intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé chơi gì theo từng độ tuổi?

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, trẻ con dường như càng thiếu dần đi những trò chơi thú vị của ngày xưa như vọc cát xây nhà, nhảy dây, bắn bi... Hãy thử so sánh với con em chúng ta ngày nay xem, chúng chỉ có những giờ chơi được quy định sẵn với sự giám sát chặt chẽ của cha mẹ mà thôi! Ngày nay ta gọi những giờ chơi không ‘thiết kế’ sẵn như vậy là chơi tự do. Nhưng dường như trẻ em đã không còn được tiếp cận với khái niệm đó nữa. Điều này...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé chơi gì theo từng độ tuổi?

  1. Bé chơi gì theo từng độ tuổi? Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, trẻ con dường như càng thiếu dần đi những trò chơi thú vị của ngày xưa như vọc cát xây nhà, nhảy dây, bắn bi... Hãy thử so sánh với con em chúng ta ngày nay xem, chúng chỉ có những giờ chơi được quy định sẵn với sự giám sát chặt chẽ của cha mẹ mà thôi! Ngày nay ta gọi những giờ chơi không ‘thiết kế’ sẵn như vậy là chơi tự do. Nhưng dường như trẻ em đã không còn được tiếp cận với khái niệm đó nữa. Điều này đang được những chuyên gia về phát triển trẻ em cảnh báo các bậc phụ
  2. huynh. Trẻ em có nhu cầu được vui chơi, nhưng quan trọng là chúng đang chơi những gì. Trẻ con hiện nay gắn liền với màn hình ti-vi và những chiếc máy tính, những thứ được lập trình để hành động và suy nghĩ thay cho chúng. Còn với những môn thể thao ở trường học có luật lệ chặt chẽ và quá thiên về những quy định của khởi đầu lẫn kết thúc, lại không phù hợp cho 1 trò chơi trẻ em đúng nghĩa. Nhu cầu để được chơi những trò chơi thuần túy của tuổi thơ cũng giống như việc được ăn, uống và không khí để thở vậy! “Những trò chơi quá bình lặng sẽ khiến trẻ trở nên già trước tuổi!”, nhà tâm lý học David Elking - tác giả cuốn sách “Năng lực của những trò chơi” - nhận định. “Quá ít thời gian chơi đùa lại khiến trẻ trở nên căng thẳng hơn, dẫn đến những nỗi lo âu vô cớ, xuống tinh thần hay rất dễ thất vọng.” – theo Jill Stamm, giám đốc Học viện New Directions (Phoenix) nghiên cứu về sự phát triển trí não ở
  3. trẻ em, trích dẫn từ một báo cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Lưu ý rằng điều này cũng đúng với những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng ở người trưởng thành. Và khi từ chối những trò chơi hào hứng đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chọn cách sống thụ động, dễ tăng cân và có nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì cho trẻ. Hãy bắt đầu suy xét lại và khuyến khích con bạn phát triển một cách tự nhiên hết mức có thể. Bé cần chơi như thế nào theo từng độ tuổi? 1. Tuổi sơ sinh (mới sinh đến 12 tháng)
  4. s Cách trẻ tự chơi: Đá vào chiếc di động của bố mẹ hay phá những khối xếp hình dường như không hẳn là một trò chơi, nhưng những hoạt động tưởng như "không làm gì cả" như thế lại rất vui và cần thiết đối với trẻ nhỏ. Khi chơi, não của chúng làm việc, xử lý những "dữ liệu" nhập vào để chuyển thành những thông tin có ý nghĩa qua đó giúp chúng kiểm soát được hành vi của chính mình và hoàn cảnh xung quanh. Bố mẹ phải làm gì? Tận dụng mọi cơ hội để vui đùa: “Chơi đùa nên chiếm phần lớn thời gian khi bé thức, ngoại trừ giờ ăn.” – lời khuyên từ Stamm. Và món đồ chơi yêu thích nhất của bé chính là bạn đấy! Bạn không cần phải cố gắng lắm đâu: hãy thử tận dụng
  5. những trò chơi tuy quen thuộc nhưng rất hiệu quả, ví dụ như chơi ú tim, từ đó có thể dạy trẻ 1 vài bài học bổ ích (gợi ý: "khi con không nhìn thấy một thứ gì đó không có nghĩa là nó không có ở đó!"). Hay trò xếp gạch sẽ giúp bạn gây dựng mối quan hệ thắt chặt hơn giữa 2 mẹ con bạn. Lựa chọn những món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé: Điều này giúp bảo vệ sự an toàn cho trẻ. Những trò chơi như thế sẽ giúp kích thích các giác quan, như dụng cụ tập thể dục trẻ em tại nhà, chiếc lục lạc hay bảng viết lụa. “Rời khỏi sàn nhà đi!”: Trẻ em thường được bồng ẵm hay đặt ngồi yên một chỗ quá nhiều đến nỗi chúng ít có cơ hội luyện tập những kỹ năng tự thân vận động. Cho trẻ cơ hội tự chơi: Hãy cố gắng đọc và hiểu những ám hiệu qua cử chỉ của con. Khi bé quay mặt đi và bắt đầu quấy khóc, phụng phịu thì có nghĩa con đang muốn nói: “Vậy là đủ rồi!”. Lúc đó con bạn đã sẵn sàng để ăn hay đã đến giờ ngủ, cũng còn có thể chúng đang muốn ở một mình để quan sát, học hỏi những gì đang diễn ra xung quanh.
  6. 2. Tuổi chập chững (1 – 3 tuổi) Cách bé tự chơi: Tuổi chập chững lớn lên trong sự tò mò về mọi thứ và cải thiện những kỹ năng tự vận động của mình. Đối với lứa tuổi này, chúng muốn khám phá tất cả thế giới. Phần lớn trẻ em ở tuổi chập chững rất thích quấn quit với các bạn đồng trang lứa. Nhưng là chơi theo kiểu cặp kè, vì chúng thường tự xem chính mình là trung tâm của thế giới, "chia sẻ" đối với lứa tuổi này dường như là một khái niệm
  7. khá khó tiếp nhận. Cách hướng dẫn trẻ: Chọn những trò chơi có tính chất gợi mở: Những món đồ chơi đơn giản như khối xếp gạch, quả banh hay búp bê, thậm chí cả những vật dụng thường ngày như muỗng gỗ hay hộp đựng giày giúp gợi lên những tưởng tượng nhiều hơn khi chúng được tập họp lại chung với nhau. Chúng có thể liên tưởng đến những con vật hay mô hình xe hơi. Nhớ rằng những cuộc vui có thể diễn ra ở bất cứ đâu: Không chỉ trong hộp cát hay bắt buộc phải có những món đồ chơi. Ngay cả việc đổ nước từ cốc sang bồn nước hay đuổi theo bọt bong bóng trên sàn nước chắc chắn cũng đem đến thú vị cho bé. Ra ngoài chơi mỗi ngày: Bất kể nắng mưa hay trời lạnh, bé ở tuổi chập chững cũng cần sự kích thích từ thiên nhiên và có cơ hội để tiêu thụ năng lượng trong cơ thể.
  8. Tận dụng ti-vi cách hiệu quả: Xem ti-vi không phải là một việc gây hại gì, nhưng mỗi giờ ngồi trước màn hình bạn đã đánh đổi chừng ấy thời gian hoạt động vui chơi. Vì thế hãy cố tận dụng thời gian đó để cùng nói về những gì bạn và con đang xem. Thay đổi đồ chơi của trẻ: Tạo cho con bạn nhiều sự lựa chọn thật phong phú. Mỗi tuần từ từ lấy ra vài món cũ và âm thầm bỏ vào những món mới. Bé con sẽ không chú ý để khóc đòi đâu! Cách chúng chơi: Kỹ năng ngôn ngữ được cải thiện trong lứa tuổi này sẽ biến con bạn trở thành những tay kể chuyện tí hon. Những trò chơi tưởng tượng và đóng kịch, nhập vai đến tuổi này trở nên phức tạp hơn với chúng vì bây giờ trẻ đã có thể hiểu rõ hơn những khái niệm rắc rối hơn như thời gian và mối liên hệ giữa những sự vật. Khả năng tự vận động phát triển tiến bộ hơn, giúp trẻ có thể bắt đầu tập lái xe đạp ba bánh hay ném và chụp banh. Những đặc điểm này cũng giúp bé chơi với nhau tốt hơn.
  9. Lúc này là thời điểm bé hiểu như thế nào là tình bạn một cách đúng nghĩa lần đầu tiên. Cách hướng dẫn trẻ: Vui chơi vẫn rất quan trọng đối với lứa tuổi này: “Cha mẹ thường mất kiên nhẫn với việc luôn phải theo sát mặc quần áo, chỉ mong ước con sớm học biết chữ và trở nên là một thành viên có ích!” – Stamm nói. “Nhưng những giờ chơi tự do vẫn rất quan trọng, việc đó giúp trí não trẻ phát triển.” Tuổi ấu nhi cần đặt trọng tâm phát triển ở những kỹ năng xã hội và cảm xúc nhiều hơn là học kiến thức. Tìm cách giúp con bạn có cơ hội giao thiệp với những đứa trẻ khác: Bên cạnh lớp mẫu giáo và công viên, hãy thử tìm đến các Hội sinh hoạt hay thư viện xem! Hạn chế thời gian ngồi trước màn hình: Chưa có một bằng chứng rõ ràng nào về việc trò chơi vi tính hay những game ‘giáo dục’ có tác dụng giúp con bạn thông minh hơn.
  10. Khuyến khích những trò chơi sáng tạo: Nghệ thuật (tranh vẽ) hay phục trang kịch là những cách giúp trẻ ở lứa tuổi này nâng cao tầm khám phá của mình. Chấp nhận những đam mê: Sự tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó chỉ ra rằng con bạn đang trong quá trình hoàn thiện một kỹ năng nhất định. Đừng lo lắng về sự rập khuôn: “Con trai thường hứng thú hơn với trò chơi Lego hay những món đồ chơi không gian, cơ khí vì não của bé trai phát triển nhanh hơn ở vùng này.”, Michael Gurian – tác giả quyển sách “Ủng hộ sự phát triển tự nhiên”, góp ý. Mặt khác, các bé gái thường phát huy khả năng kiểm soát hành vi và một khả năng ngôn ngữ đặc biệt, nên thường thích thú với chuyện viết lách và đọc hiểu. Không gì là tốt hơn cả, bởi đơn giản chỉ vì chúng khác nhau mà thôi! Đừng lo lắng quá khi chuẩn bị đưa con vào nhà trẻ: Bé ở lứa tuổi này không phải đến trường để bị ép buộc phải học
  11. quá khắt khe đâu, thế nên hãy thoải mái đi! 3. Tuổi ấu nhi (3 – 5 tuổi) es 4 Tuổi thiếu nhi (5 tuổi trở lên) Cách chúng chơi: Bạn bè trở nên rất quan trọng với trẻ trong giai đoạn này, nhất là những ai sẵn sàng chia sẻ với bé chiếc bánh kẹp hay những sở thích của chúng. Tự thể hiện bản thân rất có ý nghĩa với bé. Thấu hiểu cách vận hành của những sự vật xung quanh cặn kẽ hơn khơi gợi
  12. trong bé thêm nhiều mối bận tâm về quy luật hoạt động của chúng... Cách hướng dẫn trẻ: Tập cho bé thật năng động: Bé càng thụ động chừng nào thì những chỉ số huyết áp, cholesterol và insulin càng trở nên tệ hơn chừng nấy - một nghiên cứu năm 2006 đã chỉ ra như vậy. Điều duy nhất bạn cần làm là thường xuyên nhắc nhở bé phải vận động. Đừng đặt ra nhiều mục tiêu quá: Hầu hết trẻ em thường hoàn thành công việc tốt nhất nếu như không có hơn 3 nhiệm vụ khác đang chờ đợi chúng: Một về mặt xã hội, một thể thao (bóng đá), và một nghệ thuật (bài tập piano). Tham gia vào những đội thể thao: Chọn những môn thể thao tập luyện nhiều nhưng dưới sự hướng dẫn của người lớn, cho chúng tự hoạt động một ít. Đa số chuyên gia không khuyến khích việc này khi trẻ chưa đủ 5-6 tuổi. Giúp trẻ sống tự lập hơn: Tạo cho bé nhiều cơ hội hơn để khám phá niềm vui từ các hoạt động. Chú ý nhiều hơn tới
  13. những kỳ cắm trại hè của trẻ, là dịp giúp trẻ tập làm công việc thay vì chỉ chơi đùa (như thể thao, vi tính hay học tập). Nhạy cảm với những dấu hiệu: Sự ủ rũ, lo lắng hồi hộp về một hoạt động nào đó hay không muốn tham gia buổi dã ngoại là những dấu hiệu cho thấy con bạn cần nhiều thời gian hơn để thư giãn. Sum họp gia đình ít nhất 1 lần trong tuần: Bất kể gia đình làm gì, mỗi tuần cũng nên đi dạo hay chỉ ngồi lại chuyện trò cùng nhau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2