Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA<br />
QUẬN CẨM LỆ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH<br />
<br />
? Hồ Xuân Tịnh<br />
<br />
*<br />
<br />
T<br />
<br />
rên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hiện<br />
nay không còn ngôi tháp Champa nào<br />
trên mặt đất, tuy nhiên có không ít phế<br />
tích, dấu tích văn hóa Chăm đã được<br />
phát hiện như Cấm Mít, Xuân Dương, Khuê Trung,<br />
Quá Giáng, Nam Thổ Sơn, Dương Lâm và Thủy Sơn<br />
(Ngũ Hành Sơn)... Các phế tích này đều chứa đựng<br />
những giá trị văn hóa vô giá góp phần quan trọng<br />
vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa Champa ở miền<br />
Trung Việt Nam. Riêng quận Cẩm Lệ có các phế tích<br />
tháp Champa như Hóa Quê nằm cạnh Nghĩa trủng<br />
Hòa Vang, đặc biệt là phế tích Champa Phong Lệ<br />
thuộc khu vực tổ 3, phường Hòa Thọ Đông. Mặc dù<br />
chỉ còn lại phần nền móng bị chôn vùi đã hàng ngàn<br />
năm, nhưng phế tích này vẫn còn giữ được một thành<br />
phần quan trọng của kiến trúc, đó là hố thiêng trong<br />
lòng tháp. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hố thiêng tại<br />
lòng phế tích tháp Phong Lệ lớn hơn nhiều so với các<br />
hố thiêng đã được phát hiện trong các tháp Champa<br />
khác, điều này cho thấy ngôi đền thờ chính trong khu<br />
tháp Phong Lệ có kích thước khá lớn.<br />
Khai quật, phát lộ ra các phế tích là việc có thể làm<br />
được không khó, song để bảo tồn tất cả các phế tích<br />
này là việc rất nan giải, trong điều kiện kinh phí và<br />
kỹ thuật bảo quản còn hạn chế, các nhà quản lý của<br />
thành phố Đà Nẵng nên chọn một phế tích thuận lợi<br />
nhất cho việc bảo tồn, tôn tạo để phục vụ cho việc<br />
tham quan và nghiên cứu. Theo chúng tôi, di tích<br />
có điều kiện tốt nhất để bảo tồn tại chỗ sau khi khai<br />
quật là khu phế tích Champa Phong Lệ. Khu phế tích<br />
này nằm gần sông Cẩm Lệ và Quốc lộ 1A, thuận tiện<br />
trong việc đi lại, tham quan, nghiên cứu. Theo kết<br />
quả các đợt khai quật khảo cổ học và dấu tích gạch<br />
*<br />
<br />
đá còn để lại trên mặt đất, có thể thấy phế tích kiến<br />
trúc Champa Phong Lệ phân bố gần như trên toàn<br />
bộ khu vực gò đất, tuy nhiên hiện nay chỉ mới phát lộ<br />
được một phần của khu phế tích. Trên gò đất hiện nay<br />
vẫn còn 2 ngôi nhà của người dân địa phương, do đó<br />
chưa thể đào thám sát toàn khu vực để xác định quy<br />
mô khu phế tích. Thông thường trong một khu đền<br />
tháp Champa, ngoài ngôi đền thờ chính (Kalan) còn<br />
có các công trình phụ trợ như tháp cổng (Gopura),<br />
nhà dài đón khách hành hương (Mandapa), tháp hỏa<br />
(Kosa-grha) dùng làm nơi cất đồ tế lễ... Phong Lệ là<br />
một khu tháp lớn, do đó có lẽ cũng có đầy đủ những<br />
công trình phục vụ cho việc thờ cúng. Để khai quật<br />
toàn bộ khu phế tích này và bảo tồn tốt các thành<br />
phần của phế tích, điều cần làm ngay là phải lập đề án<br />
quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trên cơ<br />
sở đó, đền bù giải tỏa các nhà dân trên gò đất, lên kế<br />
hoạch tiếp tục khai quật và bảo tồn di tích.<br />
Khi khai quật phát lộ một phế tích Champa, điều<br />
đầu tiên là làm như thế nào để tái định vị, gia cố<br />
<br />
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
13<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
những thành phần còn sót lại của phế tích trong hố<br />
khai quật, từ các hàng gạch chân tường, các cấu kiện<br />
bằng sa thạch như bậc cấp, trụ cửa, lanh-tô... Điều này<br />
đòi hỏi phải có một thời gian nghiên cứu tỉ mỉ, vẽ hiện<br />
trạng phế tích và lên bản vẽ phục dựng từng phần.<br />
Các nhà bảo tồn phải xử lý bảo quản không chỉ các<br />
tác phẩm điêu khắc mà còn phải bảo quản tất cả các<br />
mảng tường gạch đã được phát lộ. Những hiện vật<br />
này, khi còn nằm trong lòng đất, dẫu có bị tác động<br />
bởi nước ngầm, ẩm ướt, song vẫn có lớp che phủ khá<br />
chắc chắn chung quanh, không bị tác động mạnh từ<br />
bên ngoài nên vẫn tồn tại qua hàng ngàn năm, tuy<br />
nhiên khi chúng đã xuất lộ ra khỏi lòng đất thì ngay<br />
lập tức phải chịu sự thay đổi môi trường, sự bốc hơi<br />
nước sẽ làm cho các viên gạch cứng lại, trong khi sự<br />
liên kết giữa các viên gạch trong mảng tường tháp<br />
không còn bền vững khiến chúng dễ dàng bị tách rời<br />
nhau, đó là một thực tế mà các khảo cổ và trùng tu di<br />
tích đã gặp phải ở Mỹ Sơn khi khai quật tháp F1. Trong<br />
khi thực hiện bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích, nhất là với<br />
phế tích khảo cổ học, cần tránh tác động nhiều đến<br />
các yếu tố gốc của di tích, đồng thời cũng cần có giải<br />
pháp gia khuyết để tạo sự liên kết tốt hơn cho các<br />
mảng tường; gia cố, tái định vị các thành phần bị rơi<br />
vãi của phế tích, nếu cần thiết có thể xây bổ sung.<br />
Một vấn đề phải quan tâm là làm hệ thống thoát<br />
nước cho di tích sau khi khai quật, nếu không giải<br />
quyết tốt việc thoát nước mưa thì hố khai quật sẽ bị<br />
ngập nước, dẫn đến hư hại những thành phần còn<br />
lại của di tích; kể cả sau khi phát lộ hoàn toàn, xung<br />
quanh không còn bờ đất vẫn phải xử lý không để<br />
đọng nước trong lòng tháp. Hiện nay, một vài di tích<br />
kiến trúc khảo cổ học ở nước ta đang được bảo tồn tại<br />
chỗ, các di tích này sau khi khai quật được dựng mái<br />
che để hạn chế tác động của nắng mưa, đây là việc<br />
làm cần thiết đối với khu phế tích Phong Lệ. Cùng với<br />
mái che, cần thiết kế một hành lang dành cho khách<br />
tham quan, tránh tình trạng khách tham quan đi trực<br />
tiếp lên phế tích (có thể tham khảo thiết kế mà Trung<br />
Quốc đã thực hiện trong khu khai quật lăng mộ Tần<br />
Thủy Hoàng).<br />
Trong khu vực cạnh phế tích, cần thiết xây dựng<br />
một công trình, vừa làm nhà bảo quản hiện vật, vừa<br />
làm nhà trưng bày một số hình ảnh về quá trình khai<br />
quật nghiên cứu phế tích Champa Phong Lệ cùng<br />
các hiện vật được tìm thấy. Vì di tích chỉ còn lại phần<br />
nền móng và hố thiêng, do đó cần có sa bàn, mô hình<br />
phục dựng lại khu tháp theo mặt bằng hiện trạng<br />
<br />
14<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
với tỷ lệ phù hợp, cũng có thể làm một số phiên bản<br />
những pho tượng thuộc khu tháp Phong Lệ đang<br />
trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm để làm phong<br />
phú thêm nội dung trưng bày.<br />
Một dự án khác cũng cần được quan tâm xây<br />
dựng, đó là quy hoạch phát triển du lịch làng quê tại<br />
Phong Lệ. Làng Phong Lệ như một ốc đảo làng quê<br />
giữa thành phố, với cảnh quan đặc trưng của làng<br />
quê xứ Quảng, có thể nói làng Phong Lệ là ngôi làng<br />
cổ hiếm hoi còn sót lại trong lòng thành phố Đà Nẵng<br />
đang hiện đại hóa từng ngày, nơi đây không chỉ có<br />
giá trị về văn hóa mà còn cả giá trị sinh thái - nhân<br />
văn. Khung cảnh làng quê yên bình với đường làng,<br />
ngõ xóm, bố cục vườn tược theo kiểu truyền thống<br />
xứ Quảng, các di tích lịch sử, những giá trị văn hóa<br />
phi vật thể... cùng sự thân thiện của người dân địa<br />
phương là những điều kiện thuận lợi để phát triển du<br />
lịch làng quê. Trên cơ sở của sự phân bố dân cư và<br />
nhà cửa trong khu vực, chỉ cần chỉnh trang lại đường<br />
giao thông trong làng, chỉnh trang vườn tược, làm<br />
lại các hàng rào bằng chè tàu, tạo môi trường xanh,<br />
sạch, đẹp, hạn chế xây dựng nhà cao tầng để giữ cảnh<br />
quan làng quê. Với lợi thế là làng quê truyền thống,<br />
vừa có di tích Champa và các giá trị văn hóa phi vật<br />
thể, Phong Lệ sẽ là nơi hấp dẫn đối với du khách và<br />
các nhà nghiên cứu.<br />
Nhìn rộng hơn ra ngoài làng Phong Lệ. Quận Cẩm<br />
Lệ còn có những giá trị văn hóa đặc sắc khác, đây là<br />
vùng đất gắn liền với lịch sử - văn hóa Đà Nẵng và<br />
Quảng Nam, đây là quê hương của danh tướng Ông<br />
Ích Khiêm và chí sĩ Cần vương Ông Ích Đường, hai<br />
nhân vật lẫy lừng trong lịch sử chống thực dân Pháp<br />
của dân tộc ta. Hiện nay, lăng mộ Ông Ích Khiêm được<br />
xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia; lăng<br />
mộ Ông Ích Đường là di tích lịch sử cấp thành phố.<br />
Vùng đất này còn có Nghĩa trủng Hòa Vang - là nơi an<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
táng các nghĩa sĩ đã hy sinh ở Đà Nẵng trong những<br />
năm đầu chống Pháp. Cẩm Lệ cũng là vùng đất có<br />
nhiều ngôi đình nhất hiện nay ở Đà Nẵng: đình Lỗ<br />
Giáng, đình Liêm Lạc, đình Cổ Mân, đình Cẩm Chánh,<br />
đình Trung Lương, đình Tùng Lâm, đình Hòa An, mỗi<br />
ngôi đình đều có các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội văn<br />
hóa được nhân dân địa phương tổ chức hàng năm...<br />
Cẩm Lệ còn là thương hiệu của một loại thuốc<br />
lá nổi tiếng của Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày trước,<br />
danh tiếng thuốc lá Cẩm Lệ lan truyền ra Bắc vào<br />
Nam. Tên gọi thuốc lá Cẩm Lệ không có nghĩa chỉ có<br />
thuốc lá trồng ở Cẩm Lệ, thuốc lá được trồng nhiều<br />
nơi trong tỉnh Quảng Nam. Tam Kỳ nổi tiếng với thuốc<br />
lá Trường Xuân; Điện Bàn có thuốc lá Thanh Quýt, Bến<br />
Đền (Gò Nổi), Đại Lộc có thuốc lá Đại An, Đại Cường...<br />
Cẩm Lệ trở thành thương hiệu có lẽ vì đây là đầu mối<br />
cung cấp thuốc rê, thuốc xắt xứ Quảng đi cả nước.<br />
Ngày nay các loại thuốc lá đầu lọc đã trở thành phổ<br />
biến trong xã hội, không còn mấy người hút thuốc<br />
lá vấn trong giấy quyến như ngày xưa, vậy nên nghề<br />
thuốc xắt Cẩm Lệ gần như đã bị mai một; thuốc lá<br />
đã được đưa vào nhà máy chế biến theo kiểu hiện<br />
đại. Làm thế nào để lưu giữ được một nghề truyền<br />
thống trong khi nó không còn đáp ứng được nhu<br />
cầu của xã hội? Đó là một câu hỏi khó có lời giải đáp<br />
nếu chúng ta không gắn nó với việc bảo tồn văn hóa<br />
và phát triển du lịch. Hiện nay, một vài khu làng quê<br />
được phục dựng để phục vụ du lịch đã tái hiện lại một<br />
số nghề truyền thống không còn phổ biến trong xã<br />
hội, mặc dù sản phẩm của nó có giá trị kinh tế không<br />
cao và ít người sử dụng nhưng lại thỏa mãn trí tò mò<br />
thích tìm hiểu của du khách.<br />
Trong văn hóa ẩm thực ở Cẩm Lệ, bên cạnh những<br />
món đặc trưng của Quảng - Đà như mỳ Quảng, bún<br />
chả cá, bánh tráng cuốn thịt heo, là những món ăn<br />
<br />
mà khách phương xa đến Đà Nẵng không thể bỏ<br />
qua, còn có đặc sản bánh khô mè, loại bánh được làm<br />
bằng bột gạo, phủ một lớp đường và mè là sản phẩm<br />
được dùng trong lễ, Tết, để thờ cúng ông bà, tổ tiên,<br />
điều đặc biệt là Cẩm Lệ đã tạo dựng được thương<br />
hiệu riêng: bánh khô mè Cẩm Lệ. Người Đà Nẵng đi<br />
thăm bạn bè, bà con ở miền Nam, miền Bắc đều mua<br />
bánh khô mè Cẩm Lệ làm quà biếu, du khách đến Đà<br />
Nẵng ghé Cẩm Lệ cũng mua ít bánh khô mè làm quà<br />
khi trở về nhà... Một món ăn của Cẩm Lệ nổi tiếng<br />
trong cả nước, đó là bánh tráng cuốn thịt heo Khuê<br />
Trung, với những nguyên liệu dân dã mộc mạc như<br />
thịt heo, bánh tráng, rau sống, mắm nêm... nhưng đã<br />
được nâng lên hàng đặc sản trong văn hóa ẩm thực<br />
nhờ cách lựa chọn nguyên liệu và chế biến công phu,<br />
trình bày đẹp mắt. Những giá trị văn hóa ẩm thực này<br />
góp phần không nhỏ vào việc thu hút và níu chân<br />
du khách đến Đà Nẵng, do đó cần bảo tồn, lưu giữ<br />
những nét tinh túy trong văn hóa ẩm thực; đồng thời<br />
cũng cần có sự tiếp thu, cải tiến về phong cách phục<br />
vụ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...<br />
Đà Nẵng có một tuyến du lịch sông nước khá lý<br />
thú mà hiện nay chưa được quan tâm đầu tư khai<br />
thác. Từ bến sông Hàn có thể đi thuyền ngược dòng<br />
lên Đảo Xanh, theo nhánh sông Cổ Cò đến Bến Ngự<br />
dưới chân hòn Kim Sơn trong khu danh thắng Ngũ<br />
Hành Sơn, nơi đây có chùa Quan Âm, hàng năm diễn<br />
ra lễ hội Quán Thế Âm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch. Từ<br />
Bến Ngự sang Cồn Dầu (Hòa Xuân) không xa, Cồn Dầu<br />
được bao bọc bởi hai nhánh sông Cẩm Lệ và sông Cổ<br />
Cò nằm ở phía đông nam của quận, nơi đây có các<br />
bãi bồi, đất ngập nước với các loại thủy, hải sản đặc<br />
trưng của vùng nước lợ, đây là vùng đất thuận lợi cho<br />
việc phát triển du lịch sinh thái, sông nước. Tiếp tục<br />
chuyến du hành trên sông nước ghé làng Phong Lệ<br />
nằm bên sông Cẩm Lệ rồi ngược dòng đến Túy Loan,<br />
theo sông Yên lên vùng đất phía tây Hòa Vang với núi<br />
đồi, sông suối hùng vĩ...<br />
Di sản văn hóa được bảo tồn tốt nhất khi nó được<br />
lưu giữ và phát huy trong môi trường nơi nó sinh<br />
ra, trong cộng đồng đã sáng tạo ra giá trị văn hóa,<br />
chính trong môi trường đó, di sản văn hóa được nuôi<br />
dưỡng, lưu truyền và làm phong phú thêm qua thực<br />
tế cuộc sống, do đó nếu gắn kết tốt giữa công tác bảo<br />
tồn và khai thác giá trị văn hóa thì sẽ tạo nên sự bền<br />
vững cho di sản văn hóa.<br />
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao<br />
ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
15<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
phát huy giá trị di sản văn hóa. Khơi dậy lòng tự hào<br />
của nhân dân đối với di sản văn hóa của cộng đồng<br />
mình là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, đồng thời,<br />
cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham<br />
gia các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, làm cho<br />
người dân thấy được quyền lợi thiết thực của mình<br />
khi tham gia bảo tồn di sản, điển hình cụ thể nhất<br />
là ở Đô thị cổ Hội An, đời sống, thu nhập của người<br />
dân địa phương được nâng cao nhờ vào các giá trị di<br />
sản văn hóa, do đó họ rất tích cực tham gia bảo vệ di<br />
sản của địa phương mình, tạo được ý thức tự giác của<br />
người dân địa phương trong việc bảo tồn di sản văn<br />
hóa thì mọi khó khăn, vướng mắc đều có thể được<br />
giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Khi Phong Lệ<br />
trở thành một điểm du lịch văn hóa - sinh thái thì đời<br />
sống của người dân địa phương sẽ được cải thiện nhờ<br />
những dịch vụ phục vụ du khách; văn hóa và du lịch<br />
của Cẩm Lệ sẽ phát triển bền vững khi có sự tham gia<br />
tích cực của cộng đồng nhân dân địa phương.<br />
Để đáp ứng được nhu cầu của du khách, chắc<br />
chắn phải xây dựng cơ sở vật chất tiện nghi; tuy nhiên<br />
không nên vì thế mà quên đi việc bảo tồn thiên nhiên.<br />
Ngày nay, nhiều khách sạn, resort, nhà hàng, quán<br />
ăn... được xây dựng, đó là xu thế tất yếu của thời đại,<br />
vừa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, vừa tạo công<br />
ăn việc làm cho nhân dân trong vùng, góp phần phát<br />
triển kinh tế địa phương. Hiệu quả về mặt kinh tế đã<br />
rõ, song về sinh thái thì có vấn đề phải lưu tâm. Phần<br />
lớn các cơ sở dịch vụ kinh doanh ăn uống đều có một<br />
khối lượng chất thải đáng kể, gây ô nhiễm không nhỏ<br />
<br />
16<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
đối với môi trường, chính vì thế việc xử lý chất thải<br />
rắn cũng như nước thải ở Cẩm Lệ cần được quan tâm<br />
đúng mức, mỗi doanh nghiệp cần có hệ thống xử lý<br />
nước thải trước khi cho chảy ra hệ thống thoát nước<br />
công cộng, giảm thiểu tối đa sự cố ô nhiễm nguồn<br />
nước ngầm. Giữ gìn nguồn nước ngầm không bị ô<br />
nhiễm cũng chính là bảo tồn được nét văn hóa của<br />
địa phương, những giếng làng không bị ô nhiễm,<br />
vẫn được người dân địa phương sử dụng, là hình ảnh<br />
quen thuộc từ ngàn xưa của người dân Việt...<br />
Với những nỗ lực của thành phố Đà Nẵng trong<br />
việc xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại, trở<br />
thành nơi đáng sống nhất Việt Nam, chắc rằng làn<br />
sóng đô thị hóa sẽ lan rộng hơn, tuy nhiên giữ lại một<br />
làng quê giữa lòng thành phố cũng là điều cần thiết.<br />
Thành phố đáng sống không chỉ với cảnh quan sạch<br />
đẹp, phố xá hiện đại, nhiều nhà cao tầng đầy đủ tiện<br />
nghi, mà còn cần có những giá trị văn hóa truyền<br />
thống làm nên bản sắc Đà Nẵng. Những giá trị văn<br />
hóa vật thể và phi vật thể từ ngàn xưa sẽ được bảo<br />
tồn và lưu truyền tốt nhất trong chính môi trường nó<br />
được sinh ra. Những giá trị văn hóa truyền thống của<br />
Đà Nẵng nói chung và Cẩm Lệ nói riêng cần được tiếp<br />
tục bảo tồn và phát huy, góp phần hữu hiệu vào việc<br />
xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc<br />
dân tộc, đồng thời phải khai thác tốt những giá trị văn<br />
hóa ấy trong việc phát triển kinh tế du lịch của địa<br />
phương để nâng cao đời sống của nhân dân...<br />
H.X.T.<br />
<br />