  7. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Việc khống chế hạn mức bảo lãnh của Chính phủ đối với các NHCS là xuất phát từ yêu cầu thực tế về tăng cường quản lý nợ công nhằm bảo đảm an toàn và bền vững nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, việc đặt ra giới hạn như trên cũng có thể gây ra những tác động bất lợi đến quá trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách mà Nhà nước giao cho VBSP và VDB, nhất là trong trường hợp việc huy động vốn của các ngân hàng này từ những nguồn khác gặp khó khăn. Ngoài ra, với khối lượng trái phiếu được phát hành không vượt quá nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm, VBSP và VDB cũng mất đi cơ hội cơ cấu lại danh mục trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để giảm chi phí sử dụng vốn khi mặt bằng lãi suất trên thị trường giảm xuống so với các thời điểm phát hành trái phiếu trước đó. Điều này có thể được nhìn thấy thông qua số liệu về lãi suất trúng thầu của các lô trái phiếu mà VBSP phát hành hằng năm trên Hình 6. Hình 6. Lãi suất phát hành trái phiếu của VBSP giai đoạn 2015 - 2022 %/năm 10 8,1 8,1 7,7 8 6 6 4,8 4,75 5,2 5,3 4 4,89 2,92 4,4 2,59 4,05 2 2,75 2,42 2,3 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Lãi suất trúng thầu thấp nhất Lãi suất trúng thầu cao nhất Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Số liệu trên Hình 6 cho thấy, mặc dù vùng lãi suất trúng thầu của các lô trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh mà VBSP phát hành giai đoạn 2015 - 2022 biến động không giống nhau qua từng năm, song nhìn chung, lãi suất trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của VBSP trong thời kỳ này có xu hướng giảm, mà trong đó, các lô trái phiếu phát hành trong những năm cuối có lãi suất thấp hơn đáng kể so với các lô trái phiếu phát hành trong những năm đầu thời kỳ. Điều này cũng có nghĩa là trong những năm gần đây, VBSP vẫn phải trả lãi cho các lô trái phiếu có kỳ hạn dài, đặc biệt là trái phiếu có kỳ hạn 10 năm và 15 năm được phát hành trong các năm trước, với mức lãi suất lên đến trên 8%/năm, trong khi lãi suất phát hành trái phiếu của ngân hàng này đã giảm xuống quanh mức 3%/năm. Tình trạng tương tự cũng có thể được nhận thấy rất rõ ở VDB thông qua số liệu về lãi suất phát hành và tỷ lệ chi phí trả lãi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của ngân hàng này trên Hình 7. 879
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 7. Lãi suất phát hành và tỷ lệ chi phí trả lãi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của VDB giai đoạn 2015 - 20211 Tỷ đồng %/năm 150.000 134.761 12 126.972 127.787 123.844 112.965 10,16 7,88 7,81 104.943 97.085 100.000 8,96 8 7,83 7,18 6,64 6,46 6,24 6,08 5,65 3,07 50.000 4 4,37 2,16 13.697 11.377 10.075 9.671 8.841 7.537 5.906 0 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Số dư bình quân nguồn vốn trái phiếu Chi phí trả lãi trái phiếu Tỷ lệ chi phí trả lãi trái phiếu Lãi suất trúng thầu trái phiếu bình quân Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo phát hành trái phiếu của VDB Số liệu trên Hình 7 cho thấy, liên tục từ năm 2015 trở lại đây, mặc dù mức lãi suất phát hành trái phiếu bình quân hằng năm của VDB giảm xuống khá thấp, song tỷ lệ chi phí trả lãi trái phiếu tính trên số dư bình quân nguồn vốn trái phiếu hằng năm tại ngân hàng này lại cao hơn rất nhiều so với lãi suất trúng thầu của các lô trái phiếu được phát hành trong năm. Nguyên nhân là do VDB vẫn phải trả lãi cho các lô trái phiếu chưa đến hạn thanh toán mà VDB phát hành trong những năm trước đây theo lãi suất trúng thầu tại thời điểm phát hành với mức rất cao, lên đến trên 10%/năm. Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP, các NHCS có thể cơ cấu lại danh mục trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để giảm bớt nghĩa vụ trả lãi thông qua nghiệp vụ mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu theo phương án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Tuy nhiên, với yêu cầu về việc khống chế hạn mức BLCP được đưa ra tại Nghị quyết số 07-NQ/TW nói trên của Bộ Chính trị, VBSP và VDB chỉ có thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh với quy mô không vượt quá khối lượng trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm. Điều này sẽ kéo dài thời gian cơ cấu lại danh mục trái phiếu và có thể làm mất cơ hội cắt giảm chi phí huy động vốn của các NHCS nếu mặt bằng lãi suất huy động vốn trên thị trường tăng lên trước khi việc cơ cấu lại danh mục trái phiếu được hoàn thành. Hệ quả là đối tượng vay vốn của các chương trình tín dụng chính sách tại VBSP và VDB vẫn phải trả lãi vay với mức lãi suất cao trong khi có cơ hội được vay vốn với lãi suất thấp hơn. Cùng với sự hạn chế về mức bảo lãnh hằng năm như trên, việc cấp BLCP cho các NHCS trong một số năm gần đây cũng được phê duyệt tương đối chậm. Nguyên nhân là do tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP, Chính phủ quy định các NHCS phải được giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp BLCP. 1 Năm 2022, VDB được phê duyệt hạn mức BLCP là 1.000 tỷ đồng nhưng không sử dụng hạn mức này để phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. 880
  9. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Tuy nhiên, thực tế trong một số năm, tiến độ giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho VBSP hoặc VDB lại bị kéo dài, thậm chí đến tận quý II hoặc quý III của năm kế hoạch, chẳng hạn như kế hoạch tín dụng năm 2020 của VBSP hoặc kế hoạch tín dụng năm 2018, 2019 và 2020 của VDB (Bảng 1). Bảng 1. Tiến độ giao kế hoạch tín dụng cho các NHCS các năm gần đây Quyết định giao kế hoạch Quyết định giao kế hoạch Năm tín dụng cho VBSP tín dụng cho VDB 2017 Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 2018 Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 02/02/2018 Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 23/8/2018 2019 Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 Quyết định số 953/QĐ-TTg ngày 30/7/2019 2020 Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 12/5/2020 Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 24/7/2020 2021 Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 08/3/2021 2022 Quyết định số 325/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Việc chậm giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước như trên, đến lượt nó, lại làm chậm tiến độ phê duyệt hạn mức BLCP đối với các NHCS. Điều này làm mất đi tính chủ động của VBSP và VDB trong việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn. Hệ quả là hạn mức BLCP cấp cho các ngân hàng này trong một số năm đã không được sử dụng hết theo kế hoạch, hoặc được sử dụng hết nhưng tại thời điểm phát hành trái phiếu thì mặt bằng lãi suất huy động vốn trên thị trường đã tăng lên cao hơn so với thời điểm trước khi hạn mức BLCP được phê duyệt. Chẳng hạn, theo số liệu thống kê do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, năm 2019, lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên thường xuyên duy trì ở mức 6,6 - 7,3%/năm trong 7 tháng đầu năm, nhưng sau đó lại tăng lên mức 6,6 - 7,5%/năm trong 5 tháng cuối năm. Trong khi đó, VDB đến hết tháng 7/2019 mới được giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (theo Quyết định số 953/QĐ-TTg ngày 30/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ) và đến cuối tháng 10/2019 mới được phê duyệt hạn mức BLCP của năm 2019 (theo Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 25/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ). Với sự tăng lên của mặt bằng lãi suất tiền gửi như trên, chi phí huy động vốn của VDB cũng phải tăng lên theo bởi các đợt phát hành trái phiếu theo hạn mức BLCP năm 2019 cấp cho ngân hàng này đều được thực hiện trong 2 tháng cuối năm. 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HIỆN NAY Ngày 04/01/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển VBSP đến năm 2030, trong đó đặt mục tiêu đến hết năm 2030 nâng tỷ trọng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh lên 30% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng này. Đến ngày 07/11/2023, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 78/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP 881
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước, trong đó cho phép VDB quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước không phụ thuộc vào tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động của VDB như đã quy định trước đây tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP. Với sự ra đời của các Quyết định và Nghị định nói trên, quy mô phát hành trái phiếu để huy động vốn của VBSP và VDB trong thời gian tới dự kiến sẽ được mở rộng đáng kể bởi đến hết năm 2022, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chỉ mới chiếm tỷ trọng khoảng 18% tổng nguồn vốn của VBSP, trong khi nhu cầu huy động vốn để thực hiện nhiệm vụ cho vay tại VDB cũng sẽ tăng lên sau một thời gian dài quy mô tín dụng bị thu hẹp do các cơ quan có thẩm quyền chưa quyết định tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động làm cơ sở để VDB xác định lãi suất cho vay kể từ khi Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực. Trong bối cảnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần nghiên cứu đề xuất Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị cho phép mở rộng hạn mức BLCP đối với VBSP và VDB trong trường hợp cần thiết lên mức cao hơn nghĩa vụ thanh toán nợ gốc đến hạn hằng năm. Việc nới lỏng giới hạn BLCP có tác dụng một mặt đáp ứng được yêu cầu về việc mở rộng quy mô nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu của các ngân hàng này, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho các NHCS có thể cơ cấu lại danh mục trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để giảm bớt chi phí trả lãi trái phiếu trong trường hợp mặt bằng lãi suất huy động vốn trên thị trường hạ xuống thấp hơn so với thời điểm phát hành các lô trái phiếu nhằm huy động vốn trong những năm trước đây. Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần đẩy nhanh tiến độ giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hằng năm đối với các NHCS, làm cơ sở để việc đề xuất cũng như thẩm định và phê duyệt hạn mức BLCP hằng năm cho VBSP và VDB được hoàn thành sớm. Đây cũng là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng hạn mức BLCP do tạo được sự chủ động cho các NHCS trong việc quyết định thời điểm và quy mô của từng đợt phát hành trái phiếu trong năm để huy động vốn phù hợp với hạn mức BLCP được cấp. Tuy nhiên, để việc mở rộng giới hạn cũng như đẩy nhanh tiến độ phê duyệt hạn mức BLCP cho các NHCS vẫn đáp ứng được yêu cầu về quản lý nợ công nhằm đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững theo chủ trương được đặt ra tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, thì cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, VBSP và VDB cần chú trọng thực hiện tốt các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, để đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản huy động vốn từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Chỉ trong trường hợp đó, BLCP mới thực sự phát huy được vai trò đáp ứng yêu cầu về nguồn vốn cũng như đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHCS mà không phương hại đến sự an toàn và bền vững của nền tài chính quốc gia. 882
  11. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2016), Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. 2. Chính phủ (2011), Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011 về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. 3. Chính phủ (2017), Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư của Nhà nước. 4. Chính phủ (2018), Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ. 5. Chính phủ (2021), Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 6. Chính phủ (2023), Nghị định số 78/2023/NĐ-CP ngày 07/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước. 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần, truy cập ngày 19/02/2024, tại https://www.sbv.gov.vn/webcenter/faces/menu/sm/tcbc/ttvhdnhtt 8. Quốc hội (2009), Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009. 9. Quốc hội (2017), Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 ngày 23/11/2017. 10. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Danh sách trái phiếu, truy cập ngày 30/11/2023, tại https://www.hnx.vn/vi-vn/trai-phieu/danh-sach-trai-phieu.html 11. Thủ tướng Chính phủ (2023), Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển VBSP đến năm 2030. 12. VBSP (2016 - 2023), Báo cáo thường niên 2015 - 2022. 13. VBSP (2016 - 2023), Báo cáo phát hành trái phiếu 2015 - 2022. 14. VDB (2016 - 2023), Báo cáo thường niên 2015 - 2022. 15. VDB (2016 - 2023), Báo cáo phát hành trái phiếu 2015 - 2022. 883
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0