intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo vệ và chăm sóc da em bé

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi em bé vừa mới chào đời thì trên toàn bộ da bề mặt thân thể của em bé được bao bọc bởi một lớp chất gây. Lớp này có tác dụng bảo vệ da. Sau mỗi lần tắm chất gây sẽ mất dần đi và da em bé phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Da em bé có cấu trúc rất mong manh dễ bị tổn thương. Lớp da mỏng, chứa nhiều nước nhưng chất đàn hồi lại ít vì vậy tắm rửa phải nhẹ nhàng, không kỳ cọ, không chà mạnh. Da các em bé bình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo vệ và chăm sóc da em bé

  1. Bảo vệ và chăm sóc da em bé Khi em bé vừa mới chào đời thì trên toàn bộ da bề mặt thân thể của em bé được bao bọc bởi một lớp chất gây. Lớp này có tác dụng bảo vệ da. Sau mỗi lần tắm chất gây sẽ mất dần đi và da em bé phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Da em bé có cấu trúc rất mong manh dễ bị tổn thương. Lớp da mỏng, chứa nhiều nước nhưng chất đàn hồi lại ít vì vậy tắm rửa phải nhẹ nhàng, không kỳ cọ, không chà mạnh. Da các em bé bình thường: Hầu hết các em bé mới sinh bình thường ta có thể tắm bằng nước chanh hoà loãng. Khi em bé 3 tháng tuổi trở lên có thể tắm bằng các loại sữa tắm cho em bé.
  2. Da các em bé bị khô: các em bé được sinh ra trong các gia đình có thành viên mắc các bệnh cơ địa như: viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản thì hay được di truyền một làn da khô. Em bé sẽ hay bị ngứa và có thể viêm da sẽ xuất hiện trên nền da khô này. Da hai má đỏ ửng lên nhất là trời lạnh, rồi da trở nên sần sùi, sờ vào thô ráp và nổi lên các sẩn, các mụn nước. Đó là em bé bị mắc bệnh viêm da cơ địa. Đồng thời da đầu ngón tay, ngón chân hay bị xước mang rô. Da bàn tay, bàn chân cũng bị khô đồng thời với khô da ở mặt trước hai cẳng chân, mông, lưng, sờ vào thấy thô ráp chứ không mịn màng. Nếu da em bé khô và có viêm da thì ta có thể tắm bằng nước chanh hoà loãng hoặc bằng các sữa tắm cho da khô và da bị tổn thương như: cetaphil, physiogel, saforell... Khi trời lạnh quá không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Càng tắm nhiều và tắm kỹ quá sẽ làm da càng khô. Sau khi tắm nếu vùng da nào khô quá thì có thể bôi các kem làm mềm da, ẩm da cho em bé. Nếu em bé dưới 1 tuổi bị khô da quá mức hoặc đã có biểu hiện viêm da thì nhất thiết không tự ý bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort... Nếu bôi không đúng chỉ định sẽ làm hại da và có thể gây teo da em bé. Tốt nhất bạn nên đưa em bé đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được tư vấn và điều trị thích hợp nhất.
  3. Vấn đề đóng bỉm cho em bé: bạn nên hạn chế đóng bỉm cho em bé. Khi đóng bỉm da vùng kẽ bẹn, kẽ mông sẽ bị bí, không thông thoáng cộng với nước tiểu ứ đọng lại sẽ làm tổn thương lớp biểu bì phía trên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập vào trong da và gây bệnh. Khi thấy da em bé hơi bị mẩn đỏ bạn phải ngừng đóng bỉm và đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu ngay vì nếu không con bạn sẽ bị mắc bệnh viêm da do tã lót hoặc viêm kẽ do nấm Candida... Nếu là bé gái khi bị viêm kẽ bẹn do nấm Candida thì để lâu hoặc điều trị không thích hợp sẽ bị viêm âm đạo do các bào tử nấm ăn lan vào. Đặc biệt những em bé được sinh ra ở những gia đình mắc các bệnh cơ địa như: viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản thì da càng dễ bị tổn thương và dễ bị viêm do tã lót.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2