Bảo vệ quyền tác giả báo chí: Bó tay vì tác giả?
lượt xem 11
download
Ông Trond Andreassen, Tổng thư ký Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Nauy cho biết, Na Uy không có chuyện sao chép phổ biến các bài báo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảo vệ quyền tác giả báo chí: Bó tay vì tác giả?
- Bảo vệ quyền tác giả báo chí: Bó tay vì tác giả? Ông Trond Andreassen, Tổng thư ký Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Nauy cho biết, Na Uy không có chuyện sao chép phổ biến các bài báo. Ông Trond Andreassen, Tổng thư ký NFF.
- Nhân ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, bên cạnh cảm hứng chào mừng thì rộn lên một số trăn trở về quyền lợi của tác giả báo chí. Đó là những ý kiến muốn đấu tranh để bảo vệ quyền tác giả của các nhà báo chân chính khi tác phẩm của họ bị vi phạm bản quyền. Phóng viên Vietnam+ đã tìm gặp các chuyên gia của Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam, Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Na Uy để tìm hiểu về những quy định để bảo vệ quyền tác giả tác phẩm báo chí hiện nay và ý kiến của họ xung quanh vấn đề này. "Nhà báo cần bảo vệ chữ 'tâm' trong sáng của mình" Theo ông Tô Văn Long, Trưởng phòng Bản quyền tác giả Văn
- học-Nghệ thuật (Cục Bản quyền tác giả Việt Nam), tác phẩm báo chí cũng là đối tượng được bảo vệ bản quyền nên sao chép tác phẩm báo chí cũng phải tuân theo các quy định của việc sao chép một tác phẩm văn học-nghệ thuật. Việc trích dẫn hoặc trích đăng từ bài báo thì buộc phải nêu nguồn gốc xuất xứ. Còn khi đã lấy cả hay chỉ một phần bài báo cũng là đã vi phạm bản quyền và cần được xử lý thật nghiêm. Nhưng chính vì các nhà báo cũng chưa coi trọng vấn đề bản quyền, nhiều khi cũng xuê xoa hoặc còn tặc lưỡi coi như cho nhau thông tin. Ở Việt Nam cũng chưa có vụ việc nào dẫn đến kiện tụng từ một tác phẩm báo chí.
- Thế nên tôi nghĩ rằng các nhà báo cũng cần có thái độ rõ ràng, kiên quyết để bảo vệ tác phẩm của mình. Một khi người vi phạm sử dụng vào mục đích thương mại thì cần phải xử phạt hoặc có thể truy tố trước pháp luật. Có nhà báo đã rất bức xúc với tôi vì bài của mình bị copy 100% nội dung rồi thay nhan đề và ký tên khác để đăng báo. Sau này, tất cả những việc như thế cần nhà báo bị vi phạm đứng ra yêu cầu được bảo vệ. Vì nhà báo cũng là người làm sáng tạo cần được bảo vệ theo điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ. Từ Nghị định 100 hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã có quy định chặt chẽ về bảo vệ bản quyền tác giả. Song phải thừa nhận việc này chưa đi vào đời sống báo chí nói riêng và đời sống của
- nhiều người Việt Nam nói chung. Trước mắt, tôi nghĩ chính các báo sẽ tham gia vào việc đăng tải nêu lên những vi phạm. Cần có cuộc vận động để chính mỗi nhà báo cũng cần ý thức để bảo vệ chữ tâm sáng của mình. Mỗi nhà báo cần tránh việc “sao chép khuất tất” coi công sức của đồng nghiệp khác thành tác phẩm hoặc một phần tác phẩm của mình. "Cần xử nặng những vi phạm bản quyền báo chí" Ông Trond Andreassen, Tổng thư ký Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Nauy cho biết, ở đất nước của chúng tôi không có
- chuyện sao chép phổ biến các bài báo. Vì chính các bài báo cũng được bảo vệ như mọi tác phẩm phi hư cấu. Trong hệ thống văn học Na Uy, tổ chức bảo vệ quyền tác giả của các tác phẩm báo chí cũng được bảo vệ tương tự như quyền tác giả của các tác phẩm văn học. Thực tế là, luật của chúng tôi bảo vệ những ý tưởng thành sách đã in ra rồi, chứ không phải những ý tưởng chưa in. Việc vi phạm bản quyền của báo chí ở Nauy không phổ biến nên không thể kể một trường hợp cụ thể nào được. Các tác phẩm báo chí được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt và người dân Na Uy cũng nghiêm chỉnh chấp hành luật.
- Chúng ta cũng cần phải phân biệt hai loại báo chí là báo in và báo trên mạng Internet. Ở Na Uy, việc vi phạm khi trích nội dung thông tin từ các báo trên Internet có nhiều hơn các báo in. Tuy nhiên việc này khi bị phát hiện thì có xử phạt rất nặng. Với một đất nước mà tình trạng này có vẻ trầm trọng thì theo tôi nên có ngay những điều luật rõ ràng để có thể bảo vệ và bênh vực cho tác giả. Những vi phạm này cần bị xử rất nặng vì nếu không, người ta sẽ không nhìn nhận vấn đề vi phạm bản quyền một cách nghiêm túc. Không chỉ ở Nauy hay Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng chung tình trạng nhiều người cứ nghĩ có thể tự do lấy những sản phẩm trên Internet không cần xin ý kiến ai.
- "Cần đoàn kết để chống lại nạn trộm cắp thông tin" Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, Giám đốc Trung tâm bản quyền Văn học Việt Nam khẳng định: Không nên nhầm lẫn sự trôi nổi tự do của thông tin với sự trôi nổi của thông tin tự do. Sách, tạp chí, báo… đều rất cần được bảo vệ. Cộng đồng sở hữu quyền tác phẩm cần phải đứng lên đoàn kết nếu có việc trục lợi bất hợp pháp cũng như trộm cắp thông tin qua công nghệ kỹ thuật hiện đại, cần phải chấm dứt. Bởi vì công nghệ hiện đại cũng đang tạo điều kiện cho việc sao chép và sử dụng trái phép các thông tin./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
5 p | 117 | 14
-
Vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay
4 p | 66 | 11
-
Những vấn đề pháp lý đặt ra trong việc giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền tác giả với yêu cầu chuyển đổi số ngành thư viện ở Việt Nam
9 p | 17 | 7
-
Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo và những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa
18 p | 85 | 7
-
Hoạt động ngoại giao nhân dân trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay
5 p | 46 | 6
-
Vi phạm quyền tác giả đối với hành vi sử dụng chương trình dịch thuật trên các nền tảng trực tuyến tại nước ta hiện nay
13 p | 26 | 6
-
Giới hạn quyền tác giả trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam - quyền sao chép của thư viện
8 p | 56 | 6
-
Cơ sở xác định bản quyền tác phẩm văn học tại Việt Nam
3 p | 14 | 4
-
Trao đổi về quyền tác giả và sao chép tài liệu ở thư viện các trường đại học
4 p | 93 | 4
-
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam – và thực tiễn tại trường Đại học Công nghiệp TP HCM
7 p | 49 | 3
-
Bảo tàng lịch sử quốc gia với công tác nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và phát huy giá trị tài liệu, hiện vật góp phần khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
5 p | 59 | 3
-
Bảo vệ quyền nhân thân tác giả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trong môi trường số ở Việt Nam
9 p | 7 | 3
-
Quyền tác giả và giải pháp cho quá trình chuyển đổi số đối với thông tin khoa học và công nghệ
10 p | 34 | 2
-
Bảo hộ và khai thác thương mại quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
16 p | 39 | 2
-
Quyền không bị phân biệt đối xử và bình đẳng trước pháp luật của trẻ em lang thang
11 p | 13 | 2
-
Kinh nghiệm thực hiện quyền an sinh xã hội của người dân thông qua hoạt động công tác xã hội tại Philippines
7 p | 5 | 1
-
Tuyên truyền về chủ quyền biển cho sinh viên khoa Giáo dục quốc phòng trong giai đoạn hiện nay
8 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn