Bẫy thu nhập trung bình:thách thức đối với Việt Nam trên con đường phát triển
lượt xem 56
download
Lời mở đầu: Trong những năm 60 của thế kỉ XX, nhắc đến châu Á là nhắc đến chiến tranh, nghèo đói và lạc hậu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bẫy thu nhập trung bình:thách thức đối với Việt Nam trên con đường phát triển
- Bẫy thu nhập trung bình:thách thức đối với Việt Nam trên con đường phát triển Lời mở đầu: Trong những năm 60 của thế kỉ XX, nhắc đến châu Á là nhắc đến chiến tranh, nghèo đói và lạc hậu. Tuy nhiên, chỉ 20 năm sau, cả thế giới phải tràn trồ thán phục và thay đổi cách nhìn về châu Á, khi “những con rồng” châu Á nổi lên bên cạnh Nhật Bản, cục diện đã hoàn toàn thay đổi, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore đã trở thành những nơi thịnh vượng của thế giới. Bên cạnh đó những nước đang phát triển như Indonesia, Malaysia, Thái lan được ví như những con hổ sẽ hóa rồng trong nay mai. “Sự thần kỳ Đông Á” hay “Đông Á phục hưng” là những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất khi nói về khu vực này. Từ giới quan chức lãnh đạo cấp cao của các “con hổ” đến các chuyên gia trong và ngoài nước, đến những người dân bình thường nhất của các quốc gia này đều có chung một khát vọng phát triển, một khát khao cháy bỏng và một niềm tin vững chắc vào sự thịnh vượng của đất nước , niềm tin vào s ự hóa r ồng trong nay mai. Nhưng đã qua rồi 2, 3 thập kỷ thì hổ vẫn là hổ, hổ vẫn chưa thể “cất cánh” đề hóa rồng, người dân vẫn phải sống trong cảnh thu nhập chỉ ở mức trung bình mà ch ưa thể vươn lên tầm các quốc gia phát triển được. Không những chỉ có Thái Lan, Malayxia, … ở Đông Á mà ở các nước Mỹ Latinh như Brazil, Peru… cũng có chung một hoàn cảnh như thế. Các chuyên gia kinh tế trên thế giới, báo chí trong và ngoài nước đều nói đến cụm t ừ “Bẫy thu nhập trung bình” (Middle income trap), và cho rằng các nước Đông Á và Mỹ Latinh đã không thể tránh được nó trên con đường phát triển của mình. Vậy Việt Nam chúng ta, đất nước đi sau, mới đây đã gia nhập vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trung bình liệu có rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” như các nước láng giềng hay không ? liệu Việt Nam sẽ vươn lên thành quốc gia phát triển trong nay mai hay cứ giậm chân tại chỗ ở mức thu nhập trung bình khi mà điều kiện nước ta hiện nay đang rất giống với các nước như Thái Lan, Malayxia,… ở những thập niên 80, 90 (thế kỷ XX) về rất nhiều mặt. Bài tiểu luận với tựa đề “ “Bẫy thu nhập trung bình” và thách thức đối với Việt Nam trên con đường phát triển” sẽ đi vào phân tích vấn đề trên. Bài viết có các nội dung chính sau: - Bẫy thu nhập trung bình là gì? - Nguy cơ mắc vào bẫy thu nhập trung bình đối với Việt Nam - Các biện pháp nhằm giúp Việt Nam thoát bẫy và vươn lên tầm quốc gia phát triển. Bẫy thu nhập trung bình là gì? I. Hiếm có khi nào thuật ngữ bẫy thu nhập trung bình lại được nhắc đến rất nhiều ở nước ta như trong thời gian gần đây, khi mà ngày 23/12/2009, cùng với gói viện trợ 500 triệu $, ngân hàng thế giới (WB) đã chính thức công bố Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước có mức thu nhập thấp, vươn lên hàng ngũ các quốc gia có mức thu nhập trung bình khi thu nhập bình quân đầu người của nước ta đạt trên 1000$/năm.
- Vậy bẫy thu nhập trung bình là gì? WB phân loại thu nhập của các quốc gia trên thế giới theo 3 mức: - Nước có thu nhập thấp: thu nhập bình quân đầu người dưới mức 1000$/năm. - Nước có mức thu nhập trung bình: thu nhập bình quân đầu người đạt từ 1000$ đến 10000$/năm. - Nước có mức thu nhập cao: thu nhập bình quân đầu người đạt trên 10000$/năm. Bẫy thu nhập trung bình hiểu một cách đơn giản nhất đó là khi một quốc gia thoát khỏi mức thu nhập thấp bước vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình, nhưng trong một thời gian dài có thể là 30 năm, 50 năm hoặc có thể là mãi mãi nước đó v ẫn không thể vươn lên hàng các quốc gia có mức thu nhập cao, nghĩa là nước đó đã mắc vào bẫy thu nhập trung bình. Theo quan niệm của của Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách Quốc gia Tokyo và của Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới, sự ngộ nhận về khả năng đáp ứng yêu cầu cao và rất cao về trình độ chuyên môn hóa của nền kinh t ế, trình độ nguồn nhân lực bản địa và trình độ quản lý vĩ mô chính là bẫy thu nh ập trung bình ngăn cản sự hóa rồng của nền kinh tế: tưởng là đã đáp ứng đ ược các nhu c ầu đ ể tiếp tục phát triển, nhưng hóa ra thế vẫn chưa đủ để “cất cánh”; không còn quá nghèo để phải dồn mọi nguồn lực cho tăng trưởng, song lại chưa đủ giàu về hạ tầng kinh tế - xã hội, về các nguồn lực nội sinh cho “bước nhảy sinh mệnh” của đất nước. Cái chính của bẫy thu nhập ở đây chính là chất lượng phát triển, trình độ phát triển của một đất nước không thể vượt qua được cái ngưỡng do chính mình tạo ra. Cũng theo giáo sư Kenichi Ohno, bẫy thu nhập trung bình được ví như một cái “trần thủy tinh vô hình” ngăn cản sự phát triển của các quốc gia từ giai đoạn 2 lên giai đoạn 3 trong quá trình phát triền 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Do sự gia tăng FDI ồ ạt, các lĩnh vực của nền kinh tế như thiết kế, công nghệ, sản xuất và marketing đều được chỉ đạo bởi người nước ngoài. Ở giai đoạn này, các nguyên liệu và các thành phần quan trọng của sản xuất đều phải nhập khẩu, nguồn lực trong nước chỉ cung cấp đất công nghiệp và lao động kỹ năng thấp. Điều đó t ạo việc làm cho người nghèo, nhưng giá trị nội tại thấp và giá trị được tạo ra chủ yếu bởi người nước ngoài. Việt Nam đang ở giai đoạn này. - Giai đoạn 2: Khi FDI tích lũy và sản xuất mở rộng, cung nội địa cho nền kinh tế bắt đầu phát triển. Ở giai đoạn này, công nghiệp lắp ráp trở nên cạnh tranh và vòng tuần hoàn giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp được thiết lập. Nguồn lực trong nước đã tạo ra sự phát triển cho nền công nghiệp. Sáng tạo giá trị nội tại tăng, nhưng sản xuất cơ bản vẫn dưới sự quản lý và hướng dẫn nước ngoài. Thailand và Malaysia đã đ ạt đ ến giai đoạn này. - Giai đoạn 3: Nội địa hóa kỹ năng và kiến thức bằng cách phát triển nguồn nhân lực trong nước để thay thế lao động nước ngoài ở mọi khâu của sản xuất bao gồm quản lý, công nghệ, thiết kế, vận hành xí nghiệp, hậu cần, quản lý chất lượng, và marketing là thách thức tiếp theo của nền kinh tế. Khi mức độ phụ thuộc nước ngoài giảm, giá trị nội tại tăng đáng kể. Nền kinh tế nổi lên như một nhà xuất khẩu năng động c ủa các sản phẩm chất lượng cao, thách thức những đối thủ cạnh tranh ở trình độ cao hơn và
- thiết lập lại bức tranh công nghiệp toàn cầu. Hàn Quốc và Đài Loan đang trong giai đoạn này. - Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng, nền kinh tế tạo được khả năng tạo ra sản phẩm mới và xu hướng thị trường toàn cầu. Nhật Bản, Mỹ và một số nước EU hiện đang là những nhà sáng tạo công nghiệp. Sơ đồ của ông Kenichi Ohno về bẫy thu nhập trung bình Chiếc trần thủy tinh vô hình giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 chính là “bẫy thu nhập trung bình”. Vượt qua được sự ngăn cản của chiếc trần thủy tinh này, nền kinh tế s ẽ chuyển từ giai đoạn phụ thuộc một phần vào ngoại lực sang hoàn toàn dựa vào nội lực. Lúc đó, nguồn nhân lực trong nước đủ trình độ thay thế hoàn toàn lao động nước ngoài, nền kinh tế đủ trình độ là nhà xuất khẩu năng động với các sản phẩm chất l ượng cao đáp ứng và cạnh tranh với nền kinh tế thế giới. Thái Lan, Malayxia đã thành công với giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa những họ cũng chỉ quẩn quanh mãi ở mức thu nhập bình quân đầu người 5000$/năm trong suốt 30 năm nay. Các nước Mỹ Latinh đã từng tăng trưởng ấn tượng liên tục 50-60 năm đ ặc biệt là Brazil với mức tăng trưởng bình quân 6%/năm suốt 100 năm, nhưng đến nay khu vực này vẫn đang giậm chân tại chỗ. Chỉ có Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và mới đây nhất là Chile mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và vươn lên hàng ngũ các quốc gia có thu nhập cao. Vậy Việt Nam thì sao? Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ phân tích rõ những nguy cơ làm cho chúng ta có thể mắc kẹt vào b ẫy thu nhập trung bình. II. Việt Nam trước nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình. Thái Lan và Malaysia đã khá thành công khi đưa đất nước phát triển lên mức thu nhập trung bình trong những thập niên 70-80 (của thế kỷ XX) với việc công nghiệp hóa và tăng trưởng ấn tượng nhờ FDI và chính sách hợp lý. Tuy nhiên các nước đó vẫn đang giậm chân tại chỗ khi mà năng lực của khu vực tư nhân trong nước vẫn còn yếu sau nhiều thập kỷ tăng trưởng: sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc vào các chuyên gia
- nước ngoài, họ không thể để các nhà quản lý nước ngoài về nước được, không nội lực hóa được giá trị và năng lực – trình độ phát triển của người lao động chưa cao; và khi tăng trưởng dựa quá nhiều vào FDI thì một thực tế đã diễn ra đó chính là rủi ro về việc FDI chuyển sang Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam – những nền kinh tế đang co chính sách thu hút FDI khá tốt. Ngay cả khi Malaysia co mức thu nhập bình quân đ ầu người 7.750$/năm (năm 2009) thì họ vẫn bị mắc kẹt tại đây khi mà tăng trưởng phụ thuộc qua nhiều vào tích luỹ vốn. Sự phát triển của nước ta có rất nhiều nét tương đồng với hai nước trên. Chính vì vậy, bẫy thu nhập trung bình đang giăng sẵn trên con đường phát triển của nước ta, nếu không cẩn trọng, việc nước ta mãi mãi là nước có mức thu nhập trung bình sẽ trở thành sự thật. Bước vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình đó là một thành tựu đáng nhân được lời khen cho những cố gắng của Đảng và toàn dân ta. Tuy nhiên hãy nhìn vào một thực tế rõ ràng rằng, với thu nhập bình quân đầu người 1000$/năm, nước ta vẫn đứng vào nhóm những nước có mức thu nhập thấp nhất châu Á (dưới 2000$) cùng với Bangladesh, Campuchia, Lào, Mông Cổ, Sri lanka, Papua New Guinea, Nepal. Hãy nhìn ra thế giới xung quanh, chúng ta còn tụt lại quá xa, ngay cả với những nước láng giềng có mức thu nhập trung bình. Để gia nhập nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình, ngoài những lý do tích cực như: chính sách đổi mới hiệu quả, tự do hóa đúng thời điểm, chúng ta đã chuyển ra kinh tế thị trường, phát huy được tinh thần kinh doanh, sự năng động của người dân thì điểm mấu chốt để Việt Nam đạt được mức tăng trưởng đó là chúng ta dựa quá nhiều vào khai thác và xuất khẩu tài nguyên, nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ; phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI, FPI, ODA,...) mà chưa xây dựng đ ược giá tr ị nội tại của riêng mình. Nói cách khác nguồn lực lớn nhất của đất nước ta là con người lại không tận dụng được. Liệu chúng ta có đang bị ru ngủ bởi những lời ngon ngọt “tính năng động”, “ triển vọng tốt đẹp vào nền kinh tế”, “Việt Nam sẽ hóa rồng trong nay mai”... để rồi không thấy hay giả vờ không thấy những thực trạng đau lòng của nền kinh tế nước ta hiện nay, mà nều không thay đổi nó sự thịnh vượng của đất nước sẽ mãi chỉ là giấc mơ mà thôi. Thu nhập của nước ta hiện nay phụ thuộc vào tới hơn 70% từ tài nguyên. Ai cũng bi ết khoáng sản là một tài nguyên không thể tái tạo, vì thế tài nguyên khoáng sản phải được quy hoạch, bảo vệ, sử dụng một cách hợp lý, tối ưu phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước và phải đảm bảo cho các thế hệ mai sau còn sử dụng. Nhưng thực tế lại khác xa, tài nguyên khoáng sản lại được khai thác một cách bừa bãi. Từ dầu thô, đ ến quặng sắt, quặng magnetit, mangan, kẽm,... tất cả đều được khai thác tối đa có thể. Nhưng nếu khai thác mà để phục vụ cho sản xuất trong nước còn đỡ, đằng này khái thác để rồi đem đi bán dưới dạng thô, hoặc nếu hơn thì chỉ là sơ chế mà thôi. Chính vì vậy giá tr ị mà nó mang lại cực kì thấp. Tỉnh, thành nào có tài nguyên khoáng sản là ra sức khai thác tối đa, để chạy theo thành tích, chay theo mục tiêu tăng trưởng GDP đã được đề ra. Tất cả chỉ nhìn thấy được cái lợi trước mắt mà không thấy được hậu quả dài hạn mà nó để lại cho thế hệ sau. Cứ đà khai thác như thế này chỉ vài năm nữa tài nguyên sẽ cạn kiệt.
- Đã thế, cuối năm 2009, Bộ Tài chính có quyết định giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu của mặt hàng quặng apatít từ mức 10% xuống 7%. Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Thủ tướng cho xuất khẩu 400.000 tấn tinh quặng sắt, 84.000 tấn magnetit, 18.000 tấn mangan, 44.000 tấn kẽm... Một nghịch lý khác là tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã báo động rằng từ năm 2013, Việt Nam sẽ phải nhập than đá nhưng cũng chính tập đoàn này trong năm 2009 đã xuất khẩu 29 triệu tấn than đá và năm 2010 lại đề nghị xuất khẩu tiếp 18 triệu tấn. Có phải vì lợi ích cục bộ của chính tập đoàn này?! Hãy so sánh ta với Trung Quốc mà nhận ra một sự thật chua chát, phần lớn tài nguyên khoáng sản của nước ta được nhập vào Trung Quốc, còn với Trung Quốc thì sao “Trung Quốc mua khoáng sản thô không phải để phục vụ sản xuất ngay, mà họ đưa vào những mỏ nhân tạo. Dự báo nguồn tài nguyên trên toàn cầu đang dần cạn kiệt, nên phải sau năm 2050 Trung Quốc mới khai thác những mỏ nhân tạo này để phục vụ sản xuất”. Tiếp theo hãy xem cách giáo dục của ta với Nhật bản khác nhau như thế nào nhé. Từ nhỏ sách vở đã dạy cho ta rằng nước ta là nước giàu tài nguyên thiên nhiên, có r ừng vàng biển bạc, phải biết sử dụng lợi thế đó để phát triển, còn với Nhật Bản, họ dạy con cháu họ rằng, nước ta còn nghèo lắm, chẳng có gì cả, muốn làm giàu các em phải tự thân vươn lên, làm giàu bằng chính khẳ năng của mình. Ngay từ thập niên 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học trên thế giới đã từng chỉ ra và cảnh báo về các hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội mà các nước giàu tài nguyên thiên nhiên có thể đối mặt. Họ gọi đó là “căn bệnh Hà Lan” (Dutch Disease) để chỉ sự sụp đổ của cả một ngành công nghiệp do tác động xấu từ những nguồn thu l ớn có được nhờ xuất khẩu ồ ạt nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ nhưng không tái tạo được. Chính việc bán đi các nguồn nguyên, nhiên liệu thô một cách dễ dãi đã khiến các nước này kiệt quệ tài nguyên, người dân sống trong nghèo đói còn đất nước thì yếu đi. Nếu diễn ra tình trạng khai thác tài nguyên như hiện nay, Việt Nam sẽ chẳng khác Hà Lan năm xưa. Một thực tế khác đó là trình độ phát triển của người lao động Việt Nam còn quá thấp so với mức trung bình của thế giới. Chúng ta đã luôn tự làm khổ mình khi mà sự phát triển của nước ta trong những năm gần đây phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn FDI chủ yếu đầu tư vào các nghành có hàm lượng công nghệ thấp. Những đồ thải của ngành công nghiệp thế giới đều đổ xô vào nước ta, còn những ngành yêu cầu kĩ thuật cao thì chẳng thấy đâu. Điều này đã làm cho người lao động Việt Nam mãi chìm trong những kiến thức sơ khai của ngành công nghiệp thế giới, nguồn lực lớn nhất là con người đã không được tận dụng. Nguy cơ nước ta trở thành một bãi rác thãi công nghiệp của thế giới là rất lớn. Tác giả Nguyễn Trung của bài viết “ "Lời nguyền tài nguyên" và nguy cơ của một nước làm thuê” đã nhân định rằng “Trên thực tế nước ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuê và đất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng”.
- Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Đông Á So sánh chỉ số ICOR giữa Việt Nam và các nước trong khu vực chúng ta sẽ thấy rõ hiệu quả đầu tư của chúng ta như thế nào – thấp nhất trong khu vực. Điều đó đủ cho chúng ta thấy sự yếu kém trong khâu quản lý, tổ chức, thực hiện các dự án đầu tư cũng như là việc các dự án này chủ yếu là các dự án có hàm lượng chất xám thấp, chủ yếu yêu cầu nhiều lao động rẻ tiền. Như thế thì ICOR cao cũng chỉ là hệ quả tất yếu mà thôi. Hiện tại nền kinh tế nước ta phát triển ở mức thấp trên các phương diện: trình đ ộ lao động, hàm lượng công nghệ, năng lực kinh doanh, năng lực quản lý đất nước, hiệu quả kinh tế, sự phát triển của con người, của văn hóa, xã hội. Liệu Việt Nam sẽ phát triển như thế nào trong tương lai khi mà hàm lượng tri thức quá thấp, phát triển chỉ dựa vào xuất khẩu tài nguyên thô, lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, mà chắc chắn những lợi thế này sẽ biến mất trong nay mai, nếu như thế này thì làm sao mà phát triển bền vững được cơ chứ! Theo như ông Nguyễn Trung cho rằng, công nghiệp hóa hiện nay ở đất nước ta là gặp gì làm nấy, và hậu quả của nó chính là gây ảnh hưởng lớn đ ến môi tr ường sinh thái, hạn hán, lũ lụt ngày càng gia tăng, đất nước ta đang bị ‘mặt trăng hóa” nhiều vùng miền do việc khai thác tài nguyên bừa bãi. Cuộc sống người dân còn nghèo, bất bình đ ẳng trong xã hội ngày càng gia tăng. Nếu nhìn vào thu nhập bình quân đ ầu người là 1000$/năm để nói chúng ta thoát nghèo là hoàn toàn không chính xác. Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người chỉ là một chỉ tiêu thô, tổng hợp và không nói lên đ ược điều gì v ề bất bình đẳng trong thu nhập của xã hội. Có vài đại gia về bất động sản, chứng khoán có thu nhập cả hàng trăm triệu đô/năm, trong khi đó có rất nhiều gia đình có tới ch ục miệng ăn nhưng chỉ có vài ba sào ruộng thì làm sao gọi là thoát nghèo được chứ. Một điều đáng để nói hiện nay nữa là tình trạng tham nhũng. Gọi là cương quyết với tham nhũng, giải quyết triệt để “giặc nội xâm” nhưng thực tế đi kèm theo nó là thờ ơ với tham nhũng, không có tham nhũng mới là chuyện lạ. Liệu nước ta có th ể tr ở nên thịnh vượng và giàu có khi mà có những kẻ luôn vì lợi ích của mình mà bóp méo đi l ợi ích của nhân dân, ăn của dân đến tận xương tủy. Một yếu kém nữa có thể làm cho chúng ta khó đạt được mức thu nhập cao đó chính là hệ thống hành chính của chúng ta qua rườm rà, phức tạp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, môi trường kinh doanh chưa năng động, nhất là khu vực tư nhân còn quá yếu mà theo Gs Kenichi Ohno sự năng động của khu vực tư nhân là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp các nước thoát khỏi mức thu nhập trung bình. Thái lan và Malaysia đã không
- làm được điều đó chính vì vậy họ đã giậm chân tại chỗ ở mức thu nhập trung bình. Thực tế Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước độc quyền đã làm bóp méo thị trường. Còn nhớ vào năm 2007, khi mà đầu tư cho khu vực doanh nghiệp nhà nước ở mức thấp nhất trong lịch sử nhưng vẫn chiếm tới 47% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bất cập nữa hiện nay, đó là trong khi nền tảng khoa học công nghệ chưa phát triển cao, chất lượng nguồn nhân lực vẫn kém, ấy thế mà hệ thống giáo dục, chất lượng giáo dục còn quá sơ sài, nếu không muốn nói là “thất bát”, đã qua bao nhiêu lần cải cách mà nó vẫn thế, vẫn theo kiểu thầy đọc trò chép, dạy những cái hầu như không được sử dụng cho tương lai. Nếu nền giáo dục vẫn như hiện nay, tôi có thể khẳng định rằng chúng ta sẽ mãi chỉ là quốc gia đang phát triển mà thôi. Nói một cách chung nhất nguy cơ có thể làm nước ta mắc vào bẫy thu nhâp trung bình đó chính là việc hoạch định chính sách của chúng ta. Từ trước đến nay chúng ta chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, chính vì vậy chỉ để ý đến tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng đến chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng đạt mức cao nhưng chất lượng tăng trưởng lại ở mức thấp. Nếu cứ phát triển theo con đường này sự phát triển c ủa chúng ta có thể nhanh nhưng không bền vững và không sớm thì muộn đất nước sẽ không phát triển được. Chúng ta đã dự định hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa đất nước vào năm 2020, nhưng chưa có một chính sách rõ ràng, chưa vạch ra được những việc phải làm, con đường phải đi để thực hiện được mục tiêu đó. Nếu cứ tình trạng ì ạch, không chịu thay đổi hoạch định chính sách chúng ta sẽ đứng mãi ở mức thu nhập trung bình mà thôi. Trên là một số nguy cơ có thể đưa nước ta mắc vào bẫy thu nhập trung bình, nhưng đó chỉ là nguy cơ mà thôi. Nước ta vẫn có thể thẳng tiến tới mức thu nhập cao nếu thực hiện sự thay đổi toàn diện. Phần cuối cùng của bài viết nay sẽ đưa ra một số biện pháp để giúp chúng ta có thể tránh được bẫy thu nhập trung bình. III. Các biện pháp nhằm giúp Việt Nam thoát bẫy và vươn lên tầm quốc gia phát triển. Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường, việc có thể hóa rồng hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính chúng ta. Nếu chọn con đường đi đúng, Việt Nam sẽ là những con rồng trong nay mai như các nước Nics, còn ngược lại tương lai Việt Nam sẽ là Thái Lan và Malaysia bây giờ. Ngay từ bây giờ chúng ta cần phải hoạch định lại con đường đi rõ ràng cho mình, tái cấu trúc lại nền kinh tế hiện nay, có như vậy nước ta mới thoát khỏi nguy cơ mắc vào bẫy thu nhập trung bình. Malaysia, nước đang mắc vào bẫy thu nhập trung bình, vừa rồi vào ngày 30/3/2010, thủ tướng Najib Razak đã công bố mô hình kinh tế mới với kì vọng đ ưa Malaysia tr ở thành một nền kinh tế có thu nhập cao (cụ thể là 15000$ vào cuối thập kỉ này) tiến tới đạt được vị thế một nước phát triển hoàn toàn vào năm 2020. Mô hình này được đánh giá là “sự chuyển đổi đầy táo bạo” với các nội dung chính như: - Nâng cao mức thu nhập cho tất cà các dân tộc, thu hẹp bất bình đ ẳng trong s ự phát triển của các dân tộc trên lãnh thổ (trước kia chủ yếu đầu tư cho sự phát triển của dân tộc Mã Lai).
- - Một số công ty sẽ được tư nhân hóa, đặc biệt là các công ty tài chính, nhằm giảm bớt sự có mặt của chính phủ trong nền kinh tế. - Theo đuổi chính sách phát triển nền công nghiệp tri thức, nâng cao trình độ tay nghề người lao động, … - Malaysia quyết tâm phấn đấu nhằm chiếm lĩnh vai trò dẫn đầu trong công nghệ xanh bằng cách phát triển dịch vụ, các nghành cônh nghiệp xanh có giá trị cao và phấn đấu trở thành một trung tâm công nghệ sinh học hàng đầu thế giới. Malaysia đã đề ra đề án xây dựng nền kinh tế mới như vậy thế thì Việt Nam sẽ tái cấu trúc nền kinh tế lúc nào, và như thế nào ? Theo ý kiến của các chuyên gia ngay từ bây giờ Việt Nam phải thay đổi. Đầu tiên chúng ta phải vạch rõ những việc phải làm, con đường phải đi thật chi tiết để đạt được mục tiêu công nghhiệp hóa đất nước vào năm 2020. Cần xác đ ịnh rõ như th ế nào là một nước công nghiệp hóa, và để đạt được nó ngay từ hôm nay chúng ta phải làm gì, năm nay phải làm gì, 5 năm tới phải làm gì, và 10 năm tới chúng ta làm như thế nào. Hay nói cách khác phải hoạch định rõ chính sách, mục tiêu cụ thể cho t ừng thời kì, các chính sách và mục tiêu đó phải sát với thực tiễn, và phải nhằm một mục đích là phát triển bền vững. Tăng truởng hiện nay của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước ngoài, xuất khẩu tài nguyên, lao động giá rẻ, những yếu tố đó đã đưa chúng ta thoát nghèo nhưng không đảm bảo cho chúng ta phát triển lên thành nước có thu nhập cao đ ược. Chúng ta chỉ có thể trở thành nước phát triển khi mà chúng ta biết tận dụng nguồn lực con người một cách tốt nhất. Điều đó có nghĩa là cần phải nâng cao tay nghề cho người lao động, tập trung phát triển đất nước theo chiều sâu chứ không phải là chiều rộng như tr ước nữa. Khi mà sự cạnh tranh trên thế giới ngày càng một khắc nghiệt thì chúng ta ph ải biết tạo ra những giá trị riêng, những thế mạnh của mình có như vậy mới có thể c ạnh được trên thị trường. Chúng ta nên tập trung thu hút những dự án FDI có hàm l ượng công nghệ cao và h ạn chế dần dần những dự án yêu cầu nhiều lao động nhưng tay nghề thấp. Phải phát huy được tính sáng tạo, đầu óc suy nghĩ nơi người lao động. tập trung sản xuất ra nh ững sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. Theo ông Martin Rama, chuyên viên kinh tế cao cấp của ngân hàng Thế giới đ ể thoát bẫy thu nhập trung bình, các quốc gia cần chuyên biệt về một lĩnh vực nào đó, nơi mà họ có thể gặt hái được thành công về kinh tế, dẫn dầu về công nghệ sản xuất. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải xác định rõ ràng ngành nào sẽ là ngành công nghiệp chủ chốt của chúng ta trong tương lai để đầu tư phát triển.Và ngành đó phải là ngành yêu cầu công nghệ cao. Thái lan đã xác định trong những năm tới phấn đấu trở thành một trong những nước xuất khẩu ôtô hàng đầu châu Á, Malaysia phấn đấu tr ở thành trung tâm công nghệ sinh học hàng đầu thế giới, còn Việt Nam thi sao? Chúng ta phải lấy Hàn Quốc làm gương, khi mà từ một nước rất nghèo, phải đi xuất khẩu lao động, xuất khẩu tóc giả, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã chuyển sang đóng tàu, xuất khẩu ôtô, điện tử.
- Trong cuốn “Đông Á phục hưng” do Ngân hàng Thế giới xuất bản năm 2008, đã nêu rõ những bài học để hóa rồng của các nước châu Á. Đó là, muốn đi từ một nước thu nhập trung bình lên giàu có, các nước phải thực hiện ba sự chuyển đổi quan trọng: từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa, từ tích lũy sang sáng tạo, từ kỹ năng cơ bản sang kỹ năng tiên tiến. Người ta cũng nhận định một số nước châu Á đã thành công trong hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế, nhờ vậy đã thoát nghèo, trở thành nước thu nhập trung bình, và ngày nay để vươn lên giàu có, các nước đó phải thực hiện cuộc hội nhập thứ ba - hội nhập bên trong nước mình. Vì thế, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “Thực hiện 3 sự chuyển đổi này đối với nước ta chính là chuyển sang mô hình tăng trưởng mới, không theo bề rộng mà theo chiều sâu, lấy hiệu quả, chất lượng làm thước đo chính. Không dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và vốn đầu tư lớn mà dựa chủ yếu vào công nghệ, tính sáng tạo và năng suất lao động để tăng trưởng. Tạo nên l ợi thế c ủa mình đ ể tham gia dây chuyền sản xuất trong khu vực và toàn cầu một cách hữu hiệu nhất". Còn việc thực hiện cuộc hội nhập bên trong, theo bà: “Chính là xây dựng một môi trường tự do, bình đẳng, bảo đảm điều kiện tối đa cho sự phát triển sáng tạo của mỗi con người trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Và những “công cụ” chủ yếu để thực hiện những việc trên chính là một nhà nước trong sạch, vững mạnh, một đội ngũ doanh nhân - doanh nghiệp năng động, sáng tạo, và một nền giáo dục tiên tiến, mở cơ hội học tập và phát triển không ngừng cho mọi người dân”. Như lời bà Lan nói, chúng ta phải biết gắn kết tăng trưởng với bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, xây d ựng được một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, cuơng quyết xử lý tất cả các tệ nạn có thể có trong bộ máy nhà nước. Một điều rất quan trọng đó là chúng ta phải đầy mạnh đa dạng hóa các thị trường vốn, tự do hóa thương mại dịch vụ, tăng c ường công tác tiếp thị thị trường, tìm kiếm thị trường, vươn ra tầm quốc tế. Một điều rất quan trọng nữa, đó chính là phải tạo mọi điều kiện để làm cho kinh tế khu vực tư nhân của chúng ta năng động hơn. Hạn chế hơn nữa sự có mặt c ủa nhà n ước trong nền kinh tế. Những gì tư nhân làm được hãy khuyến khích họ làm, có nh ư v ậy mới tạo ra được một môi trường kinh doanh năng động, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển. Một đề xuất của ông Kenichi Ohno đối với cấu trúc bộ máy nhà nuớc chúng ta, đó chính là xây dựng được một nhóm kỹ trị dưới quyền thủ tướng, có chức năng hoạch định chính sách, tham mưu ý kiến cho thủ tướng. Nhóm kỹ trị này phải là những chuyên gia, quan chức, nhà đầu tư trẻ, được đào tạo tốt, am hiểu chuyên sâu về kinh tế. Sơ đồ cấu trúc chính phủ như sau ( theo Gs Kenichi Ohno) : Thủ tướng
- Nhóm kỹ trị (Nhà hoạch định CS) Các bộ (Cơ quan thực hiện chính sách) Nhóm kỹ trị ở một số nước Hàn Quốc Ủy ban Kế hoạch kinh tế Ban Kế hoạch kinh tế Malaysia Ủy ban PTKT-XHQG Thái Lan Nhóm ưu tú Quốc dân đảng Đài Loan “Mafia Berkeley” các nhà kinh tế Indonesia được đào tạo ở Hoa Kỳ) Indonesia “Các chàng trai Chicago” (các nhà kinh tế Chi-lê được đào tạo ở ĐH Chicago) Chi-lê C
- Các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan … đều có cơ quan trên, và đã đạt đ ược những thành công, vậy tại sao Việt Nam lại không ? Thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình hay không là ở chúng ta. Ngay từ bây giờ chứ không phải lúc nào khác, hành động của chúng ta sẽ quyết định cho tương lai đ ất nước. “ S ẽ mất rất nhiều năm mới có thể đạt được nền kinh tế hiện đại, do đó không bao giờ là quá muộn cho một quyết định khởi hành” ( Jonathan Pincus). Tài liệu tham khảo: - Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Đổi mới hoạch định chính sách công nghiệp ở Việt Nam. Kenichi Ohno (VDF/GRIPS). Sửa đổi 18/3/2010. www.vdf.org.vn/Doc/2010/Sym18Mar10KOhnoSlidesV.pdf - Bẫy thu nhập trung bình . http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201002/20100106002719.aspx Làm sao thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình? – P/v Lê Đăng Doanh. - http://hanoigreen.wordpress.com/2010/02/02/lam-sao-thoat-kh%E1%BB%8Fi-b%E1%BA %ABy-thu-nh%E1%BA%ADp-trung-binh-pv-le-dang-doanh/ Kinh tế Việt Nam nên tránh bẫy thu nhập trung bình - http://www.baomoi.com/Info/Kinh-te-Viet-Nam-nen-tranh-bay-thu-nhap-trung- binh/122/3115324.epi "Lời nguyền tài nguyên" và nguy cơ của một nước làm thuê . - http://www.tuanvietnam.net/2009-12-29-loi-nguyen-tai-nguyen-va-nguy-co-cua-mot-nuoc- lam-thue - Để VN thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình: Cần 30 năm và một chính sách tốt. http://www.laodong.com.vn/Home/De-VN-thoat-khoi-bay-thu-nhap-trung-binh-Can-30- nam-va-mot-chinh-sach-tot/20103/177588.laodong - Việt Nam vẫn là nước thu nhập thấp. http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/03/3BA19FB9/ - Việt Nam đứng trước bẫy thu nhập trung bình. http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/12/3BA164CF/ Làm gì để kinh tế Việt Nam không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”? - http://atpvietnam.com/vn/lanhdao/38583/index.aspx - Tránh “bẫy thu nhập trung bình”. http://www.azgo.vn/kinh-te/tai-chinh/16982-tranh- bay-thu-nhap-trung-binh - Hành động để tránh “bẫy thu nhập trung bình”. http://www.tinmoi.vn/Hanh-dong-de- tranh-ldquobay-thu-nhap-trung-binhrdquo-03136110.html - Khát vọng phát triển và bẫy thu nhập trung bình. http://my.opera.com/tiendungdl/blog/show.dml/7478701 Malaysia công bốmô hình kinh tế mới. http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/the- - gioi/chau-a/malaysia-cong-bo-mo-hinh-kinh-te-moi/90671.102104.html - Chảy máu tài nguyên khoáng sản. http://www.sggp.org.vn/kinhte/2010/4/223292/ - Tài nguyên khoáng sản rồi sẽ sớm cạn kiệt.
- http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/32450/ - Đổi mới cách làm chiến lược. http://www.vnep.org.vn/.../Doi%20moi%20cach%20lam%20chien%20luoc.pdf
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng luận Bẫy thu nhập trung bình: Nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhập trung bình châu Á
60 p | 67 | 7
-
Trung Quốc, Ấn Độ, và nền kinh tế toàn cầu: Vũ điệu với Người khổng lồ - Phần 2
144 p | 33 | 7
-
Ebook Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam: Phần 2
173 p | 28 | 5
-
Bẫy thu nhập trung bình và thách thức cho các nước đang phát triển
10 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn