intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé thích 'phá phách'

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

61
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mẹ vừa dọn nhà, con đã bày ra Bé hơn một tuổi bày bẩn chỉ đơn giản đó là cách bé tìm hiểu mọi thứ xung quanh: bày đồ chơi ra để chơi mà không biết mẹ vừa mất công dọn, lôi quần áo mẹ vừa gập gọn xuống dưới sàn. Sự tò mò khám phá ở bé là điều tự nhiên có lợi nhưng không phải để bé thích sao thì làm vậy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé thích 'phá phách'

  1. Bé thích 'phá phách' Mẹ vừa dọn nhà, con đã bày ra Bé hơn một tuổi bày bẩn chỉ đơn giản đó là cách bé tìm hiểu mọi thứ xung quanh: bày đồ chơi ra để chơi mà không biết mẹ vừa mất công dọn, lôi quần áo mẹ vừa gập gọn xuống dưới sàn. Sự tò mò khám phá ở bé là điều tự nhiên có lợi nhưng không phải để bé thích sao thì làm vậy. Mẹo tránh lộn xộn: Nên cho bé một số thứ và một chỗ để bé chơi được mà không chèn ép sự phát triển của bé, cũng không khiến mẹ bực mình. Gỡ giấy vệ sinh Bé mới biết đi thích kéo giấy vệ sinh ra khỏi lõi giấy càng nhanh càng tốt, cho đến khi nó thành một đám giấy rối bời. Hoạt động này, xét về khía cạnh tích cực, là giúp bé xây dựng kỹ năng vận động cũng như phối hợp tay mắt nhịp nhàng. Mẹo tránh lộn xộn: Cho bé một cuộn giấy vệ sinh của riêng bé để bé được tự chơi (có thể đưa cho bé một cuộn giấy gần hết để bé gỡ ra rồi cuốn lại). Một lựa chọn khác là cho bé chơi với bóng thay thế. Đây cũng là cách chơi giúp bé phát triển các kỹ năng tương tự. Vẽ lên tường Đưa bút chì màu cho bé và đảm bảo với bạn, bé sẽ trổ tài họa sĩ lên tường nhà. Vẽ giúp bé rèn sự khéo léo cho đôi tay và hữu ích cho quá trình cầm bút viết ở bé về sau. Mẹo tránh lộn xộn: Khi đưa cho bé bút, bạn đừng quên đưa kèm theo giấy. Với một tờ giấy lớn, bé sẽ ít có khả năng nguệch ngoạc lên các bức tường. Nhưng nếu đã có giấy mà bé vẫn vẽ lên tường, bạn cần
  2. nói cho bé biết như thế là không được phép. Nếu bé đã lỡ làm bẩn nhà, bạn nên đưa khăn cho bé để bé tự khắc phục hậu quả. Chơi với thực phẩm Bé dùng tay để khám phá kết cấu, màu sắc khác nhau cũng như hương vị của thực phẩm. Bé cũng sẽ tò mò tìm hiểu nguyên nhân - hệ quả ở lứa tuổi này. Vì thế, không có gì là lạ nếu đang ăn, bé bỗng nhiên thả đồ ăn xuống đất xem nó rơi và be bét trên mặt sàn nhà thế nào. Mẹo tránh lộn xộn: Đặt một thảm nilon dưới bàn ăn của bé. Do đó, bạn sẽ tránh được việc phải lau chùi sàn nhà khi bé làm bẩn. Nếu bạn "nhảy dựng" lên mỗi khi bé thả đồ ăn xuống sàn, bé sẽ tưởng đó là một trò chơi và còn tiếp diễn trò này nữa. Nếu bé còn ném thức ăn thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy bé đã ăn đủ. Bạn nên sớm kết thức bữa ăn. Lôi đồ đạc từ ngăn tủ Nồi, chảo hay dụng cụ nấu ăn với bé là những đồ chơi thú vị. Bé thích lôi những đồ trong ngăn tủ vừa với tầm tay với của bé ra bên ngoài. Hoạt động này rèn cho bé sự khéo léo, nâng cao nhận thức về không gian, đồng thời xây dựng kỹ năng phối hợp tay mắt cho bé nhà bạn. Mẹo tránh lộn xộn: Cho bé những đồ dùng nhà bếp an toàn mà bé có thể chơi cùng, phần còn lại, bạn cần cất ở nơi cao hay có chốt an toàn. Áp đặt không phải cách để bé chịu làm việc nhà. Thay vì đưa mệnh lệnh bắt bé làm thì cha mẹ nên nhẹ nhàng, ví dụ: "Mẹ rất vui nếu con giúp mẹ...". Đồng thời, khiến bé tự tin với những thành quả của bé,
  3. chẳng hạn: "Con tự gấp chăn à, trông đẹp quá". Một khi có cảm giác được độc lập thì bé sẽ có động lực để giúp mẹ nhiều hơn nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2