intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạo lực gia đình vẫn là… chuyện nội bộ

Chia sẻ: Mongmo Anhquoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

124
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biết vợ bị bệnh tim, phải mổ, chồng chị M. không chịu ký vào đơn đồng ý phẫu thuật vì "bệnh tim do bố mẹ mày đẻ ra, tao không có trách nhiệm". Câu chuyện của chị Đặng Thị M., 40 tuổi, ở Hưng Yên luôn bị đứt đoạn bởi những tiếc nấc và dòng nước mắt tuôn trào. Có công việc ổn định nhưng chị thường xuyên là nạn nhân của các trận đòn do chồng chị gây ra. Ở không ít địa phương, tình trạng bạo lực gia đình có chiều hướng tăng. Số nạn nhân không ngừng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạo lực gia đình vẫn là… chuyện nội bộ

  1. Bạo lực gia đình vẫn là… chuyện nội bộ Biết vợ bị bệnh tim, phải mổ, chồng chị M. không chịu ký vào đơn đồng ý phẫu thuật vì "bệnh tim do bố mẹ mày đẻ ra, tao không có trách nhiệm". Câu chuyện của chị Đặng Thị M., 40 tuổi, ở Hưng Yên luôn bị đứt đoạn bởi những tiếc nấc và dòng nước mắt tuôn trào. Có công việc ổn định nhưng chị thường xuyên là nạn nhân của các trận đòn do chồng chị gây ra.
  2. Ở không ít địa phương, tình trạng bạo lực gia đình có chiều hướng tăng. Số nạn nhân không ngừng tăng Chị Đặng Thị M. mới bị bệnh tim, bác sĩ chỉ định phải mổ gấp. Người chồng mắng chửi chị, bảo “bệnh tim do bố mẹ mày đẻ ra, tao không chịu trách nhiệm” và nhất định không chịu ký vào đơn để bệnh viện phẫu thuật. “Anh ta ngang nhiên đi cặp bồ, có lần còn vác dao đuổi chém đứa con trai lớn vì nó dám bênh mẹ. Thậm chí anh ta còn mua quan tài về đặt giữa nhà đòi phải giết vợ hoặc con cho vào đó”, chị M. nấc nghẹn kể. Với chị Nguyễn Nhật H. (30 tuổi, ở Hà Nội), 15 năm làm vợ là 15 năm chịu đòn roi, chửi mắng của chồng và cả gia đình chồng. Nhà bố mẹ đẻ cách nhà chồng chỉ vài km nhưng muốn về thăm, chị cũng phải xin phép, mỗi lần về không được quá một giờ. Cách đây hơn một tuần, chị đã bị chồng đánh đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Dù cố cam chịu, sống chung với bạo lực nhưng giờ chị H. đang phải lánh nạn tại Ngôi nhà bình yên (Hà Nội).
  3. Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là nơi đầu tiên trên cả nước triển khai mô hình Ngôi nhà bình yên để giúp đỡ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán hoặc bạo lực gia đình. Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 1.000 nạn nhân đến tham vấn và 300 người trú ngụ tại đây. Số nạn nhân đến tham vấn trong 10 tháng tăng 30% so với cả năm 2008. Rất cần những Ngôi nhà bình yên Theo bà Lê Thị Thủy, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và phát triển, có tới 95% các vụ bạo lực gia đình do nam giới gây ra và phụ nữ, trẻ em là nạn nhân. Điều đáng lo ngại là, những đứa trẻ lớn lên trong gia đình này khi trưởng thành dễ có xu hướng gây bạo lực. "Đây cũng chính là mối hiểm nguy làm gia tăng tệ nạn xã hội ở vị thành niên do các em được nuôi dưỡng trong môi trường không chuẩn mực”, bà Thủy nói. Một cán bộ thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Thọ thừa nhận: “Tại nhiều địa phương, việc phụ nữ bị bạo hành bị xem nhẹ, coi như chuyện nội bộ gia đình nên sự can thiệp của cộng đồng và chính quyền còn rất khiêm tốn”. Đồng
  4. tình với quan điểm này, lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng cho hay, để phòng ngừa, lãnh đạo thành phố và hội đã yêu cầu cơ sở lập danh sách các ông chồng có hành vi bạo lực gia đình. Có hai quận báo cáo không có ông chồng nào bạo lực, đến khi quy trách nhiệm, làm mạnh tay, cơ sở mới chịu thông báo danh tính những ông chồng này, nâng tổng số các ông chồng bạo hành của thành phố lên 130 người. Thực tế, dù Luật Phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lực thực thi hơn một năm nhưng mới chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền tại hội phụ nữ các cấp là chủ yếu. Mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình thông qua các mô hình can thiệp như “Địa chỉ tin cậy”, “Nhà tạm lánh” chưa được triển khai nhiều. Trên cả nước hiện mới có một Ngôi nhà bình yên tại Hà Nội, quá ít và quá xa để nạn nhân có thể cầu cứu…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1