Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trong cung đình nhà Nguyễn: Phần 2
lượt xem 7
download
Phần 2 cuốn sách "Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trong cung đình nhà Nguyễn" giới thiệu tới người đọc các bài viết về các chủ đề: Nguồn gốc, giá trị và công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể; di sản tư liệu và công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị; công tác nghiên cứu, bảo tồn và phục chế cổ vật cung đình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trong cung đình nhà Nguyễn: Phần 2
- BẢO TỒN, PHÁT HUY NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HƯÉ THƯC TIẺN VÀ NHỮNG VÁN ĐÈ ĐẢ T RA • • PGS. TS.NGƯT Lê Văn Toàn Từ cổ đại, nghệ thuật Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Sáng tạo, gạn lọc, nuôi dưỡng nghệ thuật từ dân gian đến nghệ thuật bác học cung đình đã tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam đa dạng và thống nhất. Với những đặc sắc truyền thống, Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam đã vinh dự được UNESCO ghi danh là Kiệt tác di sản truyền khẩu và p h i vật thể của nhân loại vào ngày 7 tháng 11 năm 2003. Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể cung đình triều Nguyễn có rất nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc như: Nhã nhạc; Ca nhạc Huế; Tuồng cung đình1, cùng nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc khác phản ánh rõ sự phát triển đặc biệt của văn hóa nghệ thuật nước nhà thời kỳ này. Nói tới Nhã nhạc, chúng ta *Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam 1 Nói tới Tuồng cung đình triều Nguyễn được phát triển chúng ta không quên công lao Đào Duy Từ khi phò giúp chúa Nguyễn đã gây dựng: “Khi Duy Từ được phong ấp ở Qui Nhân, ông cho chấn chỉnh lại môn hát Bội (T'uồng), đem phổ biến khắp trong dân gian. Từ đấy hát Bội lại phát đạt, một ngành tiến ra Bắc gọi là Tuồng Kinh, một ngành vào trong Nam gọi là Tuồng Sài Gòn...” (Xem trang 200, Việt Nam Ca trù biên khảo). Được vua quan triều Nguyễn, quan tâm, tạo điều kiện nên nghệ thuật sân khấu Tuồng ngày càng phát triển, nhiều không gian trình diễn nghệ thuật được xây cất, trong đó có nhà hát Duyệt Thị Đường. Vỉệc tuyển chọn nghệ sĩ Tuồng xuất sắc từ nhiều địa phương về diễn phục vụ các sứ thần, khách quí và vua quan triều Nguyễn được tổ chức thường xuyên. Nhiều vị vua, quan triều Nguyễn yêu nghệ thuật tham gia hát xướng, soạn tuồng hát, ưong đó vua Thành Thái từng nhiều lần nhảy lên đỏng trố”. ( xem trang 29 - 32, Việt Nam Ca trù biên khảo; Đào Tấn - vị quan đại thần nhà Nguyễn từng trực tiếp diễn tuồng, dạy tuồng. Nhiều sáng tác của ông còn được biét đến như: Tân Dã, cổ Thành, Trầm Hương Các, Hô Sanh Đàn, Diễn Võ Đình, Hoàng cồn, Quần Trân hiến thoại, Vạn Bửu trình tường, Tứ Quốc Lai Vương. Không chỉ vậy, một tư liệu khác cho biết: "... khi cụ (Đào Tấn) ra làm quan ở Huế, vua Tự Đức chỉ dụ cho cụ soạn các vở tuồng Quần trân hiến thoại (nói về tính chất các hoa quả), Vạn B ửu trình tường (nói về các loại dược thảo) và Tứ quốc Lai Vương... ... Ba tuồng này chỉ được diễn cho vua xem trong Đại Nội, không được để trình diên cho dân chúng... ” ( xem Hợp tuyển Nghiên cứu lý luận phê bình Ầm nhạc thế kỳ XX, tập 1, trang, tr. 401). 414
- dễ dàng tìm thấy truyền thống dân tộc từ ngàn xưa được truyền nối, sáng tạo, tiếp biến, tạo nên những tinh hoa nghệ thuật được “định hình” với những nhạc chương, nhạc mục trong: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Nhã nhạc, Yến nhạc, Tế nhạc, Dạo nghinh nhạc, Cung trung nhạc... cúa nhạc cung đinh Việt Nam. Đe cập về Nhã nhạc - Âm nhạc cung đinh Việt Nam, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh qua các nguôn tư liệu cổ nhạc đã cho răng: “các vua và thu lĩnh Việt Nam thời cô đại đã sư dụng các nhạc cụ trông đồng, cồng, trống mặt da, phách và khèn... Căn cứ hình khắc lOnhạc cụ trên bệ đá ở chùa Vạn Phúc, làng Phật Tích tỉnh Bắc Ninh vào thế kỷ ỈX -X, GS. TS. Trần Văn Khê, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh đều thống nhât răng: Dàn nhạc thời nhà Lý có ảnh hưởng âm nhạc Án Độ, một phân ánh hưởng nhạc Trung Hoa. Vào thời nhà Trần, sự phát triển của nhà nước Đại Việt đã có dàn Đại nhạc, dàn Tiếu nhạc với những thể chế nhất định. Triều đại Hồ (1400 - 1414), tên gọi Nhã nhạc lần đầu được xuất hiện ở Việt Nam. Nhưng với tư cách một điển chế thì Nhã nhạc chỉ được hoàn thiện vào thời nhà Lê (1427- 1788) VỚI dàn Nhạc trên thềm (Đường thượng chi nhạc) gồm 13 nhạc cụ, Nhạc dưới thềm (Đường hạ chi nhạc) gồm 6 nhạc cụ. Cũng thời Lê, khoảng năm Hồng Đức (1470 - 1497) thự Đồng văn và Nhã nhạc được ra đời nhờ công sức của các vị quan đại thần Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh kê cứu âm nhạc Trung Hoa hiệp vào quốc âm ta đặt ra2. Triều Nguyễn, hai thự Đồng văn, Nhã nhạc thuộc ty giáo phường; Dàn Nhã nhạc gồm 7 nhạc cụ; Dàn nhạc Huyền gồm 17 loại nhạc cụ, dàn Đại nhạc gồm 6 loại nhạc cụ với số lượng biên chế không đều nhau. Theo GS.TS. Trần Văn Khê, bài bản Tiểu nhạc gồm: Mười bàn ngự, Ngũ đoi thượng, Ngũ đổi hạ, Long đăng, Long ngâm; Đại nhạc gồm các bài bản: Tam luân cửu chuyển, Đăng đàn đơn, Đăng đàn kép, Bông, Mang (hoặc Man) Mã vũ; Du xuân; Kèn cung Nam. Những bài bản 1Tư liệu Âm nhạc cung đình ỉ lệt Nam, Nxb. Âm nhạc. Viện Âm nhạc. Hà Nội, năm 1999, trang 23. 2Việt Nam Ca trù biên khảo, trang 32, 415
- nhạc múa như: Mã Vũ, Phụng Vũ, Long Hổ, Tứ linh, Phiến vũ. Múa kiếm, Trưng Vưcmg xuất trận, Hoa đăng...1 Cố đô Huế từng là nơi hội tụ không ít danh tài nghệ thuật từ các địa phương đến trinh diễn chào đón các sứ thần, khách quý, diễn cho các vua quan, hoàng tộc triều đình thưởng thức... Trong Việt Nam Ca trù biên khảo , tác giả Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề viết: Đời vua Tự Đức (1848 - 1882) ngày lễ Vạn thọ, trước 5 ngày và sau 4 ngày treo cờ vàng và cờ đủ màu sắc... Ngoài phía đông kinh đô dựng nhà Thảo bằng để diễn các trò mua vui cho quan quân và nhân dân đồng lạc, trên chỉnh lâu múa Bát dật...; ở Phu Văn Lâu đổt pháo cây, múa hoa đăng, tứ linh và ca nhạc... ; Tháng 9 năm 1924, lễ Tứ tuần đại khánh vua Khải Định... Trong điện bọn cô đầu Bắc Việt đứng trên chiếu hát, có khi múa và hát Chúc ho2 Ca trù - đặc sản nghệ thuật từng dành “tiếp đãi” sứ thần triều đinh Việt Nam vinh dự được UNESCO ghi danh là di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2009. Có thể nói, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình cũng như nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn khác đã thực sự được phát triển, nâng cao tạo những bước ngoặt mới cho sự phát triển của nghệ thuật chuyên nghiệp cổ truyền Việt Nam ở thời nhà Nguyễn. Những đặc trưng, đặc sắc của nghệ thuật biểu diễn cung đình phản ánh rõ thẩm mỹ và truyền thống âm nhạc được tinh lọc, truyền nối qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Ở một số loại hình nghệ thuật phản ánh quan niệm thẩm mỹ, triết lý về vũ trụ với những quan hệ Âm Dương, đực cái (cặp đôi), tương sinh tương khắc, trong quan hệ ngũ hành, bát quái thì VỚI Âm nhạc cung đình, Ca nhạc Huế, âm nhạc truyền thống người Việt càng đậm rõ VỚI những khái niệm, thuật ngữ: cung Bắc, cung Nam, hay Ban nhạc Văn, Ban nhạc Võ, múa Bát dật hay ở Đờn ca Tài tử Nam Bộ những điệu Bắc, điệu Nam các nhóm hòa đờn Tam Tấu, Ngũ Tấu, 1Tư liệu Ăm nhạc cung đình Việt Nam, trang 38 2 Xem Hợp tuyển Nghiên cứu lý luận phê bình Âm nhạc thế kỳ X X (tập 7, trang 399...) 416
- dàn nhạc Ngũ âm, Bát âm còn đưọc lưu truyẻn, sử dụng và lan tỏa trong đời sống âm nhạc dàn tộc. Anh hưởng của Âm nhạc cung đinh Huế với sự hình thành, phát triển nghệ thuật Bài chòi, Đờn ca Tài tứ, Cải lương Nam Bộ đã được nhiêu nhà nghiên cứu quan tâm, luận bàn qua các góc nhìn lịch sử, văn hóa hay nghệ thuật học... Nhiêu phát hiện về tương đồng, dị biệt trong hệ thống bài bản, tổ chức dàn nhạc cho tới cấu trúc hệ thống các hơi, điệu ... cũng được công bố trong không ít sách, kỷ yếu, tạp chí với chất lượng khoa học nghiêm túc, tin cậy. Hoàn toàn thống nhất với PGS.TS Thụy Loan khi tác giả cho rằng: “Nhà Nguyễn lên ngôi, kinh đô đặt ở miền Trung. Các thê chế chính trị, xã hội và văn hỏa nghệ thuật, trong đó có âm nhạc đặc biệt lờ nhạc lễ cùa triều đại này có anh hương không nho tới ca nước, đặc biệt là vùng đất phía Nam. Bàn về quan hệ giữa nhạc cung đình - thính phòng Huế, nhạc Tuông và nhạc Tài tử - Cải lương Nam Bộ, tác giả Bùi Trọng Hiền đã phân tích với những chứng cứ thuyết phục về quan hệ lòng bản và hơi, những biểu hiện du nhập nguyên xi (giữ nguyên lòng bản) hay du nhập có biến đổi (sửa đổi lòng bản) ... của/giữa các thể loại âm nhạc này...2. v ề biến hóa lòng ban trong âm nhạc cổ truyền người Việt, PGS.TS. Hoàng Đạm đã nhận diện được những biến hình của Đại nhạc, Nhã nhạc cũng như khi so sánh nhạc thính phòng cổ truyền Huế và Nam Bộ cho thấy dùng phương pháp hòa đàn biến hóa lòng bản chiếm tỷ lệ nhiều hơn một số loại dàn nhạc dân tộc khác3. Điểm qua một số tài liệu xuất bản để thấy nhiều nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc đã dành tình yêu, tâm sức nghiên cứu Nhã nhạc, Ca nhạc Huế cũng như nhạc Tuồng cung đình thời gian qua... Vấn đề nhạc cung đình có ảnh hưởng đến Đờn ca tài tử, xin nêu thêm trường hợp Nhạc sư Quang Đại (tức Ba Đợi) - người được 1Đờn ca tài tử đặc trưng và những đóng góp (tuyén tập 2), trang 15. 2Xem bảng Tổng kết moi quan hệ của Biểu mục các bài bản trùng tên (trong Âm nhạc cung đình Việt Nam, trang 53). 3PGS. Hoàng Đạm, Hòa tấu biến hóa lòng han âm nhạc cổ truyền người Việt, Viện Âm nhạc, Hà Nội nám 2003. 417
- cộng đồng tôn là hậu tổ, linh vị ông hiện được thờtại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện cần Đước, tỉnh Long An. Nhạc sư Quang Đại quê gốc ở Hải Quế, Hải Lăng, Quảng Trị, là quan nhạc triều Nguyễn. Ông không chỉ tích cực tổ chức biểu diễn nhạc Lễ, nhạc cung đình, Ca nhạc Huế mà còn là người thầy lớn của phong trào đờn ca ở Nam Bộ. Không chỉ đào tạo được nhiều thế hệ học trò xuất sắc mà nhiều bài bản mới mang âm hưởng, phong cách nhạc cung đình do ông sáng tạo, đã góp phần nâng cao, hoàn thiện cho nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ - loại hình đờn ca ngẫu hứng giàu chất bác học, đậm chất dân dã của văn hóa miệt vườn Nam Bộ. Nhiều sáng tác của nhạc sư Quang Đại còn được cư dân Nam Bộ ghi nhớ: “Vào khoáng năm 1898 - 1989, nhân dịp vua Thành Thái ngự vào Sài Gòn, cụ Ba Đợi và các môn đệ tài ba đã trình tẩu 8 bản Ngự để cung nghinh vị vua yêu nước và để nói lên lòng yêu nước của nhân dân miền Nam trước đấng quân vương. 8 bản ngự đỏ gồm: Đường Thái Tôn, Vọng phu, Chiêu Quân, Ải tử Kê, Bát man tấn cống, Tương tư, Duyên kỳ ngộ và Quả phụ hàm oan, đã tạo ra hơi Ngự trong nhạc tài tử với cấu trúc âm thanh còn mang âm hưởng làn điệu cung đình ”l. Cũng vậy, Bài chòi Trung Bộ Việt Nam từng được biết có chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật Tuồng. Lần theo tiến trình hình thành phát triển thể loại này từ Hô thai (Hát thơ) trong các lễ hội Bài chòi dân gian đến hình thức trình diễn Bài chòi chiếu (diễn xướng Bài chòi trên săn khấu đất), Bài chòi dàn (diễn Bài chòi trên sân khấu sàn) ..., qua các tư liệu cổ đến truyền thuyết, giai thoại trong dân gian cho thấy, người góp phần tạo nên ảnh hưởng này phải kể tới công đầu của các cụ Đào Duy Từ, tiếp sau là cụ Đào Tấn2. 1 Kỷ yéu Hội thảo khoa học về Đức nghệ nhân tiên phong nhạc Lê - nhạc Tài tử Nguyên Quang Đại, Sở VHTT Long An, năm 1996, ư. 62 - 63 2 Lịch trình Ca nhạc Việt Nam qua các thời đại (Hợp tuyển tài liệu...... thể kỷ XX, tập ĩ), ư. 394 - 402; Đào Duy Từ sửa lại ca vũ cổ và đặt ra những vũ khúc mới để dùng khi quốc gia đại lễ, ừong Vĩệt Nam Ca trù biên khảo và tư liệu cá nhân tôi sưu tầm năm 2013 - 2015 tại Trung Bộ, Việt Nam, tr. 192 - 200. 418
- Thời gian qua, một số nghệ nhân tưng tham gia biểu diễn Nhã nhạc, C a nhạc H uê trư ớc năm 1945 đà kịp trao truyền vốn liếng của minh cho các thế hệ con cháu theo phương thức truyền khẩu, truyền ngón. Đánh giá, tôn vinh tài nâng, công lao của các nghệ nhân trong bảo tôn di sản, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã xét tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú cho các cụ Trần Kích, Nguyễn Thị Mần - những nghệ nhân tiêu biểu, xuất sắc của nghệ thuật Nhã nhạc, Ca nhạc thính phòng Huế... Hoạt động sưu tầm tư liệu Nhã nhạc, Ca nhạc Huế từ khi đất nước thống nhất năm 1975 đến nay đã được nhiều đơn vị, cá nhân quan tâm hơn, trong đó có Viện Âm nhạc Việt Nam. Công tác này thực hiện đạt nhiều hiệu quả. Không ít bài bản Nhã nhạc, Ca nhạc Huế do Viện tổ chức sưu tầm, ký âm, đã được xuất bản, được đưa vào một số giáo trình giảng dạy tại nhiều trường nghệ thuật chuyên nghiệp Việt Nam. Trong đó với chương trình Giáo dục Đại học ngành Biếu diễn nhạc cụ truyền thống của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có nội dung Hòa tấu nhạc thính phòng Huế. Học phần này gồm 6 đơn vị học trình, dành cho sinh viên Đại học năm thứ 2 và tiếp tục mở rộng, nâng cao phong cách, kỹ năng, chất lượng diễn tấu, hòa tấu nhạc cung đình, thính phòng Huế vào những năm học ở bậc cao hon. Tại Cố đô Huế, trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Huế, Học viện Ảm nhạc Huế không chỉ dạy học sinh, sinh viên biểu diễn các bài bản Nhã nhạc, Ca nhạc Huế theo phong cách “cổ truyền” (truyền khẩu, truyền ngón) mà khoa Âm nhạc Di sản Học viện Âm nhạc Huế được thành lập còn có hướng mở rộng, nâng cao hoạt động nghiên cứu, giảng dạy học sinh, sinh viên nhiều di sản văn hóa âm nhạc khác của đất nước. Việc truyền dạy, nâng cao năng lực, trình độ diễn tấu, hòa tấu Nhã nhạc, Ca nhạc Huế không chỉ được tổ chức tại một số cơ sở đào tạo nghệ thuật ở Huế mà còn được thực hiện tại nhiều trường nghệ thuật chuyên nghiệp ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Cũng vì thế không ít bài bản Nhã nhạc, Ca nhạc Huế kí âm trên 5 dòng kẻ đã được xuất bản như: Tuyến tập nhạc Huế cho đàn Tỳ bà do NSND, Nhà giáo Vũ Thị Mai Phương sưu tầm, biên tập; Tuyển tập Nhạc Huế cho đàn 419
- Tam thập lục do NSND, Nhà giáo Nguyễn Thị Hồng Phúc sưu tầm, biên tập Tuyển tập Nhạc cổ và Nhã nhạc cung đình Huế cho đàn bầu do NSND, nhà giáo Thanh Tâm sưu tầm, biên tập... Sự phong phú của những tài liệu này cho thấy các hình thức, phương pháp đào tạo Nhã nhạc, Ca nhạc Huế trong cuộc sống hôm nay là rất đa dạng. Việc bảo tồn, truyền dạy di sản âm nhạc không chỉ riêng các cơ quan nhà nước mà một số cá nhân cũng tiến hành dạy Nhã nhạc, Ca nhạc Huế. Trường họp cá nhân tiêu biểu có GS. TS. Trần Văn Khê - người tự tổ chức dạy các bài bản dân ca, dân nhạc Bắc bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và Âm nhạc Huế đạt nhiều kết quả, đặc biệt trong đó có nhiều lóp chuyên dành dạy thiếu niên, nhi đồng... Không chỉ xuất bản, quảng bá tư liệu văn bản mà nhiều đơn vị chuyên môn, cơ quan quản lý Văn hóa, nghệ thuật Trung ương, địa phương đã sưu tầm, sản xuất, phát hành một số sản phẩm Nhã nhạc, Ca nhạc Huế. Trong đó một số chương trinh CD do Viện Âm nhạc Việt Nam sản xuất đã giới thiệu bài bản: Nam Ai (Hòa tấu thính phòng Huế), Phụng Vũ (Hòa tấu nhạc múa cung đình) Bộ Lăng, Nghinh thiên tiếp giá, Bồng Chập (Hòa tấu nhạc lễ); một số VCD và DVD giới thiệu Âm nhạc và múa cung đình Huế với các bài bản: Tam luân cửu chuyển. Múa văn, Múa võ, Long ngâm, Phú lục dịch, Mười bản ngự (Thập thủ liên hoàn) cùng nhiều bài bản khác do dàn Đại nhạc, dàn Tiểu nhạc hòa tấu... Hoạt động sưu tầm, kí âm bài bản Nhã nhạc, Ca nhạc Huế thực tế được tổ chức thực hiện trong nhiều thời kỳ khác nhau. Việc làm đó không chỉ giúp lưu giữ tốt bài bản cổ trong môi trường xã hội mới mà còn giúp việc phổ biến di sản rộng khắp, phục vụ cho nghiên cứu, đào tạo, biểu diễn, quảng bá âm nhạc cung đình được thuận lợi. Trong đó có trường họp 10 bản Tàu (Bản Ngự) do ông Hoàng Yến kí âm bằng chữ Hán đã được in năm 1919 trong bộ B.A.V.H2. 1Xem các Giáo trình dạy nhạc cụ truyền thống của Học viện Ảm nhạc Quốc gia Việt Nam; Học viện Âm nhạc Huế, Nhạc viện TP Hồ Chí Minh. 2 Phụ lục Ca Huế, tài liệu giảng dạy (thuộc Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ VHTTDL, Học Viện Âm nhạc Huế thực hiện năm 2012 - 2013, nghiệm thu năm 2014), tr. 28. 420
- Một sô bài bản như: Lim Thuy, do Kim Liên hát, Đăng Ninh Kí âm; Nam Bình Tran Thị Vân Khánh hat, Đăng Nguyễn kí âm; Tương tư Đặng Nguyễn kí âm, Lê Quang Nghệ sưu tàm. Tứ đại do Trân Thị Vân Khánh hát, Đặng Nguyễn kí âm, Lẻ Ọuang Nghệ sưu tẩm, Phú lục nhanh, Phú lục chậm do Lê Quang Nghệ sưu tầm, Đặng Nguyễn kí ầm ...; Cô ban ban sắp Kim Oanh hát, Minh Tiến kí âm... Những bài bản kí âm ây đã được đưa vào Tài liệu íham khao phục vụ giáng dạy của Học viện Âm nhạc Huế cũng như được phổ biến ở nhiều chương trinh, giáo trình âm nhạc khác. . .1. Nhã nhạc như nhiều loại hình nghệ thuật cung đình khác đã, đang trở thành đối tượng nghiên cưu khoa học từ cấp cơ sở đến cấp Bộ, câp Nhà nước trong những năm gân đây. Không ít luận văn, luận án Đại học, sau Đại học với chủ đề về Nhã nhạc, Ca nhạc Huế, tiêu biểu như: Khao sát Nhạc lễ cung đình Huế, luận văn Đại học của Nguyễn Đình Sáng (1999); Ảm nhạc trung lễ tế đàn Nam Giao Huế luận án Tiến sĩ của Nguyễn Việt Đức (2011); Nhã nhạc Huế: Môi trường, đặc điểm và giá trị Văn hóa, luận án Tiến sĩ của Phan Thuận Thảo (2016)... Nhiều bài nghiên cứu về Nhã nhạc, Âm nhạc cung đình, Ca nhạc Huế... được in thành sách, kỷ yếu đăng trên tạp chí. Tiêu biểu như sách: Tư liệu Ầm nhạc cung đình Việt Nam (GSTSKH Tô Ngọc Thanh); Âm nhạc cung đình triều Nguyễn (Trần Kiều Lại Thủy); tác giả Vĩnh Phúc với Nhạc chương - một thể loại quan trọng cua Nhã nhạc, tạp chí VHNT, Hà NỘI số 5, 2006; Vĩnh Phúc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Âm nhạc Huế, số 6, 2008... Từ khi Nhã nhạc được tôn vinh (năm 2003), công tác đào tạo cán bộ bảo tồn di sản cũng đã được Trung tám Bảo tồn Di tích c ố đô Huế quan tâm, tổ chức thực hiện tốt. Một số lớp tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ của Trung tâm về kỹ năng sưu tầm (kỹ thuật thu thanh, thu hình), lưu trữ, hệ thống hóa tư liệu, phương pháp nghiên cứu..., do các chuyên gia âm nhạc trong và ngoài nước giảng dạy như TS. Faink Proschan (Chuyên gia Viện Smithsomans - Mĩ); GS.TS. Trần 1 Tư liệu Am nhạc cung đình liệt Nam..., tr. 214 - 408 421
- Văn Khê, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, TS. Lê Văn Toàn, TS. Văn Thị Minh Hương đã thu nhiều kết quả1. Cụ thể, Trung Tâm BTDTCĐ Huế đã tồ chức sao chép, dịch thuật, xử lý, hệ thống hóa hơn 1000 trang tư liệu với 1000 đầu sách, chụp hơn 300 ảnh tư liệu, gần 200 trang dịch tài liệu từ tiếng Anh, Trung sang tiếng Việt, thu hon 100 băng đĩa hình và tiếng với 46 mục lục băng đĩa tư liệu. Trung tâm BTDTCĐ Huế cũng tổ chức khảo sát, tư liệu hóa, phục hồi được bản Thái Bình cổ nhạc, nghiên cứu phục hồi các bài Thài và trình thức diễn tấu trong lễ tế Nam Giao...; phục chế bộ Biên chung, Biên khánh, phục chế trang phục Nhã nhạc, tổ chức truyền dạy, quảng bá, phát huy các giá trị di sản Nhã nhạc, Âm nhạc cung đình Huế trong đời sống xã hội hôm nay có hiệu quả2. Năm 2004, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện: Phục hồi tác phẩm Tam quốc - Tây Du (múa cung đình)3. Năm 2012, Bộ VHTTDL tổ chức Hội thảo Đào tạo và phát triển âm nhạc truyền thong trong thời kỳ hội nhập tại Huế với sự tham gia của hàng trăm nhà giáo, nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo văn hóa nghệ thuật. Trong 57 tham luận trình bày tại hội thảo đã có không ít ý kiến liên quan đến nội dung bảo tồn, đào tạo Nhã nhạc, Ca nhạc Huế. Trong đó như: Một vài suy nghĩ trong công tác đào tạo các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam - tham luận của Nguyễn Đình Sáng (nguyên PGĐ sở VHTTDL Huế, nguyên Hiệu trưởng trường TC. VHNT Huế) hay Đào tạo và phát triển âm nhạc truyền thống trong thời kỳ hội nhập tại Học viên Âm nhạc Huế - tham luận của Nguyễn Thị Việt Hà, giảng viên Học viện Âm nhạc Huế; tham luận Thử so sánh việc dạy 1 KTS. Phùng Phu, Báo cáo Hoạt động và kết quả cùa dự án thực hiện kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn Nhã n h ạ c -Ả m nhạc cung đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008, Hue, 2008, ư. 4 - 5 2 Phan Thanh Hải, Báo cáo Công tác nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa trong dự án Bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế trong Tài liệu Hội nghị Tồng kết dự án “Thực hiện k ế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Nhã n h ạ c -Â m nhạc cung đinh Việt N am ” , Huế, năm 2008, tr. 2 3Theo Báo cáo tồng hợp Một số dự án bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội, năm 2009. 422
- và học cố nhạc theo lối truyền thống và /ối mó của Th.s Phan Thuận '1 Thảo, giảng viên Học viện Ârn nhạc Huế, Bao tồn và phát huy Di sán Ẩm nhạc truyền Thống trong giai đoạn hiện nay - tham luận của ThS Phạtn Hồng Lĩnh, Trưởng phòng Đánh giá KĐCLGD, trường Trung cấp VHNT Huế ...1. Những năm qua, việc biếu diễn, quảng bá Nhã nhạc - âm nhạc cung đình không chỉ được diễn ra ở Huế trong các sự kiện lớn, lễ hội festival mà khách du lịch Việt Nam và quốc tế mỗi khi thăm Huế đều được thưởng thức loại hình âm nhạc này. Từ khi được công nhận là Kiệt tác di săn truyền khẩu và p h i vật thể của nhân loại đến nay, nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp quôc gia và địa phương đã giới thiệu Nhã nhạc, Ca nhạc Huế trên sân khấu, trên sóng đài Phát thanh truyền hình quốc gia và Thừa Thiên Huế cũng như với bạn bè quốc tế. Nhiều quốc gia được biết tới Nhã nhạc Việt Nam nhân ngày Văn hóa Việt Nam tại các nước như: Nga, Pháp, Đức, Nhật, Ý, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Thái Lan... Đặc biệt nhân dịp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Nhật Bản vào tháng 11 năm 2007, nhóm nhạc công Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình được tháp tùng đã biểu diễn thành công các bài bản Nhã nhạc, Ca nhạc Huế tại Hoàng cung Nhật Bản; ngày Văn hóa Việt Nam tại Lào tháng 9 năm 2013, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu cùng đoàn nghệ thuật Việt Nam đã giới thiệu chương trình âm nhạc dân tộc đặc sắc, trong đó có những bài bản Nhã nhạc, Ca nhạc Huế để lại nhiều ấn tượng, sự ngưỡng mộ của quan khách cũng như đông đảo công chúng Lào và công chúng Việt Nam tại Lào... Kết quả bảo tồn, nghiên cứu, phục hồi, truyền dạy, biểu diễn Nhã nhạc - Âm nhạc cung đinh Việt Nam kể từ khi được UNESCO ghi danh đến nay quả là không ít. Tuy nhiên, chúng ta thấy còn nhiều vấn đề chưa làm được ở quy mô chiến lược dài lâu, phù họp với loại 1Bộ VHTTDL, tái liệu Hội thảo khoa học Đào tạo và phát triển Ấm nhạc truyền thong trong thời kỳ hội nhập, Hà Nội, năm 2012. 423
- hình di sản văn hóa nghệ thuật đặc biệt này - Nghệ nhân mất là sẽ mang theo tất cả. Chính vì vậy việc quan tâm, đầu tư xây dựng đê thực hiện Đe án bảo tồn, phát huy Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam một cách đồng bộ, toàn diện và bền vững là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. Sự đồng bộ của Đe án cần thiết lập được nhiều nội dung từ hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi, đào tạo, quảng bá đến sáng tạo sản phẩm mới gắn với mục tiêu bảo tồn, phục dựng môi trường truyền thống tạo nên những sản phẩm “mang tính nguyên dạng”, bên cạnh tạo được sự đa dạng của di sản, phù họp nhu cầu, điều kiện thực tế cũng như sự phát triển, hội nhập của đất nước. Đe án rất cần có được sự giúp sức, đóng góp tự nguyện, tích cực của các nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà khoa học, các nhà quản lý và của toàn xã hội. Có sự đồng thuận cao, có sự chung sức của cộng đồng, tin rằng Nhã nhạc - âm nhạc cung đình cũng như Ca nhạc Huế, Tuồng Huế ... - Những di sản vô giá sẽ có một sức sống mạnh mẽ, vững bền, đáp ứng kịp nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của xã hội văn minh, phát triển như ở Việt Nam và toàn cầu hiện nay. Cụ thể rất cần được đầu tư kinh phí để tiếp tục sưu tầm, thống kê, nghiên cứu đầy đủ các bài bản Nhã nhạc1, các loại hình nghệ thuật biểu diễn cung đình Việt Nam từ nhiều triều đại trước cho đến triều Nguyễn còn lưu đọng trong dân gian cũng như ở nước ngoài. Các tư liệu cổ, các công trình nghiên cứu Nhã nhạc, Ca nhạc Huế, Tuồng cung đình được sưu tầm cần có kinh phí để dịch ra tiếng Việt, hệ thống hóa, tổng hợp thành những Tổng tập và xuất bản. Từ những nguồn tư liệu sẵn có đó sẽ giúp chúng ta biết cần tiếp tục quan tâm, đầu tư, bảo tồn, phát huy di sản cho phù hợp cuộc sống đương đại. Từ tư liệu cổ quý giá, hy vọng việc nghiên cứu, đúc kết những vấn đề mang tính lý luận, lý thuyết về âm nhạc cổ truyền, âm nhạc cung đình Việt Nam sẽ được thuận lợi. Xây dựng Bảo tàng 1Tiếp tực phục chế nhạc cụ, phục dựng các bài bài Nhã nhạc, Ca nhạc; Với Ca Huế có 36 bài hiện có 23 bài bản vẫn đang sử dụng, 6 bài còn ký âm bằng Hán tự chưa được phục dựng, 7 bài còn tên gọi nhưng nay đã thất truyền (Xem ưang 25, Phụ lục II đề tài khoa học cấp Bộ VHTTDL, “Bào tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế”, do Học viện Âm nhạc Huế đăng ký thực hiện 2012-2013, nghiệm thu năm 2014. 424
- nghệ thuật  m nhạc cung đinh Việt Num tại Trung tâm Bảo tồn cố đô Huế là một mong muốn mà chuiiL' tôi hy vọng nơi đó sẽ là một trong nhiều điểm đến hấp dẫn cua khách du lịch Việt Nam và quốc tế. Mấy nội dung trên cho thấy công tac báo tồn Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam đà được Trung tâm BTCĐ Huế, cộng đồng và toàn xã hội quan tâm và thực hiện hiệu quá. Tuy nhiên, trong cuộc sống mới p h á t t r iể n v à h ộ i n h ậ p n h a n h m ạ n h n h ư h iệ n n a y đ ò i h ỏ i c h ú n g t a c ầ n t iế p t ụ c n h i ề u h o ạ t đ ộ n g h ơ n n ữ a c h o b ả o t ồ n , p h á t h u y c á c g i á trị c ủ a Nhã nhạc VỚI sự chung tay của cộng đồng Việt Nam, sự sẻ chia, hồ trợ của bạn bè quốc tế. Có được những điều kiện như vậy, tin rằng Nhã nhạc - Ảm nhạc cung đình Việt Nam ngày càng trường tồn và phát triển bền vừng; các giá trị của di sản tiếp tục được lan tỏa, quảng bá và hội nhập VỚI / trong dòng chảy văn hóa nhân loại thế kỉ XXL Tài liêu tham kháo 1. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam Ca trù biên kháo, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 1994. 2. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Nghệ nhân dân gian (Tập 1, 2), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010; 3. Thụy Loan, Lược sư Âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Hà NỘI, Nxb Âm nhạc, Hà Nội, 1993. 4. Nhiều tác giả, Kỷ yếu hội thảo khoa học về Đức Nghệ nhân tiên phong Nhạc Lễ - Nhạc Tài tử Nguyền Quang Đại (Ba Đợi), Sở Văn hóa, Thông tin Long An, 1996. 5. Nhiều tác giả, Báo tồn và phát huy giá trị Tuồng cung đình Huế, Kỷ yếu hội thảo, TT Bảo tồn Di tích cố đô Huế, Huế, 2000. 6. Nhiều tác giả, Hợp tuyển nghiên cứu lý luận phê bình Ăm nhạc Việt Nam thế kỳ XX, Tập 1, Viện Âm nhạc, Hà NỘI 2003. 7. Nhiều tác giả, Tài liệu Hội nghị Tổng kết Dự án “Thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc - Ảm nhạc cung đình Việt Nam”, TTBTDTCĐ Huế, năm 2008. 8. Nhiêu tác giả, Bảo tồn và phát huy di sản văn hỏa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội, 2009. 425
- 9. Nhiều tác giả, Tài liệu giảng dạy nhạc cụ truyền thống (Bầu, Tỳ bà, Tam thập lục), Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Hà Nội 2007, 2011. 10. Nhiều tác giả, Tài liệu Hội thảo khoa học Đào tạo và phải triển âm nhạc truyền thống trong thời kỳ hội nhập, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Huế, 4/2012. 11. Tô Ngọc Thanh, Tư liệu Ăm nhạc cung đình Việt Nam, Viện Ầm nhạc, Nxb. Âm nhạc, Hà Nội, 1999. 12. Viện Sử Học, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (nhiều tập), Nxb. Thuận Hóa, Huế, năm 2004. 426
- TUÒNG CUNG ĐÌNH HUÉ, NHỮNG KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHẢP BẢO TỒN ThS Trmmg Trọng Bình - ThS Lê Mai Phương ' 1. Đăt vấn đề: Trong di sản nghệ thuật diễn xướng truyền thống Việt Nam, Tuồng cung đình mang nhiều dấu ấn giá trị bản sắc đặc trưng, cả trên phương diện nội dung cũng như phương thức thể hiện. Và cũng do Huế là kinh đô cuối cùng của triều đại nhà nước phong kiến Nguyễn nên nghệ thuật Tuồng cung đinh Huế là một phần quan trọng khi tìm hiểu về những giá trị di sản của nghệ thuật diễn xướng cung đình. 1.1. Tuồng thuộc dòng sân khấu tự sự phương Đông. Trong quá trình tái hiện cuộc sống, Tuồng không có xu hướng tả thực mà chú trọng lột tả cái thần. Tả thần là biện pháp nhằm lột tả cái cốt lõi cơ bản, không đi sâu vào những chi tiết vụn vặt khi những chi tiết ấy không gây được hiệu quả nghệ thuật. Đe lột tả được cái thần của nhân vật, Tuồng dùng thủ pháp khoa trương cách điệu. Tất cả những lời nói, động tác hình thể sự đi lại trên sân khấu Tuồng đều được khoa trương và cách điệu để trở thành những điệu hát, điệu nói, điệu múa có nguyên tắc và niêm luật cụ thể. Tuồng có một hệ thống những điệu hát và những hình thức múa cơ bản mang tính chất mô hình. Người diễn viên Tuồng căn cứ vào hoàn cảnh và tính cách nhân vật mà vận dụng linh hoạt những mô hình đó cho phù hợp. Cùng với khoa trương cách điệu, Tuồng còn dùng thủ pháp biểu trưng ước lệ, để cuốn hút khán giả cùng tham gia vào sự tưởng tượng và sáng tạo của người diễn viên. Một chiếc roi ngựa có thể thay thế cho một con ngựa, chiếc mái chèo thay cho con thuyền, vài người lính có thể thay thế cho cả một đạo quân, một vòng đi quanh sân khấu có thể thay cho vạn dặm đường trường. 'Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, Trung tâm BTDTCĐ Huế 427
- 1.2. Chất bi hùng cũng là một đặc trưng thấm mỹ của Tuồng. Tuồng mang âm hưởng hùng tráng của những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về cách ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc. Trong những hoàn cảnh đầy mâu thuẫn và xung đột bạo liệt, các nhân vật chính diện của Tuồng đã vươn lên thoát khỏi sự chế ngự của hoàn cảnh, nên hành động một cách dũng cảm, trở thành một tấm gương, một bài học cho người đời ngưỡng mộ noi theo. Do đó, Tuồng còn được xem là sân khấu của những người anh hùng. Sân khấu bài trí Tuồng khác với sân khấu hiện thực tâm lý. Sân khấu Tuồng rất ít bài trí, không gian sân khấu thường được bỏ trống. Khi người diễn viên xuất hiện thì không gian, thời gian cũng xuất hiện. Nhân vật hành động trong không gian, thời gian nào thì sân khấu là không gian, thời gian đó. Thuở trước các gánh hát Tuồng chỉ cần có một chiếc chiếu trải giữa sân đình và đôi ba cái hòm gỗ đựng đạo cụ, phục trang vậy mà họ vẫn diễn tả được không gian, thời gian khác nhau, khi là chốn cung điện nguy nga, lúc là nơi núi rừng hiểm trở... 1.3. Tuồng vừa chứa đựng yếu tố của sân khấu cổ điển lại vừa chứa đựng những yếu tố của sân khấu hiện đại. Yếu tố cổ điển biểu hiện ở chỗ tất cả những điệu hát, điệu múa được đúc kết trở thành khuôn vàng thước ngọc và hiện đại ở chỗ người diễn viên biểu diễn trên sân khấu không cần cảnh trí nhưng khán giả vẫn biết được không gian và thời gian khi diễn viên xuất hiện. Tuồng còn là loại hình sân khấu tổng thể, vì ở đây các yếu tố ca, vũ, nhạc, hóa trang, phục trang được phát triển một cách hài hòa trong nghệ thuật biểu diễn. Dàn nhạc Tuồng chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ trong biểu diễn của diễn viên. Trong dàn nhạc Tuồng gồm có bộ gõ (trống, thanh la, m õ...), bộ hơi (kèn, sáo, chủ yếu là kèn), bộ dây (nhị, hồ,...), bộ gảy: (tam, tứ, nguyệt...). Suốt diễn trình lịch sử hình thành và phát triển, nghệ thuật Tuồng nói chung và Tuồng cung đình Huế nói riêng bao gồm nhiều kiểu loại: Tuồng Ngự (dành cho vua), Tuồng Pho (dài đến hàng chục hồi), Tuồng Thầy (nổi bật tính chất mẫu mực trong giá trị nội dung và nghệ thuật, 428
- trờ thành “ giáo trình” trao truyền nghề nghiệp cho các thế hệ kế cận). Qua nghiên cứu và khảo sát về mặt na Tuồniỉ cung đinh, vũ đạo Tuồng cung đinh và phục trang Tuông cung đình Huê, chúng tôi thây rằng so với các loại hình cua nghệ thuật sân khàu khác như: chèo, cải lương, ca kịch... sân khấu Tuồng nói chung, Tuồng cung đinh Huế nói riêng là một loại hình nghệ thuật mang tính đặc trưng riêng biệt. 2. Những kết quả nghiên cứu về mật na, vũ đạo và trang phục Tuồng cung đình Huế Sân khấu truyền thống Việt Nam nói chung, sân khấu Tuồng nói riêng là một loại hình nghệ thuật độc đáo và phong phú. Trong quá trình hình thành và phát triển, sân khấu Tuồng mà đặc biệt là sân khấu Tuồng cung đỉnh Huế là một giá trị di sản sinh động và đầy màu sắc được trình diễn trong chốn cung đinh. Từ sau thời Tự Đức, Tuồng Huế dần vượt ra khỏi cung đình và trở thành sân khấu của quần chúng bình dân. Nhiều người đã tự đứng ra lập gánh hát, nuôi “đào”, “kép” riêng và ganh đua với nhau. Nghệ thuật Tuồng từ đó sống và phát triển được nhờ công chúng. Tuy nhiên, khi chế độ quân chủ này cáo chung, môi trường diễn xướng của Tuồng cung đình Huế vì thế cũng thay đổi và và mất dần đi những giả trị thẩm mỹ mà nó vốn có. Hiện nay, do nhu cầu thưởng thức văn hóa thay đổi, nên loại hình nghệ thuật sân khấu mang tính cổ xưa này cũng đã không còn mang dấu ấn đậm nét trong nếp nghĩ của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đối VỚI Tuồng cung đình Huế, cùng với kịch bản văn học, thì hóa trang mặt nạ, vũ đạo và phục trang chiếm một vị trí đặc biệt không thể thiếu đối với diễn viên khi biểu diễn loại hình nghệ thuật này. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng, bảo tồn loại hình nghệ thuật này đang là công việc cấp thiết. Trong những năm qua, Phòng Nghiên cứu, Nghệ thuật - Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế) đã điền dã, sưu tầm, nghiên cứu và lập hô sơ khoa học về mặt nạ Tuồng cung đinh, vũ đạo Tuồng cung đình, đã được HỘI đồng Khoa học và Nghệ thuật của Trung tâm thẩm định và thông qua, được Hội Khoa học và Kỹ thuật 429
- tỉnh Thừa Thiên Huế tặng giải thưởng sáng tạo khoa học, kỹ thuật; riêng phục trang Tuồng cung đình hiện đang được nghiên cứu lập hồ sơ khoa học. Đây chính là cơ sở để khôi phục lại những giá trị di sản của nghệ thuật Tuồng cung đình nhằm đưa vào biểu diễn tại Nhà hát Duyệt thị Đường (Đại Nội - Huế) để quảng bá, giới thiệu đến với du khách trong và ngoài nước về một loại hình nghệ thuật đã từng một thời tồn tại trong chốn cung đình dưới triều Nguyễn. 2.1. Mặt nạ Tuồng Huế - Tác phẩm mỹ thuật quy chuẩn của nhân vật trên sân khấu Mặt nạ Tuồng chính là một trong những hỉnh thức lột tả đặc trưng thủ pháp khoa trương cách điệu thể hiện “cái thần” của nhân vật. Mặt nạ Tuồng có tính biểu tượng rất cao, màu sắc gương mặt cho biết tính cách và xuất thân của nhân vật. Tương tự như Tuồng ở các vùng miền trên cả nước, mặt nạ Tuồng Huế gồm 3 tông màu chủ đạo là Đen, Đỏ, Trắng, kết hợp với một số gam màu phụ trợ: xanh, xám, vàng... Mỗi tông màu gắn VỚI tính cách cụ thể của từng nhân vật. Thông thường, màu trắng chủ yếu sử dụng cho nhân vật nữ (đào), các nam (kép) thư sinh hoặc nhân vật xuất thân nơi thành thị. Mặt màu đỏ thể hiện vai kép võ trung nghĩa, chính trực. Mặt màu đen thường là võ tướng có tính ngay thẳng, nóng nảy. Cụ thể hơn, các màu chính trên còn được phân thành: - Màu trắng: Trắng mốc, trắng hồng + Trắng (trắng pha chút màu đen): Mặt mốc: Dành cho những tên phản thần, xu nịnh. + Trắng hồng dành cho những vai đào hay những chàng công tử thư sinh - Màu đỏ: Đỏ tươi, đỏ bầm (đỏ pha nâu) + Đỏ tươi: dành cho những vai trung thần văn võ song toàn, tính tình điềm đạm như Phàn Đình Công. - Đỏ bầm: như vai Trụ vương, tuy cũng có võ, song là nhân vật phản diện, dâm ô, háo sắc. Xưa nay, diễn viên nghệ thuật Tuồng phải tự hóa trang để ra biểu diễn, chứ không nhờ họa sĩ hóa trang, vỉ vậy, mỗi kiểu mặt nạ 430
- đêu rât độc đáo, bởi nó m ang theo cá tinh cua diễn viên. T heo đó, VỚI bộ môn sân khấu khác, khán giả không thề đoán ngay một nhân vật thuộc loại người nao, mà phai đợi thông qua hành động, một lớp, một hôi, một màn, có khi đến hết vở diễn mới xác định được tính cách. Trái lại, trong Tuồng, khi nhân vật bước ra sân khấu lần đầu tiên thì khán giả hiếu ngay loại người nào, trung hay nịnh, thiện hay ác, tốt hay xấu, nóng nảy, cộc cằn hay hiền lanh, đức độ... Nhân vật trong Tuồng không đế khán giả mất thời gian suy đoán do Tuồng là loại hinh nghệ thuật thuộc dòng sân khấu biểu hiện nên kẻ mặt nạ nhân vật là yếu tố quan trọng của nghệ thuật Tuồng. Dù hóa trang theo kiểu mặt nào thỉ có một điểm chung là khuôn mặt của những nhân vật này được bôi màu, riêng vùng sát xung quanh mắt được để tự nhiên. Có nhà nghiên cứu cho đây là dấu vết của việc đeo mặt nạ ngày trước, người khác lại giải thích, trong hát Tuồng, con mắt của diễn viên cũng phải tích cực diễn xuất, nên phải chừa trống như thế khán giả mới thấy được cái “thần” cùa đôi mắt. Luật Âm - Dương, ngũ hành cũng được áp dụng trong mặt nạ Tuồng. Các màu đen - trắng, đen - đỏ, trắng - đỏ luôn được phối họp nhịp nhàng để thể hiện Âm - Dương. Các nét chính là khuyên (kim), mác (mộc), lượn ngang (thủy), uốn hình lửa (hỏa), chấm (thổ). Cách hóa trang nhân vật Tuồng rất đa dạng, cùng một nhân vật nhưng mỗi đoàn Bắc, Trung, Nam có cách hóa trang riêng, như nét chủ đạo trong hóa trang một số nhân vật Tuồng Bình Định là kiểu mặt chim, còn Tuồng Nam Bộ giống kiểu mặt thú. . Mặt nạ Tuồng có tính biểu tượng rất cao, màu sắc gương mặt cho biết tính cách và xuất thân của nhân vật. Màu trắng chủ yếu sử dụng cho nhân vật nữ (đào), các nam (kép) thư sinh hoặc nhân vật xuất thân nơi thành thị. Mặt màu đỏ thể hiện vai kép võ trung nghĩa (như Quan Công, Đổng Kim Lân, Lý Phụng Đình.. .). Mặt màu đen thường là võ tướng có tính ngay thẳng, trung nghĩa (như Tạ Ngọc Lân); võ tướng núi, nóng tính (như Trương Phi). Mặt màu xám biểu lộ nhân vật võ tướng tính nóng, bộc trực (Khương Linh Tá, Trịnh  n.. . Ngoài ra, mặt các nhân vật còn kẻ các loại tròng xéo non, xéo 431
- già, xéo lỡ tùy theo độ tuổi; màu sắc của tròng xéo thể hiện tính cách và xuất thân của nhân vật. + v ề khuôn mặt, đường nét: Khuôn mặt trong Tuồng cũng dựa vào các khuôn mặt ngoài đời như: Mặt chữ điền, mặt trái xoan, mặt tròn, mặt dài, mặt lưỡi cày... để tạo nên nhiều mẫu mặt của từng nhân vật. Những mảng trắng trên khuôn mặt nhân vật là để chỉ cơ mặt trên khuôn mặt đó. Các nét vẽ trong Tuồng thường lấy từ các hình tượng dân gian như long, ly, quy, phượng tương ứng tượng trưng cho vua, quan, sự vĩnh cửu và vẻ đẹp sang quý (phụ nữ, hoàng hậu, cung phi ...). Mặt nạ Tuồng vẽ tập trung vào đôi mắt bởi đây là nơi thể hiện tính cách nhân vật rõ nét nhất, có một số loại tròng mắt như sau: Tròng lõa: lão tướng già Tròng mỏ: tướng trung thành, bậc trung thần Tròng trứng: tướng trẻ Tròng xéo: (các viên tướng) được chia thành tròng xéo non, tròng xéo lỡ, tròng xéo già - v ề sử dụng màu sắc: Thực tế ngoài đời có nhiều loại màu da khác như: da trắng, da đen, da đỏ, da vàng... từ thực tế đó Tuồng đã cách điệu và đưa vào cách kẻ mặt nạ cho các nhân vật của mình. + Màu sắc chỉ nơi xuất thân nhân vật Màu trắng: Các nhân vật mang màu da trắng phần nhiều xuất thân từ thành thị Màu đỏ: Các nhân vật mang màu da đỏ phần nhiều xuất thân từ vùng biển Màu đen: Các nhân vật mang màu da đen phần nhiều xuất thân từ vùng núi Màu sắc cũng có những lúc thay đổi theo tuổi tác và hoàng cảnh sống của nhân vật. + Màu sắc nói lên tính cách nhân vật: Màu trắng: mặt trắng chủ yếu dành cho nhân vật nữ, các nhân vật nam thư sinh, các nhân vật thuộc vai kép trắng. 432
- U Y 8 I N K8A H O A N (IK K ĨHUA Ĩ H I l M 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống: Thảo luận về một số khái niệm cơ bản - Nguyễn Văn Huy
11 p | 175 | 33
-
Kho tàng di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Bảo tồn và phát huy giá trị
68 p | 146 | 14
-
Về một cách tiếp cận mới trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản
6 p | 87 | 14
-
Thực trạng và một số giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch ở thành phố Đồng Hới
7 p | 128 | 7
-
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử ATK tại trung tâm thủ đô kháng chiến - ThS. Đồng Khắc Thọ
6 p | 106 | 6
-
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghi lễ của người Dao ở nước ta hiện nay
7 p | 82 | 6
-
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trong quá trình hội nhập và phát triển
5 p | 95 | 5
-
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
7 p | 12 | 4
-
Bảo tồn và phát huy giá trị thành phố cổ Quêbec
37 p | 11 | 4
-
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam ở Lào
16 p | 11 | 3
-
Một số đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Tây Nguyên
4 p | 34 | 3
-
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số giai đoạn 2011-2020, những đề xuất cho giai đoạn 2021-2030
6 p | 57 | 3
-
Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong cưới hỏi của dân tộc Sán Dìu giai đoạn hiện nay
4 p | 81 | 3
-
Giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
7 p | 55 | 2
-
Di sản thiên nhiên thế giới vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: 15 năm bảo tồn và phát huy giá trị di sản
3 p | 82 | 2
-
Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích phòng tuyến sông Như Nguyệt
8 p | 68 | 1
-
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Cơ-tu ở Quảng Nam
6 p | 94 | 1
-
Bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Mường ở tỉnh Thanh Hóa
7 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn