intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo tồn và phát huy dân ca của người Rơ-măm qua thực hành truyền dạy của nghệ nhân ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Bảo tồn và phát huy dân ca của người Rơ-măm qua thực hành truyền dạy của nghệ nhân ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum" trình bày về quá trình cộng cư với các tộc người khác qua nhiều giai đoạn nên đã tiếp xúc và diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, những yếu tố văn hóa truyền thống của họ đã, đang có sự biến đổi nhanh và có nguy cơ mai một, trong đó đáng nói đến là dân ca. Vì vậy, với tham luận này chúng tôi hướng đến việc nghiên cứu, phân loại dân ca, đặc điểm dân ca, gìn giữ, bảo tồn và phát huy dân ca của tộc người Rơ-măm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo tồn và phát huy dân ca của người Rơ-măm qua thực hành truyền dạy của nghệ nhân ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

  1. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DÂN CA CỦA NGƯỜI RƠ-MĂM QUA THỰC HÀNH TRUYỀN DẠY CỦA NGHỆ NHÂN Ở LÀNG LE, XÃ MO RAI, HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM ThS. Nguyễn Thị Thạch Ngọc30 CN. Bùi Văn Việt31 Tóm tắt: Người Rơ-măm có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và đa dạng, đặc sắc với truyện cổ, ca dao, dân ca, điệu múa, âm nhạc, tri thức dân gian… Trong đó, các thể loại dân ca luôn giữ vai trò, vị trí quan trọng và mang tính phổ biến trong đời sống văn hóa của người Rơ-măm. Đó là những bài ca ứng tác do người dân sáng tác, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương thức truyền khẩu và dị bản, mang đậm đặc trưng văn hóa tộc người. Nội dung dân ca xoay quanh các chủ đề: ca ngợi lao động sản xuất, giáo dục con người, hát ru, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, tín ngưỡng… Quá trình cộng cư với các tộc người khác qua nhiều giai đoạn nên đã tiếp xúc và diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, những yếu tố văn hóa truyền thống của họ đã, đang có sự biến đổi nhanh và có nguy cơ mai một, trong đó đáng nói đến là dân ca. Vì vậy, với tham luận này chúng tôi hướng đến việc nghiên cứu, phân loại dân ca, đặc điểm dân ca, gìn giữ, bảo tồn và phát huy dân ca của tộc người Rơ-măm. Từ khóa: Dân ca, dân tộc Rơ-măm, dân tộc thiểu số, xã Mô Rai, tỉnh Kon Tum. Abstract: The Romam people have rich and diverse folk cultural treasures, including unique ancient stories, folk songs, folk songs, dances, music, folk knowledge... Among them, folk songs have always played an important and deeply rooted role and status in the nation in cultural life of the Romam people. These songs are improvised by people and passed down from generation to generation through oral transmission and different versions. They are songs full of national cultural characteristics. The content of folk songs revolves around the following themes: praising productive labor, humanistic education, lullabies, love, family affection, religions... The process of coexistence with other peoples has gone through many stages, so processes of contact, cultural exchange and acculturation have taken place, and their traditional cultural elements are rapidly changing and in danger of disappearing, folk songs being one of them which is worth mentioning. Therefore, this article aims to research, classify and characterize Romam folk songs, preserve and promote Romam folk songs for Ro- mam ethnic groups. Key words: Folk songs, Ro-mam ethnic groups, ethnic minorities, Morai Commune, Kontum Province. 30 . Trường Đại học Văn hoá TP Hồ Chí Minh. 31 . Trường Đại học Văn hoá TP Hồ Chí Minh. 124
  2. 1. Tổng quan về cộng đồng Rơ-măm Người Rơ-măm ở Việt Nam là một tộc người thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me, ngữ hệ Nam Á. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam ngày 01/4/2019, dân số của người Rơ-măm có 639 người (317 nam và 322 nữ). Số liệu này cho thấy trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, tộc người Rơ-măm chiếm số lượng khá ít, dưới 1.000 người xếp thứ ba sau hai tộc người Ơ Đu và Brâu. Tuyệt đại bộ phận người Rơ-măm sinh sống tập trung trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum thuộc khu vực Tây Nguyên. Sự phân bố của người Rơ-măm trên các vùng địa lý còn lại của Việt Nam phản ánh sự hiện diện khá khiêm tốn như Trung du và miền núi phía Bắc: 01 người; Đồng bằng sông Hồng: 04 người; Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung: 06 người; Khu vực Đông Nam Bộ: 16 người. Tại Kon Tum trong những năm đầu của thế kỷ XX, người Rơ-măm cư trú rải rác trong 12 làng ở huyện Đắc Tô. Sau này, họ tập trung lại thành hai làng: làng Le và làng Rơ-măm Ra. Do bị dịch bệnh nên dân số của người Rơ-măm đã giảm đi nhiều. Vì vậy về sau, hai làng này sáp nhập lại thành một là làng Le Rơ-măm, hiện nay gọi là thôn làng Le. Trong quá trình hình thành và phát triển tộc người, người Rơ-măm, dù có số dân ít nhưng họ đã kiến tạo cho mình một diện mạo văn hóa riêng, mang đậm đặc trưng văn hóa tộc người của họ. Tuy nhiên, người Rơ-măm cũng như các tộc người khác hiện nay đang hòa vào xu thế phát triển chung, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và với sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa diễn ra thường xuyên, những yếu tố văn hóa truyền thống của họ đã, đang có sự biến đổi nhanh và có nguy cơ mai một dần. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến nội dung bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số. 2. Khái quát dân ca của người Rơ-măm Dân ca của người Rơ-măm là những làn điệu, bài ca do chính người Rơ-măm sáng tác và lưu truyền bằng phương pháp truyền miệng và được hát trong cuộc sống sinh hoạt, trong lao động và trong văn hóa tín ngưỡng. Với giai điệu và tiết tấu sâu lắng, thiết tha dễ đi vào lòng người. Nội dung của những bài dân ca ấy miêu tả thiên nhiên, núi rừng, con suối, tiếng nước chảy, chim hót, giớ thổi, lá rơi, tâm tư tình cảm của cộng đồng, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, bộ đội và những anh hùng có công bảo vệ buôn làng… những thông điệp muốn truyền tải đến đấng siêu nhiên để cầu nguyện sức khỏe, bình yên… cho cộng đồng. Đối với người Rơ-măm ca hát là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày, lúc vui hay buồn họ cũng hát, tâm trạng và nội dung phù hợp với từng hoàn cảnh và thể hiện tình cảm của họ chân thật nhất. Bởi thế nên sáng sớm thức dậy nấu cơm là các bà, các mẹ đã cất tiếng hát từ trong gian bếp vừa hát vừa nấu cơm. Mỗi khi hát họ nhập tâm hát một cách say xưa và thường sáng tác lời mới sao cho hay nhất và thể hiện đúng nội tâm. Để đưa con vào giấc ngủ dịu êm người mẹ cũng cất tiếng hát ru nhẹ nhàng tình cảm sâu lắng, thiết tha; hát cả khi đau thương nhất khi gia đình phải chia ly với người thân và đó cũng chính là những câu hát kể lể, khóc than, thương tiếc, đau đớn tột cùng; hát khi đi lên rẫy, khi dệt vải, khi đi lấy nước… 125
  3. Người Rơ-măm hát múa từ khi nhỏ đến khi già yếu, đúng hơn là khi họ không còn đủ sức để tham gia thì mới ngồi bên ngoài để xem con cháu múa hát. 3. Các loại dân ca Dân ca của người Rơ-măm được chia thành các thể loại như hát ru, hát đồng dao, hát giao duyên, hát sinh hoạt, hát sử thi… đã tạo nên bức tranh nhiều gam màu hài hòa giữa lời ca và âm nhạc. - Hát đồng dao là thể loại dành cho trẻ em hát vừa vui chơi với đám bạn vừa hát thường là những bài hát từ 3 đến 5 âm tiết nói về những hình ảnh trong tự nhiên và xã hội ngộ nghĩnh, hài hước diễn ra trọng cuộc sống hàng ngày. Trẻ em hát tập thể từng nhóm vừa hát vừa vỗ tay vừa nhảy lò cò. - Hát ru là do các bà mẹ hát khi ru con ngủ, tốc độ vừa phải, giai điệu mềm mại, nhịp điệu đơn giản và trùng lặp để cho đứa trẻ dễ ngủ. Nội dung dễ hiểu, nhắn nhủ con ngoan, con khỏe, lớn lên chăm chỉ làm rẫy, đi săn, đan lát, hái rau, dệt vải, thương yêu cha mẹ và làm người có ích cho cộng đồng. Không có câu mở đầu à ơi và các câu gọi như con ơi,… như hát ru của người Việt. Bài hát ru được nghệ nhân Y Điết trình diễn Bài Zi Ză Zi Buộc (Bà ru cháu) Cháu bà ngoan, cháu bà ngủ ngoan, Cháu ngủ ngon, cháu đừng khóc. Bố cháu lên nương rừng xa, Mẹ cháu lên nương rừng xa, Cháu bà ngủ ngon, cháu bà ngủ ngon. Mai này cháu lớn đi khắp rừng xa, Tiếng gà trưa ru cháu bà ngủ, Tiếng chim hót ru cháu bà ngủ, Cháu đừng khóc, cháu bà ngoan. Cha cháu về có thịt cá ngon, Mẹ cháu về có rau rừng ngon, Mai cháu lớn đi khắp rừng xa, Mai cháu lớn đi hết làng gần, Bảo vệ buôn làng ấm no hạnh phúc. - Hát giao duyên là thể loại hát đối đáp giữa nam và nữ, hát để giao lưu, tìm hiểu và thăm dò ý của nhau. Thường diễn ra khi gặp nhau trong lễ hội, khi đi làm trên rẫy hoặc trong đám cưới của bạn bè. Dựa trên lời ca có sẵn thỉnh thoảng sáng tác thêm vài câu tùy theo cảm hứng. 126
  4. - Hát sinh hoạt là những làn điệu được đúc kết từ cuộc sống lao động, sản xuất và các sinh hoạt văn hóa thường ngày. - Hát than thở đây là thể loại được diễn xướng trong hoàn cảnh đặc biệt đám tang, lễ bỏ mả, hát thể hiện nỗi đau, thương tiếc. - Hát tín ngưỡng, hát khi thực hành nghi lễ theo chu kỳ lao động sản xuất trong một năm của người Rơ-măm. Có rất nhiều nghi lễ liên quan đến nông nghiệp như: cúng phát rẫy, cúng đốt rẫy, cúng trỉa hạt, cũng lúa lên đòng, lễ cúng lúa mới,… những nghi lễ này tất cả các gia đình trong cộng đồng đều thực hành linh thiêng để cúng tạ ơn các vị thần linh, người thầy cúng hát khấn thần, cầu nguyện. Trong chu kỳ đời người thầy cúng hát khấn những lời hát cầu nguyện về điều may mắn, tốt đẹp đến với mỗi người trong từng giai đoạn trong cuộc đời của họ như lễ thổi tai, lễ trưởng thành, lễ cưới, tang ma và bỏ mả. Bên cạnh đó còn có các lễ lớn của cộng đồng như lễ mừng nhà rông mới, lễ mừng lúa mới, lễ mừng năm mới,… Trong những dịp này tất cả các câu hát đều được kết hợp với âm nhạc như cồng chiêng, sáo, trống, tù và, các loại đàn cùng hòa âm còn lại thì không có nhạc đệm. 4. Bảo tồn và phát huy dân ca Dân ca là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian có từ lâu đời, người Rơ-măm sở hữu loại hình dân ca riêng, với ngôn ngữ thể hiện riêng nhưng có điểm chung với dân ca của các dân tộc khác là thông qua ca từ để thể hiện tâm tư, tình cảm, suy nghĩ đó là những gì mà họ muốn trao đi và nhận lại, kết nên tinh thần đoàn kết, gắn bó, lan tỏa sắc thái văn hóa tộc người và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Dân ca Rơ-măm được lưu truyền trong cộng đồng Rơ-măm, những bài hát dân ca được truyền dạy trong cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng cách truyền miệng. Thông qua thành viên trong gia đình thường xuyên hát, con cháu trong nhà được nghe nhiều rồi thuộc. Đối với cộng đồng, các thế hệ đi trước thuộc lòng và trình diễn dân ca ở mọi thời gian, không gian như: các lễ hội của cộng đồng, ăn hỏi, đám cưới, khi đi rẫy, đi rừng hái rau… và trở thành trao truyền tự nhiên cho các thế hệ nối tiếp, nghe thuộc và thực hành một cách tự nguyện. Cứ thế, từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác,… trải qua bao đời, dân ca của chính cộng đồng họ đã thẩm thấu vào máu thịt và họ diễn xướng một cách tự nhiên, nó trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Người hát, người nghe mãi thành thuộc và hát theo chứ không có văn bản cụ thể. Đây được xem là một hoạt động truyền dạy có tính truyền thống, truyền tải lời ca và nội dung cốt lõi mà người dân trong cộng đồng muốn miêu tả, gửi gắm, tâm sự, chia sẻ giữa con người với nhau, giữa con người với thần linh. Truyền dạy hát dân ca chính là sự trao truyền trực tiếp giữa người trao truyền và người tiếp nhận. Cũng giống nhiều dân tộc thiểu số khác, người Rơ-măm đứng trước xu thế hội nhập, phát triển, sự thay đổi của xã hội hiện đại hóa, toàn cầu hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa; sự phát triển của kinh tế thị trường đã len lỏi vào từng thôn, làng, hộ gia đình tác động đến kinh tế, đời sống văn hóa xã hội, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của văn hóa truyền thống, thế hệ trẻ không mặn mà với dân ca của dân tộc mình mà thích các loại nhạc trẻ, thích hát karaoke, thích đàn guitar điện, organ,… sau một thời gian dài chỉ còn lại 127
  5. những người lớn tuổi biết hát dân ca và thích hát dân ca. Văn hóa truyền thống của người Rơ- măm trong thời gian qua đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn trong việc lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống mà thế hệ đi trước để lại. Trăn trở trước thực trạng bản sắc văn của dân tộc mình bị mai một và có thể bị mất đi; nhận thức được việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc mình cùng với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương những người uy tín của làng Le đã phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của mình, tích cực vận động người dân gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống thông qua các hoạt động sưu tầm, phục dựng. Bước đầu cũng đã đạt được kết quả nhất định như duy trì các cuộc hội họp, sinh hoạt văn hóa tại nhà Rông của làng, duy trì được hệ thống lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian,… nghề dệt truyền thống được khôi phục phần nào, tổ chức truyền dạy cồng chiêng cho các lứa tuổi, truyền dạy dân ca cho mọi thế hệ người dân trong cộng đồng. Đồng thời cũng đã xác định được các nghệ nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn, trao truyền, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của cộng đồng. Về khôi phục dân ca phải kể đến các nghệ nhân hát dân ca trong đó có nghệ nhân Y Điết sinh năm 1950, là người hát dân ca rất hay của tộc người Rơ-măm đã tự nguyện và tích cực truyền dạy các điệu hát dân ca cho thế hệ trẻ. Chúng tôi điền dã nhiều đợt tại cộng đồng Rơ-măm trong nhiều năm qua, và đã nhiều đêm được ngồi nghe nghệ nhân Y Điết hát rất nhiều bài dân ca. Bà hát say mê từ bài này sang bài khác từ hát ru đến hát giao duyên, hát ca ngợi bộ đội, Bác Hồ và kháng chiến... Bảo tồn và phát huy dân ca của người Rơ-măm là hoạt động cần duy trì liên tục, sưu tầm các bài dân ca, truyền dạy bài bản hơn về ca từ cũng như nội dung nhằm khơi dậy lòng tự hào đối với văn hóa và dân ca truyền thống của dân tộc, hình thành ý thức, động lực để người dân trong cộng đồng có ý thức bảo tồn, phát huy và sử dụng phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày. Để đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy những giá trị của dân ca của người Rơ-măm trong thời gian tới cần tiếp tụcnhỗ trợ người dân phục dựng lại một số lễ hội truyền thống để tạo môi trường trình diễn dân ca. Đồng thời nhanh chóng sưu tầm tất cả các bài hát dân ca để lưu truyền cho thế hệ sau. 5. Tạm kết Quá trình hội nhập và phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục,… thì việc tiếp thu văn hóa ngoại lai là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và dân ca của các dân tộc nói riêng trong đó có dân tộc Rơ-măm nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 là giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Để thực hiện tốt nội dung này, trong thời gian tới các ngành tại địa phương phải có sự phối hợp hơn nữa đặc biệt là phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo đưa một số loại hình 128
  6. dân ca, múa, dân nhạc của dân tộc Rơ-măm vào giảng dạy và sinh hoạt ngoại khóa tại các cấp trường phổ thông trên địa bàn xã Mô Rai và huyện Sa Thầy. Chú trọng công tác tuyên truyền để thông qua loại hình đó dân ca nhanh chóng được truyền dạy rộng rãi cho nhiều thế hệ trong cộng đồng. Có như vậy mới phát huy được vai trò làm chủ về văn hóa của cộng đồng. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa khuyến khích người dân trình diễn dân ca và nhạc cụ. Huy động nguồn lực của toàn cộng đồng cùng tham gia sinh hoạt tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ phát huy giá trị của dân ca để tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người. Tài liệu tham khảo Trần Văn Bính (chủ biên, 2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Danh mục thành phần các dân tộc ở Việt Nam. Tạp chí Dân tộc học, số 1-1979. Bùi Minh Đạo (2012), Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh. Trần Quang Hải, Sơ lược về dân ca Việt Nam. http://tranquanghai.info/p566-so-luoc-ve dan-ca-viet-nam.html truy cập lúc 10 giờ 20 phút ngày 10 tháng 3 năm 2024. Phạm Phúc Minh (1994), Tìm hiểu dân ca Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. Viện Dân tộc học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học xã hội. 129
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2