intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh béo phì ở trẻ em

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

437
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao cùng với sự ra đời của nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng khác nhau, một số bậc phụ huynh thường không chú ý đến vấn đề cân bằng dinh dưỡng cho con. Trẻ béo phì xuất hiện ngày càng nhiều, nguy cơ mắc các bệnh khác ở những em bé béo phì này sau khi lớn lên cũng ngày càng nhiều hơn Ở mức độ như thế nào thì có thể gọi là béo phì? Về mặt y học, thường gọi những trẻ có mức trọng lượng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh béo phì ở trẻ em

  1. Bệnh béo phì ở trẻ em Ngày nay, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao cùng với sự ra đời của nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng khác nhau, một số bậc phụ huynh thường không chú ý đến vấn đề cân bằng dinh dưỡng cho con. Trẻ béo phì xuất hiện ngày càng nhiều, nguy cơ mắc các bệnh khác ở những em bé béo phì này sau khi lớn lên cũng ngày càng nhiều hơn Ở mức độ như thế nào thì có thể gọi là béo phì? Về mặt y học, thường gọi những trẻ có mức trọng lượng cơ thể cao hơn 20% so với các bé cùng tuổi là có chứng béo phì. Quá nhiều mỡ trong cơ thể không chỉ tạo ra gánh nặng cho cơ thể, mà còn gây ra những tổn hại nhất định về mặt tâm lý Trẻ béo phì không thích ra ngoài hoạt động, dễ là đối tượng bị bạn bè trong một nhóm trẻ chê cười. Cùng với thời gian, trẻ sẽ dễ có những áp lực về mặt tâm
  2. lý, tự ti, hình thành đặc trưng không tốt về tính cách. Sau khi lớn lên, béo phì cũng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ cho sức khoẻ sinh lý, như mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, xơ hoá động mạch, các bệnh về gan mật và một loạt các bệnh khác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trẻ béo phì do có quá nhiều tổ chức mỡ, vết nhăn nheo trên da sâu thêm, nếu chăm sóc không tốt sẽ dễ dẫn đến bị ẩm ướt cục bộ gây mẩn da hoặc bị sưng. Trẻ béo phì không phải là một chỉ tiêu của sức khoẻ. Trong giai đoạn sơ sinh, đặc biệt là từ tuần thứ 30 của thai kỳ cho đến sau khi sinh 1 tuổi, là giai đoạn các tế bào mỡ rất sinh sôi phát triển, nếu lúc này, dinh dưỡng quá dư thừa sẽ làm cho các tế bào mỡ dư thừa cứ thế được giữ lại trong cơ thể, do các tế bào này có thể tích lớn, số lượng lại nhiều, nên rất khó để chữa khổi bệnh béo phì. Ngoài ra béo phì ở trẻ em còn liên quan đến vấn đề di truyền. Một trong hai người bố hoặc mẹ béo phì thì tỷ lệ xuất hiện béo phì ở trẻ khoảng 40%. Nếu cả bố và mẹ đều béo phì thì tỷ lệ này ở trẻ là 70%. Phòng tránh bệnh béo phì càng đặc biệt quan trọng đối với những trẻ được sinh ra trong gia đình có người béo phì. Phương pháp phòng tránh chủ yếu bao gồm: * Những thực phẩm ăn nhanh không được kiểm soát: Hạn chế tới mắc tối đa những thực phẩm ăn nhanh như bánh quy, khoai tây rán, thay vào đó là những loại hoa quả tươi và rau xanh, bánh ngọt ít béo, sữa
  3. chua, phó mát. Điều quan trọng là bạn cần quản lí những thứ bé ăn vào, không để bé ăn uống tràn lan. * Không ăn khi xem TV: Bé sẽ bị mất tập trung khi xem phim và không nhận ra rằng mình đã no. Hãy giúp bé học cách lắng nghe cơ thể. * Không uống quá nhiều sô đa và nước ép: Sô đa và những loại nước ngọt có ga, nước ngọt làm từ đường nhân tạo làm bé cho không cảm thấy đói vào bữa ăn và không có nhiều dinh dưỡng như các loại nước trái cây tươi. * Hạn chế cho bé ăn từ hàng bán tự động: Phần lớn các thực phẩm từ hàng ăn tự động không giàu dinh dưỡng như đồ ăn bạn chế biến. Nếu bé ra ngoài và cần phải có một bữa ăn nhỏ thì bạn nên gói đồ ăn ở nhà để bé mang theo.
  4. * Dành quá nhiều thời gian trước máy vi tính và TV cũng là nguy cơ khiến bé bị béo phì: Bé có thể nghiện ngồi chơi điện tử cả ngày, sẽ kém vận động. Thêm vào đó, những quảng cáo trên TV khuyến khích bé hấp thu nhiều loại thực phẩm ăn nhanh giàu calo và nghèo dinh dưỡng. Để khuyến khích bé hoạt động, bạn nên tránh xa việc để TV trong phòng ngủ của bé. * Ăn quá nhiều trong bữa ăn: Bé ăn không kiểm soát được, ăn quá no trong 3 bữa ăn lớn. Thay vì ăn 3 bữa lớn, bạn nên cho bé ăn các bữa nhỏ, bụng bé lúc nào cũng không quá đói, cũng không quá no. *Bữa ăn lành mạnh và hoạt động thể chất: Thay vì ngồi đó mà than thở với “cục cưng xe lu” của mình thì bạn hãy tạo cơ hội cho bé được thưởng thức những bữa ăn lành mạnh và những hoạt động thể chất. * Trở thành tấm gương ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục để bé noi theo. Nếu bé có bố mẹ bê tha trong chuyện ăn uống thì điều tất yếu, cả mẹ cả con đều béo phì.
  5. Điều tế nhị là không nên chê bé bị béo phì hoặc trêu chọc bé trước mặt mọi người, nói quá nhiều về vấn đề này ở nhà, bé sẽ kém tự tin và trở nên lo lắng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2