Bất ổn hệ thống ngân hàng và vấn đề tái cấu trúc
lượt xem 119
download
Tiềm lực tài chính của các ngân hàng ngày càng được tăng cường với số lượng NHTM có vốn dưới 3.000 tỷ đồng giảm từ 91,2% vào năm 2007 xuống còn dưới 20% vào cuối năm 2010. Các chỉ số về tiền tệ - ngân hàng đã được cải thiện đáng kể: tổng phương tiện thanh toán tăng trưởng trung bình 29%/năm; mức độ huy động vốn của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng với tốc độ trung bình trên 29%/năm; tăng trưởng tín dụng trên 30%/năm....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bất ổn hệ thống ngân hàng và vấn đề tái cấu trúc
- BẤT ỔN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC
- 1 Ngành ngân hàng sau 25 năm… 2 Những bất ổn của hệ thống ngân hàng hiện nay NỘI DUNG 3 Những nội dung chính định hướng tái cấu trúc Những việc cần làm để tái cấu trúc hiệu quả 4
- 1. Ngành ngân hàng sau 25 năm… Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, chi nhánh, phòng giao dịch; sự đa dạng hóa về mô hình tổ chức, sản phẩm và dịch vụ của các ngân hàng thương mại (NHTM). Tiềm lực tài chính của các ngân hàng ngày càng được tăng cường với số lượng NHTM có vốn dưới 3.000 tỷ đồng giảm từ 91,2% vào năm 2007 xuống còn dưới 20% vào cuối năm 2010. Các chỉ số về tiền tệ - ngân hàng đã được cải thiện đáng kể: tổng phương tiện thanh toán tăng trưởng trung bình 29%/năm; mức độ huy động vốn của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng với tốc độ trung bình trên 29%/năm; tăng trưởng tín dụng trên 30%/năm. Chính sách lãi suất đang từng bước được đổi mới, phù hợp với cơ chế thị trường; chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hóa. Cơ sở pháp lý và công nghệ ngân hàng cũng đã không ngừng được hoàn thiện.
- 2. Những bất ổn của hệ thống ngân hàng hiện nay Số lượng ngân hàng tăng ồ ạt: Việt Nam có hơn 100 NHTM với đa số là ngân hàng nhỏ có dịch vụ tương tự như nhau, chưa kể đến các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các quỹ tín dụng... Dễ thấy, đây là con số quá lớn so với quy mô và tính chất của nền kinh tế Việt Nam nếu nhìn sang các nền kinh tế khác trong khu vực. Thiếu vốn tự có và trào lưu đầu tư chéo: Những con số thống kê chưa đầy đủ cho thấy, hiện nhiều ngân hàng đang đầu tư chéo nhau, nhất là trong giai đoạn 2006 - 2007, khi các ngân hàng nông thôn cần tăng vốn để được chuyển đổi thành ngân hàng đô thị. Với đầu tư chéo, tổng vốn thực có của các ngân hàng thấp hơn nhiều so với con số báo cáo. Khi đó, nguồn vốn đầu tư vào các ngân hàng trở nên kém thực chất, làm giảm sức mạnh của toàn hệ thống ngân hàng, gây bất lợi trong cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế.
- 2. Những bất ổn của hệ thống ngân hàng hiện nay Thiếu thanh khoản, đường cong lãi suất bị "duỗi thẳng”: Theo nguyên lý đường cong lãi suất, tiền gửi càng lâu, lãi suất càng cao. Nhưng thời gian qua, lãi suất các kỳ hạn trên 1 tháng của hầu hết ngân hàng gần như bằng nhau và bằng lãi suất trần (hiện là 14%/năm). Hệ quả là tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng cao, giảm nguồn vốn ổn định của ngân hàng, khiến việc cấp tín dụng ra nền kinh tế trở nên khó khăn. Mất cân đối tín dụng nội - ngoại tệ: Cơ cấu tài sản theo đồng tiền của ngân hàng trong hai năm qua đã có sự thay đổi mạnh. Lạm phát tăng cao cùng với sự biến động mạnh của giá vàng, trong khi lãi suất cho vay VND cao hơn khả năng sinh lời của khu vực sản xuất vật chất, lãi suất tín dụng USD lại thấp, nên các NHTM chuyển từ tín dụng VND sang tín dụng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở sự thay đổi tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn bộ nền kinh tế trong hai năm gần đây. Tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2011.
- 2. Những bất ổn của hệ thống ngân hàng hiện nay Nợ xấu tăng cao: Theo công bố của NHNN, nợ xấu và nợ dưới chuẩn của các ngân hàng Việt Nam ở mức 3,1% tổng dư nợ vào ngày 30/6/2011, tương đương gần 4 tỷ USD. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch còn cho rằng, tỷ nợ này có thể lên đến 13%. Đáng lo ngại hơn, số nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 47% tổng nợ xấu. Rủi ro đạo đức: Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc và đứng vững sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, những bất ổn của hệ thống ngân hàng và các "rủi ro đạo đức" phát sinh đang bộc lộ ngày càng rõ với những diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ, ngân hàng. Rủi ro đạo đức thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, thường thấy nhất là những hành vi nhận hối lộ khách hàng để cấp tín dụng đảo nợ, cho vay dự án nhiều rủi ro; lợi dụng lòng tin khách hàng để vay ké, vay kèm; cố ý gây khó với khách hàng…
- 3. Những nội dung chính định hướng tái cấu trúc Tái cấu trúc về vốn tự có của các NH: Thông thường, NHNN sẽ khuyến khích các NHTM tăng thêm vốn điều lệ từ các cổ đông hiện hữu hay góp mới từ các NH nước ngoài. Với các NH không tự tìm được vốn, NHNN có thể tái cấp vốn bằng nguồn vay từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay Ngân hàng Thế giới (WB). Giải quyết vấn đề thanh khoản: Giải quyết vấn đề thanh khoản của hệ thống NH phải tập trung vào củng cố niềm tin của người dân với VND. Hiện nay, các NH nhỏ nhìn chung là gặp nhiều khó khăn hơn so với các NH lớn, nhất là khi lãi suất thị trường liên NH tăng cao. Nếu chậm trễ trong giải bài toán thanh khoản của hệ thống NHTM thì sự trả giá của nền kinh tế là rất đắt. Do vậy, các chính sách về trần lãi suất không nên kéo dài. Hơn nữa, những cơ chế, chính sách này thường bị quốc tế phản ứng, hạ điểm xếp hạng tín dụng chung đối với Việt Nam và làm chậm quá trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam.
- 3. Những nội dung chính định hướng tái cấu trúc Xử lý nợ xấu: Biện pháp xử lý nợ xấu được sử dụng phổ biến nhất là xử lý tài sản đảm bảo (bán, phát mại), nhằm thu hồi vốn vay. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản đảm bảo không đơn giản và cần nhiều thời gian, đặc biệt là với một số dự án bất động sản còn nằm trên giấy hoặc/và bị định giá cao. Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất. Nhưng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu hình thành và còn khá nhiều bất cập, khiến hoạt động mua bán, xử lý các khoản nợ của tổ chức tín dụng nói riêng, của các DN nói chung chưa đạt hiệu quả. Chuyển nợ xấu thành vốn góp tại DN có thể được coi là biện pháp khả quan, nhưng phải được thực hiện chắc chắn, căn cứ vào năng lực của NH và khả năng phục hồi của DN, tránh khả năng biến nợ xấu từ "thiệt đơn" thành "thiệt kép" đối với NH.
- 4. Những việc cần làm để tái cấu trúc hiệu quả Tăng cường hiệu quả giám sát của NHNN Thứ nhất, minh bạch hoá hoạt động giám sát, kỷ luật các ngân hàng, góp phần tái lập kỷ cương trong hệ thống. Thứ hai, tăng cường khả năng giám sát từ xa đối với NHTM, để vừa ngăn chặn các hoạt động đầu tư rủi ro, vừa phòng ngừa rủi ro đạo đức, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Thứ ba, xây dựng cơ chế giám sát có hiệu lực và hiệu quả mà ở đó, cơ quan giám sát phải có trách nhiệm và mục tiêu rõ ràng, có đủ quyền lực, nguồn lực và độc lập. Thứ tư, hoàn thiện các văn bản pháp luật trên tất cả các lĩnh vực cụ thể để tạo môi trường pháp lý cho việc thực hiện giám sát tài chính. Thứ năm, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, hướng đến phát hiện sớm những dấu hiệu khủng hoảng để ngăn chặn, phòng ngừa. Sau cùng, tăng cường minh bạch các số liệu thống kê tài chính, tiền tệ hàng tuần hay hàng tháng, cũng như tăng cường khả năng nghiên cứu chính sách của NHNN để ban hành các chính sách thích hợp lâu dài.
- 4. Những việc cần làm để tái cấu trúc hiệu quả Xây dựng cơ chế hợp nhất, sáp nhập, mua lại ngân hàng Khi không thể tự tồn tại, thì việc sáp nhập, bán lại để phát triển là lựa chọn tối ưu hơn cả không chỉ đối với các ngân hàng nhỏ. Đối với các ngân hàng mạnh, có uy tín, thương hiệu, việc liên kết, hợp nhất để tạo ra một thương hiệu mới sẽ là yếu tố cộng hưởng cho sự phát triển chung của các ngân hàng hợp nhất. Chọn cách thức phù hợp để tiến hành sáp nhập ngân hàng. Đây không thể là phép cộng dồn đơn giản nhiều ngân hàng nhỏ thành 1 ngân hàng lớn. "Phép cộng" này cũng có thể thành công nếu Ngân hàng A yếu ở mặt này, còn Ngân hàng B yếu ở mặt kia và họ khắc phục được những điểm yếu cho nhau, phát huy được những điểm tốt. NHNN nên nâng cao tiêu chuẩn, quy định trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể, phân loại, sắp xếp lại các ngân hàng theo từng nhóm. Mỗi nhóm hoạt động, phát triển trên một phạm vi, một thị phần nhất định. Khi đó, tình trạng rối loạn như hiện nay sẽ được giảm thiểu tối đa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi môn tiền tệ ngân hàng khóa 6
1 p | 1044 | 316
-
Đề thi kết thúc học phần Tài chính doanh nghiệp 1
3 p | 528 | 43
-
Bảo hiểm tiền gởi
17 p | 112 | 24
-
Tìm vốn cho thị trường bất động sản
8 p | 118 | 14
-
Đề thi môn Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng (Đề 2)
10 p | 169 | 13
-
Tăng trưởng khá hơn nhưng vẫn lo lạm phát
4 p | 74 | 12
-
Đường cong lãi suất báo hiệu tiền gửi bất ổn
4 p | 104 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn