Bất bình đẳng và ảnh hưởng tới thu nhập bình quân đầu người tại Thái Lan và một số bài học cho Việt Nam
lượt xem 1
download
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới thu nhập bình quân đầu người tại Thái Lan trong giai đoạn 1990 đến 2017. Qua phân tích định lượng qua mô hình phân phối trễ tự hồi quy, kết quả nghiên cứu cho rằng chưa có bằng chứng tác động của bất bình đẳng thu nhập tới thu nhập bình quân đầu người trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy vậy, có tác động tiêu cực của độ mở thương mại đến thu nhập bình quân đầu người trong dài hạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bất bình đẳng và ảnh hưởng tới thu nhập bình quân đầu người tại Thái Lan và một số bài học cho Việt Nam
- BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI TẠI THÁI LAN VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nguyễn Văn Chiến1 1. Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một, email: chiennv@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới thu nhập bình quân đầu người tại Thái Lan trong giai đoạn 1990 đến 2017. Qua phân tích định lượng qua mô hình phân phối trễ tự hồi quy, kết quả nghiên cứu cho rằng chưa có bằng chứng tác động của bất bình đẳng thu nhập tới thu nhập bình quân đầu người trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy vậy, có tác động tiêu cực của độ mở thương mại đến thu nhập bình quân đầu người trong dài hạn. Từ khóa: bất bình đẳng, thu nhập, tăng trưởng. 1. LỜI GIỚI THIỆU Thế giới đang đứng trước sự thay đổi vô cùng to lớn mang lại cơ hội phát triển kinh tế cho các nền kinh tế, nhưng đồng thời đảm bảo phát triển bền vững. Tại các nền kinh tế phát triển, không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp trong khả năng tạo ra việc làm, tạo ra sản lượng trong nền kinh tế và qua đó nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Do đó, theo đuổi các chính sách nâng cao thu nhập bình quân đầu người thường nằm trong các chương trình nghị sự hàng năm mà Chính phủ các nước đưa ra, như một chỉ tiêu thể hiện sự cam kết theo đuổi của đất nước trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy vậy, phát triển kinh tế kéo theo sự gia tăng bất bình đẳng, đặc biệt là tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập và dẫn tới xuất hiện tình trạng đói nghèo, ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản trong cuộc sống. Thực vậy, người nghèo khó có khả năng tiếp cận dịch vụ như y tế, giáo dục, dịch vụ công khác so với người giàu, do đó họ khó có cơ hội nâng cao tri thức và sử dụng tri thức cho phát triển kinh tế và thoát nghèo. Do đó, mục tiêu mang lại cơ hội phát triển kinh tế như nhau cho mọi tầng lớp trong xã hội là yêu cầu cấp thiết hướng tới phát triển bền vững, cụ thể là Chính phủ các nước có giải pháp phù hợp giúp cho người dân có khả năng tiếp cận dịch vụ, việc làm, gia tăng phát triển kinh tế và từ đó giảm bất bình đẳng thu nhập, là mục tiêu thiết yếu, nhìn xa hơn là đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người đã được thực hiện bởi một số tác giả và cho kết quả tương đối đa dạng. Tuy vậy, hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định tác động tích cực, thể hiện rằng khi tạo ra sự bình đẳng tiếp cận thu nhập có thể mang lại lợi ích tích cực cho nền kinh tế như gia tăng thu nhập bình quân đầu người; ngược lại, khi bất bình đẳng thu nhập tăng lên làm giảm bất bình đẳng thu nập, như là một tín hiệu tiêu cực của bất bình đẳng đến thu nhập (Mdingi và Ho, 2021; Shin, 2012). 455
- 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Mdingi và Ho (2021) cho rằng bất bình đẳng thu nhập đến từ sự khác biệt trong trình độ phát triển kinh tế, phát triển công nghệ, bất ổn chính trị - xã hội, tỷ lệ tiết kiệm, thị trường tín dụng, và thể chế. Do đó, bằng các kênh truyền dẫn khác nhau có thể hình thành mối quan hệ bất bình đẳng và tăng trưởng có thể là tiêu cực, tích cực hoặc không thể kết luận. Do đó, Mdingi và Ho (2021) khẳng định còn nhiều tranh cãi khác nhau của các học giả về mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng. Điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội từng quốc gia, đặc biệt yếu tố văn hóa, thể chế có ảnh hưởng tới tiếp cận dịch vụ công, khả năng cải thiện tình trạng bất bình đẳng và sự phát triển kinh tế. Shin (2012) cho rằng bất bình đẳng thu nhập dần đến sự chênh lệch trong phân phối thu nhập và khoảng cách giàu nghèo. Trường hợp các nước Đông Á có mức tăng trưởng kinh tế cao, nhưng tình trạng bất bình đẳng giảm, theo Shin (2012) do các nước này có tỉ lệ tiết kiệm cao và tính hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội tại khu vực Đông Á được phát huy do đó các quốc gia này có thể kiểm soát được tình trạng bất bình đẳng ở ngưỡng phù hợp. Tuy vậy, Shin (2012) cho rằng các quốc gia Nam Mỹ đã gặp nhiều vấn đề về xã hội khi bất bình đẳng thu nhập tăng lên và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và những suy thoái trong thời gian gần đây. Điều này cho thấy mối quan hệ bất bình đẳng và tăng trưởng là phức tạp và không giống như như trường hợp Đông Á và Nam Mỹ. Tuy vậy, tại các nước công nghiệp phát triển, dường như có tác động tích cực của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Để kiểm nghiệm lại, Shin (2012) thực hiện đánh giá và cho rằng có khả năng xảy ra cả hai trường hợp, bất bình đẳng cao hơn làm chậm tăng trưởng trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế và có thể khuyến khích tăng trưởng ở trạng thái gần như ổn định. Hơn nữa, phân phối lại thu nhập không phải lúc nào cũng giảm được bất bình đẳng thu nhập. Nghiên cứu của Topuz (2022) nghiên cứu tại 143 quốc gia trong giai đoạn 1980 đến 2017 thông qua dữ liệu bảng và cho rằng tình trạng bất bình đẳng có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, tuy vậy kết quả này lại tùy thuộc vào mức thu nhập của từng quốc gia, hay có thể nói là phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế tại từng quốc gia. Kết quả này cũng hàm ý mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế là rất phức tạp và tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế. Cụ thể, các quốc gia có mức độ bất bình đẳng cao thường có tỷ lệ sinh cao và hoạt động ít có sáng tạo hơn, cộng thêm với sự không hoàn hảo của thị trường tài chính ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư vốn con người và thu nhập bình quân đầu người. Tuy vậy, Topuz (2022) cho rằng bất bình đẳng có xu hướng làm tăng tiết kiệm ở các nước phát triển và từ đó tăng cơ hội phát triển kinh tế, thể hiện tác động tích cực của bất bình đẳng. Ở một khía cạnh khác, Topuz (2022) cũng khẳng định có thể có tác động gián tiếp của bất bình đẳng đến các hoạt động kinh tế xã hội, và sau đó có tác động ngược lại tới thu nhập bình quân đầu người. Cho rằng tăng trưởng kinh tế vừa bước vào thời kỳ suy thoái, triển vọng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc lớn vào các nền kinh tế ứng xử với bất bình đẳng thu nhập, như một thách thức trong thời gian hiện nay. Shen và Zhao (2023) cho rằng quy luật đường cong Kuznets đã khẳng định mức độ bất bình đẳng luôn có khả năng tồn tại ở một ngưỡng phát triển kinh tế nào đó và có khả năng cải thiện. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng bất bình đẳng và tăng trưởng giúp gợi ý các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của bất bình đẳng đến phát triển kinh tế. Shen và Zhao (2023) thực hiện kiểm định tại các quốc gia Mỹ Latinh cho rằng bất bình đẳng cản trở tăng trưởng, tuy vậy sự cản trở này trở nên yếu đi khi có thể kiểm soát được sự khác biệt giữa các quốc gia. Hơn nữa, tác động cản trở bất bình đẳng với tăng trưởng xảy ra ở các quốc gia có mức thu nhập thấp thường thấp hơn tại các quốc gia có mức thu nhập cao hơn. Ngoài ra, bất bình đẳng có xu hướng cản trở tăng trưởng thông qua cơ chế làm giảm mức vốn con người tại các quốc gia có mức thu nhập thấp, do đó Chính phủ nên cải thiện hệ thống phân phối, khuyến khích hoạt động từ thiện và trợ giúp xã hội nhằm tạo thêm chính sách an sinh xã hội bền vững. 456
- 3. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nguồn số liệu Nghiên cứu thu thập dữ liệu của Thái Lan trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2019 liên quan đến bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Bất bình đẳng thu nhập được đo lường bằng chỉ số GINI và khi chỉ số này tăng lên đồng nghĩa với bất bình đẳng tăng lên. Tăng trưởng kinh tế đo lường bằng thu nhập bình quân đầu người. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các nghiên cứu trước của Shin (2012), nghiên cứu có sự kế thừa và phát triển, từ đó đề xuất phương trình hồi quy như sau: 𝐺𝐷𝑃𝑡 = β0 + β1 INEt + β2 TOt + μ Trong đó: GDPt là thông số đại diện cho thu nhập bình quân đầu người của Thai Lan năm t, GDP/người/năm; t từ 1990 đến 2019; INEt là thông số đại diện cho mức độ bất bình đẳng thu nhập tại Thái Lan ở năm t, t từ 1990 đến 2019; TOt là thông số đại diện cho mức độ thương mại tại Thái Lan ở năm t, t từ 1990 đến 2019; Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đánh giá tính dừng của chuỗi dữ liệu, và đánh giá độ trễ tối ưu và phương pháp hồi quy mô hình phân phối trễ tự hồi quy. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phân tích thống kê mô tả Bảng 1. Thống kê mô tả GDP TOU AIR Mean 3752.875 0.646891 112.9400 Median 2958.069 0.651155 120.4216 Maximum 7628.576 0.690553 140.4370 Minimum 1545.277 0.591998 75.78236 Std. Dev. 1848.832 0.026005 21.25317 Skewness 0.562738 -0.486203 -0.539679 Kurtosis 1.927277 2.472954 1.918717 Jarque-Bera 3.021791 1.529189 2.917736 Probability 0.220712 0.465523 0.232499 Sum 112586.3 19.40672 3388.199 Sum Sq. Dev. 99127236 0.019612 13099.22 Observations 30 30 30 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 1 kết quả thống kê mô tả, kết quả cho thấy GDP bình quân đầu người của Thái Lan đạt 3752.875 USD/người/năm trong giai đoạn 1990 đến 2019, trong khi GDP bình quân cao nhất năm 2019 đạt 7628.576 USD/người/năm. Hình 1 cũng thể hiện sự cải thiện GDP bình quân đầu người tại Thái Lan từ năm 1990 tới nay, ngược lại tình trạng bất bình đẳng được cải thiện khi chỉ số này đang tốt hơn trong thời gian vừa qua (xem Hình 2). 457
- GDP1 8,000 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 16 18 Hình 1. Thu nhập bình quân đầu người Thái Lan giai đoạn 1990 đến 2019 INEQUALITY .70 .68 .66 .64 .62 .60 .58 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 16 18 . Hình 2. Mức độ bất bình đẳng của Thái Lan giai đoạn 1990 đến 2019 4.2. Kết quả hồi quy 4.2.1. Kiểm tra tính dừng Bảng 2. Kiểm định tính dừng biến GDP Null Hypothesis: GDP has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 1 (Automatic - based on SIC, maxlag=7) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -0.519765 0.8729 Test critical values: 1% level -3.689194 5% level -2.971853 10% level -2.625121 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Null Hypothesis: D(GDP) has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=7) t-Statistic Prob.* 458
- Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.480943 0.0163 Test critical values: 1% level -3.689194 5% level -2.971853 10% level -2.625121 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Ta thấy p-value = 0.8729 và lớn hơn 5%, nên chuỗi GDP có nghiệm đơn vị, tức là chuỗi không dừng. Tuy vậy, tại sai phân bậc 1 thì chuỗi này dừng. Bảng 3. Kiểm định tính dừng biến INE Null Hypothesis: INE has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 1 (Automatic - based on SIC, maxlag=7) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic 0.300338 0.9741 Test critical values: 1% level -3.689194 5% level -2.971853 10% level -2.625121 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Null Hypothesis: D(INE) has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=7) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -9.126770 0.0000 Test critical values: 1% level -3.689194 5% level -2.971853 10% level -2.625121 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Ta thấy p-value = 0.9741 và lớn hơn 5%, nên chuỗi INE có nghiệm đơn vị, tức là chuỗi không dừng. Tuy vậy, tại sai phân bậc 1 thì chuỗi này dừng. 4.2.2. Xác định độ trễ tối ưu Bảng 4. Xác định độ trễ tối ưu VAR Lag Order Selection Criteria Endogenous variables: GDP2 INEQUALITY TO Exogenous variables: C Date: 05/09/24 Time: 17:30 Sample: 1990 2019 Included observations: 28 Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 -53.61362 NA 0.011451 4.043830 4.186566 4.087466 1 20.65766 127.3222 0.000109 -0.618404 -0.047459* -0.443861 2 33.18668 18.79353* 8.68e-05* -0.870477* 0.128676 -0.565026* Độ trễ tối ưu lựa chọn theo các tiêu chí thì có thể là 2 là phù hợp. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước. 459
- 4.2.4. Kết quả hồi quy Bảng 2. Kết quả hồi quy ARDL Long Run Form and Bounds Test Dependent Variable: D(GDP) Selected Model: ARDL(2, 0, 2) Sample: 1990 2019 Included observations: 28 Conditional Error Correction Regression Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.718427 2.238214 0.320983 0.7514 GDP(-1)* -0.108123 0.124372 -0.869352 0.3945 INE** 0.011155 2.067959 0.005394 0.9957 TO(-1) 0.001676 0.001214 1.380557 0.1819 D(GDP(-1)) 0.435197 0.213034 2.042854 0.0538 D(TO) -0.002340 0.002510 -0.932183 0.3618 D(TO(-1)) -0.005577 0.002570 -2.170122 0.0416 * p-value incompatible with t-Bounds distribution. ** Variable interpreted as Z = Z(-1) + D(Z). Levels Equation Case 2: Restricted Constant and No Trend Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. INE 0.103173 19.23120 0.005365 0.9958 TO 0.015504 0.016958 0.914258 0.3710 C 6.644540 13.63079 0.487466 0.6310 EC = GDP2 - (0.1032*INE + 0.0155*TO + 6.6445 ) F-Bounds Test Null Hypothesis: No levels relationship Test Statistic Value Signif. I(0) I(1) Asymptotic: n=1000 F-statistic 1.766692 10% 2.63 3.35 k 2 5% 3.1 3.87 2.5% 3.55 4.38 1% 4.13 5 Finite Sample: Actual Sample Size 28 n=35 10% 2.845 3.623 5% 3.478 4.335 1% 4.948 6.028 Finite Sample: n=30 10% 2.915 3.695 5% 3.538 4.428 1% 5.155 6.265 Nguồn: Tính toán của tác giả 460
- Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hệ số hồi quy của INE mang dấu dương nhưng không có ý nghĩa thống kê trong cả ngắn hạn và dài hạn, nên có thể khẳng định nghiên cứu chưa tìm thấy mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế trong trường hợp Thái Lan. Nghĩa là khi bất bình đẳng tại Thái Lan đang có xu thế giảm xuống trong giai đoạn 1990 đến 2019 phản ánh thu nhập tại nước này trở nên bình đẳng hơn, và sự thay đổi này không có ảnh hưởng tới thu nhập bình quân đầu người. Kết quả nghiên cứu này Mdingi và Ho (2021) và Shin (2012) cho rằng còn nhiều tranh cãi khác nhau của các học giả về mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng. Mối quan hệ này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội từng quốc gia, đặc biệt yếu tố văn hóa, thể chế có ảnh hưởng tới tiếp cận dịch vụ công, khả năng cải thiện tình trạng bất bình đẳng và sự phát triển kinh tế. Hệ số hồi quy của TO mang dấu dương nhưng không có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn, tuy vậy có tác động âm trong dài hạn. Kết quả này cho rằng mở rộng thương mại chưa chắc mang lại lợi ích cho kinh tế Thái Lan trong dài hạn, điều này gợi ý thực hiện chính sách thương mại cởi mở cần gắn liền với tình hình kinh tế Thái Lan và làm sao để nước này có thể tận dụng được hết lợi thế xuất khẩu hàng hóa hoặc nhập khẩu hàng hóa nhằm tận dụng các lợi thế của hàng hóa trong nước và bổ sung những hàng hóa mà trong nước chưa có lợi thế. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới thu nhập bình quân đầu người tại Thái Lan trong giai đoạn 1990 đến 2017 thông qua phân tích định lượng qua mô hình phân phối trễ tự hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho rằng chưa có bằng chứng tác động của bất bình đẳng thu nhập tới thu nhập bình quân đầu người trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy vậy, có tác động tiêu cực của độ mở thương mại đến thu nhập bình quân đầu người trong dài hạn. Từ kết quả nghiên cứu tại Thái Lan, có một số hàm ý chính sách cho Việt Nam. Một là, Việt Nam cần cải thiện hệ thống an sinh xã hội nhằm giảm bất bình đẳng, như trường hợp Thái Lan, tình trạng bất bình đẳng tại nước này đang ngày càng giảm và điều này tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững trong ngắn hạn và dài hạn. Hai là, Việt Nam cần đánh giá chính sách ngoại thương nhằm khai thác những lợi ích khi hội nhập kinh tế và hạn chế những tiêu cực từ quá trình hội nhập, đảm bảo mang lại lợi ích cho nền kinh tế, gia tăng thu nhập bình quân đầu người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mdingi, K., & Ho, S.-Y. (2021). Literature review on income inequality and economic growth. MethodsX, 8, 101402. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.mex.2021.101402 2. Shen, C., & Zhao, X. (2023). How does income inequality affects economic growth at different income levels? Economic Research-Ekonomska Istraživanja, 36(1), 864–884. https://doi.org/10.1080/1331677X.2022.2080742 3. Shin, I. (2012). Income inequality and economic growth. Economic Modelling, 29(5), 2049–2057. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.econmod.2012.02.011 4. Topuz, S. G. (2022). The Relationship Between Income Inequality and Economic Growth: Are Transmission Channels Effective? Social Indicators Research, 162(3), 1177–1231. https://doi.org/10.1007/s11205-022-02882-0 461
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số vấn đề về bất bình đẳng giới ở Việt Nam
13 p | 362 | 59
-
Tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục và việc làm đến tăng trưởng kinh tế
11 p | 136 | 17
-
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về: Xu hướng, con đường hình thành lối sống bạo lực/phi bạo lực của nam giới Việt Nam
62 p | 111 | 15
-
Toàn cầu hóa và tổ chức thương mại thế giới - Từ diễn đàn Siatơn: Phần 1
157 p | 128 | 14
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn giới tính trước sinh của phụ nữ chỉ có con gái tại xã Trác Văn, Duy Tiên, Hà Nam năm 2013
4 p | 90 | 11
-
Bất bình đẳng giới trong gia đình và những ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ ở đồng bằng Sông Cửu Long
8 p | 163 | 11
-
Bất bình đẳng giới và nguy cơ lây nhiễm HIV trong thanh niên
6 p | 106 | 8
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 3: Dân số và các vấn đề xã hội
10 p | 69 | 7
-
Mối quan hệ giữa công việc chăm sóc không được trả công với bình đẳng giới ở Việt Nam
7 p | 52 | 5
-
Phân tầng xã hội và công bằng xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay
8 p | 101 | 3
-
Vấn đề bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc ở Việt Nam dưới ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa (nghiên cứu trường hợp nhóm trẻ em dân tộc thiểu số)
6 p | 93 | 3
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức bình đẳng giới của học sinh trung học phổ thông ở miền núi phía Bắc hiện nay - Đặng Ánh Tuyết
0 p | 171 | 3
-
Bất bình đẳng mức sống ở nông thôn Việt Nam qua sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình
7 p | 61 | 2
-
Tổng quan về biến đổi khí hậu và bình đẳng giới
7 p | 84 | 2
-
Phân tích ảnh hưởng của vốn nhân lực đến thu nhập và bất bình đẳng thu nhập theo giới tính tại đồng bằng sông Cửu Long
7 p | 51 | 2
-
Học vấn của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tại hai tỉnh Lai Châu và Yên Bái)
9 p | 9 | 2
-
Ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng giáo dục tại Việt Nam
15 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn