intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh “cột sống tre”

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

157
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh "cột sống tre" còn gọi là bệnh viêm cột sống dính khớp là một bệnh gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Không chỉ thế, bệnh còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị được căn bệnh này cần có sự kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và các phương pháp điều trị chỉnh hình. Bài viết dưới đây của PGS. Vũ Quang Bích sẽ giới thiệu với bạn đọc một số phương pháp điều trị căn bệnh này. Bệnh "cột sống tre" có biểu hiện như thế nào? ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh “cột sống tre”

  1. Bệnh “cột sống tre” Bệnh "cột sống tre" còn gọi là bệnh viêm cột sống dính khớp là một bệnh gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Không chỉ thế, bệnh còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị được căn bệnh này cần có sự kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và các phương pháp điều trị chỉnh hình. Bài viết dưới đây của PGS. Vũ Quang Bích sẽ giới thiệu với bạn đọc một số phương pháp điều trị căn bệnh này. Bệnh "cột sống tre" có biểu hiện như thế nào? Bệnh "cột sống tre" còn được đặt tên là bệnh Bechterew. Khi có các biểu hiện về đau cột sống lưng hay vùng thắt lưng, hạn chế vận động cột sống thắt lưng hay độ giãn của lồng ngực khi hít vào giảm, người bệnh cần được hướng tới một
  2. chẩn đoán là bệnh viêm cột sống dính khớp. Ngoài ra, trên phim chụp Xquang, có thể chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp khi có viêm khớp háng hoặc khớp gối cả hai bên, viêm khớp cùng chậu hai bên ở giai đoạn III hoặc IV. Ở giai đoạn muộn hơn, trên phim chụp Xquang cột sống thấy các cầu xương khoá cứng các đốt sống với nhau tạo hình ảnh cột sống hình "cây tre", các dây chằng ở cột sống bị đóng vôi. Ở giai đoạn đầu bệnh đang tiến triển, bệnh nhân bị đau ở cột sống nhiều hơn ở giai đoạn đã dính khớp. Khám lâm sàng chủ yếu có hội chứng cột sống, hội chứng kích thích hoặc chèn ép rễ thần kinh nhẹ. Bệnh "cột sống tre" dễ nhầm với bệnh gì? Bệnh "cốt sống tre" rất dễ nhầm với bệnh thoái hoá cột sống (spondilose). Tuy nhiên, để phân biệt hai bệnh này có thể dựa vào một số đặc điểm sau: - Bệnh thoái hoá cột sống chủ yếu xảy ra ở người nhiều tuổi, còn viêm cột sống dính khớp chủ yếu xảy ra ở người trẻ tuổi và nam giới. - Hình ảnh Xquang trong thoái hoá cột sống chủ yếu là các mỏm xương ở thân đốt sống, không kèm viêm khớp cùng chậu hai bên. Điều trị bệnh "cột sống tre" như thế nào? Cho tới nay vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm cột sống dính khớp mà thường chỉ nhằm xử trí các đợt đau của bệnh. Có hai biện pháp là điều trị chỉnh hình và điều trị bằng thuốc.
  3. Điều trị chỉnh hình: đây là biện pháp cơ bản gồm các biện pháp dự phòng cần được áp dụng thường xuyên, kể cả ngoài các đợt đau: người bệnh nằm trên một phản cứng (đặt xen giữa đệm và giát giường một tấm ván); phải đặt một gối mỏng dưới đầu; tiến hành các động tác duỗi để chống lại xu hướng gù lưng; tập thể dục giữ tư thế: lưng áp sát vào tường, xương bả vai, u chẩm, gai chậu sau- trên và hai gót chân cũng phải áp chạm tường là đặc biệt cần thiết; thực hiện các bài tập thở hàng ngày để tránh sự giảm biên độ thở. Các biện pháp chữa bệnh trong giai đoạn tiến triển nặng: chủ yếu là để chỉnh lại tư thế do gù lưng vừa hình thành. Bệnh nhân nằm ngửa, đặt hai túi cát (mỗi túi chứa 1 - 1,5kg) lên hai vai bệnh nhân, nếu cột sống cổ có xu hướng gù gập ra trước thì cho đặt một túi cát vào trán; giảm dần bề dày của gối đầu; để duy trì kết quả, cần thiết phải cho bệnh nhân đeo một cái đai mà điểm tựa là xương ức và cột sống lưng được tự do (đai kiểu Swain). Trường hợp có tổn thương ở các khớp ngoại vi có thể áp dụng các biện pháp chỉnh hình khác. Điều trị bằng thuốc Thuốc điều trị có hiệu quả nhất là phenylbutazon, nhưng cần được theo dõi chặt chẽ. Các chống chỉ định phải được tuân thủ nghiêm ngặt và khi có một dấu hiệu phản ứng do ảnh hưởng của thuốc như cảm giác nóng rát dạ dày, buồn nôn
  4. hay nôn, ban ngoài da, ngứa, chảy máu da - niêm mạc, protein niệu, giảm bạch cầu trong máu thì phải ngừng thuốc ngay. Phenylbutazon là thuốc cơ bản cho điều trị một đợt tiến triển theo phác đồ: dùng 3 viên (600mg/ngày) trong vòng 10 ngày, rồi tiếp sau cho từ 1 - 2 viên (500mg/ngày). Trong giai đoạn này cho kèm theo aspirin 2-3g một ngày (aspirin pH8, aspirin sủi bọt...). Tùy theo diễn biến của bệnh, phenylbutazon cho tiếp tục theo liều giảm dần, trung bình từ 1 - 1,5g mỗi tuần, rồi giảm xuống liều tối thiểu hữu hiệu cho tới khi đợt tiến triển kết thúc. Ngoài đợt tiến triển, tùy theo từng trường hợp có thể áp dụng thích hợp: nhiều bệnh nhân không còn biểu hiện lâm sàng có thể ngừng thuốc; một số bệnh nhân khác có thể duy trì cuộc sống tương đối bình thường với thuốc điều trị củng cố bằng aspirin từ 1-2g một ngày, hoặc với liều nhỏ phenylbutazon theo đường uống hay đặt thuốc đạn hậu môn. Tất cả các trường hợp đều phải áp dụng các biện pháp chỉnh hình. Các loại thuốc chống viêm khác: nhiều loại thuốc chống viêm khác cũng có tác dụng tương đối tốt như tilcotil, voltaren, profenid... Trường hợp có tổn thương các khớp ngoại vi có thể kết hợp thêm viên dinh dưỡng và vitamin thành phần có glucosamine sulfate 500mg và chondrovitin sulfate 400mg.
  5. Trong quá trình điều trị, tùy theo từng trường hợp và diễn biến của bệnh mà kết hợp với biện pháp chỉnh hình, các loại thuốc giãn cơ như myolastan, mydocalm, coltramyl... Ngoài ra, người bệnh còn có thể áp dụng một số biện pháp khác như châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2