intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bắt ấu trùng ong về nấu cháo - chỉ có ở Cần Thơ

Chia sẻ: Huongdanhoctot_5 Huongdanhoctot_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở miệt vườn có nhiều loại ong, nhưng nhắc đến ong vò vẽ nhiều người rất ngán, sợ vì chúng dữ và khá độc, có thể đốt chết người như chơi. Tuy vậy, nhộng của ong vò vẽ thì rất ngon và bổ dưỡng, nhất là khi đem nấu cháo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bắt ấu trùng ong về nấu cháo - chỉ có ở Cần Thơ

  1. Bắt ấu trùng ong về nấu cháo - chỉ có ở Cần Thơ Ở miệt vườn có nhiều loại ong, nhưng nhắc đến ong vò vẽ nhiều người rất ngán, sợ vì chúng dữ và khá độc, có thể đốt chết người như chơi. Tuy vậy, nhộng của ong vò vẽ thì rất ngon và bổ dưỡng, nhất là khi đem nấu cháo. Cháo nhộng là món ăn từ thời cha ông ta khẩn hoang, khai phá và hầu như chỉ ở miệt vườn mới có cơ hội thưởng thức… Để có món cháo ong vò vẽ ấy thật không đơn giản, thậm chí là khá nguy hiểm. Bởi lẽ loài ong này có nọc rất độc và khi bị chọc phá chúng truy đuổi đến tận cùng. Một người khỏe mạnh khi bị ong chích chừng 10 mũi là phải đi cấp cứu. Vì thế mà ngày trước du kích miền Tây hay dùng ong vò vẽ để đánh giặc là vậy! Tổ ong nếu không triệt phá sớm, theo thời gian cứ to dần bằng cái thúng nửa giạ là sự thường, lúc phát triển vượt bậc cỡ cái nia, thấy mà phát sợ. Nghe kể chuyện trâu bò thả đi ăn rong rểu vào vườn hoang lớ ngớ đánh động tổ ong vò vẽ, chúng túa ra đốt chỉ còn nước bỏ chạy thục mạng, kêu rống khiếp đảm. Nguy hiểm là vậy, vẫn có cách trị.
  2. Ong vò vẽ làm tổ bất cứ nơi đâu, rừng hoang, vườn cây, cột điện và thậm chí ngay bên hiên nhà. Mùa mưa thì chúng làm tổ rất cao để tránh nước ngập, còn mùa nắng thì có khi thấy tổ của chúng là đà sát mặt đất. Ong vò vẽ đi tìm mật và nguyên liệu về xây tổ chỉ quanh quẩn gần ngôi nhà của mình. Biết được tập tính của loài ong này mà người ta khá dễ dàng tìm ra tổ của chúng. Một khi phát hiện ra tổ ong vò vẽ, chắc chắn sớm muộn gì người ta cũng "xử lý" ngay.
  3. Khi thấy vài con ong vò vẽ đang tìm phấn hoa hay vỏ cây mục thì người ta leo lên một cây có chiều cao gần đó để quan sát hướng bay của chúng. Ong vò vẽ khá lớn con nên khi chúng bay trên không rất dễ nhận ra. Khi tìm thấy tổ, người ta quan sát, độ lớn của tổ để ước chừng có bao nhiêu tầng chứa ong non để quyết định lúc nào sẽ lấy tổ chúng.
  4. Đặc biệt là nhận biết chính xác miệng tổ ong nằm ở vị trí nào trên thân của tổ, vì tổ ong vò vẽ duy nhất chỉ có một miệng để ra vào. Rồi ước chừng chiều cao tổ ong khoảng bao nhiêu để còn chuẩn bị cây rọi cho phù hợp. Trước khi chuẩn bị đốt lấy tổ ong, người ta chọn một cây tre hay tầm vông còn tươi thật dài làm cây rọi để khi đốt có độ nghiêng, tránh ong rớt ngay trên đầu. Đầu cây rọi được quấn giẽ khô và ràng buộc thật chắc chắn vì đốt một tổ ong cũng kéo dài 5-7 phút.
  5. Đợi bóng đêm xuống đàn ong chui hết vào trong tổ cũng là lúc an toàn để người ta quyết định lấy tổ ong. Chỉ cần chế dầu lửa hoặc xăng vào miếng giẽ đầu cây rọi và cố gắng đưa ngọn lửa vào đúng vị trí miệng tổ ong và giữ nguyên ở đó. Khi thấy có lửa, tất cả ong trưởng thành đều bay túa ra miệng tổ và bị ngọn lửa thiêu chết hoặc cháy cánh rớt ngay xuống đất.
  6. Người có kinh nghiệm trong nghề đốt ong vò vẽ còn cho biết, đàn ong khi bị đốt dù ở ngoài hay trong tổ chúng cũng cố gắng bay vào ngọn lửa để đái lên đó với hy vọng dập tắt ngọn lửa nhằm cứu ngôi nhà của mình. Chính vì vậy mà gần như cả đàn ong bị lửa thiêu rụi, chỉ sót lại vài con. Và, chỉ cần vài con còn lại ấy, chúng tiếp tục gây dựng tổ mới để duy trì nòi giống.
  7. Thu được chiếm lợi phẩm, người ta chưa vội mang tổ ong vào nhà vì phải đề phòng những con ong già còn sót lại trong tổ rất nguy hiểm. Sau khi kiểm tra thật kỹ, loại bỏ hết ong trưởng thành ra khỏi tổ người ta mới bắt đầu tách từng tầng ong ra để gỡ lấy nhộng. Những con nhộng non thường được phủ một lớp mày khá dẻo và mọi người tỉ mỉ gỡ từng miếng mày ấy. Sau khi gở hết lớp mày trên một tầng ong là đến lúc thích thú nhất, hồi hộp nhất khi đổ chúng ra, xem nhiều ít thế nào!
  8. Có đến 4 loại nhộng ong, tùy theo tuổi trưởng thành của chúng, gồm: nhộng thật non; nhộng trưởng thành; nhộng đã có chân thành hình 1 chú ong nhưng vẫn còn trắng và nhộng có màu vàng ngà. Cả 4 loại nhộng này đều ăn được. Riêng nhộng thật non trong bụng có một khúc ruột đen. Người ta ngâm chúng vào nước sôi chừng vài phút cho phần sữa trong thân nhộng săn lại. Sau đó, dùng tay ngắt đít nhộng kéo phần ruột đen ra ngoài thật dễ dàng.
  9. Nấu món cháo ong vò vẽ thường là vào ban đêm và mỗi người mỗi việc thật vui. Người thì làm ong, người lo canh chừng nồi cháo; người thì lo nạo dừa. Món cháo ong vò vẽ ở miền Tây không thể thiếu nước cốt dừa. Nước cốt đầu để riêng, chờ khi nấu xong nồi cháo mới đổ vào. Còn nước cốt dão cho vào nấu chung với gạo và chờ cho cháo thật nhừ. Nhộng ong đã làm sạch chỉ cần phi hành cho thơm và đổ vào chão xào xơ, nêm thêm bột ngọt, một ít nước mắm ngon là bắc xuống trút vào nồi cháo. Lúc này người ta mới cho nước cốt đầu vào, tiêu, hành lá xác nhuyễn và mê m nếm lại là xong.
  10. Muốn cho bữa cháo ong vò vẽ ngon miệng hơn người ta chừa lại một phần nhộng ong để xào với gốc hành. Món này ăn chung với cháo và làm như thế mới thưởng thức được hương vị nguyên bản nhất của nhộng ong vò vẽ.
  11. Cháo ong vò vẽ nấu với nước cốt dừa phải ăn nóng mới ngon. Những người trực tiếp đi đốt tổ ong thì càng khoái món cháo này, vì vừa trải qua giai đoạn mệt nhọc, hồi hộp với loài ong dữ và đêm khuya cái đói cũng đã kéo đến. Bưng bát cháo lên, húp chầm chậm từng muỗng nhỏ, nhai nhè nhẹ từng con ong non lụp bụp lẫn trong cháo để cảm nhận được hết hương vị món ăn độc đáo này. Cái vị béo ngọt của nhộng ong cộng thêm cái vị béo ngậy của nước cốt dừa đặc trưng không lẫn với bất kỳ món ăn nào trên cõi đời này. Cháo ong vò vẽ ngon và bổ dưỡng, rất riêng và chắc chỉ ở thôn quê mới có cơ hội để thưởng thức. Món cháo này có lẽ cũng là một trong những món ăn độc đáo mà ông cha ta truyền lại từ thời kỳ khai hoang mở đất.
  12. Những ai từng ở thôn quê, từng bắt gặp tổ ong vò vẽ chắc không quên về những trò tinh nghịch của mình lúc nhỏ. Biết là loài ong rất dữ và chích rất đau, nhưng cái tính phá phách của trẻ con gặp tổ ong vò vẽ là muốn chọc phá trong sự hồi hộp, sờ sợ và xen lẫn thích thú. Và, chắc cũng không ít người bị ong chích đau, rồi bị mẹ đánh đòn để mà nhớ mãi kỷ niệm tuổi thơ của mình. Khi lớn khôn, dù có đi đâu cũng luôn nhớ về đất đai quê nhà. Nhớ loài ong chích rất đau, nhưng nhộng của chúng thì quá ngọt ngào trong nồi cháo khuya có nước cốt dừa béo ngậy!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2