Bệnh của cơ quan sinh dục
lượt xem 29
download
Bệnh sùi mào gà "Tôi bị sùi mào gà, ngoài cửa mình có những hạt li ti, sau lớn lên thành chùm và hiện giờ lan ra rất nhiều, không đau nhưng ra huyết trắng và có mùi hôi. Tôi đã điều trị ở nhiều nơi nhưng chưa khỏi. Một số bác sĩ cho biết bệnh không thể chữa khỏi hẳn. Vậy tôi có thể lập gia đình và sinh con không? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên". Trả lời: Những mô tả nói trên là triệu chứng của bệnh sùi mào gà, còn gọi là mụn cóc sinh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh của cơ quan sinh dục
- Bệnh của cơ quan sinh dục Bệnh sùi mào gà "Tôi bị sùi mào gà, ngoài cửa mình có những hạt li ti, sau lớn lên thành chùm và hiện giờ lan ra rất nhiều, không đau nhưng ra huyết trắng và có mùi hôi. Tôi đã điều trị ở nhiều nơi nhưng chưa khỏi. Một số bác sĩ cho biết bệnh không thể chữa khỏi hẳn. Vậy tôi có thể lập gia đình và sinh con không? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên". Trả lời: Những mô tả nói trên là triệu chứng của bệnh sùi mào gà, còn gọi là mụn cóc sinh dục. Bệnh do Papilloma virus (HPV) gây ra và là một trong những bệnh lây truyền theo đường tình dục. Có hơn 20 chủng HPV gây bệnh, với biểu hiện là những mụn cóc, hột cơm, u nhú hay tổn thương phẳng. Nhiều trường hợp lây nhiễm không gây tổn thương nhìn thấy được ở cơ quan sinh dục. Tổn thương xuất hiện sau khi bị nhiễm HPV từ 3 tuần đến 6 tháng. Ngay trong giai đoạn chưa thể hiện triệu chứng (cũng như đã có triệu chứng), sự lây nhiễm đã có thể xảy ra. Vì thế, cần mang bao cao su khi có quan hệ tình dục với bạn tình, nhất là khi không rõ lắm về đời tư của họ.
- Một số tổn thương do HPV gây ra ở cổ tử cung có thể là nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung. HPV làm mọc một hoặc nhiều u nhú không cuống, không đau ở âm hộ, âm đạo, vùng cổ tử cung (có khi cả trực tràng, quanh hậu môn và bẹn). Ở điều kiện nóng, ẩm, các u nhú phát triển nhanh, có khi to và giống như hình cái súp lơ. Nếu các tổn thương u nhú bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ ra khí hư có mùi hôi và ngứa. Thương tổn có thể lan rộng và phá hủy mô, làm tắc đường sinh nở. Khi có thai, u nhú có xu hướng phát triển lớn hơn do nồng độ hoóc môn progesterone tăng. Nếu u nhú phát triển nhiều ở thành âm đạo, chỗ này sẽ trở nên kém chun giãn và gây khó khăn khi sinh. Không có chống chỉ định lấy chồng hay có con ở người nhiễm HPV. Vấn đề chính là người bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị đúng đắn và được theo dõi, giúp đỡ cả khi chưa có thai và khi chuyển dạ. Điều trị: Theo chỉ định của bác sĩ. - Bôi dung dịch Podophylline 10-15% lên mụn, sau 1-4 giờ rửa sạch để tránh bị bỏng hóa chất. Không bôi Podophylline lên tổn thương lúc có thai để tránh gây dị tật hoặc tử vong thai. - Bôi kem 5-fluorouacil. - Đốt điện lạnh, cắt bằng dao thường hay dao điện khi tổn thương lan rộng hoặc dùng chùm tia lazer. Cần phải lấy hết các tổn thương (u nhú, mụn cóc) để đề phòng tái phát và thường xuyên đến bác sĩ kiểm tra.
- Bệnh lậu “Em có bạn trai, thỉnh thoảng chúng em có "sinh hoạt" với nhau. Hôm rồi tự nhiên em đi tiểu gắt, buốt rồi nước tiểu có mủ. Em rất sợ không biết bị bệnh gì. Bạn trai em bảo không có gì đâu, mấy hôm rồi hết. Bác sĩ ơi, có phải anh ấy lây cho em không?”. Trả lời: Cứ như bạn nói thì bạn đã bị bệnh lậu. Bạn nên đến bác sĩ da liễu ngay để xét nghiệm nước tiểu nhằm chẩn đoán chính xác. Nếu không, triệu chứng "ầm ĩ" kia sẽ dịu dần, mấy hôm thì hết, nhưng thực ra vi trùng đang hoành hành, chạy ngược lên tử cung và ống dẫn trứng. Cái ống dẫn trứng bé bằng sợi bún sẽ bị dòng họ vi trùng này đùng đùng kéo nhau đến cư trú, khai phá, khiến cho lòng ống vốn trơn, nhẵn sẽ dúm dó, nham nhở rồi tắc hẳn. Đối với nam giới, vi trùng lậu sẽ sinh sôi nảy nở trong dịch của bộ phận sinh dục và tàn phá niệu đạo. Cơ thể sẽ phản ứng lại dữ dội bằng đội quân bạch cầu. Bạch cầu chết, vi trùng chết trộn lẫn với vi trùng sống và niêm mạc bị tổn hại bong ra tạo thành mủ. Nếu không chữa ngay, bệnh cũng sẽ lắng xuống và âm thầm tàn phá. Đầu tiên là hẹp niệu đạo, khi đi tiểu thấy hình như ống xả bị tắc ở đâu đó, có khi tắc hẳn. Lúc đó, dù chẳng muốn thì cũng phải gặp bác sĩ tiết niệu. Một cái thông sắt được đưa ra đẩy vào niệu đạo, đau khủng khiếp. Viêm sẽ lan đến tinh hoàn, ống dẫn tinh và ống này cũng tắc nốt, gây vô sinh. Đối với bệnh lậu thì phải chữa cả hai mới hết hẳn được.
- Bệnh sa đì "Gần đây tôi thấy đau ở bộ phận sinh dục, đi lại hơi khó khăn. Có người bảo tôi bị bệnh sa đì. Đây là bệnh gì, có cần chữa ngay không? Bệnh có ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh không?". Trả lời: Sa đì là từ dân gian chỉ một bệnh trong đó ruột hoặc phủ tạng tụt xuống bìu qua một lỗ ở thành bụng dưới. Danh từ chuyên môn gọi là bệnh thoát vị bẹn. Trong bào thai, tinh hoàn là một tạng được sinh ra từ các mầm sinh dục bên trong ổ bụng. Nó chuyển dần xuống, đi qua ống bẹn phía dưới thành bẹn để chui vào bìu. Việc di chuyển này thường hoàn tất khi thai được 7 tháng. Ống bẹn còn là nơi ống dẫn tinh từ tinh hoàn lên bụng đi qua, nên nó thông với ổ bụng và bìu. Khi mới sinh, ống bẹn vẫn tồn tại nhưng nhỏ, các tạng trong bụng không chui qua được. Nếu ngay từ khi mới đẻ, ống bẹn đã rộng, để ruột sa xuống thì gọi là thoát vị bẹn bẩm sinh. Tuy nhiên, trường hợp này ít xảy ra. Bệnh thường xuất hiện khi đứa trẻ đã lớn hoặc trưởng thành do cơ thành bụng quá yếu, áp lực thường xuyên tại ổ bụng quá cao. Triệu chứng của thoát vị bẹn chủ yếu là một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu này càng to thêm khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng. Người bệnh thấy tức, nặng, khó chịu ở vùng bụng dưới. Lúc mới mắc, người bệnh có thể cảm thấy đau.
- Cần chú ý phát hiện sớm các biểu hiện biến chứng: thấy đau nhiều, đau từng cơn kèm theo nôn mửa; ở tư thế nằm hay khi nắn nhẹ vào khối phồng người bệnh thấy đau hơn và khối phồng không xẹp xuống như mọi khi. Khi đó, nhiều khả năng là thoát vị đã bị nghẹt, có thể dẫn đến tắc ruột, hoại tử ruột, cần đưa bệnh nhân đi khám cấp cứu ngay. Không có thuốc nào chữa được bệnh này. Để điều trị, phải mổ để khâu hẹp ống bẹn lại, không cho các tạng trên bụng sa xuống nữa. Trong khi chờ mổ, cần hạn chế làm việc nặng và các điều kiện làm tăng áp lực ổ bụng như mặc quần lót chật, ho nhiều, rặn mạnh... để tránh việc thoát vị bẹn mỗi ngày một to thêm. Người bị thoát vị bẹn vẫn có thể có con như những người khác. Những gì bạn miêu tả trong thư không đủ để xác định bệnh thoát vị bẹn. Tốt nhất bạn nên đi khám để chẩn đoán chính xác. Nếu bạn mới xây dựng gia đình hoặc quan hệ tình dục hơi nhiều thì vùng tinh hoàn có thể đau nhức và đi lại khó khăn, điều này không đáng ngại. Chỉ cần quan hệ tình dục một cách điều độ là cơ thể sẽ trở lại bình thường.
- Bệnh Trichomonas "Chị gái em đã lập gia đình, huyết trắng có màu vàng và ngứa. Chị nói cứ như có một con gì đó bò ở trong làm chị rất hốt hoảng. Chị đã đi khám và được chẩn đoán là bệnh Trichomonas. Cả nhà em không biết đây là bệnh gì”. Trả lời: Trichomonas là một loại ký sinh trùng cư trú tại bộ phận sinh dục, ở ruột và cả ở miệng nữa. Hình thù của nó rất kinh dị: một trái mơ ở chính giữa, 5 đôi chân (được gọi là roi), 4 đôi phía trước và một đôi phía sau. Chúng di chuyển bằng những cặp roi theo vũ điệu nhảy giật và quay tròn. Chúng nhảy liên tục trong dịch âm đạo nên chị của bạn thấy như có con gì đang bò. Bệnh Trichomonas lây qua đường quan hệ tình dục và qua vật sử dụng như khăn lông và giấy vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh, nếu bạn chùi hậu môn mà đẩy về phía trước thì trùng roi sẽ chạy từ ruột qua âm đạo và ngược lại. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu. Huyết trắng cứ ra liên tục, vàng, hôi, lúc nào cũng cảm thấy như có con gì bò bò ở chỗ kín. Bạn có thể bị lây bệnh nếu mặc chung quần với chị gái bạn. Bởi vậy trong nhà nếu có người nhiễm trùng roi là phải giặt quần áo riêng, không mặc chung và dùng khăn tắm chung. Chị của bạn phải tích cực điều trị, tái khám và kiểm tra nhiều lần. Một người nữa cũng phải điều trị là anh rể bạn. Anh ta có thể đóng vai trò là cái kho nhỏ chứa trùng roi để chuyển giao dần cho chị của bạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phôi thai học hệ sinh dục - PGS.TS. Nguyễn Thị Bình
34 p | 520 | 82
-
Bệnh lý ở cơ quan sinh dục trẻ em
1 p | 303 | 45
-
Một số dị dạng sinh dục nữ
7 p | 181 | 25
-
Bài giảng Bệnh lậu
13 p | 152 | 19
-
PHÔI THAI HỌC HỆ SINH DỤC
34 p | 161 | 18
-
Những biến cố trong thời kỳ hậu sản
8 p | 114 | 16
-
Vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ sơ sinh
2 p | 204 | 15
-
Bài giảng Vấn đề thường gặp ở vú - cơ quan sinh dục - PGS.TS. Ngô Thị Kim Phụng
38 p | 114 | 14
-
Bổ sung lượng sắt cho cơ thể
5 p | 149 | 10
-
Từ testosteron đến thuốc điều trị mãn dục nam
5 p | 101 | 10
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - ÂM LÃNH
5 p | 96 | 9
-
Bị són tiểu do đau đáy xương chậu sau khi sinh
5 p | 171 | 7
-
Mọc mụn ở cằm chứng tỏ cơ quan sinh dục yếu
2 p | 254 | 7
-
Trắc nghiệm Khám cơ quan tiết niệu sinh dục có đáp án
7 p | 116 | 6
-
Những sai lầm phụ nữ cần tránh
4 p | 89 | 5
-
NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ QUAN SINH DỤC LÚC MANG THAI
7 p | 79 | 4
-
Bài giảng Những nét cơ bản của môn phụ sản
3 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn