intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bắt lỗi cha mẹ khi phạt con

Chia sẻ: Abcdef_15 Abcdef_15 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

162
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hình phạt là phương pháp không thể thiếu khi nuôi dạy con. Mỗi bậc phụ huynh có cách phạt con riêng. Có người mắng nhẹ nhàng, nhưng có người lại ‘bặm môi’ đánh mắng rất nặng. Vì vậy, muốn con ngoan và không tái lỗi, cha mẹ không nên phạm phải 4 lỗi khi phạt con, dưới đây. 1. Mất bình tĩnh và phản ứng thái quá Thật khó kiểm soát cảm xúc khi tức giận. Chính vì vậy, rất nhiều cha mẹ có những phản ứng tiêu cực khi trẻ mắc lỗi. Để xả nỗi bực dọc của mình,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bắt lỗi cha mẹ khi phạt con

  1. Bắt lỗi cha mẹ khi phạt con Hình phạt là phương pháp không thể thiếu khi nuôi dạy con. Mỗi bậc phụ huynh có cách phạt con riêng. Có người mắng nhẹ nhàng, nhưng có người lại ‘bặm môi’ đánh mắng rất nặng. Vì vậy, muốn con ngoan và không tái lỗi, cha mẹ không nên phạm phải 4 lỗi khi phạt con, dưới đây. 1. Mất bình tĩnh và phản ứng thái quá Thật khó kiểm soát cảm xúc khi tức giận. Chính vì vậy, rất nhiều cha mẹ có những phản ứng tiêu cực khi trẻ mắc lỗi. Để xả nỗi bực dọc của mình, nhiều cha mẹ ‘xù lông’, nói những câu làm tổn thương con như: “con thật là đồ vô tích sự’ hay ‘con đúng là đứa trẻ hư’… Sự thỏa mãn cơn tức trong phút chốc của cha mẹ dễ gây hệ quả tiêu cực trong suy nghĩ con trẻ. Khi một đứa trẻ không cảm nhận thương yêu của cha mẹ, chúng hoặc co mình lại hoặc nổi loạn, càng ngày càng khó bảo hơn.
  2. Tốt hơn, khi thấy con mắc lỗi, bạn đừng vội nhiếc móc dễ làm tổn thương tâm hồn trẻ. Đôi khi trẻ mắc lỗi là do những tác động khách quan. Hãy bình tĩnh nhìn nhận vấn đề, xem hình phạt nào thích đáng cho con. 2. Cha mẹ ‘bất nhất’ Phạt con cần sự thống nhất của cả cha và mẹ. Nguyên tắc đầu tiên khi phạt con là cha mẹ không được bất đồng quan điểm, ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’. Tâm lý thương con khiến rất nhiều bà mẹ sẵn sàng bao biện và bênh con khi bị bố phạt. Lần 1, lần 2, trẻ sẽ ‘bắt thóp’ điểm yếu của bố mẹ. Trẻ có thể không còn sợ các hình phạt của bố vì chúng biết rằng đã có mẹ che chở, bao bọc chúng. Tất nhiên, mẹ yêu con thường bênh con, nhưng bênh sao cho đúng, bênh sao để con vẫn tuân thủ nguyên tắc và kỷ luật lại là chuyện khác.
  3. Những hình phạt hợp lý có sự ‘ăn khớp’ giữa cha – mẹ giúp trẻ ‘tâm phục khẩu phục’, không mắc lại lỗi cũ và ngoan hơn. 3.Bêu riếu trẻ trước đám đông Không cha mẹ nào được quyền mắng mỏ và bêu rếu con cái trước mặt đám đông. Trẻ rất nhạy cảm và có lòng tự trọng cao. Việc chì chiết con là ‘đồ vô dụng’ hay ‘ăn hại’, ‘lười biếng’… khiến trẻ cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Xa hơn, trẻ có thể mang tâm lý tự ti, trầm cảm dẫn đến học hành sa sút vì những câu nói tưởng chừng nhất thời của cha mẹ. Vì vậy, trước bất kỳ việc ‘tày trời’ nào mà con gây ra, hãy biết tôn trọng con. Đừng vì phút nóng nảy nhất thời mà sẵn sàng mắng nhiếc con trước đám đông, đặc biệt, là mắng con trước mặt bạn bè chúng. 4. Lặng lẽ phạt con Khi phạt con, cha mẹ cần giải thích cụ thể, rõ ràng nguyên nhân con bị phạt và nếu con tiếp tục lặp lỗi thì sẽ có hậu quả gì. Có như vậy mới khiến trẻ ngoan ngoãn tuân theo hình phạt của cha mẹ.
  4. Lặng lẽ phạt con dễ khiến trẻ có thái độ hậm hực với cha mẹ, trẻ không hiểu do đâu mình bị phạt và lần sau rất có thể trẻ lại mắc lỗi. Hãy dùng lời lẽ phân tích đúng – sai, phải – trái cho trẻ thay vì la chửi, đánh đập. Theo Eva
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2